2 cách tăng tốc internet khi học online ninhthuan24h

Học online trong mùa dịch, khó khăn đủ đường

Theo khảo sát gần đây của Kaspersky, 55% trẻ em trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương phải chuyển sang hình thức học trực tuyến vì dịch bệnh. Báo cáo cho thấy 74% trẻ không thích nghi được với việc học trực tuyến vì phải dành quá nhiều thời gian trước màn hình. 57% học sinh thấy bài giảng khó hiểu hơn so với việc học trên lớp trên lớp. 

Ngồi quá nhiều trước các thiết bị điện tử sẽ có hại cho mắt, não và các bộ phận khác của cơ thể. Bên cạnh đó, tâm lý của trẻ cũng sẽ không ổn định, dễ cáu gắt, giảm khả năng tập trung và trí nhớ.

Mới đây, Sở GDĐT TP.HCM phối hợp với Sở KHCN TP.HCM, Công viên phần mềm Quang Trung, Trung tâm hỗ trợ tư vấn Chuyển đổi số TP.HCM và STEAMZONE tổ chức buổi hội thảo “Chuẩn bị tâm thế cho trẻ học trực tuyến sẵn sàng bước vào năm học mới” nhằm hướng dẫn phụ huynh hỗ trợ con học trực tuyến hiệu quả hơn, và các phương pháp cải thiện chất lượng giảng dạy cho thầy cô. 

2 cách tăng tốc internet khi học online ninhthuan24h

Ông Lê Duy Tân - Trưởng phòng Phòng Giáo dục Trung học, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM cho biết, bậc tiểu học có hơn 31.247 học sinh (từ lớp 1 đến lớp 5) không có điều kiện học trên Internet. Trong khi đó con số này ở bậc THCS (từ lớp 6 đến lớp 9) và THPT (từ lớp 10 đến lớp 12) lần lượt là 26.355 và 15.037 học sinh.

Ngoài ra, TP.HCM vẫn còn hơn 8.000 học sinh từ lớp 6 đến lớp 12 không thể học online trong thời gian này vì nhiều lý do, đơn cử như đang là F0 hoặc đang điều trị ở bệnh viện, gia đình đông anh em nhưng chỉ có 1 máy tính hoặc 1 điện thoại thông minh, thiết bị hư chưa sửa chữa được do giãn cách…

TP.HCM đã ban hành phương án dạy học trực tuyến có thể đến hết học kì I. Đây có thể được xem là giải pháp tối ưu trong bối cảnh hiện nay, bởi vì các địa phương không thể chờ đợi đến khi khống chế hết dịch bệnh mới dạy và học trực tiếp. 

Ngoài những vấn đề khó khăn hiện hữu, ông Hà Duy Bình - Giám đốc Công ty Cổ phần Mạng Trực Tuyến Việt Sin (VsionGlobal), Chuyên gia nghiên cứu công nghệ giáo dục cũng khuyến cáo phụ huynh không nên cài đặt các phần mềm lạ, không trả lời email hoặc nhấp chuột vào các liên kết không rõ nguồn gốc.

2 cách tăng tốc internet khi học online ninhthuan24h
2 cách tăng tốc Internet khi học online

(PLO)- Mới đây, tuyến cáp quang AAE-1 lại tiếp tục gặp sự cố, khiến việc học online tại Việt Nam bị ảnh hưởng.

Những giải pháp giúp trẻ có thêm
hứng thú khi học online

Để các buổi học online luôn được suôn sẻ và tạo hứng thú cho trẻ, bà Nguyễn Thị Phương Hoa - Giám đốc Trung tâm đào tạo ngắn hạn, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, Chuyên gia tư vấn giáo dục cho biết: "Phụ huynh phải dành thời gian nghiên cứu chương trình và bài học của con, nếu được, lên mạng chọn thêm những hình ảnh và các clip để minh họa tốt hơn cho con có hứng thú trong học tập, nhất định phải cùng con học tập cho đến khi việc học trực tuyến của con vào nề nếp".

Bên cạnh đó, phụ huynh cũng cần kết nối chặt chẽ với giáo viên (đặc biệt là học sinh lớp 1) để có cách giúp con học tập tốt nhất.

