1 mb bằng bao nhiêu psi

Áp suất là một đại lượng vật lý được định nghĩa là lực trên một đơn vị diện tích tác dụng theo chiều vuông góc với bề mặt của vật thể. Nói một cách đơn giản hơn thì áp suất chính là độ lớn của lực tác động lên một bề mặt diện tích theo phương vuông góc. Vì thế đơn vị của áp suất là N/m² hay còn gọi là Pa [Pascal].

Các đơn vị đo áp suất được sử dụng phổ biến hiện nay

Có nhiều phương pháp để đo áp suất nhưng thông dụng nhất vẫn là sử dụng đồng hồ và cảm biến. Đối với đồng hồ thì việc chọn đơn vị đo cho nó sẽ phụ thuộc vào ứng dụng thực tế. Tuy nhiên một số đơn vị đo áp suất được sử dụng phổ biến nhất hiện nay có thể kể đến như: bar, Kpa, Mpa, mbar, psi, mmHg, mmH2O…

Thông thường, trên mỗi đồng hồ đo áp suất chỉ có duy nhất một đơn vị là: bar, psi, Mpa,.. Tuy nhiên, trong một số trường hợp chúng ta hoàn toàn có thể chọn loại đồng hồ hiển thị cùng lúc 2 đơn vị đo khác nhau như: bar & psi; kg/cm2 & Mpa…..

Đối với cảm biến áp suất thì hoàn toàn khác. Nó có nhiệm vụ là quy đổi từ giá trị áp suất sang giá trị điện [4-20mA hoặc 0-10V]. Vì thế chúng ta không thể chọn cho nó đơn vị đo theo ý muốn. Mà chúng ta chỉ chọn range đo cho nó thấp hơn range đo thực tế. Để làm được điều này chúng ta cần nắm được mối liên hệ giữa các đơn vị đo áp suất. Bởi vì khi nắm được mối liên hệ này thì chúng ta hoàn toàn có thể chọn loại cảm biến áp suất bất kỳ mà không cần phụ thuộc vào đơn vị của nó.

Bảng chuyển đổi giữa các đơn vị đo áp suất

Trên thực tế hiện nay, các đơn vị đo áp suất rất đa dạng. Vì thế, trong bài viết này tôi chỉ đề cập đến các đơn vị đo thông dụng nhất. Các bạn muốn hiểu rõ hơn thì có thể tham khảo ở những bài viết sau.

Đơn vị áp suất mà được sử dụng phổ biến nhất là bar. Vì thế tôi sẽ chọn đơn vị này làm chuẩn và quy đổi từ đơn vị này sang các đơn vị đo khác.

Trên các thiết bị đo áp suất như cảm biến áp hay đồng hồ đo chúng ta thường thấy PSI. Chúng được ứng dụng phong phú nhất là trong công nghiệp với những ứng dụng đơn giản như đo áp lực trên đường ống hay máy móc thủy lực, khí nén phức tạp trong nhà máy. Đã bao giờ bạn tự hỏi PSI là gì chưa? Và bài viết này, Thủy Khí Điện hy vọng sẽ mang đến thông tin bổ ích về đơn vị đo này, mời bạn đón đọc.

Nội dung bài viết

  1. PSI là gì?
  2. Xuất xứ của PSI
  3. Ứng dụng của PSI
  4. Cách chuyển đổi đơn vị PSI
    1. Chuyển đổi PSI thông qua bảng quy đổi
    2. Chuyển đổi PSI thông qua google

PSI là gì?

Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ mang đến cho con người rất nhiều lợi ích nhất là các hệ thống khí nén, thủy lực công nghiệp. Chúng hoạt động liên tục, cường độ cao, tải trọng nặng nhưng lại chính xác, an toàn và linh động. Trong các hệ thống đó, yêu cầu đầu tiên cần được đảm bảo đó là áp lực. Để kiểm soát tốt, người ta sử dụng thiết bị đo lường.

