200IU bằng bao nhiêu mL?

Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị [recommended dietary allowance - RDA] với vitamin E [tính tổng với cả hai con đường: hấp thu từ thức ăn và hấp thu từ viên bổ sung] như sau:

  • Từ 1 tới 3 tuổi: 6 mg/ngày [~ 9 IU/ngày]
  • Từ 4 tới 8 tuổi: 7 mg/ngày [~ 10,4 IU/ngày]
  • Từ 9 tới 13 tuổi: 11 mg/ngày [~ 16,4 IU/ngày]
  • Từ 14 tuổi trở lên: 15 mg/ngày [~ 22,4 IU/ngày]
  • Phụ nữ có thai: 15 mg/ngày [~ 22,4 IU/ngày]
  • Phụ nữ đang cho con bú: 19 mg/ngày [~ 28,5 IU/ngày]

Giới hạn an toàn đối với lượng vitamin E bổ sung lớn nhất có thể sử dụng thay đổi theo độ tuổi như sau:

  • Từ 1 tới 3 tuổi: không quá 200 mg/ngày [~ 300 IU/ngày]
  • Từ 4 tới 8 tuổi: không quá 300 mg/ngày [~ 450 IU/ngày]
  • Từ 9 tới 13 tuổi: không quá 600 mg/ngày [~ 900 IU/ngày]
  • Từ 14 tới 18 tuổi: không quá 800 mg/ngày [~ 1200 IU/ngày]
  • Từ 19 tuổi trở lên: không quá 1000 mg/ngày [~ 1500 IU/ngày].

Các trường hợp bệnh lý thiếu vitamin E có thể bổ sung với liều cao hơn, nhưng phải có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.

Vitamin E là một vitamin tan trong chất béo, do đó nên uống bổ sung vitamin E trong bữa ăn.

Trên thực tế, lợi ích và nguy cơ khi sử dụng vitamin E còn chưa rõ ràng và gây nhiều tranh cãi. Sử dụng vitamin E bổ sung trong thời gian dài [trên 10 năm] có mối liên hệ với tăng nguy cơ bị đột quỵ.

Thêm vào đó, một phân tích dựa trên thử nghiệm lâm sàng cho thấy những bệnh nhân sử dụng vitamin E tự nhiên hoặc vitamin E tổng hợp với liều từ 400 IU/ngày trở lên đối mặt với nguy cơ tăng tỉ lệ tử vong từ tất cả các nguyên nhân, và liều vitamin E càng cao thì tỉ lệ này càng tăng lên nhiều. Các nghiên cứu về tim mạch cũng gợi ý những bệnh nhân mắc đái tháo đường hoặc bệnh lý tim mạch mà bổ sung 400 IU/ngày vitamin E tự nhiên làm tăng tỷ lệ mắc suy tim và suy tim liên quan tới nằm viện.

Những phụ nữ mang thai thời kỳ đầu sử dụng vitamin E bổ sung có thể gây hại cho thai nhi. Một nghiên cứu chỉ ra rằng thai phụ sử dụng vitamin E bổ sung trong 8 tuần đầu của thai kỳ làm tăng nguy cơ thai nhi bị dị tật tim bẩm sinh từ 1,7 cho tới 9 lần. Tuy nhiên liều lượng chính xác vitamin E bổ sung mà các thai phụ trong nghiên cứu này sử dụng lại không rõ.

Một nghiên cứu trên quần thể lớn chỉ ra rằng nam giới sử dụng viên bổ sung kết hợp đa vitamin trên bảy lần một tuần cùng với một viên bổ sung vitamin E riêng biệt đã làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh ung thư tiền liệt tuyến.

Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo nên hấp thu các chất chống oxy hóa, bao gồm cả vitamin E, từ các loại thực phẩm trong chế độ ăn cân bằng, như hoa quả, rau xanh, và ngũ cốc nguyên hạt, hơn là từ các viên bổ sung. Việc sử dụng các viên bổ sung vitamin E nên tham vấn hoặc tuân theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Ngộ độc vitamin D là tình trạng rất hiếm gặp nhưng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, ngộ độc xuất hiện khi hàm lượng vitamin D trong cơ thể quá cao [hàm lượng 25-hydroxy vitamin D trong máu liên tục > 200 ng/ml được coi là có tiềm năng gây độc vitamin D]. Nguyên nhân thường là do cơ thể được bổ sung vitamin D liều quá lớn, hoàn toàn không phải do chế độ ăn hay do tiếp xúc với ánh nắng. Cơ thể có khả năng điều hòa lượng vitamin D được tổng hợp nhờ tia cực tím và các loại thực phẩm thường không chứa quá nhiều vitamin D.

Hậu quả chính của ngộ độc vitamin D là làm cho bệnh nhân tăng canxi máu, dẫn tới chán ăn, buồn nôn và nôn. Người bệnh cảm thấy mệt mỏi, tiểu tiện thường xuyên. Canxi máu cao có thể gây vôi hóa mạch máu và mô, làm tổn thương tim, các mạch máu và thận. Nghiên cứu cho thấy, việc bổ sung cả canxi [1.000 mg/ngày] và vitamin D [400 IU] ở phụ nữ tiền mãn kinh làm tăng 17% nguy cơ sỏi thận trong vòng 7 năm.

Điều trị chứng ngộ độc vitamin D bao gồm ngừng ngay việc sử dụng vitamin D liều cao, ngừng bổ sung canxi, duy trì khẩu phần ăn ít canxi, uống nhiều nước hoặc truyền dịch. Bác sĩ có thể chỉ định dùng corticosteroid hoặc thuốc lợi tiểu tăng thải canxi để làm giảm nồng độ canxi huyết thanh.

Trường hợp ngộ độc vitamin D cấp, được phát hiện kịp thời sau khi bệnh nhân vừa uống vitamin D liều cao, bác sĩ có thể tiến hành gây nôn, rửa dạ dày cho bệnh nhân để ngăn chặn vitamin D tiếp tục hấp thu vào cơ thể.

Tắm nắng là biện pháp quan trọng để bổ sung vitamin D cho trẻ

Nhu cầu hàng ngày về vitamin D là từ 400 - 600UI/ngày, nhu cầu này không có sự khác biệt lắm giữa trẻ em và người lớn. ở người cao tuổi do hấp thu kém nên nhu cầu cao hơn một chút nhưng cũng không quá 1.000 UI/ngày, có nghĩa là khi xét nghiệm máu không bị thiếu vitamin D nhưng không có điều kiện tắm nắng vẫn có thể bổ sung liều nhu cầu hàng ngày, còn khi đã bị thiếu vitamin D thì phải dùng liều điều trị cao hơn có thể lên tới 4.000UI/ngày, thời gian điều trị khoảng 3 tháng. Khi vitamin D trở về bình thường thì lại giảm xuống liều hàng ngày.

Để phòng bệnh còi xương cho trẻ nên cho trẻ tắm nắng hàng ngày, mỗi ngày 20 – 30 phút vào buổi sáng là tốt nhất [trước 9 giờ], trường hợp không có điều kiện để tắm nắng như sinh vào mùa đông hoặc nhà ở chật chội... thì phải cho trẻ bổ sung vitamin D từ khi sinh ra sau 1 tuần, thời gian uống đến 2 tuổi, còn khi trẻ đã lớn, chơi được ngoài trời nhiều hơn hoặc không có biểu hiện của bệnh còi xương thì cũng không cần phải uống nữa.

Có thể bổ sung vitamin D cho trẻ như sau:

  • Đối với bé từ 2 tuần tuổi đến 18 tháng tuổi dùng liên tục mỗi ngày từ 800-1.000 IU [nếu bé khỏe mạnh]: 1.500 IU [nếu bé ít được ra nắng] và 2.000 IU [nếu thấy bé có màu da thẫm].
  • Bé từ 18 tháng tới 5 tuổi chỉ sử dụng liều trên trong mùa đông, ít ánh nắng. Đối với bé còi xương, cần uống 1.200 -5.000 IU/ngày trong 4 tuần, sau đó tiếp tục dùng liều dự phòng.
  • Tuy nhiên, tất cả đều phải được chỉ định của bác sĩ sau khi thăm khám, các mẹ không nên bổ sung vitamin D tùy tiện cho con vì có thể gây ra những hậu quả không mong muốn. Bổ sung đầy đủ các nhóm thực phẩm trong chế độ ăn của trẻ để đảm bảo trẻ được cung cấp đủ chất dinh dưỡng. Vitamin D có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ, vì vậy cha mẹ cần chú ý bổ sung đầy đủ cho bé.

Nếu bà mẹ lo lắng về sự thiếu hụt vitamin D ở trẻ hãy hỏi bác sĩ để làm xét nghiệm máu cho bé. Với những bé bú mẹ hoàn toàn, sinh trong mùa đông, vì điều kiện nào đó mà không được tắm nắng... thì cũng cần hỏi bác sĩ để bổ sung vitamin D cho trẻ. Ngay cả trẻ lớn và người lớn nếu không tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vẫn cần phải bổ sung vitamin D. Những trẻ bị béo phì nguy cơ thiếu vitamin D càng hay gặp.

Việc bổ sung vitamin D cho trẻ bằng đường uống vào sáng hay chiều, lúc đói hay no đều không ảnh hưởng gì đến việc hấp thu vitamin D, nhưng nếu uống cùng với canxi thì nên uống vào buổi sáng, vì canxi uống buổi tối dễ có nguy cơ bị sỏi thận.

Vitamin D thuộc nhóm tan trong chất béo nên khi uống vào sẽ được tích lũy ở gan để cơ thể sử dụng dần, nên ngoài việc bổ sung duy trì liều theo nhu cầu hàng ngày cũng có thể dùng liều cao theo định kỳ [theo chỉ định của bác sĩ].

Chủ Đề