Để tạo cảm hứng cho học sinh, thầy cô nên giảm thời gian thuyết trình, tăng cường cách thức tương tác với học sinh, sử dụng nhiều hình ảnh trực quan sinh động để mô tả, mô phỏng nội dung học, đồng thời nhắc lại những nội dung trọng tâm cho mỗi lần lên lớp.

Ông Nguyễn Thanh Hải - Tiến sĩ chuyên về giáo dục STEM - Viện nghiên cứu giáo dục STEM, Đại học Missouri (Mỹ) cho rằng  chúng ta đang đứng trước cơ hội để thực hiện chuyển đổi số trong giáo dục, thời gian đầu chắc chắn có nhiều khó khăn cho mọi người, nhưng về lâu dài mọi người sẽ thích nghi và triển khai dễ dàng hơn. Ai thích nghi nhanh thì cơ hội thành công trong tương lai sẽ cao hơn.

2 cách tăng tốc internet khi học online ninhthuan24h
3 cách biến điện thoại cũ thành webcam cho máy tính khi học online

(PLO)- Để tiết kiệm chi phí trong mùa dịch, bạn có thể biến điện thoại cũ thành webcam cho máy tính khi học online.

TP - Hai tuyến cáp quang biển gặp sự cố đúng thời điểm nhiều địa phương triển khai dạy và học trực tuyến khiến nhiều học sinh, phụ huynh, người làm việc online chật vật vì mạng chậm, nghẽn.

Với hơn 700.000 tài khoản của học sinh trung học, thầy cô giáo ở TPHCM cùng truy cập, nhiều thời điểm, các hệ thống dạy và học trực tuyến đã bị tắc nghẽn.

Thầy Võ Kim Bảo, giáo viên Trường THCS Nguyễn Du (quận 1, TPHCM), cho biết, nhiều lớp học của trường ghi nhận sự cố với hệ thống K12 online.

Sau một hồi loay hoay không mở được lớp trên K12, thầy Bảo đành mở lớp qua MS Teams cho học sinh học tạm. Theo thầy Bảo, các lớp trên K12 sau đó mở được nhưng học nửa chừng thì hệ thống yếu, học sinh hay bị “văng” ra ngoài.

Dung lượng kết nối quốc tế giảm mạnh

Đại diện Viettel cho biết, Việt Nam đang bị ảnh hưởng đồng thời hai sự cố cáp quang biển. Ngày 19/7, tuyến cáp AAG xảy ra sự cố trên phân đoạn S1H (từ trạm cập bờ Vũng Tàu ra trục quốc tế) gây gián đoạn toàn bộ dịch vụ kết nối quốc tế trên tuyến cáp này.

Ngày 20/8, việc sửa chữa được hoàn thành nhưng ngay sau đó lại phát sinh thêm lỗi khác trên phân đoạn S1B (từ Hong Kong đi Singapore), dự kiến đến ngày 26/9 mới hoàn thành sửa chữa.

Ngày 4/9, tuyến cáp AAE-1 xảy ra sự cố trên phân đoạn S1H gây gián đoạn dung lượng kết nối từ Việt Nam đi Singapore và châu Âu. Hiện chưa có lịch sửa chữa cụ thể.

Theo đánh giá của đại diện một nhà cung cấp, sự cố trên ảnh hưởng khoảng 20% dung lượng kết nối Internet đi quốc tế của các nhà mạng.

Hỗ trợ học sinh thiếu thiết bị

Ngày 7/9, Sở GD&ĐT TPHCM đề xuất UBND TPHCM thành lập ban chỉ đạo tổ chức vận động, tiếp nhận nguồn tài trợ xã hội giúp hơn 72.000 học sinh thiếu điều kiện học trực tuyến. Trong đó, 15.000 máy tính được kêu gọi từ doanh nghiệp, tổ chức hoặc cá nhân. Sở sẽ vận động công ty dịch vụ viễn thông tài trợ hoặc cung cấp gói cước rẻ cho học sinh. Ngoài ra, khoảng 40.000 thiết bị cũ được kêu gọi từ phụ huynh và nhà hảo tâm, trường đại học góp. Khoảng 30.000 thiết bị còn lại được kêu gọi từ các gói vay ưu đãi, mua trả góp của ngân hàng, siêu thị điện máy. Sở GD&ĐT TPHCM cũng đề xuất chính sách hỗ trợ lãi suất vay trả góp phù hợp (lãi suất bằng 0) đối với phụ huynh học sinh có nhu cầu mua trả góp máy tính, điện thoại thông minh… cho học sinh trực tuyến, thời gian hỗ trợ lãi suất không quá 24 tháng.