Nếu là một người quan tâm đến kỹ thuật, chắc hẳn bạn đã nghe nhắc đến PSI rất nhiều lần như 10 PSI, 20 PSI… Chính xác, đó là một đơn vị đo mà chúng ta bắt gặp rất nhiều trên các cảm biến áp suất, đồng hồ đo áp suất dạng cơ.

Vậy bạn có biết PSI viết tắt của từ gì không?

PSI không phải là viết tắt của một cụm từ nghĩa rộng, trừu tượng mà thực tế nó chính là một đơn vị đo áp suất, đơn vị đo áp lực. Ở Việt Nam, chúng ta thường sử dụng bar, hoặc N/m2 tuy nhiên với những thiết bị nhập khẩu thì cụm từ PSI khá quen thuộc nên cần phải tìm hiểu để ứng dụng.

PSI là viết tắt của Poundper Square Inch hoặc cụ thể hơn là của pound-force per square inch. Nếu dịch nghĩa sang tiếng Việt thì có nghĩa là áp lực đơn vị pound tác động lên mỗi một đơn vị diện tích inch. Ta có 1 inch= 2.54cm và 1 pound= 0.45359237 kilogram.

PSI xuất hiện trong các đồng hồ đo áp suất, các cảm biến áp suất hay công tắc áp được dùng trong công nghiệp sản xuất, chế biến, gia công hoặc các hoạt động đời sống.

Xuất xứ của PSI

PSI có nguồn gốc ở Bắc Âu và dần dần được sử dụng rộng rãi và phổ biến trên toàn thế giới.

Và PSI đã trở thành 1 đơn vị đo lường tại Mỹ và được hiển thị trên hầu hết các thiết bị. Điều này cũng tương tự với tốc độ xe ô tô chạy ở nước này được tính là mph hay còn gọi là dặm thay cho km/h như các quốc gia khác.

Bên cạnh PSI, trên thực tế chúng ta còn thấy một số đơn vị đo khác cũng thường được sử dụng như: đơn vị Mpa, kPa thường dùng phổ biến tại Châu Á như Nhật, Trung Quốc, đơn vị kg/cm2, Bar được dùng phổ biến ở Châu Âu…

Do Mỹ là một quốc gia hàng đầu thế giới về khoa học kỹ thuật nên hệ đo lường này cũng dần được phát triển ở nhiều nước công nghiệp tiên tiến.

Ứng dụng của PSI

Như chúng tôi đã nhắc đến ở trên thì PSI có ứng dụng nổi bật để đo áp lực của hệ thống hơi, khí [áp lực khí nén], hệ thống hóa chất, nước, dầu nhớt [hệ thống thủy lực]. Không chỉ dừng ở đó, PSI còn được sử dụng như một đơn vị của thang đo độ bền của lực kéo vật. Nó thể hiểu đó chính là khả năng chống chịu sự biến dạng vật liệu, điều khiển độ cứng của vật liệu. PSI còn là đại diện chỉ khả năng chống chịu lực kéo lên vật hay cường độ modun đàn hồi.

Cụ thể, trong các ứng dụng đo lường áp lực của thủy lực, khí nén thể hiện chính xác lực tác dụng lên bình chứa của nó bằng cả hai chất lỏng tương đối. Riêng trong khi đo áp suất nước, hóa chất hay dầu thì PSI sẽ được dùng khi ứng dụng liên quan đến áp lực khí quyển. Bởi vì PSI dùng trong các đồng hồ áp suất. Thiết kế đồng hồ đo bằng sự cân bằng vi sai so với áp lực khí quyển.

Đối với PSI được ứng dụng để xác định độ bền lực kéo trong vật liệu. Khả năng của nó chính là đo được lực kéo lên đến hàng ngàn PSI và đặc biệt là đo modun đàn hồi lên đến hàng triệu PSI.

Những đồng hồ đo áp hay cảm biến áp có đơn vị PSI được sử dụng trong tất cả các ngành nghề, các nhà máy, xưởng sản xuất có liên quan đến thủy lực, khí nén ví dụ như máy khí nén, bình tích áp, hệ thống công nghiệp an toàn trong: Nhà máy sản cơ khí chế tạo, hóa chất, luyện kim…

Chú ý, trong ngành năng lượng khí nén thì các máy PSI được dùng như là 1 đồng hồ đo nhiên liệu.

