31 năm ánh sáng bằng bao nhiêu năm

Ngoại hành tinh Wolf 1069 b có khối lượng và kích thước tương đương Trái Đất, nằm trong vùng ở được quanh sao chủ.

31 năm ánh sáng bằng bao nhiêu năm

Mô phỏng bề mặt hành tinh Wolf 1069 b. Ảnh: NASA

Trong nghiên cứu mới công bố hôm 3/2 trên tạp chí Astronomy & Astrophysics, nhóm 50 nhà thiên văn học trên khắp thế giới xác nhận sự tồn tại của ngoại hành tinh Wolf 1069 b quay quanh ngôi sao lùn đỏ Wolf 1069 chỉ cách Trái Đất 31 năm ánh sáng.

Điều khiến phát hiện này đặc biệt đáng chú ý là Wolf 1069 b có khả năng là hành tinh đá, có khối lượng lớn gấp 1,26 lần Trái Đất và kích thước lớn gấp 1,08 lần.

Wolf 1069 b cũng nằm trong vùng ở được quanh sao chủ, biến nó thành ứng viên chủ chốt để nước lỏng có thể tồn tại trên bề mặt.

“Khi chúng tôi phân tích dữ liệu của ngôi sao Wolf 1069, chúng tôi phát hiện một tín hiệu rõ ràng của hành tinh có khối lượng xấp xỉ Trái Đất”, Diana Kossakowski, nhà nghiên cứu ở Viện Thiên văn học Max Planck tại Đức, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết. “Nó quay quanh sao chủ trong 15,6 ngày ở khoảng cách bằng 1/15 quãng đường từ Trái Đất tới Mặt Trời”.

So với Wolf 1069 b, sao Thủy, hành tinh gần Mặt Trời nhất, có chu kỳ quỹ đạo là 88 ngày. Kết quả là nhiệt độ bề mặt của hành tinh này lên tới 430 độ C. Khác với sao Thủy, Wolf 1069 b vẫn nằm trong vùng ở được quanh sao chủ dù có chu kỳ quỹ đạo ngắn hơn nhiều. Đó là do ngôi sao chủ là sao lùn đỏ, nhỏ hơn nhiều so với Mặt Trời và Wolf 1069 b nhận được khoảng 65% bức xạ mặt trời so với Trái Đất. Điều đó tăng cường khả năng ở được của hành tinh, với nhiệt độ bề mặt trong khoảng -95,15 độ C và 12,85 độ C, nhiệt độ trung bình là -40,14 độ C.

Một đặc điểm độc đáo của Wolf 1069 b là hành tinh chịu ảnh hưởng khóa thủy triều từ sao chủ, có nghĩa một mặt của nó luôn là ban ngày và mặt còn lại luôn chìm trong bóng tối. Dù Wolf 1069 b không có chu kỳ ngày/đêm giống Trái Đất, nhóm nghiên cứu hy vọng mặt ban ngày của nó vẫn có những điều kiện phù hợp với sự sống.

Các nhà nghiên cứu có thể phát hiện Wolf 1069 b nhờ thiết bị CARMENES trên kính viễn vọng 3,5 m ở Đài quan sát Calar Alto tại Tây Ban Nha. CARMENES có thể quan sát vật thể thiên văn ở hai quang phổ riêng biệt theo cả kênh khả kiến và cận hồng ngoại. Thiết bị tìm thấy Wolf 1069 b thông qua phương pháp phát hiện ngoại hành tinh mang tên vận tốc xuyên tâm, chuyên tìm kiếm những dao động nhỏ của ngôi sao do lực hấp dẫn của hành tinh gây ra.

Do khoảng cách 31 năm ánh sáng, Wolf 1069 b là ngoại hành tinh lớn cỡ Trái Đất gần thứ 6, sau Proxima Centauri b, GJ 1061 d, Teegarden"s Star c, và GJ 1002 b and c. Mô hình mô phỏng khí hậu toàn cầu cho thấy Wolf 1069 b nằm trong nhóm nhỏ ngoại hành tinh được xem như mục tiêu tiềm năng để tìm dấu vết hóa học của sự sống.

Các nhà thiên văn học đã tìm thấy một ngoại hành tinh có bề mặt bao phủ bởi nước dạng lỏng, có điều kiện hỗ trợ sự sống và chỉ cách chúng ta 31 năm ánh sáng.

