5 biểu hiện của tính liêm khiết

Giải Bài Tập Giáo Dục Công Dân 8 – Bài 2: Liêm khiết giúp HS giải bài tập, hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản, phổ thông, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi HS trong các quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc và với môi trường sống:

  • Sách Giáo Khoa Giáo Dục Công Dân Lớp 8

  • Giải Vở Bài Tập Giáo Dục Công Dân Lớp 8

  • Giải Sách Bài Tập Giáo Dục Công Dân Lớp 8

  • Giải Bài Tập Tình Huống Giáo Dục Công Dân Lớp 8

  • Sách Giáo Viên Giáo Dục Công Dân Lớp 8

Trả lời Gợi ý Bài 2 trang 7 sgk GDCD 8

Trả lời:

Cách xử sự của Ma-ri Quy-ri, Dương Chấn và của Bác Hồ là những tấm gương đáng để cho chúng ta học tập, noi theo và kính phục.

Trả lời:

Cách xử sự của ba người có điểm chung đó là: họ sống thanh cao không vụ lợi, không hám danh, làm việc một cách vô tư có trách nhiệm mà không dòi hỏi bất cứ một điều kiện vật chất nào… Vì thế, người sống liêm khiết sẽ nhận được sự quý trọng tin cậy của mọi người, làm cho xã hội trong sạch, tốt đẹp hơn.

Trả lời:

Trong điều kiện hiện nay, lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền có xu hướng ngày càng gia tăng thì việc học tập những tấm gương đó càng trở nên cần thiết và có ý nghĩa thiết thực. Bởi lẽ, điều đó:

+ Giúp mọi người phân biệt được hành vi thể hiện sự liêm khiết hoặc không liêm khiết trong cuộc sống hằng ngày.

+ Đồng tình, ủng hộ, quý trọng người liêm khiết, phê phán những hành vi thiếu liêm khiết: tham ô, tham nhũng, hám danh, hám lợi.

+ Giúp mọi người có thói quen và biết tự kiểm tra hành vi của mình đề rèn luyện bản thân có lối sống liêm khiết.

a) Luôn mong muốn làm giàu bằng tài năng và sức lực của mình ;

b) Làm bất cứ việc gì để đạt được mục đích ;

c) Luôn kiên trì phấn đấu vươn lên để đạt được kết quả cao trong công việc ;

d) Sẵn sàng dùng tiền bạc, quà cáp biếu xén nhằm đạt được mục đích của mình ;

đ) Sẵn sàng giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn ;

e) Chỉ làm việc gì khi thấy có lợi ;

g) Tính toán cân nhắc kĩ lưỡng trước khi quyết định một việc gì.

Lời giải:

Những hành vi (b), (d), (f) thể hiện tính không liêm khiết.

– Hành vi (b): Làm bất cứ việc gì để đạt được mục đích: có thể việc làm đó gây thiệt hại cho tập thề hoặc cá nhân một người khác, hoặc việc làm đó gây hậu quả xấu.

– Hành vi (d) sẵn sàng dùng tiền bạc, quà cáp biếu xén nhằm đạt được mục đích của mình: đây là hành vi hối lộ, mua chuộc, làm tổn hại đến danh dự bản thân và của cả người nhận quà cáp.

– Hành vi (f) Chỉ làm việc gì khi thấy có lợi: là một hành vi nhỏ nhen, ích kỉ, chỉ vì cái tôi của mình.

a) Bạn Bích đến xin cô giáo nâng điểm môn Toán cho mình.

b) Sắp có đợt tuyển người vào làm việc ở cơ quan do ông Lâm làm Giám đốc. Ai mang quà cáp đến biếu, ông Lâm đều không nhận.

c) Cán bộ kiểm lâm vì nghèo đã chặt một số cây lấy gỗ để bán.

d) Nhân viên phục vụ phòng ở khách sạn nhặt được ví tiền của khách để quên, đã mang trả lại cho khách.

Lời giải:

Em không tán thành với tất cả cách xử sự ở tình huống (a), (c) vì chúng đều biểu hiện những khía cạnh khác nhau của sự không liêm khiết.