Cách chuyển đổi đơn vị PSI

Để chuyển đổi đơn vị đo PSI sao cho phù hợp với nhu cầu thì khách hàng có thể linh hoạt chọn đổi qua bảng quy đổi hay thông qua google:

Chuyển đổi PSI thông qua bảng quy đổi

Nếu bạn muốn đổi từ PSI sang kg/cm2 thì tiện lợi nhất là sử dụng bảng quy đổi.

Tuy nhiên, để chính xác và nhanh chóng thì bạn cần thực hiện theo 1 quy trình:

Bước 1: Đầu tiên là chuẩn bị bảng quy đổi như hình ở dưới.

Bước 2: Xác định đơn vị muốn quy đổi ở cột dọc bên trái.

Bước 3: Tìm đơn vị mà bạn muốn quy đổi sang [đơn vị quy đổi đích] để cho ra kết quả nằm ở hàng trên cùng dòng đầu tiên.

Bước 4: Cuối cùng là gióng thẳng giá trị cột dọc và cột ngang để tìm được điểm giao của 2 giá trị này. Đó chính là kết quả mà bạn cần tìm kiếm.

Tham khảo các ví dụ dưới đây:

  • PSI sang mbar, 1PSI = 6.95mbar
  • PSI to bar thì 1 PSI = 0.0689 bar
  • PSI sang atm, 1 PSI = 0.0681 atm
  • PSI to Pa thì 1 PSI = 6895 Pa
  • PSI sang Kpa, 1 PSI = 6.895 Kpa
  • PSI to Mpa thì 1 PSI = 0.000895 Mpa
  • PSI sang mmH2O, 1 PSI = 703.8 mmH2O
  • PSI to in.H2O thì 1 PSI = 27.71 in.H2O
  • PSI sang mmHg, 1 PSI = 51.751 mmHg
  • PSI to in.Hg thì 1 PSI = 2.036 in.Hg
  • PSI sang kg/cm2, 1 PSI = 0.0704 kg/cm2

Chuyển đổi PSI thông qua google

Google hiện nay đã tích hợp để người dùng có thể đổi và thực hiện hàng trăm phép tính toán khác nhau nên nếu bạn không có máy tính là phương pháp này sẽ rất thuận tiện.

Nếu bạn muốn chuyển đổi từ PSI sang bar hay từ bar sang PSI thì sử dụng Google cho kết quả chưa đến 1 giây. Ví dụ là từ 20 bar sang PSI thì chỉ cần mở Google tìm kiếm và gõ ngay cụm từ “20 bar to PSI” thì chỉ trong vòng vài giây, bạn đã có kết quả:

Hoặc nếu bạn muốn 400 PSI sang đơn vị Pascal thì gõ tìm kiếm: “400 PSI to pascal” rất nhanh đã có kết quả trả về như sau:

Tương tự, bạn có thể tìm 1 PSI bằng bao nhiêu kg trên google. Ngoài ra, bạn cũng có thể gõ để chuyển đổi từ PSI sang Kpa, Mpa, mmHG, Kg/cm2, mmH20 như dưới dây:

  • Đổi từ PSI sang Mbar thực hiện gõ psi to mbar
  • Đổi từ PSI sang Mpa gõ psi to mpa
  • Đổi từ PSI sang kg/cm2 gõ psi to kg/cm2
  • Đổi từ PSI sang Pa gõ psi to pa
  • Đổi từ PSI sang Kpa gõ psi to kpa
  • Đổi từ PSI sang mmHg gõ psi to mmhg

Xem thêm cách quy đổi PSI sang các đơn vị khác ở video sau đây:

TKĐ hy vọng, qua bài viết này, bạn có thể hiểu được chỉ số PSI là gì và ứng dụng nó hiệu quả trong công việc. Nếu có thắc mắc, bạn hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ nhé.

Chủ Đề