AAE-1 và AAG là 2 trong 5 tuyến cáp quang biển quan trọng, chiếm phần lớn dung lượng kết nối Internet từ Việt Nam đi quốc tế, cùng với các tuyến APG, IA và SMW3.

Hai tuyến cáp quang này cùng bị sự cố ảnh hưởng đến tốc độ truy cập website quốc tế tại một số thời điểm trong ngày, nhất là việc truy cập các ứng dụng phổ biến như Gmail, YouTube, Facebook... Riêng kết nối Internet trong nước vẫn diễn ra bình thường.

Trong khi đó, theo ghi nhận của các nhà mạng, từ ngày 6/9, khi nhiều địa phương triển khai dạy và học trực tuyến, nhu cầu sử dụng Internet cố định tăng đột biến.

Đại diện VNPT cho hay, thời điểm khai giảng sáng 5/9 và ngày đầu tiên của năm học mới (6/9), lưu lượng sử dụng các nền tảng trực tuyến như Microsoft Teams, Google Meet, Zoom… tăng gấp 4 lần so với các ngày trước đó.

Có thể dùng ứng dụng nội địa

Đại diện Viettel nói rằng, để giảm thiểu tác động của hai sự cố trên, nhà mạng này đã định tuyến lại, tối ưu lưu lượng qua các tuyến cáp biển khác như TGN-IA, APG và cáp đất liền kết nối đi quốc tế, đồng thời lên kế hoạch bổ sung dung lượng trên cáp APG.

Theo đại diện VNPT, nhà mạng này đã ưu tiên xử lý định tuyến lưu lượng để đảm bảo cho các dịch vụ học tập trực tuyến, họp, hội thảo online. “Đến chiều ngày 6/9, lưu lượng trên mạng lưới của VNPT đã đảm bảo lưu thoát, ổn định phục vụ khách hàng”, đại diện VNPT chia sẻ.

Theo chuyên gia công nghệ thông tin Nguyễn Mạnh Hưng, để tối ưu hóa tốc độ, khi tập trung làm việc, học trực tuyến, người nhà nên hạn chế sử dụng các dịch vụ ngốn nhiều băng thông như xem phim, chơi game trực tuyến.

Với các gia đình có nhiều người làm việc, học tập trực tuyến, nên luân phiên để hạn chế nhu cầu tăng đột biến tại một thời điểm.

Ngoài ra, nên dùng mạng dây thay vì wifi để có kết nối tốt và ổn định hơn. Những gia đình có nhu cầu sử dụng nhiều nên đăng ký các gói cước có băng thông cao.

Các cơ quan, đơn vị, trường học, bên cạnh việc sử dụng các ứng dụng họp, học trực tuyến của nước ngoài, có thể cân nhắc dùng sản phẩm, dịch vụ của các nhà cung cấp trong nước.

“Khi gặp sự cố cáp quang biển, các kết nối Internet trong nước sẽ không bị ảnh hưởng. Vì vậy, việc dùng các nền tảng trong nước sẽ ít chịu ảnh hưởng hơn nền tảng nước ngoài”, chuyên gia Hưng nói.

Ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở GD&ĐT TPHCM, cho biết, Sở đã đề xuất Sở Thông tin và Truyền thông xem xét, chấp thuận bổ sung 2 server với cấu hình mạnh; điều chỉnh, nâng cấp 1 server trước ngày 15/9.

Sở GD&ĐT cũng đã làm việc với ĐH Quốc gia TPHCM, đơn vị phối hợp Sở triển khai phần mềm LMS, để nâng cấp hệ thống, mở rộng băng thông đường truyền. Riêng về phần mềm K12 online, do máy chủ Viettel quản lý, Sở đã làm việc với Viettel để phối hợp, có giải pháp kỹ thuật sớm nhất.

“Với số lượng người truy cập quá lớn cùng một lúc, các phần mềm rất dễ bị quá tải. Trước mắt, các trường, giáo viên, học sinh có thể khai thác, chuyển đổi hệ thống dạy học trực tuyến với các phần mềm còn lại đã được đồng bộ với cơ sở dữ liệu ngành để dạy học trong thời gian tới”, ông Hiếu nói.