Lời giải:

Em hãy kể theo hiểu biết của em dựa vào những câu chuyện em được bố mẹ kể, được nhìn thấy, được xem trên tivi hay đọc trong sách báo, tạp chí.

Lời giải:

Theo em, muốn trở thành người liêm khiết cần rèn luyện những đức tính: trung thực, siêng năng kiên trì, tôn trọng kỉ luật, tự trọng, sống giản dị, yêu thương con người, khoan dung, đoàn kết tương trợ, tôn trọng lẽ phải..

Lời giải:

– Cây ngay không sợ chết đứng.

– Đói cho sạch, rách cho thơm.

– Danh ngôn: cần kiệm liêm chính, chí công vô tư.

Giải Sách Bài Tập Giáo Dục Công Dân 8 – Bài 2: Liêm khiết giúp HS giải bài tập, hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản, phổ thông, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi HS trong các quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc và với môi trường sống:

  • Sách Giáo Khoa Giáo Dục Công Dân Lớp 8

  • Giải Giáo Dục Công Dân Lớp 8

  • Giải Vở Bài Tập Giáo Dục Công Dân Lớp 8

  • Giải Bài Tập Tình Huống Giáo Dục Công Dân Lớp 8

  • Sách Giáo Viên Giáo Dục Công Dân Lớp 8

Lời giải:

Liêm khiết là không hám danh lợi, sống trong sạch.

Lời giải:

– Không nhận hối lộ, quà biếu, làm việc sai trách.

– Luôn làm theo lẽ phải, không vì mục đích cá nhân, không tư lợi cá nhân.

– Luôn sống trong sạch, không hám lợi.

– Không buôn lậu, buôn hàng cấm, trái pháp luật.

– Không bóp méo sự thật, gian dối không khai báo, điều tra.

Lời giải:

Người sống liêm khiết sẽ nhận được sự quý trọng tin cậy của mọi người, làm cho xã hội trong sạch, tốt đẹp hơn.

A. Sống trong sạch, không bị cám dỗ bởi tiền tài, danh vọng.

B. Tham lợi bất chính.

C. Làm giàu bằng những việc làm mờ ám.

D. Luôn tranh giành quyền lợi cho mình.

Lời giải:

Biểu hiện của tính liêm khiết là: A

A. Làm cấp trên thì có quyền nhận quà của người dưới quyền.

B. Trong xã hội vẫn có nhiều người sống liêm khiết.

C. Người không biết cách làm giàu là người liêm khiết.

D. Thời buổi ngày nay, tính liêm khiết không còn tồn tại.

Lời giải:

Em đồng ý với ý kiến: B

Lời giải:

Em không đồng tình với ý kiến trên, theo em dù giàu hay nghèo thì công việc đảm nhiệm cũng phải là công việc chính đáng, không trái pháp luật.

Câu hỏi:

1/ Em có nhận xét gì về quan điểm của Hà Anh ? Em có đồng tình với quan điểm ấy không ? Vì sao ?

2/ Nếu là bạn của Hà Anh, em sẽ nói gì vói bạn ?

Lời giải:

1/ Việc làm của Hà Anh là ích kỉ, nhỏ nhen, chạy theo lợi ích cá nhân. Em không đồng tình với quan điểm sống như vậy.

2/ Nếu là bạn của Hà An em sẽ nói: Nếu bạn cứ tiếp tục sống như vậy, thì người khác cũng sẽ lợi dụng bạn, vậy nên phải sống liêm khiết, thật thà.

Lời giải:

Tiền cũng rất quan trọng đối với cuộc sống của chúng ta, nhưng đừng để đồng tiền làm mờ mắt. Hãy sống trong sạch, thật thà thì ắt của cải sẽ đầy đủ.

Câu hỏi:

1/ Em có nhận xét gì về hành vi của anh thanh niên đó ?

2/ Em suy nghĩ như thế nào về quan niệm “nhặt được của rơi tạm thời bỏ túi” của một số bạn hiện nay ?

Lời giải:

1/ Hành vi của bạn thanh niên là sai trái, ích kỉ, coi trọng vật chất mà đánh mất nhân cách của bản thân.

2/ Em không đồng tình với quan điểm trên, khi một người mất đi đồ vật gì đó, thì đã bị ảnh hưởng rất nhiều. Vậy nên, khi nhặt được của rơi, hãy tìm cách trả lại cho họ.

1/ Bạn Nhân đã có việc làm như thế nào sau khi nhặt được của rơi?

2/ Việc làm của Nhân thể hiện điều gì và có ý nghĩa như thế nào

Lời giải:

1/ Bạn Nhân đã có việc làm rất đúng đắn, bạn không cất chiếc ví làm của riêng mình mà chạy về nhà, nhờ mẹ tìm lại người mất để trả lại.

2/ Mặc dù nhận được tiền nhưng Nhân không tham lam, biết suy nghĩ cho người bị mất dù dọ cảm ơn cũng không nhân. Biểu hiện của Nhân chứng minh bạn là người sống liêm khiết, thật thà, em sẽ noi gương việc làm của bạn.

Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.


Page 2

Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.

Lời giải và đáp án chính xác nhất cho câu hỏi trắc nghiệm: “Biểu hiện của liêm khiết là”kèm kiến thức tham khảo là tài liệu trắc nghiệm môn Giáo dục công dân 8 hay và hữu ích do Top lời giải tổng hợp và biên soạn dành cho các bạn học sinh ôn luyện tốt hơn.

Trắc nghiệm: Biểu hiện của người sống liêm khiết là như thế nào?

A. Giáo viên không nhận phong bì của học sinh và phụ huynh.

B. Công an từ chối nhận phong bì của người vi phạm.

C. Bác sỹ không nhận phong bì của bệnh nhân.

D. Cả A,B,C.

Trả lời:

Đáp án: D

Lời giải: Biểu hiện của người sống liêm khiết là:

+Giáo viên không nhận phong bì của học sinh và phụ huynh.

+ Công an từ chối nhận phong bì của người vi phạm.

+ Bác sỹ không nhận phong bì của bệnh nhân.

Kiến thức mở rộng về tính liêm khiết

1.Khái niệm

- Liêm khiết là một phẩm chất đạo đức của con người thể hiện lối sóng trong sạch, không hám danh không bận tâm toan tính nhỏ nhen ích kỷ.Trong bài báo “Thế nào là liêm?” Chủ tịch Hồ Chí Minh giải thích rất giản dị, dễ hiểu: “Liêm là trong sạch, không tham lam”. Theo quan niệm của Người, liêm tức là luôn tôn trọng giữ gìn của công và của dân, không xâm phạm một đồng xu, hạt thóc của Nhà nước và của nhân dân; “Liêm là không tham địa vị. Không tham tiền tài. Không tham sung sướng. Không ham người tâng bốc mình. Vì vậy mà quang minh chính đại, không bao giờ hủ hoá. Chỉ có một thứ ham là ham học, ham làm, ham tiến bộ”[1]. Nếu trongNgũ thườngcủa Nho giáo (nhân, nghĩa, lễ, trí, tín) không có đứcliêmthì với Chủ tịch Hồ Chí Minh,liêmlà một phẩm chất không thể thiếu của mọi công dân, bất kỳ ở cương vị nào, từ người cán bộ, người có tiền, có quyền đến người buôn bán, người cày ruộng…

Câu chuyện nổi tiếng sử Việtvề sự thanh liêm của Tô Hiến Thành.

- Đối lập với liêm khiết là hám danh, ích kỷ.

2. Biểu hiện liêm khiết

+ Trả lại của rơi

+ Không nhận tiền/ quà tặng có giá trị từ người khác để giúp họ hưởng lợi bất chính

+ Luôn mong muốn làm giàu bằng tài năng và sức lực của mình.

+ Sẵn sàng giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn.

+ Luôn kiên trì phấn đấu vươn lên để đạt được kết quả cao trong công việc.

- Không nhận hối lộ, quà biếu, làm việc sai trách.

- Luôn làm theo lẽ phải, không vì mục đích cá nhân, không tư lợi cá nhân.

- Luôn sống trong sạch, không hám lợi.

- Không buôn lậu, buôn hàng cấm, trái pháp luật.

- Không bóp méo sự thật, gian dối không khai báo, điều tra.

- Công bằng, khách quan trong tự đánh giá bản thân và đánh giá bạn bè

- Không chạy điểm bằng cách đút lót tiền, quà cho thầy cô.

- Trả lại của rơi cho người bị mất

- Không lợi dụng bạn bè để thực hiện mục đích của mình

- Giúp mọi người phân biệt được hành vi thể hiện sự liêm khiết hoặc không liêm khiết trong cuộc sống hằng ngày.

- Đồng tình, ủng hộ, quý trọng người liêm khiết, phê phán những hành vi thiếu liêm khiết: tham ô, tham nhũng, hám danh, hám lợi.

- Giúp mọi người có thói quen và biết tự kiểm tra hành vi của mình đề rèn luyện bản thân có lối sống liêm khiết.

3. Ý nghĩa của liêm khiết

Sống Liêm khiết sẽ làm cho con người thanh thản, nhận được sự quí trọng tin cậy của mọi người,góp phần làm cho xã hội trong sạch, tốt đẹp hơn.

4. Câu chuyện liêm khiết của Tô Hiến Thành

Tô Hiến Thành, hiệu là Phi Diên, người làng Hạ Mỗ, huyện Ô Diên (thôn Hạ Mỗ, xã Hồng Thái, huyện Đan Phượng, Hà Tây cũ) làm quan tới chức Thái úy đời vua Lý Anh Tông.

Khi vua Lý Anh Tông sắp băng hà, ông cố gượng sai Tô Hiến Thành ẵm Thái tử mà thay quyền nhiếp chính sự. Nhưng di chiếu của vua là vậy, lúc vua chết Thái tử Lý Long Cán lúc đó chưa đầy 3 tuổi, Chiêu Linh Thái hậu muốn lập con của mình là Long Xưởng lên ngôi nhưng vì sợ Tô Hiến Thành nên sai quân lính đem vàng bạc hối lộ cho vợ ông là Lữ thị. Biết chuyện, Hiến Thành nói với vợ rằng: “Ta là bậc đại thần, nhận lệnh của tiên đế dặn lại giúp bầy vua bé, nay lấy của hối lộ mà bỏ vua này, lập vua kia thì còn mặt mũi nào trông thấy tiên đế ở dưới suối vàng”. Biết Tô Hiến Thành là người khẳng khái nên Thái hậu tìm đủ trăm cách dỗ dành nhưng ông vẫn giữ trọn nghĩa vua tôi, liêm khiết mà trả lời rằng: “Làm việc bất nghĩa mà được giàu sang, kẻ trung thần nghĩa có vui gì đâu”.

Khi ông lâm bệnh nặng có tham tri chính sự Vũ Tán Đường sớm tối hầu hạ, còn quan đại thần Trần Trung Tá vì bận việc nước không hề đến thăm. Đến khi bệnh tình càng nguy kịch Thái hậu đến thăm và dò hỏi: “Khi ông chết ai là người đáng thay ông?”. Tô Hiến Thành không do dự mà trả lời người đáng thay ông là Trần Trung Tá, Thái hậu thắc mắc nói là Tán Đường ngày đêm hầu hạ ông sao không đề cử? Ông trả lời, Thái hậu hỏi là người thay thế tôi chứ không hỏi là người hầu hạ nên chỉ có Trần Trung Tá là người có thể thay ông được. Thái hậu khen ông là có lòng trung nghĩa nhưng không dùng lời của ông để lại.

Nơi thờ Tô Hiến Thành tại đền Lý Bát Đế tỉnh Bắc Ninh

Ông mất vào tháng 6 năm 1179. Sử thần Ngô Sỹ Liên có bàn rằng: Tô Hiến Thành nhận việc ký thác con côi, hết sức trung thành, khéo xử trí biến cố, như cột đá giữa dòng tuy bị sóng gió không lay động vỗ đập mà vẫn đứng vững không chuyển khiến cho trên yên dưới thuận không thẹn với phong độ của bậc đại thần. Huống chi đến lúc sắp chết còn vì nước tiến cử người hiền tài, không vì ơn riêng...