5 từ hàng đầu trong ngày năm 2022

Ngày chiến thắng
5 từ hàng đầu trong ngày năm 2022

Pháo hoa mừng chiến thắng ở điện Kremlin, Moskva, 9 tháng 5 năm 2005

Show
Tên chính thứctiếng Nga: День Победы, Den' Pobedy
Cử hành bởiArmenia, Azerbaijan, Belarus, Bosna và Hercegovina, Serbia, Gruzia, Đức, Israel, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Moldova, Montenegro, Nga, Tajikistan, Turkmenistan, Ukraina, Uzbekistan
Ngày9 tháng 5
5 từ hàng đầu trong ngày năm 2022
Quân đội Nga diễu binh tại Quảng trường Đỏ ngày 9 tháng 5 năm 2005

Ngày Chiến thắng (tiếng Nga: День Победы, chuyển tự La Tinh: Den Pobedy) được coi là ngày kỷ niệm chiến thắng hoàn toàn của các nước Đồng Minh chống phát xít (trong đó có Liên Xô) đối với Đức Quốc Xã. 22 giờ 43 phút ngày 8 tháng 5 năm 1945 theo giờ Berlin (tức 0 giờ 43 phút ngày 9 tháng 5 theo giờ Moskva), tại một trường quân sự cũ ở Karlshorst gần Berlin trước sự chứng kiến của đại diện các cường quốc đồng minh, các đại diện toàn quyền được uỷ nhiệm của nước Đức Quốc Xã ký vào biên bản xác nhận họ đầu hàng không điều kiện.[1] - Các nước đồng minh chống phát xít ở phương Tây cũng kỷ niệm trước đó một ngày. 2 giờ 41 phút ngày 7 tháng 5, (giờ GMT, tức 5 giờ 41 sáng ngày 7 tháng 5 theo giờ Moskva) tại Reims (Pháp), các đại diện quân đội Đức Quốc Xã đã ký biên bản xác nhận sự đầu hàng sơ bộ của quân đội Đức Quốc Xã tại mặt trận phía Tây và Bắc Ý. Kể từ năm 1946 trở đi, Liên Xô (cũ), các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu (cũ), các nước xã hội chủ nghĩa khác cũng như Liên Bang Nga và các nước trong Cộng đồng SNG hiện nay đều lấy ngày 9 tháng 5 làm ngày chiến thắng Phát xít Đức trong khi các nước Tây Âu và Hoa Kỳ lấy ngày 8 tháng 5 theo sự công bố chính thức của văn bản Reims.[2]

Tại Liên Xô (cũ) cũng như Liên Bang Nga và các nước trong Cộng đồng SNG hiện nay, Ngày Chiến thắng được coi là ngày quốc lễ và là ngày nghỉ. Trong ngày này, các lễ hội kỷ niệm được tổ chức tại Moskva, thủ đô các nước cộng hoà liên bang và nhiều thành phố lớn. Tại những năm kỷ niệm tròn 5 và tròn 10 (so với năm 1945), các lễ hội được tổ chức với quy mô lớn hơn, bao gồm các cuộc duyệt binh, diễu binh của quân đội và các cuộc diễu hành của quần chúng nhân dân. Theo truyền thống có từ ngày 9 tháng 5 năm 1947 và cho đến hiện nay, các lễ duyệt binh tại Moskva luôn được tổ chức tại Quảng trường Đỏ, lấy Lăng Lenin làm lễ đài và lấy Điện Kremlin, biểu tượng quyền lực chính trị của Liên Xô (trước đây) và nước Nga (hiện nay) làm hậu cảnh chính.[3]

Vì những lý do trên mà người Nga gọi ngày 8 tháng 5 là "Ngày Chiến thắng ở châu Âu" (День Победы в Европе) để phân biệt với ngày chiến thắng 9 tháng 5 của mình. Ngược lại Hoa Kỳ, Vương quốc Anh và các nước phương Tây gọi ngày 9 tháng 5 là "Ngày Chiến thắng (9 tháng 5)": Victory Day (9 May) để phân biệt với ngày 8 tháng 5 mà họ gọi là "Ngày Chiến thắng ở châu Âu" (Victory in Europe Day, viết tắt là V-E Day hay VE Day).[4]

Tại các nước Tây Âu, Anh và Hoa Kỳ, trong ngày 8 tháng 5 (cũng là ngày 9 tháng 5 theo múi giờ Moskva và một số nước Đông Âu), chính quyền, các hiệp hội cựu chiến binh, các tổ chức đấu tranh vì hoà bình và nhiều tổ chức chính trị, xã hội khác cũng tổ chức lễ kỷ niệm này nhưng với tính chất của một ngày hội nhiều hơn là lễ nghi. Đối với Hoa Kỳ, quân đội và nhân dân Hoa Kỳ cũng có một ngày chiến thắng khác của riêng mình với quy mô và mức độ không thua kém ngày 9 tháng 5; đó là ngày 2 tháng 9 năm 1945, trên Chiến hạm USS Missouri (BB-63) neo đậu trong vịnh Tokyo, các đại diện có thẩm quyền của Đế quốc Nhật Bản ký biên bản xác nhận sự đầu hàng vô điều kiện của họ trước đại diện toàn quyền các nước đồng minh chống phát xít.[5] Tên tiếng Anh của ngày này là Victory over Japan Day, viết tắt là V-J Day hay VJ Day. Người Triều Tiên, Uzbekistan, gọi đây là "ngày Giải phóng" (Chogukhaebang'ŭi nal hay Kwangbokchŏl). Còn người Nhật gọi là "ngày kỷ niệm kết thúc chiến tranh" (Chung chiến kỷ niệm nhật, 終戦記念日, Shūsen-kinenbi).

Trong một nghị quyết cuối năm 2004, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã gọi ngày này là Ngày Tưởng niệm và Hòa giải. Không chỉ với ý nghĩa là Ngày Chiến thắng, các ngày 8 và 9 tháng 5 còn được coi là Ngày Tưởng niệm và Ngày Hoà giải để tưởng nhớ các nạn nhân đã chết trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai và để thực hiện sự hoà giải giữa các dân tộc.

Diễn biến các sự kiện trong các ngày đầu tháng 5 năm 1945[sửa | sửa mã nguồn]

Tình hình mặt trận Xô-Đức[sửa | sửa mã nguồn]

5 từ hàng đầu trong ngày năm 2022
Trung úy William Robertson, quân đội Hoa Kỳ và Trung úy Aleksandr Sylvashko, Hồng quân Liên Xô gặp nhau tại Torgau. (Phía sau họ là tấm biển có dòng chữ "Đông Tây hội ngộ")

Lúc 10 giờ sáng 30 tháng 4 năm 1945, trong trận Berlin, các binh sĩ Hồng quân Liên Xô Aleksey Berestov, Mikhail Yegorov và Meliton Kantaria thuộc Trung đoàn bộ binh 150, Sư đoàn bộ binh 2 (Huân chương Kutuzov), thuộc Quân đoàn bộ binh 79, Tập đoàn quân xung kích 3, Phương diện quân Belorussia 1 đã cắm là cờ chiến thắng lên nóc tòa nhà Quốc hội Đức (Reichstag). Cũng trong ngày 30 tháng 4, Văn phòng đế chế (còn gọi là Toà nhà Đế chế) nằm trên đại lộ Friedrich Wilheim bị Hồng quân Liên Xô đánh chiếm. Ngày 2 tháng 5, đến lượt trụ sở cơ quan an ninh Đức Quốc Xã trên đường Unter den Lindel (Dưới rặng bồ đề) thất thủ. Mặc dù chiến sự ở khu vực Berlin cơ bản đã chấm dứt nhưng tại Tây Tiệp Khắc, phía Đông Nam nước Áo, tại bán đảo Kurlandia và một số đảo trên biển Baltic, quân Đức vẫn không chịu hạ vũ khí.[6]

Tại khu vực phía Tây Tiệp Khắc bao gồm cả thủ đô Praha, quân Đức vẫn kháng cự đặc biệt mạnh như chưa hề có chuyện Berlin thất thủ. Một số quân rất lớn của Cụm tập đoàn quân Trung tâm (Đức) mà nòng cốt là Tập đoàn quân xe tăng 6 SS dưới quyền chỉ huy của Thống chế Ferdinand Schörner vẫn dựa vào các vị trí xung quanh các dãy núi vùng Böheimkirchen và Moravia để tiếp tục chiến đấu. Theo mệnh lệnh trước đó của Adolf Hitler (lúc này đã tự sát), Tập đoàn quân xe tăng 6 SS phải giữ bằng được "Pháo đài Alpe" nằm trong vùng tam giác München - Insburg và Salsburg để Chính phủ Đức Quốc Xã và các cơ quan chỉ huy quân sự Đức Quốc Xã có thể rời đến làm việc ở đó trong trường hợp Berlin thất thủ. Hoạt động trên địa bàn này còn có Cụm tác chiến Áo của tướng Lothar Rendulic và Cụm tác chiến Đông Nam của tướng Alexander Löhr.[7] Điều này hoàn toàn phù hợp với một tài liệu của Bộ Tổng tham mưu Đức do tướng Alfred Jodl ký ngày 2 tháng 5 ra lệnh:

5 từ hàng đầu trong ngày năm 2022
Quân đội Anh và Quân đội Liên Xô gặp nhau trên bờ biển Baltic (Bắc Đức), ngày 3 tháng 5 năm 1945
Kể từ hôm nay, nguyên tắc chỉ đạo hoạt động chủ yếu của Bộ chỉ huy tối cao quân đội Đức Quốc Xã là cứu vãn binh lính Đức khỏi bị quân Nga bắt làm tù binh càng nhiều càng tốt và tiến hành đàm phán ngay với các nước phương Tây về việc ngừng bắn với họ càng sớm càng tốt.
— Alfred Jodl, [8]

Căn cứ mệnh lệnh này, quân Đức chỉ hạ vũ khí trên mặt trận phía Tây và mặt trận Ý trong khi vẫn liên tục phản kích vào sườn trái Phương diện quân Ukraina 1 và ngăn chặn Phương diện quân Ukraina 2 (Liên Xô) ở ngoại vi Brno. Ngày 3 tháng 5, Thống chế Albert Kesselring, tư lệnh Cụm tập đoàn quân Italia được sự uỷ nhiệm của đô đốc Karl Dönitz chấp nhận ngừng bắn ở Bắc Ý và yêu cầu liên quân Anh - Hoa Kỳ để cho quân Đức tại Ý được tự do rút sang mặt trận phía Đông để chống lại Hồng quân Liên Xô. Tuy nhiên, người Anh ngỏ ý rằng phía Đức nên chấp nhận một sự đầu hàng không điều kiện. Để sớm giải quyết dứt điểm kết cục của cuộc chiến, ngày 4 tháng 5, Tổng tư lệnh tối cao quân đội Liên Xô Stalin điện hỏi nguyên soái I.S. Koniev: "Ai sẽ chiếm Praha?". Ngày 5 tháng 5, Chiến dịch Praha được quân đội Liên Xô phát động, sử dụng các Phương diện quân Ukraina 1, 2 và 4 bao vây Cụm tập đoàn quân Trung tâm (Đức) đang hoạt động tại khu vực Tiệp Khắc và miền Đông nước Áo. Ngày 9 tháng 5, quân đội Liên Xô giải phóng Praha.[9]

Tình hình mặt trận phía Tây[sửa | sửa mã nguồn]

5 từ hàng đầu trong ngày năm 2022
Quân đội Hoa Kỳ và Hồng quân Liên Xô gặp nhau trên bờ sông Elbe ngày 26 tháng 4 năm 1945

Ngày 20 tháng 4 năm 1945, Tập đoàn quân bộ binh 7 và Tập đoàn quân xe tăng 1 (Hoa Kỳ) vượt sông Rhine sau khi tấn công liên tục 160 km trong 4 ngày và chiếm thành phố Nuremberg. Ngày 22 tháng 4, các quân đoàn bộ binh 15 và 21 thuộc tập đoàn quân 7 (Hoa Kỳ) tấn công đánh chiếm thành phố Stuttgart. Bên cánh trái, các tập đoàn quân 3 và 6 (Hoa Kỳ) và Tập đoàn quân 1 (Pháp) cũng tiến đến sông Danube ngày 24 tháng 4. Ngày 25 tháng 4, một đội tuần tiễu của sư đoàn bộ binh 69 (Hoa Kỳ) đã gặp kỵ binh Liên Xô tại làng Leckwitz. Ngày 26 tháng 4, tư lệnh sư đoàn bộ binh 69 (Hoa Kỳ), Thiếu tướng Emil F. Reinhardt đã có cuộc gặp với Thiếu tướng Vladimir Rusakov, tư lệnh sư đoàn bộ binh 58 (Liên Xô) tại thị trấn Torgau bên bờ sông Elbe-Mulde. Đây là lần đầu tiên, quân đội hai nước gặp nhau trên chiến trường sau khi đã đánh bại những đơn vị cuối cùng của Tập đoàn quân 12 (Đức).[10]

Ngày 30 tháng 4, các quân đoàn 15 và 21 của Tập đoàn quân 7 (Hoa Kỳ) đánh chiếm Munich và phát triển thêm 48 km về phía nam sông Danube, trong khi các lực lượng phái đi trước của Quân đoàn 6 đã đột nhập địa phận nước Áo hai ngày trước đó. Ngày 4 tháng 5, các quân đoàn bộ binh 3, 5 và 12 đã phát triển đến gần biên giới Áo - Tiệp Khắc. Ở phía Nam, Quân đoàn bộ binh 6 đã bắt liên lạc được với các đơn vị Hoa Kỳ và Anh trên biên giới Áo - Ý nối liền mặt trận Tây Âu và mặt trận Địa Trung Hải. Cũng trong ngày 4 tháng 5, Quân đoàn 5 đánh chiếm căn cứ Salzburg, nằm trong tam giác chiến lược của "pháo đài Alpe", nơi bộ máy chiến tranh đầu não của quân đội Đức Quốc xã định rút về đây. Quân đoàn 15 cũng đánh chiếm thành phố Berchtesgaden, nơi được Hitler chọn làm sở chỉ huy dự bị của mình trong trường hợp Berlin thất thủ. Các con đường đi đến Alpe đã bị quân đội Hoa Kỳ phong toả, làm tiêu tan nốt ảo vọng cuối cùng của quân đội Đức Quốc xã về việc thiết lập căn cứ chỉ huy dự bị tại đây để tiếp tục cuộc chiến. Số phận của nước Đức Quốc xã trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai ở châu Âu chỉ còn có thể tính từng ngày.[11]

Những thoả thuận của các nước đồng minh trước ngày 8 tháng 5 về việc đầu hàng vô điều kiện của Đức Quốc Xã[sửa | sửa mã nguồn]

5 từ hàng đầu trong ngày năm 2022
Tờ báo tiếng Đức Feldpost ra tháng 2 năm 1945 đăng tin ảnh về Hội nghị Yalta và tình hình mặt trận phía Đông

Từ ngày 2 đến ngày 4 tháng 5 năm 1945, tại Tổng hành dinh mới của nước Đức Quốc Xã đóng ở Hamburg đã diễn ra hội nghị Ban chỉ đạo chiến tranh tối cao của nước Đức Quốc Xã dưới sự chủ trì của Đại đô đốc Karl Dönitz. Dự họp còn có Thống chế Wilhelm Keitel, Tổng tư lệnh lục quân Đức, Đại tướng Alfred Jodl, Phó tổng tham mưu trưởng lục quân Đức và một số tướng lĩnh Đức khác. Mở đầu cuộc họp, Karl Dönitz đặt vấn đề sẽ đầu hàng quân đội Hoa Kỳ, quân đội Anh và tiếp tục chiến đấu chống lại Hồng quân Liên Xô. Tất cả các tướng lĩnh Đức dự họp đều tán thành chủ trương này. Kết quả của hội nghị đó là ngày 5 tháng 5 năm 1945. Bộ chỉ huy tối cao quân đội Đức Quốc Xã đã kết thúc các cuộc đàm phán trên mặt trận phía Tây về việc quân Đức sẽ đình chiến tại nhiều mặt trận. Thiếu tướng I.A. Susloparov, đại diện Bộ Tổng tư lệnh Hồng quân Liên Xô tại Tổng hành dinh của Thống tướng Eisenhower đã báo cáo toàn bộ các diễn biến mà ông ta biết được về các cuộc gặp riêng giữa Chánh đô đốc Hans-Georg von Friedeburg và Thống tướng Eisenhower về Moskva. Thực ra thì không chỉ đến ngày 7 tháng 5 mà từ trước đó nhiều ngày, đô đốc von Friedeburg, đặc phái viên của Karl Dönitz dã có mặt tại Tổng hành dinh của tướng Eisenhower để thăm dò khả năng "đầu hàng một phía" của Đế chế thứ ba.

Theo một thoả ước được xác định bằng một văn bản ghi nhớ tại Hội nghị họp từ ngày 4 đến ngày 11 tháng 2 năm 1945 tại Cung điện Livadia gần thành phố Yalta, miền nam Ukraina thì:

Vì tính nhân đạo của công cuộc chiến đấu chống các thế lực phát xít và để giảm thiểu đến mức thấp nhất có thể đạt được những tổn thất đối với quân đội các nước tham gia chống phát xít; tư lệnh quân đội các nước đồng minh chống phát xít được quyền tiếp nhận bất kỳ sự đầu hàng nào của chỉ huy các đơn vị quân đội Đức Quốc xã tại khu vực mặt trận do mình phụ trách mà chỉ cần thông báo cho nước đồng minh có liên quan biết về sự đầu hàng đó.
— Văn bản Hội nghị Yalta, [12]

Mặc dù đang trong cơn bĩ cực nhưng bộ máy tình báo Đức Quốc Xã vẫn hoạt động bình thường và không chỉ đô đốc Karl Dönitz mà nhiều tướng lĩnh cao cấp khác của nước Đức Quốc Xã cũng nắm được như ý tưởng cơ bản của thoả thuận Yalta. Chính những điều đó đã giúp cho các tướng lĩnh Đức Quốc Xã còn đang lãnh nhiệm sau ngày 30 tháng 4 năm 1945 nhìn ra một kẽ hở cho các cuộc đàm phán riêng rẽ với phía Liên Xô và phía Hoa Kỳ - Anh về việc đầu hàng của nước Đức Quốc Xã. Nếu như ngày 1 tháng 5, ở Berlin, Thượng tướng Bộ binh Hans Krebs thất bại trong cuộc đàm phán với Thượng tướng I.D. Sokolovsky của Hồng quân Liên Xô về vấn đề ngừng bắn thì ngày 5 tháng 5 tại Reims, tướng Alfred Jodl lại đạt được thảo thuận về việc đầu hàng của quân đội Đức Quốc Xã tại mặt trận phía Tây. Khi hiểu ra điều này, tướng S.M. Shtemenko, khi đó là Phó tổng tham mưu trưởng Hồng quân Liên Xô đã nhận xét:

Té ra, đầu hàng không điều kiện vẫn có thể kiếm lời về chính trị được.
— S. M. Stemenko, [13]

Đức Quốc Xã đầu hàng[sửa | sửa mã nguồn]

Văn bản đầu hàng sơ bộ tại Reims[sửa | sửa mã nguồn]

5 từ hàng đầu trong ngày năm 2022
Văn kiện đầu hàng ký kết ngày 7 tháng 5 năm 1945 tại Reims

Ngày 5 tháng 5 năm 1945, theo sự giới thiệu của đô đốc von Friedeburg, tướng Alfred Jodl, Phó tổng tham mưu trưởng lục quân Đức Quốc Xã phụ trách các vấn đề tác chiến đã đến tổng hành dinh của tướng Eisenhower, Tổng tư lệnh liên quân đồng minh Anh - Hoa Kỳ tại Reims (Pháp). Tại đây, tướng Eisenhower đã yêu cầu Alfred Jodl trình giấy uỷ nhiệm về việc ký kết văn bản đầu hàng không điều kiện. Vì không có giấy uỷ nhiệm theo yêu cầu của phía Hoa Kỳ, tướng Alfred Jodl trả lời rằng ông ta chỉ được uỷ quyền ký kết văn bản ngừng bắn để có thể điều động các đơn vị đang chiến đấu chống liên quân Anh - Hoa Kỳ sang mặt trận phía Đông để chống lại Hồng quân Liên Xô. Tướng Alfred Jodl tuyên bố rằng chủ trương của chính phủ Karl Dönitz như chính vị đô đốc này đã trình bày tại cuộc họp ngày 4 tháng 5 năm 1945:

Cần phải giữ gìn cho dân tộc Đức và giúp đỡ cho càng nhiều người Đức càng tốt thoát khỏi chủ nghĩa Bolshevik
— Karl Dönitz, [14]
Tướng Alfred Jodl ký văn bản đầu hàng sơ bộ tại Reims

Trong cuộc đàm phán, tướng Alfred Jodl còn cho biết thêm: vì các tập đoàn quân của thống chế Ferdinand Schörner và các tướng Lothar Rendulic, Alexander Löhr đang chiến đấu tại mặt trận phía Đông chống lại Hồng quân Liên Xô cho nên họ sẽ không chịu sự ràng buộc của lệnh đầu hàng do Bộ Tổng tư lệnh quân đội Đức Quốc Xã ký với các đồng minh Anh và Hoa Kỳ tại mặt trận phía Tây. Tướng Eisenhower bác bỏ đề nghị của tướng Alfred Jodl chỉ vì một lẽ hiển nhiên, trong tay ông này không có một chứng cứ về sự uỷ quyền nào để ký kết một văn kiện vượt quá thẩm quyền của một Phó tổng tham mưu trưởng lục quân. Việc xin giấy uỷ nhiệm của đô đốc Karl Dönitz diễn ra rất khẩn trương và ngày 6 tháng 5 năm 1945, Alfred Jodl đã quay lại Reims sau 8 giờ với một uỷ nhiệm thư đủ thủ tục pháp lý trong tay.[15]

Gần nửa đêm ngày 6 tháng 5, viên sĩ quan tuỳ tùng của tướng Eisenhower đến phòng làm việc của tướng Susloparov - trưởng phái đoàn quân sự Liên Xô bên cạnh Bộ Tổng tư lệnh Liên quân - trao thiếp mời của Bộ Tổng tư lệnh liên quân Hoa Kỳ - Anh về việc tham gia ký kết văn bản đầu hàng của quân đội Đức Quốc Xã. Tại Tổng hành dinh liên quân, tướng Susloparov đã đọc kỹ toàn bộ văn bản đầu hàng do các sĩ quan tham mưu của Bộ Tổng tư lệnh liên quân soạn thảo bằng tiếng Anh và tiếng Đức. Khi được tướng Eisenhower hỏi: Thưa tướng quân, ngài có ý kiến gì về việc này?; tướng Susloparov trả lời:

Tôi thấy các thành viên của khối liên minh chống Hitler đã cùng cam kết với nhau rằng phải tiến hành sự đầu hàng cùng lúc của quân đội Đức Quốc Xã trên tất cả các mặt trận. Vì vậy, tốt hơn hết là chúng ta cùng ký kết nó nhưng văn bản này lại không đề cập đến sự đầu hàng của quân Đức trên mặt trận phía Đông?
— I. A. Susloparov, [15]
5 từ hàng đầu trong ngày năm 2022
Đại diện quân đội các nước đồng minh sau Lễ ký kết văn bản đầu hàng sơ bộ tại Reims (từ trái sang phải): Tướng Susloparov (Liên Xô), tướng Morgan (Anh), tướng Smith (Hoa Kỳ), một nhân viên phiên dịch, Thống tướng Eisenhower (Hoa Kỳ), Thống tướng Tedder (Không lực Hoàng gia Anh)

Ban đầu người Đức chỉ chấp nhận đầu hàng các nước phương Tây thuộc phe Đồng minh. Tuy nhiên, sau nửa ngày được phía Hoa Kỳ và Anh thuyết phục, họ đã đồng ý chấp nhận đầu hàng toàn bộ các thành viên thuộc phe Đồng Minh. Thống tướng Eisenhower cũng chính thức thông báo cho phái đoàn quân sự Liên Xô rằng Liên quân đã yêu cầu tướng Alfred Jodl phải chấp nhận việc nước Đức Quốc Xã phải đầu hàng hoàn toàn chứ không phải một sự đầu hàng nào khác. Ông cũng đề nghị tướng Susloparov thông báo ngay cho Moskva biết tiến trình sự kiện để Moskva tán thành và tướng Susloparov có thể thay mặt chính phủ Liên Xô ký vào văn bản này. Thời gian biểu cuối cùng để ký văn bản dự kiến vào 2 giờ 30 phút ngày 7 tháng 5 năm 1945 tại Phòng tác chiến của Bộ tổng tham mưu Liên quân Hoa Kỳ - Anh ở mặt trận Tây Âu. Một trong những điều khoản quan trọng nhất mà văn bản này quy định là Bộ Tổng tư lệnh quân đội Đức Quốc Xã có trách nhiệm ra lệnh đình chỉ chiến sự trên tất cả các mặt trận vào 0 giờ 01 phút ngày 9 tháng 5 năm 1945 (theo giờ Moskva) tức 2 giờ 01 phút cùng ngày (theo giờ Trung Âu).[15] Tướng Susloparov thấy đây là điều có thể chấp nhận được. Vì chưa được sự uỷ quyền chính thức, lúc 11 giờ 30 phút, tướng Susloparov cho mã hoá toàn bộ văn bản và gửi bằng vô tuyến điện về Moskva kèm theo đề nghị được trao thẩm quyền ký kết văn kiện đầu hàng của quân đội Đức Quốc xã theo lời khuyên của tướng Eisenhower.[16]

Việc ký kết này khiến Susloparov rất băn khoăn, rõ ràng ông không lường được trường hợp này và trước đó cũng chưa nhận được chỉ thị gì từ Moskva. Lúc 2 giờ 35 phút sáng ngày 7 tháng 5, giờ ấn định ký kết đã qua hơn 5 phút, các tướng lĩnh đại diện các cường quốc Anh, Hoa Kỳ, Pháp và cả tướng Susloparov đều nóng lòng chờ đợi câu trả lời từ Moskva nhưng vẫn không thấy hồi âm. Cuối cùng, thấy không thể trùng trình được nữa, lúc 2 giờ 41 phút ngày 7 tháng 5, tướng Susloparov quyết định ký vào văn bản. Ông hiểu rằng nếu ông cương quyết không ký, rất có khả năng biên bản đầu hàng sẽ được ký mà không có sự tham gia của Liên Xô. Để bảo đảm cho Chính phủ Liên Xô có khả năng ảnh hưởng trở lại đối với tiến trình đầu hàng của nước Đức Quốc Xã khi cần thiết, ông ghi chú vào tờ số 1 của văn kiện:

Biên bản về việc chấm dứt chiến sự này không loại trừ sau này có thể ký kết một văn kiện hoàn hảo hơn ghi nhận sự đầu hàng của nước Đức Quốc Xã nếu một trong các nước đồng minh có yêu cầu

Biên bản đầu hàng sơ bộ được ký kết tại Reims vào ngày 7 tháng 5 năm 1945, có hiệu lực vào 23 giờ 1 phút ngày 8 tháng 5 tính theo giờ Trung Âu. Thống tướng Eisenhower nâng cốc chúc mừng tướng Susloparov sau khi ông này gửi báo cáo về Moskva thì lúc 2 giờ 50 phút, Moskva có điện trả lời: Không được ký kết một văn kiện nào hết.[17]

Văn bản đầu hàng toàn bộ tại Berlin[sửa | sửa mã nguồn]

5 từ hàng đầu trong ngày năm 2022
Hình ảnh lá cờ chiến thắng của Trung đoàn bộ binh 150, Sư đoàn bộ binh 79 (Huân chương Kutuzov hạng nhì), thuộc Phương diện quân Belorrusia 1 (Liên Xô) đã được cắm trên nóc nhà Quốc hội Đức ngày 30 tháng 4 năm 1945

Lúc 8 giờ sáng ngày 7 tháng 5, tướng Deel, trưởng phái đoàn quân sự Hoa Kỳ tại Moskva trao cho Chính phủ Liên Xô một giác thư có đoạn viết:

Trưa hôm nay, tôi nhận được thông điệp khẩn của Tổng thống Hoa Kỳ đề nghị Nguyên soái Stalin đồng ý tuyên bố về việc đầu hàng của nước Đức Quốc Xã vào hồi 19 giờ ngày hôm nay, theo giờ Moskva. Qua Bộ dân uỷ ngoại giao, chúng tôi được biết rằng không thể làm như vậy vì Chính phủ Liên Xô chưa được các đại diện của mình hiện đang công tác tại Bộ tham mưu của Thống tướng Eisenhower báo cáo về sự đầu hàng của Đức. Tôi đã báo cáo lại tình hình cho Tổng thống Harry S. Truman và được Tổng thống đồng ý rằng sẽ chưa công bố chính thức trước 9 giờ sáng ngày 8 tháng 5 (theo giờ Washington) tức 16 giờ (theo giờ Moskva) nếu Nguyên soái Stalin chưa tỏ ra đồng ý về thời hạn sớm đó.
— -, [18]

Rõ ràng là Moskva không hài lòng với việc ký một văn bản đầu hàng của nước Đức Quốc Xã nhưng họ không phải là người tham gia chính thức với một sĩ quan cấp thiếu tướng và lại không có sự uỷ quyền ký kết. Stalin cho rằng việc ký kết phải có đầy đủ đại diện có thẩm quyền của các nước đồng minh chống phát xít chủ chốt tham gia và phải diễn ra trên đất nước của kẻ gây ra chiến tranh chứ không thể diễn ra ở nơi khác. Đại tướng A.I. Antonov ủng hộ ý kiến này và nhận xét:

Lãnh tụ Liên Xô Stalin cũng tỏ ra không hài lòng trước các sự kiện trên. Ông cho rằng buổi ký kết văn kiện đầu hàng của Đức phải diễn ra tại Berlin dưới sự phê chuẩn của đại diện phái đoàn Liên Xô; còn biên bản đầu hàng tại Reims chỉ là biên bản sơ bộ. Trong hồi ký Nhớ lại và suy nghĩ của mình, Nguyên soái G.K. Zhukov đã ghi lại ý kiến của Stalin như sau:

Hôm nay, tại Reims, người Đức đã ký kết biên bản sơ bộ về việc đầu hàng vô điều kiện. Tuy nhiên, gánh nặng chiến tranh chủ yếu chống phát xít Đức lại đè lên vai nhân dân Liên Xô chứ không phải các nước Đồng minh. Vì vậy, buổi lễ ký kết văn kiện đầu hàng phải diễn ra dưới sự chứng kiến của tất cả các quốc gia thuộc liên minh chống Hitler chứ không phải chỉ dưới sự chứng kiến của Bộ Tổng tư lệnh Tối cao của các nước Đồng Minh phương Tây. Thêm nữa, tôi không đồng tình về việc ký kết văn kiện đầu hàng không diễn ra tại Berlin - trung tâm của chế độ phát xít Đức. Chúng ta đã đồng ý với các nước Đồng Minh phương Tây về việc xem văn kiện ký kết tại Reims chỉ là một biên bản đầu hàng sơ bộ. Ngày mai, đại diện của Bộ Tổng chỉ huy quân đội Đức Quốc Xã và đại diện của Bộ Tổng tư lệnh các nước Đồng minh sẽ đến Berlin để ký kết văn bản chính thức. Đồng chí được cử làm đại diện toàn quyền cho Bộ Tổng tư lệnh quân đội Liên Xô. A.Ya. Vysinsky, V.D. Sokolovsky và K.F. Teleghin sẽ làm trợ lý cho đồng chí
— I. V. Stalin, [20]
5 từ hàng đầu trong ngày năm 2022
Nguyên soái Zhukov đọc văn kiện đầu hàng của Đức Quốc Xã. Ngồi bên cạnh ông là Thống tướng Không lực Hoàng gia Anh Arthur William Tedder.

Ngay trước buổi trưa ngày 7 tháng 5, Đại tướng A.I. Antonov, Tổng tham mưu trưởng quân đội Liên Xô đã chuyển cho các phái đoàn quân sự Hoa Kỳ, Anh và Pháp tại Moskva một giác thư đề nghị các nước đồng minh thống nhất coi văn bản được ký kết tại Reims chỉ là văn bản sơ bộ và ngày 8 tháng 5, các nước đồng minh sẽ cử các đại diện cao cấp có thẩm quyền đến Berlin để ký một định ước cuối cùng về sự đầu hàng của quân đội Đức Quốc Xã, có sự tham gia của cấp chỉ huy cao cấp nhất của quân đội Đức. Chính phủ các nước Hoa Kỳ, Anh và Pháp chấp thuận đề nghị này.[21]

Ngày 7 tháng 5, các sĩ quan chính trị thuộc Bộ tham mưu Phương diện quân Belorussia 1 đã tìm được một ngôi nhà còn nguyên vẹn trong một trường quân sự tại Karls Horster, ngoại ô Berlin để dùng làm nơi ký kết văn kiện đầu hàng chính thức của nước Đức Quốc Xã. Ngày 8 tháng 5, Thống tướng Dwight D. Eisenhower cử ba cấp phó của mình là Thống tướng Không quân Hoàng gia Anh Arthur Tedder, tướng Carl A. Spaatz tư lệnh các lực lượng không quân chiến lược Hoa Kỳ ở châu Âu và Thống chế Pháp Jean de Lattre de Tassigny đến ký kết văn bản đầu hàng chính thức. Họ đi Berlin trên một chuyên cơ, đem theo 10 sĩ quan tuỳ tùng, 11 nhà báo và phóng viên nhiếp ảnh. Trên chuyên cơ này cũng chở theo thống chế Wilhelm Keitel, Tổng tư lệnh lục quân Đức, đô đốc Hans-Georg von Friedeburg, tướng Hans-Jürgen Stumpff và ba sĩ quan tuỳ tùng người Đức đến Berlin để ký định ước đầu hàng không điều kiện.[22]

5 từ hàng đầu trong ngày năm 2022
Thống chế Wilhelm Keitel đại diện cho phía Đức Quốc Xã ký kết văn kiện đầu hàng không điều kiện.

22 giờ ngày 8 tháng 5 (0 giờ ngày 9 tháng 5 theo giờ Moskva), các đoàn đại biểu quân sự của bốn nước đồng minh vào phòng họp. Phía Liên Xô có Nguyên soái G. K. Zhukov, Đại tướng V. D. Sokolovsky, Trung tướng K.F. Teleghin và nhà ngoại giao A.Ya. Vysinsky. Đoàn đại biểu quân đội Hoàng gia Anh do Thống chế Không quân Arthur Tedder đứng đầu, đoàn đại biểu Quân đội Hoa Kỳ do Đại tướng Carl A. Spaatz đứng đầu. Đại diện cho quân đội Pháp là Thống chế Jean de Lattre de Tassigny. Zhukov đọc lời khai mạc ngắn gọn và cho gọi các đại diện Đức vào phòng họp với thủ tục đầu tiên là kiểm tra giấy uỷ nhiệm của Chính phủ Đức. Thay mặt nước Đức Quốc Xã, Thống chế Keitel ký vào định ước xác nhận đầu hàng không điều kiện của nước Đức Quốc Xã được làm bằng ba thứ tiếng Anh, Đức và Nga được làm thành năm bản. Sau đó, lần lượt đại diện các đoàn Hoa Kỳ, Anh, Pháp và Liên Xô đều ký vào văn bản định ước. Việc ký kết nhanh chóng hoàn thành lúc 22 giờ 43 phút.[23] Lúc đó ở Moskva - vì khác biệt về múi giờ - đã là 0 giờ 43 phút ngày 9 tháng 5. Ngay sau lễ ký kết định ước, đoàn đại biểu quân sự Liên Xô đã mở tiệc chiêu đãi các đoàn đại biểu đồng minh. Tại buổi tiệc, các tướng lĩnh Hoa Kỳ, Anh, Pháp và Liên Xô đều bày tỏ lòng mong muốn củng cố và giữ vững mãi mãi các mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các nước trong khối Đồng minh chống phát xít.[24]

Ngay sau lễ ký kết, nhà ngoại giao Vysinsky đã thông báo cho thiếu tướng Susloparov, người cũng có mặt trong lễ ký kết rằng Stalin thấy không có gì đáng phàn nàn về những công việc mà Susloparov tiến hành tại Reims ngày 7 tháng 5 năm 1945.[25]

Việc ban bố văn kiện đầu hàng của nước Đức Quốc Xã và thiết lập quyền kiểm soát của Đồng minh[sửa | sửa mã nguồn]

Tuyên bố của Chính phủ Liên Xô về việc nước Đức Quốc Xã đầu hàng không điều kiện do phát thanh viên Levitan đọc trên Đài phát thanh Moskva

Nếu như về mặt ngoại giao, Chính phủ Liên Xô cương quyết đòi tổ chức một lễ ký kết tại Berlin thì trong việc triển khai ban bố văn kiện đầu hàng của nước Đức Quốc Xã, họ tỏ ra mềm dẻo và linh hoạt. Không chờ lễ ký kết ở Berlin hoàn tất, Bộ Tổng tư lệnh quân đội Liên Xô đã đồng ý phối hợp với Bộ Tổng tư lệnh Liên quân Đồng minh triển khai ngay việc thông tin về sự kiện nước Đức Quốc Xã đầu hàng trên khắp các mặt trận. Lúc 22 giờ 35 phút ngày 7 tháng 5, tướng Eisenhower đề nghị mở một hành lang trên không phận châu Âu từ thành phố Flensburg, nơi đóng trụ sở tạm thời của Tổng hành dinh bộ chỉ huy tối cao quân đội Đức đến bán đảo Kurlandia, Latvia để cho một máy bay Đức mang mệnh lệnh đầu hàng đến cho Tập đoàn quân 18 (Đức) vẫn còn bị vây tại đây; phía Liên Xô đã đáp ứng yêu cầu này. Bản mệnh lệnh đầu hàng được các sĩ quan tham mưu Đức cùng các sĩ quan Anh và Hoa Kỳ đi theo giám sát có đính kèm theo bản khổ lớn chụp ảnh văn kiện đầu hàng sơ bộ của nước Đức tại Reims. Cùng ngày hôm đó, quân Đức tại Đan Mạch, Na Uy, Phần Lan, Hy Lạp và Nam Tư cũng nhận được các văn kiện về việc đầu hàng thông qua các chuyến bay phối hợp của Không quân Liên Xô, Không lực Hoa Kỳ, Không lực Hoàng gia Anh và họ nhanh chóng thực hiện mệnh lệnh đầu hàng.[26]

5 từ hàng đầu trong ngày năm 2022
Ngôi nhà đã diễn ra lễ ký kết bản định ước xác nhận sự đầu hàng không điều kiện của nước Đức Quốc Xã ngày 9 tháng 5 năm 1945 tại Karlshoster nay được dùng làm bảo tàng Đức-Nga

Đối với những lực lượng cơ bản của Cụm tập đoàn quân trung tâm (Đức) do Thống chế Ferdinand Schörner và Cụm tác chiến Áo do tướng Lothar Rendulic chỉ huy thì việc đầu hàng diễn ra không đơn giản. Ngày 4 tháng 5, tại Praha nổ ra cuộc khởi nghĩa của những người yêu nước Tiệp Khắc chống phát xít. Viện cớ những người khởi nghĩa tập kích quân Đức, cắt đường dây điện thoại và được sự dung túng của đô đốc Karl Dönitz, người đang lãnh trách nhiệm đứng đầu Chính phủ Đức, thống chế Ferdinand Schörner nói rằng ông ta không nhận được một văn bản nào cả. Ngày 7 tháng 5, một tốp sĩ quan liên lạc của Liên Xô được những người khởi nghĩa dẫn đường đến Plezen mang theo văn kiện đầu hàng đã bị các nhóm biệt kích của Tập đoàn quân xe tăng 6 SS bắt và thủ tiêu. Phía Liên Xô chỉ biết được việc này sau ngày 9 tháng 5 khi nhận được lời khai của một lính Nga trong quân đoàn "Nước Nga tự do" của A.A. Vlasov bị bắt làm tù binh. Ngày 8 tháng 5, thông qua Đài phát thanh Praha do quân khởi nghĩa chiếm giữ, các văn kiện đầu hàng được công bố rõ ràng nhưng thống chế Ferdinand Schörner vẫn làm như không biết gì và tiếp tục thực hiện các hoạt động chiến đấu, mở một hàng lang hẹp qua Plezen để rút quân sang tuyến kiểm soát của quân đội Hoa Kỳ. Thậm chí đến tận ngày 10 tháng 5, hơn 1.000 quân SS tại Traslav vẫn tiếp tục kháng cự lại Quân đoàn cơ giới cận vệ 2 (thuộc Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 6 của tướng A.G. Kravchenko) cho đến khi bị tiêu diệt hoàn toàn vào cuối ngày.[27]

Rõ ràng là chính phủ Karl Dönitz đã không thể kiểm soát được tình hình và bắt đầu dung túng cho những hành động phá hoại hoà bình, đi ngược lại lời tuyên bố đầu hàng không điều kiện đã được chính họ xác nhận tại Reims ngày 7 tháng 5 và Berlin ngày 8 tháng 5. Ngày 16 tháng 5, cựu thủ tướng Anh Winston Churchill tuyên bố với tờ Thời báo (Anh) rằng Hoa Kỳ và Anh không có ý định đảm nhận việc cai trị nước Đức.[28] Ngày 17 tháng 5 năm 1945, phái đoàn Liên Xô do nguyên soái Zhukov chỉ huy bắt đầu đến làm việc tại Hội đồng kiểm soát nước Đức của các nước Đồng minh tại Flensburg. Tại đây, các đại biểu Liên Xô đã đưa ra những bằng chứng về việc chính phủ Karl Dönitz không kiểm soát được tình hình và các bằng chứng về phần lớn các thành viên trong chính phủ này đều là tội phạm chiến tranh. Nói cách khác, đó vẫn là chính phủ Quốc xã mà không có Đảng Quốc xã và Hitler. Nhiều bằng chứng khác về việc các thành viên trong chính phủ Karl Dönitz vẫn ngầm cung cấp vũ khí cho các phần tử SS còn chưa bị bắt giữ chống lại các lực lượng đồng minh đã được đưa ra.[29] Trước những bằng chứng không thể chối cãi, ngày 23 tháng 5 năm 1945, Hội đồng kiểm soát nước Đức của các nước Đồng minh ra nghị quyết về việc giải tán và bắt giữ chính phủ Karl Dönitz như những tội phạm chiến tranh. Sự kiện này đã mở đường cho một hội nghị toàn thể của Hội đồng kiểm soát nước Đức của các nước Đồng minh họp tại Berlin ngày 5 tháng 6 năm 1945. Hội nghị đã ra bản tuyên bố chung về sự bại trận của nước Đức và thiết lập sự kiểm soát của bốn nước đồng minh Hoa Kỳ, Liên Xô, Anh và Pháp tại nước Đức. Tuyên bố nêu rõ:

Kể từ ngày 5 tháng 6 năm 1945, bốn cường quốc Đồng minh đảm nhận quyền lực tối cao ở nước Đức, kể cả các quyền lực của chính phủ Đức, của Bộ chỉ huy tối cao Đức và mọi cấp chính quyền từ trung ương đến cấp vùng, các thành phố, thị xã và địa phương
— Tuyên bố của bốn nước Đồng minh ngày 5 tháng 6 năm 1945, [30]

Cùng ngày, bốn cường quốc đồng minh đã ký các hiệp nghị về việc phân chia vùng chiếm đóng của các nước Đồng minh tại nước Đức và cơ chế kiểm soát chống việc tái vũ trang nước Đức. Hiệp nghị thứ nhất quy định chia nước Đức thành bốn vùng kiểm soát do bốn nước Đồng minh Hoa Kỳ, Anh, Pháp và Liên Xô uỷ trị. Riêng thủ đô Berlin chia làm bốn phần do bốn nước Đồng minh thay nhau chỉ huy các lực lượng kiểm soát liên hợp. Hiệp nghị thứ hai quy định trong thời kỳ nước Đức có trách nhiệm thực hiện những yêu cầu cơ bản của việc đầu hàng không diều kiện, quyền lực tối cao sẽ do bốn Bộ tư lệnh của bốn nước đồng minh đảm nhiệm trong từng vùng đóng quân của mình, phù hợp với những chỉ thị của các chính phủ hữu quan, phối hợp với nhau trong giải quyết những vấn đề tổng thể của nước Đức. Bốn vị tư lệnh đồng minh sẽ là thành viên ngang quyền trong một Hội đồng kiểm soát làm việc theo chế độ đồng thuận.[29]

Như vậy, phải đến gần một tháng sau Ngày Chiến thắng, tình hình nước Đức mới thực sự được kiểm soát và Chiến thắng ngày 9 tháng 5 mới được bảo đảm một cách cơ bản.

Kỷ niệm ngày chiến thắng Phát xít Đức ở Liên Xô trước đây và các nước SNG hiện nay[sửa | sửa mã nguồn]

Tại Moskva và Nga[sửa | sửa mã nguồn]

Phim tư liệu về Lễ kỷ niệm chiến thắng ngày 24 tháng 6 năm 1945 được tổ chức tại Quảng trường Đỏ, Moskva

Đêm mùng 8 rạng ngày 9 tháng 5 năm 1945, ở các thành phố lớn của tất cả các nước cộng hoà trong Liên bang Xô viết và nhiều vùng nông thôn cho đến những nơi đóng quân của quân đội Liên Xô tại Đông Âu, tại Viễn Đông, người Liên Xô hầu như không ngủ. Cũng giống như ngày 22 tháng 6 năm 1941, họ tụ tập quanh các loa phóng thanh công cộng chờ nghe tuyến bố của Chính phủ Liên Xô. Đúng 1 giờ 45 phút, Yu. B. Levitan, phát thanh viên nổi tiếng của Đài phát thanh Moskva, từng bị Joseph Goebbels thề độc rằng ông sẽ bị treo cổ trước tiên nếu quân Đức chiếm được Moskva, đã trực tiếp đọc tại phòng bá âm của Đài phát thanh Moskva bản nhật lệnh đặc biệt của Bộ Tổng tư lệnh tối cao quân đội Liên Xô và tuyên bố đặc biệt của Chính phủ Liên Xô về việc nước Đức Quốc xã đã ký văn kiện xác nhận sự đầu hàng không điều kiện; và cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại của nhân dân Liên Xô đã thành công. Để tránh sự nhầm lẫn, các văn bản này được đọc hai lần; đồng thời được Cục Thông tin Liên Xô phát đi bằng điện báo trên toàn thế giới.[29] Lúc 2 giờ 00 phút, Moskva chào mừng Ngày Chiến thắng bằng màn pháo hoa cấp đặc biệt, màn pháo hoa lớn nhất để mừng chiến thắng kể từ ngày 5 tháng 8 năm 1943 khi lần đầu tiên, nghi thức này được thực hiện bởi một sắc lệnh của Stalin. Từ 2 giờ đến 2 giờ 45 phút ngày 9 tháng 5, bầu trời Moskva được chiếu sáng bởi hàng vạn quả pháo hoa được bắn từ 1.000 khẩu đại bác, mỗi khẩu bắn 30 loạt đạn.[31]

5 từ hàng đầu trong ngày năm 2022
Đêm pháo hoa mừng Ngày chiến thắng tại thủ đô Moskva, 9 tháng 5 năm 2005

Mặc dù sự kiện Ngày Chiến thắng được ghi dấu ấn đầu tiên năm 1945 nhưng đến năm 1947, ngày 9 tháng 5 mới được nhà nước Liên Xô công nhận là một ngày kỷ niệm cấp quốc gia. Trước đó, buổi lễ mừng chiến thắng đầu tiên đã được tổ chức nhưng không nhằm ngày 9 tháng 5 mà vào ngày 24 tháng 6 năm 1945 tại Quảng trường Đỏ với đội ngũ đại diện cho 11 phương diện quân (vào thời điểm năm 1945), Quân đội Ba Lan và quân đoàn Cossack Kuban tham gia diễu binh với đội hình 13 trung đoàn, do các tư lệnh hoặc tham mưu trưởng phương diện quân, tư lệnh quân đội, quân đoàn dẫn đầu. Điểm đặc sắc nhất của lần kỷ niệm độc nhất vô nhị này là hơn 200 binh sĩ Liên Xô mang theo hơn 200 lá quân kỳ thu được của các sư đoàn quân đội Đức Quốc Xã và lực lượng SS với tư thế cầm chúc mũi cờ xuống đất. Lần lượt 200 lá quân kỳ Đức Quốc Xã diễu qua mặt đường đá đẫm nước mưa của Quảng trường Đỏ và cuối cùng, được ném xuống thành một đống trước cửa Lăng Lenin. Một số nhà báo phương Tây cho rằng đây là một hành động hạ nhục quân đội Đức Quốc Xã. Còn nhà báo Liên Xô Boris Polevoy thì cho biết sự việc này làm ông nhớ đến Nguyên soái Mikhail Illarionovich Kutuzov sau khi đuổi quân đội của Hoàng đế Pháp Napoléon Bonaparte khỏi biên giới Nga đã ra lệnh thu các quân kỳ của người Pháp lại và hạ chúc mũi các là cờ đó trước con ngựa bạch của ông. Trong khi đó, các phương tiện truyền thông Liên Xô cho rằng đây là một hành động báo công trước vị lãnh tụ quá cố Vladimir Ilyich Lenin.

5 từ hàng đầu trong ngày năm 2022
Ngày 9 tháng 5 năm 2005, đoàn cựu chiến binh các Phương diện quân (Liên Xô cũ) diễu hành trên những chiếc xe được thiết kế giống loại xe GAZ A-A cũ đã sử dụng trong cuộc diễu binh ngày 7 tháng 11 năm 1941

Từ sau khi Stalin mất đến năm 1964, ngày 9 tháng 5 hàng năm chỉ được tổ chức kỷ niệm bằng các buổi lễ và các cuộc gặp mặt, thăm viếng các nghĩa trang, đặt hoa ở Đài liệt sĩ vô danh dưới chân tường Điện Kremlin và một số di tích chiến tranh quan trọng trong đó có di tích Pháo đài Brest, di tích "Con đường sống" ở Leningrad và thắng tích "Ngọn đuốc vĩnh cửu" trên đồi Mamayev ở Volgograd. Bắt đầu từ năm 1965 cho đến năm 1985, ngày 9 tháng 5 được tổ chức long trọng hơn tại Moskva với các cuộc diễu hành quần chúng. Các cuộc diễu binh chỉ tổ chức vào các năm 1965, 1985 và 1990. Sau khi Liên Xô tan rã, lần đầu tiên, Chính phủ Nga tổ chức lại cuộc diễu binh kết hợp với diễu hành quần chúng ngày 9 tháng 5 năm 1995 tại Quảng trường Đỏ. Năm 2001, Tổng thống Nga Vladimir Putin ra sắc lệnh về Ngày Chiến thắng là ngày lễ cấp quốc gia thường niên của Nga và ngày 9 tháng 5 năm đó được tổ chức diễu hành, duyệt đội ngũ quân sự nhưng không diễu hành các trang bị kỹ thuật quân sự. Ba năm sau đó, nước Nga đều tiến hành kỷ niệm cấp quốc gia ngày 9 tháng 5 theo thông lệ này.

Ngày 9 tháng 5 năm 2005, lần đầu tiên, các cựu chiến binh Liên Xô cũ đến dự lễ kỷ niệm Ngày Chiến thắng được bố trí ngồi trên những chiếc ô tô GAZ A-A để diễu qua Quảng trường Đỏ đúng như gần 60 năm trước đó, họ tham gia cuộc duyệt binh lịch sử ngày 7 tháng 11 năm 1941 cũng từ Quảng trường Đỏ và đi thẳng ra mặt trận trong Chiến dịch Moskva. Cũng tại lễ kỷ niệm Ngày Chiến thắng năm 2005, người Nga đã dùng một màn trình diễn sân khấu hoá do hai trung đoàn tân binh tham gia với trang phục đúng như của Hồng quân năm 1941 để tái hiện hình ảnh các đơn vị Hồng quân Liên Xô chiến đấu đẩy lùi Phát xít Đức khỏi chân thành trì Moskva 60 năm về trước. Một số máy bay chiến đấu mới của Nga cũng tham gia các màn trình diễn trên không.

Ngày 9 tháng 5 năm 2008, một lễ kỷ niệm với quy mô hoành tráng nhất kể từ sau khi Liên Xô tan rã được tổ chức tại Quảng trường Đỏ với sự xuất hiện của hàng loạt các vũ khí quan trọng như tên lửa đạn đạo liên lục địa RT-2UTTKh "Topol-M", tên lửa đạn đạo chiến thuật 9K720 Iskander, hệ thống pháo phản lực bắn loạt BM-30 Smerch, hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Tor-M1, hệ thống phòng không liên hợp di động 9K22 Tunguska, xe chiến đấu bộ binh BMP-3, pháo tự hành 2S19 Msta, máy bay ném bom chiến lược Tupolev Tu-95, máy bay tiêm kích Su-27 và MiG-29, máy bay tiếp dầu trên không Ilyushin Il-78. Đoàn xe quân sự không chỉ diễu qua Quảng trường Đỏ mà còn diễu binh qua Đại lộ Arbat mới, đại lộ hiện đại nhất của Moskva.

5 từ hàng đầu trong ngày năm 2022
Quân đội Hoa Kỳ tham gia diễu binh ngày 9-5-2010 tại Quảng trường Đỏ (Moskva)

Ngày 9 tháng 5 năm 2009, một lễ kỷ niêm với quy mô hoàng tráng không thua kém lễ kỷ niệm năm 2008, toàn bộ cựu chiến binh Nga và các nước SNG trong cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại được mời đã đến Moskva dự lễ (trừ những người đã quá yếu). Tại cuộc diễu binh này, Quân đội Nga tiếp tục giới thiệu các vũ khí mới như các tổ hợp tên lửa phòng không tầm cao S-300 và S-400 Triumf SAM, tổ hợp tên lửa phòng không tầm thấp 9K37 Buk, xe tăng chủ lực T-90.

Đối với người dân Liên Xô (cũ) và các nước Đông Âu, trước năm 1991, ngày 9 tháng 5 là một ngày lễ lớn của Liên Xô và các quốc gia xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu. Một điều thú vị là trong khi nhiều nước Cộng hòa thuộc Liên Xô đã chính thức công nhận ngày 9 tháng 5 là ngày nghỉ lễ, thì ở Nga và Ukraina, ngày này chỉ trở thành ngày nghỉ lễ lần lượt vào năm 1963 và 1965. Nếu như ngày 9 tháng 5 rơi vào một trong hai ngày nghỉ cuối tuần (thứ 7 hoặc chủ nhật) thì người dân được nghỉ bù thêm một ngày khác trong tuần (thường là thứ hai).

Cộng đồng người Nga ở hải ngoại cũng xem ngày 9 tháng 5 là một ngày lễ lớn đối với họ - bất chấp việc ngày này bị đối xử như thế nào ở nơi họ đang sống. Cộng đồng người Nga ở Hoa Kỳ, Canada, Estonia, Latvia, Litva [32] thường tổ chức các cuộc hội họp, mít tinh công khai và thậm chí cả những buổi diễu hành lớn vào ngày này.[33] Trong ngày này, một số kênh truyền hình đa ngôn ngữ của các nước Châu Âu đã phát sóng các bài diễn văn mừng Ngày chiến thắng của Tổng thống Nga và buổi lễ diễu binh trên Quảng trường Đỏ.[34]

Tại các nước SNG và Đông Âu hiện nay[sửa | sửa mã nguồn]

5 từ hàng đầu trong ngày năm 2022
Quân đội Ba Lan tham gia diễu binh kỷ niệm 65 ngày chiến thắng (9-5-2010) tại Quảng trường Đỏ

Sau khi Liên Xô và chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu sụp đổ, nhân dân Nga và nhiều nước thuộc khối SNG vẫn tiếp tục xem ngày 9 tháng 5 như một ngày quốc lễ. Một số chính phủ không đứng ra tổ chức ngày kỷ niệm này nhưng họ lại ủng hộ hoặc ít nhất cũng cho phép các tổ chức chính trị xã hội đứng ra tổ chức. Theo truyền thống, những buổi lễ mừng chiến thắng vẫn được tổ chức vào ngày 9 tháng 5, cùng thời gian với buổi diễu binh ở Quảng trường Đỏ tại thủ đô Moskva của Nga. Những quốc gia thuộc cộng đồng SNG, một số nước phương Tây và các nước Đông Âu sau đây đã công nhận ngày 9 tháng 5 là ngày Chiến thắng, một số nước cho công dân nghỉ lễ, không coi đó là ngày làm việc:

  • Cộng hoà Armenia công nhận ngày 9 tháng 5 từ năm 1946;
  • Cộng hoà Azerbaijan công nhận ngày 9 tháng 5 từ năm 1946;
  • Cộng hoà Belarus công nhận ngày 9 tháng 5 từ năm 1946 và coi đó không phải là ngày làm việc;
  • Cộng hoà Estonia công nhận ngày 9 tháng 5 từ năm 1946 đến năm 1990;
  • Cộng hoà Gruzia công nhận ngày 9 tháng 5 từ năm 1946;
  • Cộng hoà Kazakhstan công nhận ngày 9 tháng 5 từ năm 1947 và đôi khi kết hợp với hai ngày 10 hoặc 11 là ngày quốc lễ khác.
  • Cộng hoà Kyrgyzstan công nhận ngày 9 tháng 5 từ năm 1946;
  • Cộng hoà Litva công nhận ngày 9 tháng 5 từ năm 1946 đến năm 1990;
  • Cộng hoà Latvia công nhận ngày 9 tháng 5 từ năm 1946 đến năm 1990;
  • Cộng hoà Moldova công nhận ngày 9 tháng 5 từ năm 1951;
  • Cộng hoà Tajikistan công nhận ngày 9 tháng 5 từ năm 1946;
  • Cộng hoà Turkmenistan công nhận ngày 9 tháng 5 từ năm 1946;
  • Cộng hoà Ukraina công nhận ngày 9 tháng 5 từ năm 1946 và coi đó không phải là ngày làm việc. Qua một luật mới 2015, phi cộng sản hóa, các biểu tượng Liên Xô không còn được phép trưng bày[35][36]
  • Cộng hoà Uzbekistan công nhận ngày 9 tháng 5 từ năm 1946 đến năm 1990. Đến năm 1999 khôi phục sự công nhận và gọi đó là "Ngày tưởng niệm và hòa giải".
  • Cộng hòa Dân chủ Đức (cũ) và khu vực Đông Berlin công nhận ngày 9 tháng 5 từ năm 1946 đến năm 1990. Sau khi sáp nhập với CHLB Đức chuyển sang kỷ niệm ngày 8 tháng 5.
  • Serbia coi ngày 9 tháng 5 là ngày kỷ niệm nhưng vẫn là ngày làm việc. Hiện nay, việc kỷ niệm chỉ giới hạn trong phủ Tổng thống, Bộ Quốc phòng, quân đội và các cựu chiến binh thời kỳ 1939-1945.
  • Cộng hoà Srpska, một trong hai chủ thể cấu thành nhà nước Bosna và Hercegovina từ ngày thành lập đã công nhận ngày 9 tháng 5 là Ngày Chiến thắng và xem đó là ngày nghỉ.

Tại các nước khác[sửa | sửa mã nguồn]

  • Ngày 8 tháng 5: Các nước Pháp, Đức,... công nhận là ngày lễ tưởng niệm và kết thúc chiến tranh. Slovakia là ngày Deň víťazstva nad fašizmom (Ngày chiến thắng Phát xít). Cộng hòa Séc công nhận là ngày Den vítězství or Den osvobození (Ngày Giải phóng), Na Uy là ngày "Frigjøringsdagen" (Ngày Giải phóng).
  • Ngày 5 tháng 5: Là ngày "Bevrijdingsdag" (Ngày Giải phóng) ở Hà Lan và "Befrielsen" (Ngày Giải phóng) ở Đan Mạch.
  • Và Israel công nhận ngày 9 tháng 5 từ năm 2000 .

Các lễ kỷ niệm tại Nga[sửa | sửa mã nguồn]

Kỷ niệm Ngày chiến thắng năm 2010 tại Nga[sửa | sửa mã nguồn]

Đài tưởng niệm liệt sĩ vô danh với Ngọn lửa vĩnh cửu dưới chân tường thành Điện Kremlin

Lễ kỷ niệm Ngày chiến thắng năm 2010 có quy mô và ảnh hưởng quốc tế lớn hơn tất cả các lễ kỷ niệm trước đó, kể cả các lễ kỷ niệm diễn ra dưới thời Liên Xô. Theo thông lệ, tất cả các cựu chiến binh của cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại ở Nga và các nước SNG đều được mời đến Moskva dự lễ và được ngồi tại hàng ghế danh dự trên lễ đài.[37] 9 giờ 45 phút (giờ Moskva) ngày 9 tháng 5 năm 2010, Tổng thống Nga Dmitry Medvedev cùng các nguyên thủ quốc gia: Thủ tướng Đức Angela Merkel, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào, Quyền Tổng thống Ba Lan Bronisław Komorowski, Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Minh Triết, Tổng thống Belarus Aliaksandr Lukašenka, Thủ tướng Ukraina Mykola Azarov, Tổng thống Kazakhstan Nursultan Nazarbayev, Thủ tướng Mông Cổ Sükhbaataryn Batbold, Thủ tướng Azerbaijan Artur Rasizade, Tổng thống Turkmenistan Gurbanguly Berdimuhamedow, Thủ tướng lâm thời Kyrgyzstan Roza Otunbayeva, Tổng thống Uzbekistan Islam Karimov, Tổng thống Tajikistan Emomalii Rahmon, Tổng thống Armenia Serzh Sargsyan, Thủ tướng Litva Andrius Kubilius cùng đại diện chính phủ các nước Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Italia, Ba Lan, Cộng hòa Séc, Bulgaria, Latvia, Estonia và nhiều nước châu Âu khác bước lên lễ đài được dựng trước Lăng Lenin. Đúng 10 giờ (giờ Moskva), lễ kỷ niệm bắt đầu bằng cuộc duyệt đội danh dự của Bộ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Serdyukov theo sự hướng dẫn của Tư lệnh Quân khu Moskva Valery Gerasimov.

5 từ hàng đầu trong ngày năm 2022
Lãnh đạo các nước dự Lễ kỷ niệm Ngày chiến thắng 9 tháng 5 năm 2010 chụp ảnh lưu niệm trong sân Điện Kremli

Điểm khác biệt đầu tiên của Lễ kỷ niệm Ngày chiến thắng năm 2010 không phải là việc trưng bày các vũ khí hiện đại mới mà là sự tham gia của 102.000 người. 8.729 quân nhân đã tham gia diễu binh. Ngoài Quân đội Nga là chủ yếu, còn có quân nhân thuộc quân đội các nước Đồng Minh chống phát xít Hoa Kỳ, Anh, Pháp và các nước SNG đã cùng với Liên bang Nga trong khuôn khổ Liên bang Xô Viết tham gia cuộc Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại.[38] Phục vụ trong lễ diễu binh có một dàn quân nhạc với quân số 1.100 người, 112 xe quân sự các loại và 70 máy bay quân sự. Trong cuộc diễu binh, có sự tham gia của Đội lễ binh Quân đội Hoàng gia Anh, Đội danh dự Quân đội Hoa Kỳ, quân đội Ba Lan, quân đội Mông Cổ, quân đội các nước thuộc Liên Xô cũ: Ukraina, Belarus, Kazakhstan, Tajikistan, Turkmenistan, Uzbekistan, Armenia, Kyrgyzstan, Azerbaijan.[39] Chỉ có duy nhất một nước cộng hòa thuộc Liên Xô (cũ) không cử đại diện tham gia lễ kỷ niệm này là Gruzia. Lãnh đạo nước này thông báo rằng Nga đã không mời họ.[40] Hải quân Hoa Kỳ cử tàu chiến tham gia lễ kỷ niệm tại Vladivostok. Hải quân Pháp cử tàu chiến tham gia lễ kỷ niệm tại Sevastopol[41]

Diễn văn kỷ niệm Ngày Chiến thắng 9 tháng 5 năm 2010 của Tổng thống Nga Dmitry Medvedev tại Quảng trường Đỏ

Điểm khác biệt thứ hai của lễ kỷ niệm ngày 9 tháng 5 năm 2010 là lễ đài tuy được đặt trước lăng Lenin nhưng ngôi lăng được che phủ bằng ba tấm bình phong mang biểu tượng quốc kỳ Nga ở hai bên và biểu tượng Ngày chiến thắng ở chính diện. Các tấm bình phong này đã được dựng lên từ ngày 6 tháng 5 khi diễn ra cuộc tổng duyệt lần cuối cùng.

Điểm khác biệt thứ ba là sau cuộc duyệt binh, Tổng thống Liên bang Nga Dmitry Medvedev mời các nguyên thủ quốc gia và đại diện lãnh đạo các nước đến dự lễ kỷ niệm cùng đến đặt vòng hoa tưởng niệm tại Đài liệt sĩ vô danh dưới chân tường Điện Kremlin. Trong các cuộc kỷ niệm trước đó, nghi thức này diễn ra trước lễ kỷ niệm chính thức tại Quảng trường Đỏ.

Điểm khác biệt cuối cùng là lễ kỷ niệm tại Moskva diễn ra đồng thời với lễ kỷ niệm tại các thành phố lớn ở Nga gồm Sankt-Peterburg, Volgograd, Rostov trên sông Đông, Novorossiysk, Kaliningrad (8 giờ, giờ địa phương) và Vladivostok (6 giờ, giờ địa phương). Các địa điểm ở ngoài nước Nga đồng thời tổ chức lễ kỷ niệm có thủ đô Kiev Ukraina, thủ đô Minsk của Belarus có Quân đội Nga tham gia[42] và các địa điểm Seelow, Tượng đài Chiến binh Xô Viết tại Công viên Treptower và Nhà Quốc hội Đức đều ở Berlin.[43]

Đây cũng là lễ kỷ niệm có chi phí cao nhất so với tất cả các lễ kỷ niệm Ngày chiến thắng tại Nga từ năm 1991 đến nay. Nhà chức trách Moskva công bố đã chi 205.000.000 rúp (tương đương 6.100.000 USD) cho lễ kỷ niệm này.[44]

Kỷ niệm Ngày chiến thắng năm 2015 tại Nga[sửa | sửa mã nguồn]

Để kỷ niệm ngày chiến thắng lần thứ 70, một cuộc diễu hành đã diễn ra tại Quảng trường Đỏ ở Moskva ngày 09 tháng năm 2015. Các cuộc diễu hành hàng năm đánh dấu sự chiến thắng của Đồng Minh trong Thế chiến thứ hai tại Mặt trận phía Đông, vào cùng ngày với việc ký kết các hành động đầu hàng của Đức Quốc Xã ở Berlin, vào lúc nửa đêm của ngày 09 Tháng 5 năm 1945 (thời gian Nga). Cuộc diễu hành năm 2015 được dự kiến sẽ là một trong những cuộc diễn hành lớn nhất được tổ chức trong lịch sử Nga, là "cơ hội để Kremlin chỉ ra rằng nước Nga - cường quốc đã trở lại"[45] và có ý phô trương sức mạnh quân sự lớn của Nga và trưng bày hàng loạt loại vũ khí mới của mình và với khoảng 16.000 người tham gia diễu binh.[46] Cuộc diễu hành được chủ trì bởi Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Sergey Shoigu và Đại tướng Oleg Salyukov, Tổng tư lệnh Lực lượng Vũ trang Liên bang Nga, là người chỉ huy cuộc diễu hành này.

5 từ hàng đầu trong ngày năm 2022
Những nguyên thủ quốc gia đáp ứng lời mời của Chính phủ Nga có mặt tại Moscow vào ngày kỷ niệm 9 tháng 5 năm 2015
     Có tham dự      Không tham dự      Không trả lời.

27 nhà lãnh đạo quốc tế được dự kiến sẽ được tham dự trong năm nay. Trong số những người dự kiến đến sự kiện năm nay là Tổng thống của Serbia Tomislav Nikolic,[47] Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình,[48] Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang,[49] Chủ tịch Đoàn chủ tịch Hội nghị Nhân dân Tối cao của Bắc Triều Tiên Kim Yong-nam, Chủ tịch nước Kazakhstan Nursultan Nazarbayev, Tổng thống Ấn Độ Pranab Mukherjee Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro, và Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah el-Sisi, và lãnh đạo UNESCO và Hội đồng châu Âu, dù lời mời được gửi tới 68 lãnh đạo trên thế giới.[50] Các tin nổi bật trên các trang tin tức Nga trong những ngày này luôn thông báo danh sách các lãnh đạo nhận lời đến Nga dự kỷ niệm này.[45]

Vì không đồng ý với việc sáp nhập Krym của Liên bang Nga năm 2014 và cuộc chiến tiếp theo ở Donbas, tạo sự bất ổn tại miền Đông Ukraina, một số các quốc gia đã từng cùng chiến đấu trong chiến tranh, đặc biệt là những người tham gia cuộc diễu hành năm 2010 đã không tham gia vào lễ kỷ niệm năm 2015, trong đó có Đức, mà thủ tướng Angela Merkel thay vào đó sẽ thăm Moscow vào ngày 10 tháng 5, một ngày sau cuộc diễu hành.[51] Những quốc gia đó sẽ vắng mặt trong lễ kỷ niệm và sẽ chỉ có đại sứ của họ tại Liên bang Nga có mặt trong cuộc diễu hành như là một phần của các đoàn ngoại giao tham dự.

Nhân dịp này, một thăm dò được Trung tâm văn hóa Nga (RCC) ở Washington D.C (Mỹ) tiến hành trong tháng 4 năm 2015 với các công dân Anh, Pháp, Đức với câu hỏi là: "quân đội nước nào đã giải phóng châu Âu khỏi ách phát xít Đức trong Chiến tranh thế giới thứ hai"? Có tới 43% người trả lời là Quân đội Hoa Kỳ, 20% cho là Quân đội Anh, chỉ 13% chỉ ra đó là Hồng quân Liên Xô.[45]

Kỷ niệm ngày chiến thắng phát xít Đức ở các nước phương Tây[sửa | sửa mã nguồn]

Tại Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Đức và nhiều nước phương Tây cũng như một số nước Đông Âu hiện nay, ngày 8 tháng 5 được coi là ngày kỷ niệm chiến thắng trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Một số nước như Hà Lan và Đan Mạch lấy ngày 5 tháng 5 để kỷ niệm sự kiện này và gọi là ngày giải phóng.

Ngày tưởng niệm và ngày hoà giải[sửa | sửa mã nguồn]

5 từ hàng đầu trong ngày năm 2022
Lãnh đạo các nước trên thế giới tới dự Lễ kỷ niệm 65 năm ngày chiến thắng phát xít Đức tại Moskva đến đặt hoa tại Đài tưởng niệm Liệt sĩ vô danh dưới chân tường Điện Kremlin, ngày 9 tháng 5 năm 2010

Ngày 22 tháng 11 năm 2004, trong phiên họp thường niên, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã bàn thảo về việc toàn thế giới tổ chức kỷ niệm 60 năm kết thúc cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1945-2005), cuộc chiến tranh có quy mô lớn nhất, tàn khốc nhất, làm chết và làm bị thương nhiều người nhất trong lịch sử nhân loại. Các đại biểu đến từ các quốc gia thành viên của Liên Hợp Quốc đều nhất trí nhìn nhận rằng Chiến tranh thế giới thứ hai là thảm hoạ chưa từng có trong lịch sử loài người với khoảng 100 triệu người chết (kể cả những người chết do ảnh hưởng gián tiếp của chiến tranh), hàng trăm triệu người chịu thương tật, hàng trăm triệu người mất nhà cửa. Từ nhận thức đó, cần phải xem Ngày Chiến thắng không chỉ là chiến thắng của các cường quốc đã đánh bại chủ nghĩa phát xít mà còn phải xem đó là ngày mà toàn nhân loại tưởng niệm các nạn nhân của cuộc chiến tranh này và là ngày nhân loại hoà giải để vĩnh viễn không bao giờ để xảy ra một cuộc chiến tranh thế giới mới mà hậu quả của nó có thể dẫn đến sự diệt vong của loài người.[52][53][54][55][56][57][58][59]

Đó là những ý tưởng ban đầu để kết thúc phiên họp toàn thể cuối năm 2004, Đại hội đồng Liên hợp quốc ra một bản tuyên bố chung về kỷ niệm 60 năm kết thúc cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai và sau đó, là một Nghị quyết về Ngày Tưởng niệm và Ngày Hoà giải. Không chỉ với ý nghĩa là Ngày Chiến thắng, các ngày 8 và 9 tháng 5 còn được coi là Ngày Tưởng niệm và Ngày Hoà giải để tưởng nhớ các nạn nhân đã chết trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai và để thực hiện sự hoà giải giữa các dân tộc. Ngày Tưởng niệm và Ngày Hoà giải này được xác lập bằng Nghị quyết số A/RES/59/26 ngày 22 tháng 11 năm 2004 của Đại hội đồng Liên hợp quốc nhân dịp kỷ niệm 60 năm kết thúc cuộc chiến tranh thế giới thứ hai trong năm 2005.[60] Mặc dù không có tính ràng buộc về pháp lý nhưng bằng Nghị quyết № A/RES/59/26, Đại hội đồng Liên hợp quốc nhất trí khuyến cáo các nước thành viên, các tổ chức phi chính phủ và các cá nhân, cùng với việc tổ chức ngày chiến thắng (ngày 8 hoặc ngày 9 tháng 5) cũng nên tổ chức song song lễ tưởng niệm các nạn nhân của cuộc Chiến tranh thứ giới thứ hai.[61]

Kỷ niệm ngày chiến thắng trong văn hoá đại chúng Đông Âu[sửa | sửa mã nguồn]

Các nước thuộc cộng đồng SNG và châu Âu kỷ niệm ngày Chiến thắng 9 tháng 5 trên các con tem
  • 5 từ hàng đầu trong ngày năm 2022

    Tem của Liên Xô phát hành nhân dịp kỷ niệm Ngày Chiến thắng năm đầu tiên - 1946

  • 5 từ hàng đầu trong ngày năm 2022

    Tem khối của Kazakhstan năm 2005

  • 5 từ hàng đầu trong ngày năm 2022

    Tem khối của Armenia năm 2005

  • 5 từ hàng đầu trong ngày năm 2022

    Tem đôi của Ukraina năm 2005

  • 5 từ hàng đầu trong ngày năm 2022

    Tem đơn của Moldavia có hình bức thư được gấp ba cạnh, dấu hiệu thư của chiến binh gửi từ mặt trận.

  • 5 từ hàng đầu trong ngày năm 2022

    Tem khối của Liên Xô cũ năm 1985

  • 5 từ hàng đầu trong ngày năm 2022

    Tem khối của Nga năm 2000

  • 5 từ hàng đầu trong ngày năm 2022

    Tem đơn của Ukraina năm 1995

  • 5 từ hàng đầu trong ngày năm 2022

    Tem khối của Belarus năm 2005

  • 5 từ hàng đầu trong ngày năm 2022

    Tem đơn của Azerbaijan năm 2015

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

  • Ngày Chiến thắng ở châu Âu
  • Ngày Tưởng niệm và Hòa giải
  • Victory Day

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ История Великой Отечественной войны Советского Союза 1941-1945 гг. Том 5. Победоносное окончание войны с фашистской Германией. Поражение империалистической Японии (1945 г.) — М.: Воениздат, 1963
  2. ^ Third Reich Victorious. The Alternate History of How the Germans Won the War. — L.: Greenhill Books, 2002
  3. ^ “Bản chụp sắc lệnh của Tổng thống Nga Vladimir Putin về việc tổ chức kỷ niệm 60 năm ngày chiến thắng”. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 5 năm 2010. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2010.
  4. ^ Gilbert, Martin. The Day the War Ended: ngày 8 tháng 5 năm 1945--Victory in Europe. New York: H. Holt, 1995 p. 215.
  5. ^ Hakim, Joy (1995). A History of Us: War, Peace and all that Jazz. New York: Oxford University Press. ISBN 0-19-509514-6.
  6. ^ Игорь Михайлович Ильинский, Великая Победа: наследие и наследники, Знание. Понимание. Умение, — 2005.
  7. ^ Иван Степанович Конев, Сорок пятый. — М.: Воениздат, 1970.
  8. ^ Kurt von Tippelskirch, Geschichte des Zweiten Weltkrieges. — Bonn, 1954
  9. ^ S. M. Stemenko. Bộ Tổng tham mưu Xô Viết trong chiến tranh. Nhà xuất bản Tiến Bộ. Moskva. 1985. trang 496-500.
  10. ^ “Edward M. Bedessem, Central Europe, CMH Online bookshelves: The U.S. Army Campaigns of World War II. Washington: US Army Center of Military History. (1990) trang 30”. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 5 năm 2015. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2010.
  11. ^ “Edward M. Bedessem, Central Europe, CMH Online bookshelves: The U.S. Army Campaigns of World War II. Washington: US Army Center of Military History. (1990) trang 32-33”. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 5 năm 2015. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2010.
  12. ^ Các văn bản của Hội nghị Tam cường đồng minh chống phát xít từ ngày 4 đến ngày 11 tháng 2 năm 1945 tại Yalta (Liên Xô)
  13. ^ S. M. Stemenko. Bộ Tổng tham mưu Xô Viết trong chiến tranh. Tập 2. Nhà xuất bản Tiến Bộ. Moskva. 1985. trang 518.
  14. ^ S. M. Stemenko. Bộ Tổng tham mưu Xô Viết trong chiến tranh. Tập 2. trang 507
  15. ^ a b c Dwight Eisenhower, Крестовый поход в Европу. — Смоленск: Русич, 2000 - Глава 21: Вторжение в Германию
  16. ^ S. M. Stemenko. Bộ Tổng tham mưu Xô Viết trong chiến tranh. Tập 2. trang 508.
  17. ^ Lỗi chú thích: Thẻ sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên M. Stemenko p 2
  18. ^ Bernard Montgomery, Мемуары фельдмаршала. — М.: Вагриус, 2006
  19. ^ S. M. Stemenko. Bộ Tổng tham mưu Xô Viết trong chiến tranh. Tập 2. trang 517
  20. ^ Zhukov, Georgy (2002). Memoirs (bằng tiếng Nga). Olma-Press. tr. 329.
  21. ^ Grigori Doberin. Những bí mật của Chiến tranh thế giới thứ hai. Nhà xuất bản Sự thật. Hà Nội. 1986. trang 354.
  22. ^ Крах фашистской агрессии 1939-1945. — М.: Наука, 1980 - Финал - Капитуляция
  23. ^ Голль, Шарль, де. Военные мемуары: Спасение 1944–1946. — М.: ACT, Астрель, Транзиткнига, 2004. (Charles de Gaulle. Sự cứu rỗi 1944-1946. AST dịch và xuất bản. Moskva. 2004. Mục "Tài liệu tham khảo" - "Một số văn bản quan trọng")
  24. ^ G. K. Zhukov. Nhớ lại và suy nghĩ. Tập 3. Nhà xuất bản Quân đội nhân dân. Hà Nội. 1987. trang 361-363.
  25. ^ S. M. Stemenko. Bộ Tổng tham mưu Xô Viết trong chiến tranh. Tập2. Nhà xuất bản Tiến Bộ. Moskva. 1985. trang 521.
  26. ^ Ширер Уильям А. Крах нацистской империи. — Смоленск.: Русич, 1999. - Глава 14: Последние дни Третьего Рейха (William Arthur Shirer, The Rise and Fall of the Third Reich, 1959)
  27. ^ S. M. Stemenko. Bộ Tổng tham mưu Xô Viết trong chiến tranh. Tập 2. trang 521-524.
  28. ^ Grigori Doberin. Những bí mật của Chiến tranh thế giới thứ hai. Nhà xuất bản Sự Thật. Hà Nội. 1987. trang 355
  29. ^ a b c 9 Мая 1945 года. — М.: Наука, 1970 - Н. Г. Кузнецов. От Ялты до Потсдама
  30. ^ Grigori Doberin. Những bí mật của Chiến tranh thế giới thứ hai. Nhà xuất bản Sự Thật. Hà Nội. 1987. trang 355-356
  31. ^ S. M. Stemenko. Bộ Tổng tham mưu Xô Viết trong chiến tranh. Tập 2. trang 543-545.
  32. ^ " Estonia: Local Russians Celebrate End Of World War II", Radio Liberty, ngày 9 tháng 5 năm 2007
  33. ^ "Russian Orthodox Church in Toronto celebrates ngày 9 tháng 5 năm 2005"”. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2010.
  34. ^ "May 9 parade TV-event from Israel"
  35. ^ «Велику Вітчизняну війну» замінили на «Другу світову» — закон (tiếng Ukraina). Fakty. ICTV. 09.04.2015
  36. ^ Депутати врегулювали питання про відзначення в Україні перемоги над нацизмом (tiếng Ukraina). The Ukrainian Week. 09.04.2015
  37. ^ Remembrance train to visit WWII battlefields ahead of Victory Day, hãng tin Nga RIA Novosti, nay là Sputnik
  38. ^ Russia's Victory Day events to involve 102,000 military personnel , hãng tin Nga RIA Novosti, nay là Sputnik
  39. ^ Ukrainian president demands sunshine on Victory Day , hãng tin Nga RIA Novosti, nay là Sputnik
  40. ^ Russia says Georgia 'uninvited' to May 9 Victory Day parade in Moscow, hãng tin Nga RIA Novosti, nay là Sputnik
  41. ^ French warship visits Russia for Victory Day celebrations, hãng tin Nga RIA Novosti, nay là Sputnik
  42. ^ Russian troops to take part in Victory Day parade in Kiev, hãng tin Nga RIA Novosti, nay là Sputnik
  43. ^ Russian paratroopers head for Kiev to mark WWII Victory Day, hãng tin Nga RIA Novosti, nay là Sputnik
  44. ^ Moscow to spend $6.1 mln on victory parade preparations, hãng tin Nga RIA Novosti, nay là Sputnik
  45. ^ a b c Đâu chỉ đơn giản là “điểm danh nguyên thủ” , Tuổi Trẻ, 07/05/2015
  46. ^ Tại sao Ngày Chiến thắng ở Nga năm nay lại quan trọng đến vậy?, Infonet, 8/5/2015
  47. ^ “President to attend Victory Day parade in Moscow”. B92. ngày 13 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2015.
  48. ^ Chinese president to visit Moscow for WWII Victory Day — Russia FM, Tass, Russian News Angency, ngày 21 tháng 1 năm 2015
  49. ^ Vietnam President to Visit Moscow for Victory Day Celebrations, hãng tin Nga Sputnik, 30.01.2015
  50. ^ Twenty six heads of state confirm participation in Victory Day celebrations in Moscow, Tas, Russian News Angency, ngày 17 tháng 3 năm 2015
  51. ^ “German Chancellor Merkel to Miss WWII Victory Day Parade in Moscow”. Sputnik. ngày 11 tháng 3 năm 2015. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2015.
  52. ^ Văn kiện Đại hội đồng Liên Hợp quốc - Bản ghi ý kiến của đại biểu Kyrgystan và Áo
  53. ^ Văn kiện Đại hội đồng Liên Hợp quốc - Bản ghi ý kiến của đại biểu Belarus
  54. ^ Văn kiện Đại hội đồng Liên Hợp quốc - Bản ghi ý kiến của đại biểu CHLB Đức
  55. ^ Văn kiện Đại hội đồng Liên Hợp quốc - Bản ghi ý kiến của đại biểu Liên Bang Nga
  56. ^ Văn kiện Đại hội đồng Liên Hợp quốc - Bản ghi ý kiến của đại biểu Nhật Bản
  57. ^ Văn kiện Đại hội đồng Liên Hợp quốc - Bản ghi ý kiến của đại biểu Trung Quốc
  58. ^ Văn kiện Đại hội đồng Liên Hợp quốc - Bản ghi ý kiến của đại biểu Cộng hoà Pháp
  59. ^ Văn kiện Đại hội đồng Liên Hợp quốc - Bản ghi ý kiến của đại biểu Hoa Kỳ
  60. ^ “Văn bản Nghị quyết № A/RES/59/26 ngày 22 tháng 11 năm 2004 của Đại hội đồng Liên Hộp quốc” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 26 tháng 8 năm 2014. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2010.
  61. ^ Văn kiện của Đại hội đồng Liên hợp quốc về việc tổ chức kỷ niệm các ngày 8 và 9 tháng 5

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Tiếng Anh[sửa | sửa mã nguồn]

  • Nội dung văn bản đầu hàng sơ bộ của nước Đức Quốc xã ký tại Reims ngày 7 tháng 5 năm 1945
  • Nội dung văn bản đầu hàng toàn bộ của nước Đức Quốc xã ký tại Berlin ngày 8 tháng 5 năm 1945
  • Bài báo về Ngày chiến thắng ở châu Âu trên báo điện tử The Economist (cần phải đăng nhập để xem)

Tiếng Nga[sửa | sửa mã nguồn]

  • Наша Победа. День за днём
  • Песни Победы - Сборник военных песен для прослушивания в режиме он-лайн
  • Мультимедийная карта войны и список живущих ветеранов по состоянию на 9 мая 2005 года.
  • Государственные архивы, хранящие фотодокументы о Великой Отечественной войне
  • Проект, посвященный Дню Победы в ВОВ
  • Сайт, посвящённый 60-летию Дня Победы Lưu trữ 2010-04-28 tại Wayback Machine
  • Статья «День Победы» на сайте «Праздники России»
  • День Победы. Акция Георгиевская лента On-Line" Lưu trữ 2009-02-09 tại Wayback Machine
  • История советских открыток ко Дню Победы
  • Варенников В. И. (2005). “60-летие Победы: уроки истории и современность” (PDF). Знание. Понимание. Умение (bằng tiếng Nga). tr. 51-55.
  • Ильинский, Игорь Михайлович (2005). “Великая Победа: наследие и наследники” (PDF). Знание. Понимание. Умение (bằng tiếng Nga). tr. 5-18.
  • 24 tháng 11 năm 2006/8_history.html Генерал, вошедший в историю
  • Обращение И. В. Сталина к народу 9 мая 1945 года
  • (Bài hát "Ngày Chiến thắng" do Nghệ sĩ công huân Liên Xô Lev Leshchenko trình bày)
  • Bài hát "Ngày Chiến thắng" do nghệ sĩ Nikolai Skorikov (Belarus) thể hiện
  • Phim duyệt binh ngày 24-6-1945 mừng chiến thắng tại Moskva (màu)
  • Phim duyệt binh và diễu hành kỷ niệm 65 năm Ngày chiến thắng tại Quảng trường Đỏ ngày 9 tháng 5 năm 2010, đêm pháo hoa nghệ thuật và các hoạt động khác trong ngày này (trọn bộ 10 cuốn - 93 phút

Ngày từ điển hạnh phúc!

Ngày 16 tháng 10 năm 1758, là ngày sinh của nhà từ vựng người Mỹ Noah Webster. Nếu bạn đã từng tự hỏi ai đã quyết định rằng người Mỹ nên viết màu trong khi người Anh viết màu, thì Noah Webster là anh chàng của bạn.

Đây là một mẹo: Bạn muốn đảm bảo rằng bài viết của bạn luôn trông tuyệt vời? Ngữ pháp có thể cứu bạn khỏi lỗi chính tả, sai lầm ngữ pháp và dấu câu và các vấn đề viết khác trên tất cả các trang web yêu thích của bạn. Want to make sure your writing always looks great? Grammarly can save you from misspellings, grammatical and punctuation mistakes, and other writing issues on all your favorite websites.

Để tôn vinh tình yêu từ vựng của chúng tôi, đây là mười từ tuyệt vời để thêm vào vốn từ vựng của bạn ngày hôm nay:

Phản đối

N. Một đối diện trực tiếp hoặc cực đoan.

Angelica thường tham gia vào những cuộc trò chuyện nóng bỏng với Duane, phản đối ý thức hệ của cô.

Hút ẩm

tính từ. Khô hoặc thoát nước hoàn toàn.

Nhà bếp trần, tiết kiệm cho một vỏ cam cũ bị hút ẩm nằm trong bồn rửa.

Melliflult

tính từ. Làm hài lòng tai; du dương ngọt ngào.

Giọng nói của Karl xông hơi mê mẩn toàn bộ khán giả cho đến khi kết thúc Aria của mình.

Opprobrium

N. Sự từ chối khắc nghiệt hoặc chỉ trích, đặc biệt là bởi một nhóm lớn người.

Smith quyết định không chạy cho văn phòng sau khi một tweet không được khuyến khích mang lại cho anh ta sự phản đối của một nửa những người theo dõi anh ta.

Pelagic

tính từ. Của hoặc liên quan đến biển mở.

Nhiều như tôi đã tận hưởng cuộc phiêu lưu pelagic của chúng tôi, tôi đã sẵn sàng để trở lại vùng đất khô ráo.

Pulchritude

N. Vẻ đẹp hình thể.

Sandra xoay tròn ở cuối thảm đỏ để đám đông có thể đi vào sự rạng rỡ của chiếc áo choàng được sắp xếp từ mọi góc độ.

Rhadamanthine

tính từ. Nghiêm ngặt hoặc không chắc chắn nghiêm ngặt. (Thường được viết hoa)

Giám đốc trại Rhadamanthine của chúng tôi đã phát ra tiếng gọi ngay lúc 5 giờ sáng mỗi sáng.

Skulduggery

N. Hành vi không trung thực; mánh khóe.

Sau khi các nhà điều tra phát hiện ra một số tài khoản ngoài khơi bí mật, chủ tịch của Ngân hàng cuối cùng đã thừa nhận có liên quan đến Skulduggery tài chính.

Susurrus

N. Âm thanh thì thầm hoặc xào xạc.

Claude nghe thấy tên của chính mình ở đâu đó trong Susurrus đến từ đám đông Ansy.

Không lành mạnh

tính từ. Cảm giác béo ngậy hoặc nhờn; Ngoài ra, quá tâng bốc hoặc phản đối theo cách sycophantic.

Sophie đã nghi ngờ về những lời hứa được thực hiện bởi nữ nhân viên bán hàng không có chân không.

Những từ nào bạn nghĩ mọi người nên sử dụng thường xuyên hơn? Hãy cho chúng tôi biết trong phần bình luận hoặc thông qua các nguồn cấp dữ liệu Facebook và Twitter của chúng tôi!

5 từ hàng đầu trong ngày năm 2022

Không ai biết chắc chắn có bao nhiêu từ trong ngôn ngữ tiếng Anh, nhưng chắc chắn có một số bạn nghe thường xuyên hơn những từ khác. Tuy nhiên, trừ khi bạn đã ghi nhớ từ điển, chắc chắn sẽ có rất nhiều từ hàng ngày mà bạn vẫn không chắc chắn về. Mặc dù chúng tôi không thể bao gồm tất cả các cơ sở, nhưng ít nhất chúng tôi có thể giúp bạn tăng số lượng lớn từ vựng của bạn. Dưới đây là 50 từ phổ biến mà bạn nghe thấy mọi lúc nhưng có thể không chắc chắn về ý nghĩa chính xác. Và đối với các từ hàng ngày có nguồn gốc đáng ngạc nhiên, hãy xem 35 từ thường được sử dụng này, chúng tôi hoàn toàn đã đánh cắp các ngôn ngữ khác.

5 từ hàng đầu trong ngày năm 2022
Shutterstock

Làm thế nào bạn đã nghe nó: "Filet Mignon rất ngon, mặc dù khá đắt tiền." "The filet mignon was delicious, albeit rather expensive."

Ý nghĩa của nó: đó chỉ là một cách nói "mặc dù." Và để có nhiều từ để làm cho bạn nghe có vẻ thông minh, hãy tìm hiểu 50 từ đồng nghĩa tuyệt vời mà bạn có thể sử dụng cho các từ hàng ngày. It's just a fancier way of saying "although." And for more words to make you sound smart, learn these 50 Superb Synonyms You Can Use for Everyday Words.

5 từ hàng đầu trong ngày năm 2022
Shutterstock

Làm thế nào bạn đã nghe nó: "Chúng tôi đã tạo ra hàng dặm làn đường xe đạp mới để xoa dịu các nhà hoạt động đạp xe." "We created miles of new bike lanes to appease cycling activists."

Ý nghĩa của nó: để xoa dịu một nhóm hoặc cá nhân bằng cách chấp nhận các yêu cầu của họ. Ngoài ra, "xoa dịu" có thể có nghĩa là "để thỏa mãn", như trong, "một miếng bít tết tốt sẽ xoa dịu cơn đói của tôi" (mặc dù, thẳng thắn, bạn sẽ có vẻ hơi tự phụ nếu bạn sử dụng nó như thế này). To placate a group or individual by acquiescing to their requests. Alternatively, "appease" could mean "to satisfy," as in, "A good steak would appease my hunger" (though, frankly, you'll sound a bit pretentious if you use it like this).

5 từ hàng đầu trong ngày năm 2022
Shutterstock

Làm thế nào bạn đã nghe nó: "Giá sách của anh ấy được tổ chức theo một cách hoàn toàn tùy tiện." "His bookshelves are organized in a totally arbitrary way."

Ý nghĩa của nó: ngẫu nhiên, thất thường, không thể đoán trước, không dựa trên logic mạch lạc. Và đối với một số bổ sung ngôn ngữ gần đây, đây là 40 từ không tồn tại 40 năm trước. Random, erratic, unpredictable, not based on coherent logic whatsoever. And for some more recent linguistic additions, here are 40 Words That Didn't Exist 40 Years Ago.

5 từ hàng đầu trong ngày năm 2022
Shutterstock

Làm thế nào bạn đã nghe nó: "Một bộ phim zombie khác ?! Những bộ phim này rất tầm thường." "Another zombie movie?! These films are so banal."

Ý nghĩa của nó: đôi khi mọi người sử dụng "tầm thường" để có nghĩa là "nhàm chán", nhưng nó phức tạp hơn một chút. "Banal" có nghĩa là một cái gì đó, một cái gì đó, một bộ phim hoặc một chương trình truyền hình là không cảm thấy mệt mỏi và phái sinh đến nỗi, ngay cả khi bạn chưa bao giờ xem nó trước đây, bạn sẽ cảm thấy như mình đã có. Sometimes people use "banal" to mean "boring," but it's a bit more complex than that. "Banal" means that something—say, a movie or a TV show—is so uninspired and derivative that, even if you've never seen it before, you'll feel like you already have.

5 từ hàng đầu trong ngày năm 2022
Shutterstock

Làm thế nào bạn đã nghe nó: "Một biểu cảm bối rối xuất hiện trên khuôn mặt anh ấy khi tôi hỏi liệu anh ấy có biết 'tầm thường' có nghĩa là gì không." "A bemused expression came over his face when I asked if he knew what 'banal' meant."

Ý nghĩa của nó: Không, đây không phải là một cách nói "thích thú". Nó có nghĩa là bối rối, bối rối, hoặc hoang mang. Và đối với những từ bạn có thể nói sai, khám phá 23 từ bạn cần ngừng phát âm sai. No, this is not a fancy way of saying "amused." It means puzzled, confused, or bewildered. And for words you might be saying wrong, discover 23 Words You Need to Stop Mispronouncing.

5 từ hàng đầu trong ngày năm 2022
Shutterstock

Làm thế nào bạn đã nghe nó: "Hãy xem liệu cô ấy có thể đạt điểm chuẩn trong Tetris không!" "Let's see if she can hit the benchmark score in Tetris!"

Ý nghĩa của nó: tiêu chuẩn mà người khác được so sánh, đo lường hoặc đánh giá. The standard against which others are compared, measured, or evaluated.

5 từ hàng đầu trong ngày năm 2022
Shutterstock

Làm thế nào bạn đã nghe nó: "Tôi yêu Keanu Reeves vì ​​sự candor ngoài màn hình của anh ấy. Nó rất mới mẻ đến từ một anh chàng nổi tiếng như vậy!" "I love Keanu Reeves because of his off-screen candor. It's refreshing coming from such a popular guy!"

Ý nghĩa của nó: một bản chất trung thực, chân thực sâu sắc. A deeply genuine, honest nature.

5 từ hàng đầu trong ngày năm 2022
Shutterstock

Làm thế nào bạn đã nghe thấy nó: "Tôi bị đau thắt lưng mãn tính." "I suffer from chronic lower back pain."

Ý nghĩa của nó: trong bối cảnh, bạn có thể nghĩ "mãn tính" có nghĩa là nghiêm trọng. Nhưng trong thực tế, nó có nghĩa là một cái gì đó nói chung, một căn bệnh hoặc tình trạng này là tái phát. Và đối với các từ nghe có vẻ khác nhau tùy thuộc vào vị trí của bạn, hãy xem 50 từ này mọi người phát âm khác nhau trên khắp nước Mỹ. In context, you might think "chronic" means severe. But in reality, it means that something—generally, an illness or condition—is recurring. And for words that sound different depending on where you are, check out these 50 Words People Pronounce Differently Across America.

5 từ hàng đầu trong ngày năm 2022
Shutterstock

Làm thế nào bạn đã nghe nó: "I & nbsp; yêu album đầu tiên của cô ấy, nhưng album thứ hai của cô ấy chỉ cảm thấy như vậy & nbsp; đã bị kích thích." "I loved her first album, but her second one just feels so contrived."

Nó có nghĩa là gì: giả mạo, giả mạo, một sự giả tạo hoàn toàn. "Kẻ bị kích thích" thường được sử dụng để mô tả một biểu thức sáng tạo là bắt buộc. Phony, fake, a total sham. "Contrived" is usually used to describe a piece of creative expression as forced.

5 từ hàng đầu trong ngày năm 2022
Shutterstock

Làm thế nào bạn đã nghe nó: "50 từ này thường được nghe trong ngôn ngữ thông tục." "These 50 words are commonly heard in colloquial language."

Ý nghĩa của nó: "thông tục" đề cập đến ngôn ngữ được sử dụng theo cách thông thường hoặc không chính thức, thay vì chính thức. Chẳng hạn, hầu hết mọi người gọi vào thứ Hai thứ ba trong tháng 2 (một kỳ nghỉ của người Mỹ) theo thuật ngữ thông tục, "Ngày tổng thống", khi nó thực sự vẫn có tựa đề chính thức "Sinh nhật của Washington". . "Colloquial" refers to language that is used in an ordinary or informal way, rather than formal. For instance, most people call the third Monday in February (an American holiday) by its colloquial term, "Presidents Day," when it's actually still officially titled "Washington's Birthday." ("Colloquial" can also mean, simply, "conversational.") And for more fun content delivered straight to your inbox, sign up for our daily newsletter.

5 từ hàng đầu trong ngày năm 2022
Shutterstock

Làm thế nào bạn đã nghe nó: "Sau khi tuyên thệ, tôi sẽ buộc phải nói sự thật, toàn bộ sự thật, và không có gì ngoài sự thật." "After going under oath, I'll be compelled to tell the truth, the whole truth, and nothing but the truth."

Ý nghĩa của nó: bị buộc phải làm điều gì đó, dù bạn có muốn hay không. Thông thường, mọi người lạm dụng từ này có nghĩa là họ "cảm thấy mạnh mẽ" về điều gì đó. To be forced to do something, whether you want to or not. Often, people misuse this word to mean they're "feeling strongly" about something.

5 từ hàng đầu trong ngày năm 2022
Shutterstock

Làm thế nào bạn đã nghe thấy nó: "Đó là 20 dặm đến trạm xăng tiếp theo, nhưng chúng tôi chỉ còn 15 dặm trong xe tăng. Đây là câu hỏi hóc búa mà chúng tôi đang ở!" "It's 20 miles to the next gas station, but we only have 15 miles left in the tank. This is quite the conundrum we're in!"

Ý nghĩa của nó: "Câu hỏi hóc búa" được sử dụng để mô tả một vấn đề khó hiểu hoặc khó khăn, câu hỏi hoặc câu đố thường xuyên hơn không, đó là một phần của một Catch-22. "Conundrum" is used to describe a confusing or difficult problem, question, or riddle—more often than not, it's somewhat of a catch-22.

5 từ hàng đầu trong ngày năm 2022
Shutterstock

Làm thế nào bạn đã nghe nó: "Học sinh thể hiện thái độ trì hoãn đối với giáo viên của mình." "The student showed a deferential attitude toward her teacher."

Ý nghĩa của nó: "trì hoãn" là một tính từ có nghĩa là "thể hiện hoặc thể hiện sự tôn trọng", đặc biệt là liên quan đến một cấp trên hoặc người cao tuổi. Tuy nhiên, nhiều người có xu hướng nhầm lẫn từ này với tính từ nghe tương tự, "vi sai", được sử dụng để mô tả sự khác biệt giữa hai hoặc nhiều thứ. Hãy chắc chắn kiểm tra tự động sửa cho cái này; Trong khi các từ có thể trông giống nhau, ý nghĩa của chúng không có gì chung. "Deferential" is an adjective that means "showing or expressing respect," especially in regards to a superior or elder. However, many people tend to confuse this word with the similar-sounding adjective, "differential," which is used to describe the difference between two or more things. Make sure to check your auto-correct for this one; while the words might look similar, their meanings have nothing in common.

5 từ hàng đầu trong ngày năm 2022
Shutterstock/Jacob Lund

Làm thế nào bạn đã nghe nó: "Chương trình hình ảnh kinh dị Rocky là một tác phẩm kinh điển." "Rocky Horror Picture Show is a cult classic."

Ý nghĩa của nó: Như trong, một "giáo phái theo dõi" hoặc "yêu thích giáo phái", từ này đề cập đến một bộ phim, sách, ban nhạc, chương trình truyền hình, trò chơi video hoặc các hình thức truyền thông khác có một lượng fan nhỏ nhưng cực kỳ đam mê. Tuy nhiên, mọi người thường lạm dụng nó để đề cập đến một dự án với một người hâm mộ cuồng nhiệt, đam mê, như Star Wars hoặc Game of Thrones. (Không phải là tác phẩm kinh điển "sùng bái", folks.) As in, a "cult following" or a "cult favorite," the word refers to a movie, book, band, TV show, video game, or other form of media that has a small but extremely passionate fanbase. However, people often misuse it to refer to a project with a massive, passionate fanbase, like Star Wars or Game of Thrones. (Neither are "cult" classics, folks.)

5 từ hàng đầu trong ngày năm 2022
Shutterstock

Làm thế nào bạn đã nghe nó: "Khi cô ấy được đề nghị một chương trình khuyến mãi lớn tại công ty hiện tại của mình và một công việc hoàn toàn mới ở nơi khác, Kate đã phải đối mặt với tình huống khó xử." "When she was offered a big promotion at her current company and an entirely new job elsewhere, Kate was faced with quite the dilemma."

Ý nghĩa của nó: Mặc dù thường được sử dụng không chính xác để mô tả bất kỳ vấn đề nào, cách sử dụng chính xác của từ đề cập đến một vấn đề khó khăn cung cấp hai khả năng (thường là cả không thuận lợi) cho một kết quả. Rốt cuộc, tiền tố "DI" có nghĩa đen là "hai." While often incorrectly used to describe any problem, the word's correct usage refers to a difficult problem that offers two (usually both unfavorable) possibilities for an outcome. After all, the prefix "di" literally means "two."

5 từ hàng đầu trong ngày năm 2022
Shutterstock

Làm thế nào bạn đã nghe nó: "Thế giới rất bất công, nó khiến tôi cảm thấy như chúng ta đang sống trong một loại dystopia nào đó." "The world is so unfair it makes me feel like we're living in some kind of dystopia."

Ý nghĩa của nó: một "dystopia" là nhà nước hoặc xã hội với sự bất công và đau khổ lớn. Nói chung, nó xuất hiện trong tiểu thuyết khoa học viễn tưởng tương lai, như The Hunger Games và 1984. A "dystopia" is state or society with great injustice and suffering. Generally, it pops up in futuristic science fiction novels, like The Hunger Games and 1984.

5 từ hàng đầu trong ngày năm 2022
Shutterstock

Làm thế nào bạn đã nghe nó: "Thôi nào, đó là một lỗi nghiêm trọng." "Come on, that's an egregious error."

Ý nghĩa của nó: trong xã hội ngày nay, "rất nghiêm trọng" có nghĩa là một cái gì đó đáng kinh ngạc hoặc gây sốc. Nó được sử dụng để có nghĩa là hoàn toàn đối diện với việc giới thiệu một thứ gì đó đáng chú ý theo một cách tốt. Tuy nhiên, mọi người bắt đầu sử dụng từ này một cách trớ trêu, ý nghĩa của nó bắt đầu có ý nghĩa tiêu cực. In today's society, "egregious" means something remarkably bad or shocking. It used to mean the complete opposite—referring to something that was remarkable in a good way. However, people began to use the word ironically so often, its meaning started to take on a negative connotation.

5 từ hàng đầu trong ngày năm 2022
Shutterstock

Làm thế nào bạn đã nghe nó: "Cô ấy là một thiên niên kỷ, vì vậy cô ấy rất có quyền." "She's a millennial, so she's very entitled."

Ý nghĩa của nó: có, hoặc tin rằng một người có quyền đối với một cái gì đó. Mọi người sử dụng "có quyền" có nghĩa là "đặc quyền", và đó là chính xác. Nhưng họ cũng sử dụng nó khi họ chỉ nên sử dụng từ "có tiêu đề" để mô tả tên của một bộ phim truyền hình, tiêu đề podcast, v.v. . Having, or believing one has, the right to something. People use "entitled" to mean "privileged," and that's accurate. But they also use it when they should just be using the word "titled" to describe the name of a TV series, podcast title, etc.—as in, the seventh Star Wars movie is titled The Force Awakens, not entitled The Force Awakens.

5 từ hàng đầu trong ngày năm 2022
Shutterstock

Làm thế nào bạn đã nghe nó: "Tôi đồng cảm với những gì cô ấy đang trải qua." "I'm empathetic to what she's going through."

Ý nghĩa của nó: "sự đồng cảm" và "sự cảm thông" thường bị xáo trộn, trên thực tế, khi họ khác nhau. Để "thông cảm" có nghĩa là cảm thấy thương hại hoặc buồn bã cho trải nghiệm của người khác. Nhưng để "đồng cảm" có nghĩa là để hiểu những gì họ đang trải qua ở cấp độ cá nhân. "Empathy" and "sympathy" are often conflated, when they are, in fact, different. To "sympathize" means to feel pity or sadness for someone else's experience. But to "empathize" means to understand what they're going through on a personal level.

5 từ hàng đầu trong ngày năm 2022
Shutterstock

Làm thế nào bạn đã nghe nó: "Tôi đồng cảm với những gì cô ấy đang trải qua." "She was the epitome of elegance and grace."

Ý nghĩa của nó: "sự đồng cảm" và "sự cảm thông" thường bị xáo trộn, trên thực tế, khi họ khác nhau. Để "thông cảm" có nghĩa là cảm thấy thương hại hoặc buồn bã cho trải nghiệm của người khác. Nhưng để "đồng cảm" có nghĩa là để hiểu những gì họ đang trải qua ở cấp độ cá nhân. "Epitome" is defined as "a typical or ideal example" of a type or quality—which means it is the very best illustration of the word that follows it.

5 từ hàng đầu trong ngày năm 2022
Shutterstock

Làm thế nào bạn đã nghe nó: "Tôi đồng cảm với những gì cô ấy đang trải qua." "My regard for you is exponentially increasing."

Ý nghĩa của nó: "sự đồng cảm" và "sự cảm thông" thường bị xáo trộn, trên thực tế, khi họ khác nhau. Để "thông cảm" có nghĩa là cảm thấy thương hại hoặc buồn bã cho trải nghiệm của người khác. Nhưng để "đồng cảm" có nghĩa là để hiểu những gì họ đang trải qua ở cấp độ cá nhân. Lifted from math, "exponential" refers to something that continues to grow at an increasingly rapid rate.

5 từ hàng đầu trong ngày năm 2022
Shutterstock

Làm thế nào bạn đã nghe nó: "Tôi đồng cảm với những gì cô ấy đang trải qua." "I'm having an existential crisis."

Ý nghĩa của nó: "sự đồng cảm" và "sự cảm thông" thường bị xáo trộn, trên thực tế, khi họ khác nhau. Để "thông cảm" có nghĩa là cảm thấy thương hại hoặc buồn bã cho trải nghiệm của người khác. Nhưng để "đồng cảm" có nghĩa là để hiểu những gì họ đang trải qua ở cấp độ cá nhân. This simply means "of, relating to, or affirming existence." It's often used by philosophically-minded individuals to indicate they are having an issue with something on a theoretical level.

5 từ hàng đầu trong ngày năm 2022
Shutterstock

Làm thế nào bạn đã nghe nó: "Cô ấy là mẫu mực của sự thanh lịch và ân sủng." "I meant that facetiously."

Ý nghĩa của nó: "epitome" được định nghĩa là "một ví dụ điển hình hoặc lý tưởng" của một loại hoặc chất lượng, điều đó có nghĩa là nó là hình minh họa tốt nhất của từ theo nó. This means to treat an important issue in a flippant or humorous manner. It's often meant in a negative way, as it indicates the matter requires a greater level of seriousness.

5 từ hàng đầu trong ngày năm 2022
Làm thế nào bạn đã nghe nó: "Sự quan tâm của tôi dành cho bạn đang tăng theo cấp số nhân."

Ý nghĩa của nó: được nâng lên từ toán học, "theo cấp số nhân" đề cập đến một cái gì đó tiếp tục phát triển với tốc độ ngày càng nhanh. "How fortuitous it was for us to meet on the street like that!"

Làm thế nào bạn đã nghe nó: "Tôi đang có một cuộc khủng hoảng hiện sinh." People often think "fortuitous" means "lucky" because of its similarity to the word "fortune." But it actually just means "by chance," and can be used in a positive or negative way.

5 từ hàng đầu trong ngày năm 2022
Shutterstock

Ý nghĩa của nó: Điều này đơn giản có nghĩa là "của, liên quan đến hoặc khẳng định sự tồn tại." Nó thường được sử dụng bởi các cá nhân có đầu óc triết học để chỉ ra rằng họ đang gặp vấn đề với một cái gì đó ở cấp độ lý thuyết. "That's a hot-button issue."

Làm thế nào bạn đã nghe nó: "Tôi có nghĩa là điều đó một cách một cách phi thường." This is often used to refer to scenarios that are very politically- or emotionally-charged. A "hot-button issue" tends to inspire strong emotions from either side.

5 từ hàng đầu trong ngày năm 2022
Shutterstock

Ý nghĩa của nó: Điều này có nghĩa là đối xử với một vấn đề quan trọng một cách dễ hiểu hoặc hài hước. Nó thường có nghĩa là theo cách tiêu cực, vì nó chỉ ra vấn đề đòi hỏi mức độ nghiêm trọng lớn hơn. "Are we going to impeach the president?"

Hình ảnh kinh doanh Shutterstock/Monkey In theory, "impeach" means to "cast doubt on" someone or something, but we almost always use it in its practical sense: to remove someone from an elected office.

5 từ hàng đầu trong ngày năm 2022
Shutterstock

Làm thế nào bạn đã nghe nó: "Thật tình cờ cho chúng tôi gặp nhau trên đường phố như thế!" "The north and south sides of the city are totally incongruous."

Ý nghĩa của nó: Mọi người thường nghĩ "tình cờ" có nghĩa là "may mắn" vì sự giống nhau của nó với từ "vận may". Nhưng nó thực sự chỉ có nghĩa là "tình cờ" và có thể được sử dụng theo cách tích cực hoặc tiêu cực. Lacking harmony, or inconsistent with itself.

5 từ hàng đầu trong ngày năm 2022
Shutterstock

Làm thế nào bạn đã nghe nó: "Đó là một vấn đề nóng bỏng." "You better not put that plastic cup near the open flame. It's highly inflammable."

Ý nghĩa của nó: Điều này thường được sử dụng để đề cập đến các kịch bản rất chính trị hoặc cảm xúc. Một "vấn đề nóng bỏng" có xu hướng truyền cảm hứng cho những cảm xúc mạnh mẽ từ hai bên. Though you may have imagined otherwise, this word doesn't mean "incapable of catching fire." Unlike "bemused" and "amused," this is a case where two words with different prefixes do mean the same thing. Both "flammable" and "inflammable" refer to something that's capable of catching fire.

5 từ hàng đầu trong ngày năm 2022
Shutterstock

Làm thế nào bạn đã nghe nó: "Chúng ta sẽ luận tội Tổng thống?" "John McEnroe is infamous for his aggressive behavior on the tennis court."

Ý nghĩa của nó: về lý thuyết, "luận tội" có nghĩa là "nghi ngờ về" ai đó hoặc một cái gì đó, nhưng chúng tôi hầu như luôn sử dụng nó theo nghĩa thực tế của nó: loại bỏ ai đó khỏi một văn phòng được bầu. "Infamous" means notorious, as in well-known for a bad reason. However, people tend to use it the same as they do the word "famous," which is incorrect.

5 từ hàng đầu trong ngày năm 2022
Shutterstock

Làm thế nào bạn đã nghe nó: "Phía bắc và phía nam của thành phố là hoàn toàn phi lý." "How ironic that an off-duty police officer ran someone over with their vehicle."

Ý nghĩa của nó: thiếu sự hài hòa, hoặc không phù hợp với chính nó. Due to Alanis Morissette's 1995 hit song "Ironic," people assume this word describes an unfortunate situation. But it just refers to something that happens in the opposite way of what's expected.

5 từ hàng đầu trong ngày năm 2022
Shutterstock

Làm thế nào bạn đã nghe nó: "Tốt hơn là bạn không nên đặt chiếc cốc nhựa đó gần ngọn lửa mở. Nó rất dễ cháy." "My doctor used so much medical jargon, I could hardly understand him."

Ý nghĩa của nó: mặc dù bạn có thể tưởng tượng khác, nhưng từ này không có nghĩa là "không có khả năng bắt lửa". Không giống như "Bemuse" và "thích thú", đây là trường hợp hai từ có tiền tố khác nhau có nghĩa là cùng một điều. Cả "dễ cháy" và "dễ cháy" đều đề cập đến một cái gì đó có khả năng bắt lửa. The words and phrases used by members of a particular profession that are difficult for outsiders to understand. So, if you want to keep your speech simple and accessible, you should avoid jargon at all costs.

5 từ hàng đầu trong ngày năm 2022
Shutterstock

Làm thế nào bạn đã nghe nó: "John McEnroe khét tiếng vì hành vi hung hăng của anh ấy trên sân tennis." "In New York City, you can order food literally right to your door at 3 a.m."

Ý nghĩa của nó: "khét tiếng" có nghĩa là khét tiếng, như nổi tiếng vì một lý do xấu. Tuy nhiên, mọi người có xu hướng sử dụng nó giống như họ làm từ "nổi tiếng", không chính xác. In a literal manner or sense; "precisely" or "exactly" are synonyms. However, people tend to use it to mean "figuratively," when, in fact, that's literally the exact opposite of its meaning.

5 từ hàng đầu trong ngày năm 2022
Shutterstock

Làm thế nào bạn đã nghe nó: "Thật mỉa mai khi một sĩ quan cảnh sát ngoài nhiệm vụ đã điều hành ai đó bằng phương tiện của họ." "The doctor gave me some painkillers to help mitigate my headache."

Ý nghĩa của nó: Do bài hát "Ironic" năm 1995 của Alanis Morissette ", mọi người cho rằng từ này mô tả một tình huống không may. Nhưng nó chỉ đề cập đến một cái gì đó xảy ra theo cách ngược lại với những gì được mong đợi. To reduce the force or intensity of something, often in regard to harshness, grief, pain, or risk.

5 từ hàng đầu trong ngày năm 2022
Shutterstock

Làm thế nào bạn đã nghe nó: "Câu chuyện của cô ấy thậm chí không có một sự thật." "Her story doesn't have even a modicum of truth."

Nó có nghĩa là gì: một lượng nhỏ. A small amount.

5 từ hàng đầu trong ngày năm 2022
Shutterstock

Làm thế nào bạn đã nghe nó: "Đó là một điểm hoàn toàn MOOT." "That's a completely moot point."

Ý nghĩa của nó: tùy thuộc vào cuộc tranh luận, tranh chấp hoặc không chắc chắn và thường không thừa nhận quyết định cuối cùng. Subject to debate, dispute, or uncertainty, and typically not admitting of a final decision.

5 từ hàng đầu trong ngày năm 2022
Shutterstock

Làm thế nào bạn đã nghe nó: "Đó là một điểm hoàn toàn MOOT." "Jack had a myriad of ideas that he presented at the meeting."

Ý nghĩa của nó: tùy thuộc vào cuộc tranh luận, tranh chấp hoặc không chắc chắn và thường không thừa nhận quyết định cuối cùng. Countless or extremely high in number.

5 từ hàng đầu trong ngày năm 2022
Shutterstock

Làm thế nào bạn đã nghe nó: "Đó là một điểm hoàn toàn MOOT." "I have to take out the trash—that smell is nauseous."

Ý nghĩa của nó: tùy thuộc vào cuộc tranh luận, tranh chấp hoặc không chắc chắn và thường không thừa nhận quyết định cuối cùng. Nausea-inducing. This is an adjective used to describe something that makes you sick, not a way to say you're feeling sick. If you say you're nauseous, you're making someone else sick—and that's probably not what you mean. The word you're looking for is "nauseated," as in you're about to throw up.

5 từ hàng đầu trong ngày năm 2022
Shutterstock

Làm thế nào bạn đã nghe nó: "Đó là một điểm hoàn toàn MOOT." "The reporter really captured the nuance of her story."

Ý nghĩa của nó: tùy thuộc vào cuộc tranh luận, tranh chấp hoặc không chắc chắn và thường không thừa nhận quyết định cuối cùng. A subtle quality, distinction, or variation.

5 từ hàng đầu trong ngày năm 2022
Shutterstock

Làm thế nào bạn đã nghe nó: "Đó là một điểm hoàn toàn MOOT." "It is a paradox that you sometimes need to be cruel to be kind."

Ý nghĩa của nó: tùy thuộc vào cuộc tranh luận, tranh chấp hoặc không chắc chắn và thường không thừa nhận quyết định cuối cùng. A statement that is seemingly contradictory but in reality, expresses a possible truth; it could also refer to a person, situation, action, or thing that has contradictory qualities.

5 từ hàng đầu trong ngày năm 2022
Shutterstock

Làm thế nào bạn đã nghe nó: "Đó là một điểm hoàn toàn MOOT." "He has a penchant for falling for bad boys."

Ý nghĩa của nó: tùy thuộc vào cuộc tranh luận, tranh chấp hoặc không chắc chắn và thường không thừa nhận quyết định cuối cùng. A strong tendency toward something, or to display a habitual liking for something.

5 từ hàng đầu trong ngày năm 2022
Shutterstock/interstid

Làm thế nào bạn đã nghe nó: "Jack có vô số ý tưởng mà anh ấy trình bày tại cuộc họp." "She finished the assignment in a perfunctory manner."

Ý nghĩa của nó: vô số hoặc cực kỳ cao về số lượng. If you do something in a perfunctory manner, it means that you are doing so in a routine or mechanical way that lacks a certain enthusiasm or interest in the particular activity. (Hey, at least you get it done on time, though!)

5 từ hàng đầu trong ngày năm 2022
Shutterstock

Làm thế nào bạn đã nghe thấy nó: "Tôi phải lấy ra thùng rác đó là mùi thơm." "I perused the article you sent me, but I don't agree with that argument about healthcare."

Nó có nghĩa là gì: buồn nôn. Đây là một tính từ được sử dụng để mô tả một cái gì đó khiến bạn bị bệnh, không phải là cách để nói rằng bạn đang cảm thấy bị bệnh. Nếu bạn nói bạn buồn nôn, bạn đang làm cho người khác bị bệnh và đó có lẽ không phải là ý bạn. Từ bạn đang tìm kiếm là "buồn nôn", như trong bạn sắp ném lên. Sometimes people think "peruse" means "skim." Not so. It actually means to read thoroughly or examine at length.

5 từ hàng đầu trong ngày năm 2022
Shutterstock

Làm thế nào bạn đã nghe nó: "Phóng viên thực sự nắm bắt được sắc thái của câu chuyện của cô ấy." "The plethora of dating sites out there make it so challenging to know where to begin."

Ý nghĩa của nó: một chất lượng tinh tế, sự khác biệt hoặc biến thể. Though "plethora" is often misused as "a lot of" something in a favorable way, it means "too much" of something… in a non-favorable way.

5 từ hàng đầu trong ngày năm 2022
Shutterstock

Làm thế nào bạn đã nghe nó: "Đó là một nghịch lý mà đôi khi bạn cần phải tàn nhẫn để trở nên tử tế." "In the state of West Virginia, coal mining has practically become an obsolete industry."

Ý nghĩa của nó: một tuyên bố dường như mâu thuẫn nhưng trong thực tế, thể hiện một sự thật có thể; Nó cũng có thể đề cập đến một người, tình huống, hành động hoặc điều có phẩm chất mâu thuẫn. "Obsolete" is an adjective for something that is no longer current.

5 từ hàng đầu trong ngày năm 2022
Shutterstock

Làm thế nào bạn đã nghe nó: "Anh ấy có một xu hướng yêu những chàng trai xấu." "Some would say that a 'deafening silence' is an oxymoron."

Ý nghĩa của nó: một xu hướng mạnh mẽ đối với một cái gì đó, hoặc để thể hiện ý thích theo thói quen cho một cái gì đó. An "oxymoron" is a combination of contradictory or incongruous (remember that one?) words, such as "cruel kindness" and "heavy lightness."

5 từ hàng đầu trong ngày năm 2022
Shutterstock

Làm thế nào bạn đã nghe nó: "Cô ấy đã hoàn thành nhiệm vụ một cách chiếu lệ." "You don't need to call circles 'round.' That's redundant."

Ý nghĩa của nó: Nếu bạn làm điều gì đó theo cách chiếu lệ, điều đó có nghĩa là bạn đang làm như vậy theo cách thường xuyên hoặc cơ học thiếu một sự nhiệt tình hoặc quan tâm nhất định đối với hoạt động cụ thể. (Này, ít nhất bạn đã hoàn thành đúng thời gian!) People assume "redundant" means "repetitive," but it actually refers to a word or phrase that doesn't add anything to the conversation—because that point has already been made in another way.

5 từ hàng đầu trong ngày năm 2022
Shutterstock

Làm thế nào bạn đã nghe nó: "Tôi đã xem bài viết mà bạn đã gửi cho tôi, nhưng tôi không đồng ý với lập luận đó về chăm sóc sức khỏe." "She was quick to point out the stark differences between our careers."

Ý nghĩa của nó: đôi khi mọi người nghĩ "xem" có nghĩa là "lướt qua". Không phải vậy. Nó thực sự có nghĩa là đọc kỹ hoặc kiểm tra theo chiều dài. The most common use of "stark"—outside of Game of Thrones, that is—is simply "sharply delineated." Though it can also mean "barren," "sheer," "robust," or "rigidly conforming."

5 từ hàng đầu trong ngày năm 2022
Shutterstock

Làm thế nào bạn đã nghe nó: "Rất nhiều trang web hẹn hò ngoài kia khiến nó rất khó khăn khi biết bắt đầu từ đâu." "That ruling was a travesty."

Ý nghĩa của nó: mặc dù "toàn bộ" thường bị sử dụng sai là "rất nhiều" thứ gì đó theo cách thuận lợi, nó có nghĩa là "quá nhiều" của một thứ gì đó theo cách không thuận lợi. People often use "travesty" and "tragedy" interchangeably, but "travesty" actually means "a debased, distorted, or grossly inferior imitation" of something else.

5 từ hàng đầu trong ngày năm 2022
Shutterstock

Làm thế nào bạn đã nghe nó: "Ở bang West Virginia, khai thác than thực tế đã trở thành một ngành công nghiệp lỗi thời." "This beef stew just hits you with that delicious umami."

Ý nghĩa của nó: "lỗi thời" là một tính từ cho một cái gì đó không còn là hiện tại. "Umami" is one of the basic tastes (the others are sweetness, sourness, bitterness, and saltiness). It's essentially synonymous with the word savory.

5 từ hàng đầu trong ngày năm 2022
Shutterstock

Làm thế nào bạn đã nghe nó: "Một số người sẽ nói rằng 'sự im lặng điếc tai' là một oxymoron." "If you knew the definition of every word on this list, then you must have an impressive grasp on the English vernacular."

Ý nghĩa của nó: một "oxymoron" là sự kết hợp của những từ mâu thuẫn hoặc phi lý (hãy nhớ rằng một?) If you're dialed into the lingo of your home country, then it's likely that you are familiar with the country's vernacular, or common tongue.

5 từ mới là gì?

Bạn sẽ có thể giao tiếp rõ ràng hơn và bằng cách sử dụng ít từ hơn, mọi người sẽ hiểu bạn dễ dàng hơn ...
Địa ngục.....
Thời trang nhanh.....
Có thể sử dụng được.....
Hygge.....
Người đi đường dài ..

5 từ phổ biến nhất là gì?

100 từ phổ biến nhất trong tiếng Anh.

Lời của ngày hôm nay là gì?

Lời trong ngày: Đặc quyền.

Từ mỗi ngày là gì?

everyday..
commonplace..
frequent..
mundane..
normal..
ordinary..
prosaic..
usual..
workaday..