Kính viễn vọng TESS được mệnh danh là “Thợ săn ngoại hành tinh” của cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) vừa phát hiện một hành tinh mới có thể tồn tại sự sống. Ngoại hành tinh này quay quanh một ngôi sao trong chòm sao Hydra bên ngoài hệ Mặt trời và chỉ cách Trái đất 31 năm ánh sáng.

Theo trang Industrytap.com, hành tinh có khả năng tồn tại sự sống này được gọi là “siêu Trái đất” mang tên GJ 357 d. “Siêu Trái đất” này nằm trong số 45 ngoại hành tinh gần nhất được xác nhận cho đến nay, trong tổng số 4.025 hành tinh được tìm thấy bên ngoài hệ Mặt trời.

31 năm ánh sáng bằng bao nhiêu năm

Hình vẽ mô phỏng hành tinh GJ 357 d. Ảnh: CNN

GJ 357 d to gấp đôi và nặng gấp 6 lần Trái đất. Các nhà nghiên cứu dự đoán, hành tinh này quay quanh ngôi sao chủ ở khoảng cách đủ xa, khiến nhiệt độ của nó có thể hỗ trợ nước lỏng trên bề mặt.

“GJ 357 d nằm ở rìa ngoài của khu vực có thể sống được của ngôi sao, nơi nó nhận được cùng một năng lượng từ ngôi sao giống như sao Hỏa nhận được từ Mặt trời”, bà Diana Kossakowski, thành viên của nhóm nghiên cứu phát hiện ra hành tinh này chia sẻ trong một thông cáo báo chí.

Mặc dù các nhà khoa học chưa có bằng chứng để chứng minh rằng sự sống tồn tại ở đó, nhưng họ xác định rằng, hành tinh đầy hứa hẹn này sẽ có những điều kiện thuận lợi để hỗ trợ sự sống.

Phó Giáo sư thiên văn học Lisa Kaltenegger, Giám đốc Viện Carl Sagan tại Cornell cho biết: “Với bầu khí quyển dày đặc, hành tinh GJ 375 d có thể duy trì nước lỏng trên bề mặt như Trái đất, và chúng ta sẽ sớm có thể tìm ra những dấu hiệu của sự sống bằng kính thiên văn”.

Theo bà Kaltenegger, nếu GJ 375 d có dấu hiệu của sự sống, hành tinh này sẽ đứng đầu danh sách thám hiểm của con người, và chúng ta có thể giải đáp những thắc mắc trong 1.000 năm rằng liệu loài người chỉ có thể sống trong vũ trụ hay không. Siêu Trái đất này chắc chắn sẽ là một trong những mục tiêu thuận lợi nhất để dùng kính thiên văn khám phá, vì nó rất gần và rất sáng. Điều này có nghĩa là chúng ta có thể thu thập ánh sáng đó và phân tích thêm để nghiên cứu thành phần hóa học trong bầu khí quyển.

Tuy nhiên, nếu hành tinh này không có bầu khí quyển, bề mặt của nó sẽ ở khoảng -53 độ C, thấp hơn nhiều so với nhiệt độ đóng băng của nước.

Các nhà khoa học sẽ phải thực hiện thêm nhiều nghiên cứu trong tương lai để xác định liệu nó có đủ nhiệt để làm ấm hành tinh hay không, nước lỏng trên bề mặt hành tinh này có thể tạo nên sự sống hay không. 

1 năm ánh sáng là bao nhiêu ngày?

Theo định nghĩa của Hiệp hội Thiên văn Quốc tế (IAU), một năm ánh sáng là khoảng cách ánh sáng truyền trong chân không trong khoảng thời gian một năm Julius (365,25 ngày).

40 năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Bảng Năm ánh sáng (ly) sang Kilômet.

1 triệu năm ánh sáng là gì?

1 triệu năm ánh sáng bằng bao nhiêu km Chúng ta có một năm ánh sáng ≈ 9,461 nghìn tỷ kilômét. Như vậy một triệu năm ánh sáng sẽ là khoảng 9,461 x 106 nghìn tỷ kilômét.

1 năm ánh sáng bằng bao nhiêu giấy?

Còn một Năm ánh sáng là khoảng cách mà ánh sáng đi được trong một năm, nó bao xa vậy ? Bạn hãy lấy số khoảng cách trong một giây nhân cho 31.556.926 - tức là số giây trong một năm, kết quả là 9,4605284 × 10 lũy thừa 12 cây số, tức khoảng 9,5 ngàn tỷ km.