14 tuần thai nặng bao nhiêu

Dựa vào bảng trên, bà bầu có thể ước lượng bé cưng của mình đã dài thế nào, nặng bao nhiêu. Nhưng vẫn thật khó để hình dung con đã lớn như thế nào. Vậy dưới đây là hình ảnh mô phỏng kích thước của thai nhi theo các loại trái cây gần gũi để mẹ dễ hình dung:

Khi thai nhi 14 tuần tuổi, mẹ dễ bị mắc chứng khó ngủ. Điều này một mặt giúp mẹ làm quen với những đêm thức trắng để chăm sóc bé khi con chào đời nhưng lúc này mẹ vẫn cần một giấc ngủ ngon để thai kỳ khoẻ mạnh. Mẹ đừng tự ý mua thuốc ngủ mà cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ vì sẽ có nhiều cách giúp mẹ ngủ ngon mà không cần dùng thuốc đấy.

  • Một số xét nghiệm cần thiết khi thai nhi 14 tuần tuổi
  • Tuỳ vào tình trạng cụ thể của từng mẹ mà bác sĩ có thể đề nghị mẹ làm các xét nghiệm sau:

    • Kiểm tra đường và protein trong nước tiểu
    • Đo cân nặng và huyết áp
    • Kiểm tra nhịp tim của thai nhi
    • Đo chiều cao tính từ đáy tử cung
    • Kiểm tra kích thước của tử cung bằng cách sờ nắn bên ngoài
    • Kiểm tra bàn tay và bàn chân của mẹ có bị sưng hay giãn tĩnh mạch hay không

    Mẹ nên lưu ý và ghi lại những triệu chứng bất thường trong thai kỳ để xin tư vấn từ bác sĩ.

    Những câu hỏi thường gặp khi mẹ mang thai 14 tuần

    Thai nhi 14 tuần tuổi đã máy chưa?

    Ở tuần thứ 14 của thai kỳ, bé đã bắt đầu chuyển động nhiều và đa dạng hơn lúc trước. Cụ thể, bé biết dạng chân tay, vặn mình và đạp qua lại trong bụng mình. Những hoạt động này diễn ra mạnh và có lực hơn trước đây, tuy nhiên mẹ vẫn khó có thể cảm nhận được bởi lúc này thành tử cung và nước ối vẫn khá dày.

    Bầu 14 tuần nên ăn gì?

    Ở giai đoạn này, mẹ không cần kiêng cữ đồ ăn khắt khe như tam cá nguyệt đầu, việc ăn uống cũng đã trở nên nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Để bổ sung đầy đủ dưỡng chất phát triển cho thai nhi, mẹ nên ăn các thực phẩm sau:

  • Thực phẩm chứa nhiều tinh bột: ngô, khoai, bí đỏ, củ dền…
  • Thực phẩm chứa nhiều protein: cá, thịt, trứng, các loại đậu…
  • Thực phẩm chứa nhiều sắt: trứng gà, đậu phụ, thịt bò, lúa mạch, cải bó xôi…
  • Thực phẩm chứa nhiều canxi: sữa, phô mai, trái cây, bột yến mạch, chuối…
  • Thực phẩm chứa nhiều kẽm: cua, trai, hến, ngao, các loại hạt…
  • Thực phẩm chứa nhiều vitamin C: cam, bưởi, thanh long, việt quất, ổi, đu đủ…
  • Ngoài ra, mẹ cũng nên tránh các thực phẩm không tốt cho thai nhi như:

  • Thực phẩm sống, chưa qua chế biến: gỏi, hàu sống, sushi…
  • Hải sản chứa nhiều thủy ngân như vi cá mập, cá thu, cá kiếm…
  • Rau củ bị nảy mầm như khoai lang, khoai tây…
  • Đồ uống có chứa chất kích thích như cafe, rượu, bia…
  • Thai 14 tuần là mấy tháng?

    Khi mẹ bước vào giai đoạn thai kỳ tuần thứ 14 tức là thai nhi đã phát triển đến tam cá nguyệt thứ hai - tháng thứ 4. Đây là thời điểm mẹ cảm thấy khỏe khoắn hơn do các biểu hiện như buồn nôn, mệt mỏi đã bớt dần.

