5 quy tắc an toàn hàng đầu trong phòng thí nghiệm khoa học năm 2022

KHI LÀM VIỆC TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM

Để đảm bảo an toàn, tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra khi làm việc trong PTN. Mỗi cán bộ, giảng viên, sinh viên, học viên và NCS phải nắm vững các quy trình, quy phạm. Việc trang bị và sử dụng các thiết bị bảo hộ lao động là điều vô cùng cần thiết.

Trước khi bắt đầu thao tác đảm bảo đã nắm vững 15 điều quy định chung khi làm việc trong PTN.

QUY ĐỊNH TẠI PHÒNG THÍ NGHIỆM

1] Chỉ được làm thí nghiệm khi có sự hiện diện của giáo viên, KTV trong phòng thí nghiệm.
2] Đọc kỹ hướng dẫn và suy nghĩ trước khi làm thí nghiệm.
3] Luôn luôn nhận biết nơi để các trang thiết bị an toàn.
4] Phải mặc áo blu của phòng thí nghiệm.
5] Phải mang kính bảo hộ.
6] Phải cột tóc gọn lại.
7] Làm sạch bàn thí nghiệm trước khi bắt đầu một thí nghiệm.
8] Không bao giờ được nếm các hóa chất thí nghiệm.

9] Không ăn hoặc uống trong phòng thí nghiệm.
10] Không được nhìn xuống ống thí nghiệm.
11] Nếu làm đổ hóa chất hoặc xảy ra tại nạn, báo cho giáo viên, KTV phòng thí nghiệm ngay lập tức.
12] Rửa sạch da khi tiếp xúc với hóa chất.
13] Nếu hóa chất rơi vào mắt, phải đi rửa mắt ngay lập tức.
14] Bỏ chất thải thí nghiệm vào đúng nơi qui định như được hướng dẫn.
15] Nếu bạn chưa rõ vấn đề nào, hãy hỏi

 1.1. Nội quy phòng thí nghiệm:

  • Mọi người làm việc trong phòng thí nghiệm [PTN] đều phải được học tập, kiểm tra về nội quy an toàn lao động, nắm vững các quy trình, quy phạm kĩ thuật và các biện pháp đảm bảo an toàn lao động.
  • Mỗi người chỉ làm việc trật tự, giữ gìn vệ sinh và tuân thủ hướng dẫn của cán bộ phụ trách tại nơi quy định. Không tiếp khách lạ hoặc làm ngoài giờ quy định, nếu muốn làm ngoài giờ thì cần có sự đồng ý của trưởng PTN và phòng Bảo vệ Học viện.
  • Phải đọc kĩ tài liệu, hiểu rõ mọi chi tiết của thí nghiệm trước lúc làm và lường trước các sự cố có thể xảy ra để chủ động phòng tránh.
  • Tiến hành thí nghiệm thì cần quan sát và ghi chép kĩ các số liệu để làm bản báo cáo thí nghiệm. Sau giờ làm việc phải lau chùi, sắp xếp gọn gàng các thiết bị và dụng cụ thí nghiệm.
  • Ngoài những quy định chung nêu trên thì mỗi PTN tuỳ theo tính chất chuyên môn cần đề ra những quy định riêng nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và tài sản trong phòng.

 1.2. Quy tắc an toàn:

1.2.1. Tất cả các thí nghiệm có sử dụng chất độc dễ bay hơi, có mùi khó chịu, các khí độc hoặc các axit đặc phải được tiến hành trong tủ hút hoặc nơi thoáng gió. Cần tìm hiểu về các hoá chất dùng trong PTN để biết các đặc tính như: tính độc, khả năng cháy, nổ,... để tránh xảy ra những sai sót khi tiến hành thí nghiệm, dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. 

a. Làm việc với các chất độc

  • §Trong PTN Hoá học có nhiều loại hoá chất thường gặp nhưng lại có độc tính cao như: HCN, NaCN/KCN, Me2SO4, Hg, HgCl2, CO, Cl2, Br2, NO, NO2, H2S, NO2,... hay các loại chất dùng trong mảng Tổng hợp Hữu cơ như: CH3OH, pyriđin C5H5N, THF, benzen, toluen, acrylonitrin, anilin, HCHO, CH2Cl2...
  • §Không trực tiếp đưa hoá chất lên mũi và ngửi mà phải để cách xa và dùng tay phất nhẹ cho chúng lên mùi.
  • §Sau khi làm việc phải rửa mặt, tay và các dụng cụ [nên dùng xà phòng].
  • §Cất giữ, bảo quản hoá chất cẩn thận.

 b. Làm việc với các chất dễ cháy

  • §Các chất thuộc nhóm chất dễ cháy, dễ bay hơi bốc lửa là Et2O, Me2CO, ROH, dầu hoả, xăng, CS2, benzen,... Khi làm việc với chúng cần chú ý là chỉ được phép đun nóng hay chưng cất chúng trên nồi cách thuỷ hoặc cách không khí trên bếp điện kín.
  • §Không để gần nguồn nhiệt, cầu dao điện,...
  • §Khi tiến hành kết tinh từ các dung môi dễ cháy thì cần thực hiện trong dụng cụ riêng, có lắp sinh hàn hồi lưu.

c. Làm việc với các chất dễ nổ

  • §Khi làm việc với các chất như H2, kiềm [kim loại & dung dịch], NaNH2/KNH2, axit đặc, các chất hữu cơ dễ nổ [đặc biệt là các polynitro]... cũng như khi làm việc dưới áp suất thấp hay áp suất cao cần phải đeokính bảo vệ[làm bằng thuỷ tinh hữu cơ] để che chở cho mắt và các bộ phận quan trọng trên gương mặt.

1.2.2. Không được cúi đầu về phía các chất lỏng đang đun sôi hoặc chất rắn đang đun nóng chảy để tránh bị hoá chất bắn vào mặt [có nhiều trường hợp không lưu ý vấn đề này]. Khi đun nóng các dung dịch trong ống nghiệm phải dùng cặp và luôn chú ý quay miệng ống nghiệm về phía không có người, đặc biệt là khi đun nóng axit đặc hoặc kiềm đặc. Phải biết chỗ để và sử dụng thành thạo các dụng cụ cứu hoả, các bình chữa cháy và hộp thuôc cứu thương để khi sự cố xảy ra có thể xử lí nhanh chóng và hiệu quả. 

1.3. Cách sơ cứu chấn thương và ngộ độc trong PTN:

Vấn đề này sẽ chỉ được nói chung chung bởi có nhiều trường hợp tai nạn PTN và mỗi trường hợp có 1 cách xử lí khác nhau

  • §Tủ thuốc trong PTN luôn được đặt ở nơi dễ thấy, dễ lấy và dễ sử dụng. Trong tủ thuốc thường có các loại bông băng, thuốc đỏ, cồn iot, thuốc mỡ, các dung dịch KMnO4 3%, CuSO4, NaHCO3 2%, CH3COOH 1%, dung dịch tanin trong cồn...

Tủ thuốc sơ cứu trong phòng thí nghiệm hóa học

Tủ thuốc sơ cứu PTN hóa học nên để ở vị trí thích hợp nhất và do cán bộ thí nghiệm trực tiếp quản lý. Tủ thuốc gồm:

- Dụng cụ: bông y tế, gạc, băng, panh gắp, kéo, bộ xy lanh – kim tiêm.

- Thuốc.

+ Thuốc cầm máu: dung dịch cồn iot 5%

+ Thuốc sát trùng: dung dịch thuốc tím [KMnO4 5%], cồn 400

+ Thuốc chữa bỏng: dung dịch natri hiđrocacbonat [NaHCO3] 5%, dung dịch amoniac [NH4OH­] 2%, dung dịch đồng sunfat [CuSO4] 2%, dung dịch axit axetic [CH3COOH] 2%.

+ Thuốc trợ lực vitamin B1, C, K, đường glucozơ hoặc đường saccrozơ…

  • Khi bị axit đặc [H2SO4, HNO3, HCl, HOAc,...] hoặc brom, phenol bắn hoặc rơi vào da thì phải rửa ngay bằng vòi nước mạnh trong vài phút, sau đó dùng bông tẩm NaHCO3 2% hoặc dung dịch tanin trong cồn đắp lên chỗ bỏng và băng lại.
  • Khi bị hoá chất bắn vào mắt thì phải rửa bằng nước nhiều lần để sơ cứu và đem đến bệnh viện gấp.
  • Nếu bị nhĩêm độc do hít thở nhiều phí Cl2, Br2, H2S, CO,... thì phải đưa ngay ra chỗ thoáng. Khi bị nhiễm độc kim loại As, Hg,... hoặc độc chất xianua thì phải chuyển ngay đến bệnh viện để cấp cứu.

 Bản thân các PTN này đã là nơi lưu trữ một lượng hóa chất nhất định, do vậy trong môi trường làm việc này một lượng hóa chất đã khếch tán vào không khí, hàng ngày nhân viên phải tiếp xúc với một lượng lớn hóa chất này.. Ngoài ra trong khi thao tác hóa chất tương tác và phản ứng với nhau, nếu không cẩn thận khi thao tác sẽ dẫn tới những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

1. Lưu ý khi làm việc với hóa chất:

Thí nghiệm với chất độc hại

Trong PTN có nhiều chất độc như: thủy ngân [Hg], Photpho trắng [P], cacbon oxit [CO],hiđro sunfua [H2S], phenol [C6H5OH], axit focmic [HCOOH], benzen [C6H6], khí Clo [Cl2], khí  nitơ đioxit [NO2] v.v…

Các thí nghiệm có chất độc hại nên làm với lượng nhỏ hóa chất, làm ở nơi thoáng gió và ở tư thế tốt.

Chú ý:không nếm hóa chất, không hút hóa chất bằng miệng và nắm vững nguyên tắc ngửi hóa chất thông dụng.

Thí nghiệm với chất ăn da, gây bỏng như:

Kiềm đặc, axit đặc, kim loại kiềm, phenol v.v.. Khi làm thí nghiệm phải thận trọng tránh để chất này dính vào tay, quần áo, đặc biệt là mắt [nên dùng kính bảo hộ].

Khi pha loãng axit H2SO4 đặc phải rất thận trọng: đổ từ từ axit đặc vào nước, khuấy đều và cấm làm ngược lại.

Khi đun nóng dung dịch các chất loại này phải tuân theo quy tắc đun nóng hóa chất trong ống nghiệm

Thí nghiệm với các chất gây cháy

Trong phòng thí nghiệm thường có chất gây cháy như: cồn, xăng, ben zen, axeton ete…

Khi làm thí nghiệm cần dùng lượng nhỏ, pha chế dung dịch phải để xa ngọn lửa …. khi đun nóng chúng thì không được đun trực tiếp mà phải đun cách thủy.

Không dùng bình quá lớn để đựng các loại này và phải để chúng ở xa nguồn lửa [như đèn cồn, bếp điện …]

Khi sử dụng đèn cồn phải theo đúng những nguyên tắc đã quy định.

Thí nghiệm với chất gây nổ:

Các chất gây nổ thường có trong phòng thí nghiệm như: các muối ni trat, muối clorat v.v…. Các chất này cần để xa nguồn lửa, khi pha trộn chúng cần thận trọng, theo đúng tỷ lệ về khối lượng quy định. Khi làm thí nghiệm phải có phương tiện bảo hiểm, không cho hoc sinh làm thí nghiệm nổ mà độ an toàn chưa cao. Khi đốt các chất khí như: H2, C2H2, CH4 v.v… phải thử độ nguyên chất của chúng tránh để lẫn oxi không khí tạo ra hỗn hợp nổ nguy hiểm. Không được cho natri lượng lớn vào nước vì sẽ gây tai nạn do nổ cháy.

Cách thử:

Thu khí H2 qua H2O vào những ống nghiệm cỡ nhỏ. Dùng ngón tay bịt miệng ống chứa H2 và đưa miệng ống vào gần ngọn lửa đèn cồn. Mở ngón tay ra, hỗn hợp khí H2 và O2 [trong không khí] sẽ cháy với tiếng nổ khá to. Tiếp tục lấy và đốt cho đến khi không còn tiếng nổ nữa là H2 đã tinh khiết.

Sử dụng các dụng cụ thủy tinh:

- Khi cho ống thủy tinh qua nút phải cẩn thận rất dễ gãy.

- Không được cho nước nóng, nước sôi vào dụng cụ thủy tinh đang lạnh hoặc ở nhiệt độ thường rất dễ vỡ.

- Nếu bị đứt tay bằng thủy tinh cho chảy máu vài giây để chất bẩn ra hết rồi dùng cồn 90 rửa và băng lại.

- Các dụng cụ thủy tinh vỡ nên thu gom riêng với các loại rác thải khác.

2. Lưu ý phòng chống độc hại trong phòng thí nghiệm hóa học

Đề phòng độc hại

Mỗi phòng thí nghiệm hóa học cần có phương tiện như: áo choàng, tay cao su, kính bảo hộ, quạt thông gió v.v..

Khi sử dụng hóa chất phải đọc kỹ nhãn hiệu, nắm vững ý nghĩa các nhãn hiệu biểu thị tính độc hại. Chú ý cách lấy hóa chất, cách ngửi hóa chất. Trong quá trình làm thí nghiệm có hơi độc thoát ra phải làm ở nơi thoáng gió hoặc trong tủ hốt.

Đề phòng nổ và cháy

Mỗi phòng thí nghiệm cần chuẩn bị đủ phương tiện phòng và chữa cháy: bình chữa cháy, cát, thùng chứa nước, bao tải, xô chậu v.v.. Cán bộ Phòng thí nghiệm cần nắm vững các nguyên tắc chữa cháy. Đặc biệt phải nắm vững nguyên tắc bảo quản, sử dụng hóa chất dễ gây nổ, gây cháy và các ký hiệu về nổ cháy ghi trên nhãn hiệu các lọ đựng hóa chất. Khi có hiện tượng nổ cháy xảy ra cần nhanh chóng xác định rõ nguyên nhân để đề ra biện pháp xử lý kịp thời và có hiệu quả.

 Trong trường hợp khi có tai nạn xảy ra tất cả các nhân viên đều phải nắm được một số các quy tắc đơn giản sơ cứu các nạn nhân trước khi chuyển đến các cơ sở y tế.

Sơ cứu các tai nạn do hóa chất gây ra

Trường hợp bị bỏng:

+ Vết bỏng do dung môi dễ cháy như benzen, axeton [C6H6, CH3COCH3 v.v….]. Dùng khăn vải, khăn tẩm nước chụp lên chỗ cháy trên người nạn nhân, sau đó dùng cát hoặc bao tải ướt dập đám cháy. Không dùng nước để rửa vết bỏng mà dùng gạc tẩm dung dịch thuốc tím [KMnO4 1%] hoặc axit picric H3BO3 2% đặt nhẹ lên vết thương bỏng.

+ Vết bỏng do kiềm đặc: Xút ăn da, potat ăn da [NaOH, KOH].

Dùng nước sạch để rửa vết thương nhiều lần, sau đó rửa bằng dung dịch axit axetic 5%. Nếu kiềm bắn vào mắt thì phải rửa bằng nước sạch nhiều lần sau dung dịch axit boric [H3BO3 2%]

+ Vết bỏng do axit đặc như axit sunfuric, nitric [H2SO4, HNO3…].

Trước tiên rửa bằng nước sạch nhiều lần, sau dùng dung dịch amoniac 5% hoặc dung dịch NaHCO3 10%, loại bỏ các phương tiện dính axit trên vùng bị bỏng [không nên dùng xà phòng để rửa vết thương]. Nếu axit rơi vào mắt thì nhanh chóng rửa kỹ nhiều lần bằng nước sạch, nước cất, nước đun sôi để nguội sau dùng dung dịch natri hydro cacbonat [NaHCO3] 3%.

+ Vết bỏng do phốt pho [P]

Trước tiên rửa vết bỏng bằng dung dịch đồng sunphat [CuSO4] 2%. Không dùng thuốc mỡ hoặc vazơlin… Tiếp theo dùng gạt tẩm dung dịch đồng sunphat 2% hoặc dung dịch thuốc tím [KMnO4] 3% đặt lên vết thương. Vết bỏng loại này lâu khỏi hơn với vết bỏng khác, cần tránh gây nhiễm trùng.

Trường hợp bị ngộ độc:

+ Ngộ độc do uống nhầm axit

Trước tiên cho nạn nhân uống nước đá, vỏ trứng nghiền nhỏ [1/2 thìa con trong cốc nước] và cho uống bột magie oxit [MgO] trộn với nước cho uống nước [29 gam trong 300 ml nước] và uống từ từ. Không dùng thuốc tẩy

+ Ngộ độc do hút phải kiềm [amoniac, xút ăn da…] sơ cứu nạn nhân bằng cách uống giấm loãng [axit axetic 2%] hoặc nước chanh. Không được uống thuốc tẩy.

+ Ngộ đốc do ăn phải hợp chất của thuỷ ngân, trước hết cần cho nạn nhân nôn ra rồi cho uống sữa có pha lòng trắng trứng. Sau đó cho nạn nhân uống than hoạt tính.

+ Ngộ độc do phốt pho trắng, trước hết cần làm cho nạn nhân nôn ra, rồi uống dung dịch đổng sunphat [CuSO4] 0,5 gam trong một lít nước và cho uống nước đá. Không được uống sữa, lòng trắng trứng, dầu mỡ vì các chất này hoà tan photpho.

+ Ngộ độc vì hỗn hợp chì, cho nạn nhân uống natri sunphat [Na2SO4] 10% hoặc magie sun phat [MgSO4] 10% trong nước ấm vì các chất này sẽ tạo thành kết tủa với chì. Sau đó uống sữa lòng trắng trứng và uống than hoạt tính.

+ Ngộ độc do hít phải khí độc như khí clo, brom..[Cl2, Br2 ] cần đưa nạn nhân ra chỗ thoáng, nới dây thắt lưng, cho thở không khí có một lượng nhỏ amniắc hoặc có thể dùng hỗn hợp cồn 900C với amoniac.

+ Ngộ độc do hít phải khí hiđro sunfua, các bon oxit… [H2S, CO], Cần đưa nạn nhân nằm ở chỗ thoáng, cho thở bằng oxi nguyên chất, làm hô hấp nhân tạo nếu cần thiết.

+ Ngộ độc do hít phải quá nhiều amoniac, cần cho nạn nhân hít hơi nước nóng, sau đó cho uống nước chanh hoặc giấm loãng.

Dập tắt đám cháy trong phòng thí nghiệm

  1. 1.Nước:
  • Nước có tác dụng thấm ướt, làm nguội, dập tắt lửa và đề phòng lửa lan rộng khi phun lên các vật liệu chưa kịp di chuyển ở gần chỗ cháy. Tốt nhất là sử dụng nước phun tia nhỏ với giọt nước có kích cỡ 0.3-0.8mm
  • Nước sử dụng có hiệu quả khi dập cháy các vật rắn thông thường: gỗ, giấy, than, cao su, vải và một số chất lỏng hòa tan trong nước [axit hữu cơ, axeton, rượu bậc thấp]

Không được sử dụng nước khi:

  • Không được sử dụng nước dập đám cháy nơi có các thiết bị đang có điện.
  • Không được sử dụng nước trong khu vực cháy có các chất phản ứng mạnh với nước.
  • Không được sử dụng nước dập tắt đám cháy  hydrocacbon và các chất lỏng không hòa tan trong nước mà có tỷ trọng nhẹ hơn nước. Các chất này sẽ nổi lên trên mặt nước và làm đám cháy lan rộng.
  • Không được sử dụng nước vì rất nguy hiểm khi cháy do dầu, các chất lỏng có nhiệt độ cao hoặc các chất rắn nóng chảy → sôi, nổ, sỏi bọt…
  • Nước có thể làm hư hỏng nhiều loại máy móc thiết bị.
  1. 1.Bình CO2:
  • CO2 được nén áp suất cao [thường là 60atm]. Khi CO2 lỏng bay hơi sẽ làm lạnh và bao phủ vùng cháy bởi dạng tuyết khô.
  • Ưu điểm: dễ sử dụng, nhất là trong các đám cháy nhỏ, CO2 không làm hư hỏng máy móc thiết bị, kể cả thiết bị đang có điện
  • Lượng CO2 trong bình được xác định bằng cách cân bình.

Không được sử dụng bình CO2 trong các trường hợp sau:

  • Cháy quần áo trên người [do tuyết CO2 lạnh sẽ làm hại phần da hở]
  • Cháy kim loại kiềm, magie, các chất cháy có khả năng tách oxy [peroxit, clorat, nitrat kali, permanganat,…], các chất lỏng cơ kim như nhôm ankyl [tuy nhiên khi kim loại kiềm và các chất cơ kim đang sử dụng trong dung môi hữu cơ cháy mà vẫn có thể sử dụng CO2]
  • CO2 ít hiệu quả khi dập lửa do các vật liệu mục nát cháy.
  1. 1.Vải Amian:
  • Chỉ dùng dập cháy ở diện tích nhỏ [

Chủ Đề