    Ở tuần thai thứ 14, đa số mẹ bầu đã không còn ốm nghén, cơ thể khỏe khoắn hơn rất nhiều. Đây cũng chính là thời điểm, mẹ bầu bước vào thời kỳ tam cá nguyệt thứ 2. Giai đoạn này, thai nhi cũng có sự phát triển rõ rệt hơn. Vậy thai 14 tuần biết gò chưa và cách chăm sóc sức khỏe thai kỳ như thế nào?


    28/05/2022 | Thai 14 tuần tuổi thay đổi như thế nào? Mẹ cần dưỡng thai sao cho đúng?
    25/05/2020 | Giải đáp thắc mắc: Thai bao nhiêu tuần thì sinh an toàn

    1. Thai 14 tuần biết gò chưa?

    Ở tuần thứ 14, chiều dài trung bình của thai nhi đạt 8,7cm và trọng lượng khoảng 93g. Ở thời điểm này, cổ của bé đã dần được định hình, không còn dính với bả vai, chân tay của thai nhi cũng dài ra để cân đối với cơ thể. Lúc này, lông tơ cũng mọc nhiều trên mặt và cơ thể để giữ ấm cho thai nhi. Đến khi lớp mỡ hình thành thì lông sẽ rụng đi. 

    14 tuần thai nặng bao nhiêu

    Thai nhi 14 tuần đã có sự phát triển mạnh mẽ về cân nặng, hình dáng

    Trên hình ảnh siêu âm, mẹ đã có thể thấy rõ được những bộ phận của trẻ như cằm, trán, mũi, hay hình ảnh bé đưa tay lên miệng để mút. Đây cũng là thời điểm mà các cơ mắt đã bắt đầu hoạt động, bé có thể chuyển mắt qua 2 bên và có thể cảm nhận cũng như  phản ứng khi có ánh sáng chiếu vào bụng mẹ. 

    Thành bụng của thai nhi dày lên và có thể bảo vệ cơ quan nội tạng ở một mức độ nhất định. Ở tuần thai thứ 14, thận đã có thể thực hiện nhuần nhuyễn hoạt động lọc và đào thải nước tiểu, gan và lá lách bắt đầu tạp mật và hồng cầu. Như vậy, các cơ quan nội tạng của bé đã dần được hoàn thiện. 

    Do đã có sự phát triển mạnh mẽ nên hoạt động của thai nhi ở giai đoạn này sẽ đa dạng và liên tục hơn. Đây là lúc mà những cú đạp chân của bé mạnh hơn nhưng do thành tử cung và nước ối dày nên mẹ vẫn khó cảm nhận được lực tác động của thai nhi. Ngoài ra, thai còn có thể nấc, ưỡn mình, dang chân tay. Do đó với thắc mắc “thai 14 tuần biết gò chưa” thì câu trả lời là “có”. Đến những tuần thai tiếp theo, chuyển động của thai nhi sẽ nhiều hơn, tăng dần mức độ và vì thế mẹ có thể cảm nhận rõ ràng hơn khi em bé ngọ nguậy trong bụng. 

    Cũng ở tuần thai thứ 14, thai nhi bắt đầu hình thành xương tai trong và bắt đầu cảm nhận được âm thanh từ bên ngoài. Lúc này, mẹ có thể hát cho bé nghe, trò chuyện để bé có thể quen với giọng nói của mẹ. 

    2. Những thay đổi của mẹ khi mang thai ở tuần thứ 14

    - Đây là giai đoạn yêu thích nhất của mẹ bầu bởi đã chấm dứt tình trạng ốm nghén và mẹ bầu bắt đầu tăng khẩu vị, có cảm giác thèm ăn, đồng thời thoải mái hơn vì đã thích nghi được với việc mang bầu. 

    14 tuần thai nặng bao nhiêu

    Mẹ bầu cũng có nhiều thay đổi ở tuần thai thứ 14

    - Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm mà vùng nướu răng của mẹ bầu nhạy cảm hơn, rất dễ xảy ra tình trạng chảy máu chân răng. Chính sự thay đổi nội tiết tố dẫn tới tình trạng nướu nhạy cảm hơn với các vi khuẩn gây mảng bám. Hơn nữa, với những mẹ bầu ăn vặt thường xuyên mà không chú trọng đến việc vệ sinh răng miệng thì rất dễ dẫn đến viêm nướu, thậm chí làm tăng nguy cơ sinh non. 

    - Vùng kín của mẹ bầu cũng tiết nhiều dịch màu trắng đục, gây khó chịu. Tuy nhiên, mẹ bầu không nên lo lắng quá. Do thai nhi phát triển nhanh về kích thước và cân nặng nên sẽ gây ra những áp lực lớn lên bàng quang làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu. Vì thế mẹ bầu cần uống nhiều nước và ăn nhiều chất xơ để phòng tránh tình trạng này. 

    - Nội tiết tố dần ổn định nên ngực mẹ bầu sẽ không quá nhạy cảm như trước và giảm tình trạng đau ngực. Tuy nhiên, ngực của chị em sẽ vẫn to lên, kèm theo biểu hiện quầng vú to và sẫm màu hơn.  

    - Khi thai được 14 tuần tuổi, bụng bầu của mẹ sẽ nhô ra và dễ dàng nhận biết tình trạng mang thai. Tuy nhiên, không phải cứ bụng to là con phát triển khỏe mạnh, vì kích thước vòng bụng của mẹ còn phục thuộc vào một số yếu tố khác như cơ bụng, thừa cân béo phì, yếu tố di truyền,…

    - Khi thay đổi tư thế đột ngột, mẹ sẽ có thể bị đau nhói ở 2 bên bụng. Tuy nhiên, không cần lo lắng quá. Chỉ cần đảm bảo nghỉ ngơi thoải mái và thường xuyên gác chân cao. Càng về sau, khi hệ cơ giãn ra, mẹ sẽ thấy dễ chịu hơn nhiều. 

    - Bên cạnh những thay đổi về cơ thể, cảm xúc của phụ nữ mang thai ở tuần 14 cũng rất khác, nhất là ở những mẹ bầu mang thai lần đầu. Mẹ bầu không nên lo lắng quá mà cần suy nghĩ tích cực, vui vẻ để chăm sóc thai kỳ một cách tốt nhất và chuẩn bị những kiến thức cơ bản để vượt cạn thành công. 

    Ngược lại, quá lo lắng có thể gây ra trầm cảm trước sinh và ảnh hưởng rất lớn đến quá trình mang thai và hành trình nuôi con sau này. Vì thế nếu xuất hiện bất thường, mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ và học lớp tiền sản để có thêm nhiều kiến thức bổ ích. 

    3. Hướng dẫn mẹ bầu cách chăm sóc sức khỏe cho mẹ và bé ở tuần thứ 14

    Dưới đây là một số lưu ý quan trọng về cách dưỡng thai ở tuần thứ 14 để đảm bảo mẹ khỏe và thai nhi phát triển tốt:

    14 tuần thai nặng bao nhiêu

    Mẹ bầu nên ăn uống đa dạng, bổ sung đầy đủ dưỡng chất

    • Chế độ dinh dưỡng khoa học

    Mẹ bầu nên ăn đa dạng thực phẩm để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể. Lưu ý bổ sung thêm sắt, đạm và các loại vitamin để tăng cường sức đề kháng. 

    Phụ nữ mang thai cần được nghỉ ngơi nhưng cũng nên tập thể dục nhẹ nhàng để giúp cơ thể thư giãn và tăng cường sức chịu đựng của cơ thể. Yoga và thiền là bộ môn rất phù hợp với mẹ bầu. 

    Khi các giác quan của bé đã bắt đầu phát triển, mẹ có thể thực hành thai giáo, nên đọc sách, nghe nhạc và trò chuyện để đánh thức các giác quan của thai nhi và tối ưu sự phát triển của não bộ. 

    14 tuần thai nặng bao nhiêu

    Nên tập yoga để tăng cường sức khỏe

    Đây là một hoạt động đơn giản nhưng cần chú ý đặc biệt để tránh chảy máu chân răng, viêm nướu hay một số bệnh về răng miệng khác, từ đó tránh được nguy cơ sinh non. 

    Để tìm hiểu chi tiết hơn về vấn đề “thai 14 tuần biết gò chưa”, hướng dẫn chăm sóc thai sản và có nhu cầu đặt lịch khám thai, mẹ bầu hãy nhấc máy và gọi đến tổng đài 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC.