600000 tệ bằng bao nhiêu tiền Việt Nam

Giới chức Trung Quốc cho biết đã ghi nhận một vụ lừa đảo lợi dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để lấy hàng triệu nhân dân tệ.

Nạn nhân là một người đàn ông, họ Guo. Người này cho biết tháng trước đã nhận một cuộc gọi video từ một người có ngoại hình và giọng nói giống một người bạn thân.

Tuy nhiên, người gọi thực ra là một kẻ lừa đảo, đã sử dụng công nghệ AI để có diện mạo và đặc điểm giống bạn của ông Guo.

Đối tượng lừa đảo đã thuyết phục ông Guo chuyển 4,3 triệu nhân dân tệ (609.000 USD), với lý do một người bạn khác đang cần tiền để trả cọc đấu thầu công khai, song số tiền phải được chuyển từ tài khoản ngân hàng của một công ty nên muốn nhờ ông Guo.

Đối tượng đã hỏi số tài khoản ngân hàng cá nhân của ông Guo, sau đó thông báo đã chuyển khoản số tiền 4,3 triệu nhân dân tệ, đồng thời gửi ảnh giả mạo màn hình giao dịch hoàn tất.

Ông Guo chia sẻ bản thân đã chủ quan khi không kiểm tra tiền đã vào tài khoản hay chưa mà chuyển luôn số tiền được yêu cầu từ tài khoản công ty. Ông chỉ phát hiện ra sự thật sau khi nhắn tin cho người bạn bị đối tượng lừa đảo giả mạo.

Sau khi tiếp nhận vụ án, cảnh sát đã yêu cầu ngân hàng ngừng tiến hành giao dịch, qua đó giúp ông Guo thu hồi được 3,4 triệu nhân dân tệ. Cảnh sát đang tìm cách để thu hồi số tiền còn lại, song vẫn chưa xác định được danh tính thủ phạm.

Trong tháng này, cảnh sát ở tỉnh Cam Túc, Tây Bắc Trung Quốc, cho biết đã bắt một người đàn ông ở tỉnh này do sử dụng ChatGPT để soạn một bài báo giả, đưa tin về vụ tai nạn xe buýt chết người và lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội.

Chủ đề về những mối nguy tiềm ẩn từ công nghệ AI đột phá đã thu hút được nhiều sự chú ý, kể từ khi công ty OpenAI có trụ sở tại Mỹ ra mắt chatbot ChatGPT vào tháng 11/2022.

Trung Quốc đã công bố kế hoạch đầy tham vọng trở thành nước tiên phong trong công nghệ AI toàn cầu vào năm 2030 và hàng loạt công ty công nghệ bao gồm Alibaba, JD.com, NetEase và ByteDance - công ty chủ quản của TikTok, đã gấp rút phát triển các sản phẩm tương tự ChatGPT.

Tuy nhiên, Trung Quốc cũng ban hành chính sách để ngăn ngừa việc sử dụng công nghệ "deepfake" để đăng tải hoặc lan truyền thông tin sai lệch, có hiệu lực từ tháng 1/2023.

Tháng trước, cơ quan quản lý Internet Bắc Kinh cũng đề xuất một dự luật yêu cầu tất cả ứng dụng AI mới phải trải qua cuộc kiểm tra "đánh giá bảo mật" trước khi tiếp cận người dân.

[Trung Quốc cấm các công ty công nghệ cung cấp ChatGPT]

Trước đó, Các chuyên gia an ninh mạng Australia cũng cảnh báo tin tặc đang sử dụng ChatGPT để tạo ra các email lừa đảo “thật” đến mức ngay cả những nhân viên được đào tạo bài bản về bảo mật của một công ty cũng bị “mắc bẫy.”

Ông Chad Skipper - chuyên gia về công nghệ bảo mật toàn cầu tại công ty phần mềm VMWare ở Australia, cho biết các email lừa đảo (phishing email) sử dụng ChatGPT hoặc các mô hình “máy học” ngôn ngữ tự nhiên tương tự để bắt chước ngôn ngữ và giọng điệu của các email chính thức trong các tổ chức, do đó rất khó để phân biệt với các email thật.

Ông Chad Skipper cho rằng đây là một cuộc chiến mới giữa tin tặc và ngành an ninh mạng và cuộc chiến này sẽ còn kéo dài.

Theo ông Chad Skipper, tội phạm mạng đang sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để xác định những lỗ hổng trong các công ty, tổ chức và ChatGPT, từ đó tiến hành các cuộc tấn công giả mạo tinh vi nhằm xâm nhập vào các tổ chức này.

Tấn công giả mạo (Phishing) là hình thức tấn công mạng mà tin tặc sử dụng các email hoặc các hình thức nhắn tin giả mạo khác để lừa người dùng nhấp vào các tài liệu có vẻ vô hại hoặc các đường link dẫn đến một trang web, từ đó phát tán phần mềm độc hại (Malware) lên các thiết bị người dùng.

Ước tính có khoảng 90% các vụ xâm nhập mạng khởi đầu bằng một cuộc tấn công giả mạo đã được thực hiện thành công trước đó.

Vụ tấn công mạng nghiêm trọng vào Medibank - công ty bảo hiểm tư nhân lớn nhất của Australia - vào tháng 10/2022, cũng có thể nằm trong số này.

Giám đốc kinh doanh tại VMware Australia, ông Darren Reid cho hay trong thời gian ngắn kể từ khi được phát hành vào năm ngoái, ChatGPT đã vượt qua được một trong những tuyến phòng thủ chống lại các cuộc tấn công giả mạo như vậy./.

Những ngày qua, làm thế nào để tránh được lừa đảo bằng AI đã trở thành một chủ đề nóng trên mạng xã hội Trung Quốc.

600000 tệ bằng bao nhiêu tiền Việt Nam

Ảnh minh họa: Bawabaa.

Cảnh sát thành phố Bao Đầu ở Khu tự trị Nội Mông, miền Bắc Trung Quốc hôm 20/5 vừa thông báo một vụ án lừa đảo bằng trí tuệ nhân tạo (AI) điển hình, trong đó kẻ lừa đảo đã sử dụng công nghệ AI để tạo ra khuôn mặt và giọng nói giả trong cuộc gọi video và lừa thành công nạn nhân 4,3 triệu nhân dân tệ (611.000 USD).

Theo cảnh sát, nạn nhân họ Quách, chủ một công ty công nghệ ở thành phố Phúc Châu, tỉnh Phúc Kiến, miền Đông Trung Quốc, đã bị lừa 4,3 triệu NDT chỉ trong 10 phút. Kẻ lừa đảo đã thực hiện một cuộc gọi video WeChat cho nạn nhân, sử dụng công nghệ AI để khiến mình trông giống như một người bạn ngoài đời thực của nạn nhân.

Trong cuộc gọi điện video, kẻ lừa đảo đã thuyết phục rằng mình cần dùng tài khoản công ty của nạn nhân để thanh toán khoản tiền đặt cọc 4,3 triệu nhân dân tệ khi tham gia đấu thầu một dự án. Kẻ lừa đảo đã hỏi số thẻ ngân hàng và tuyên bố chuyển vào tài khoản của nạn nhân, đồng thời gửi ảnh chụp màn hình biên lai chuyển khoản ngân hàng qua wechat. Tin tưởng bạn mình, nạn nhân đã chuyển 4,3 triệu nhân dân tệ cho kẻ lừa đảo trong hai lần mà không xác minh xem tiền nhận đã đến tài khoản của mình hay chưa. Tuy nhiên, khi gọi điện, bạn nạn nhân khẳng định không làm các việc trên.

Sau khi nhận được thông tin về vụ lừa đảo, cảnh sát Phúc Châu và Bao Đầu đã ngăn chặn thành công việc chuyển 3,36 triệu NDT, tuy nhiên phần còn lại hiện vẫn đang phải tiếp tục truy tìm.

Đây chỉ là một trong những vụ lừa đảo viễn thông sử dụng công nghệ AI xảy ra thời gian gần đây ở Trung Quốc và được đánh giá là sẽ trở thành vụ án mang tính cột mốc về gian lận viễn thông, đánh dấu hình thức lừa đảo này chính thức bước vào kỷ nguyên của trí tuệ nhân tạo với khả năng biến hóa khôn lường.

Các vụ án tương tự cũng xảy ra ở Phúc Châu, Phúc Kiến hay Thường Châu, Giang Tô..., với số tiền lừa đảo từ vài nghìn đến vài chục nghìn nhân dân tệ, gióng lên hồi chuông về nguy cơ lừa đảo bằng AI ở Trung Quốc.

Tính đến 22/5, chủ đề về cách ngăn chặn lừa đảo bằng AI đã nhận được 170 triệu lượt xem và tạo ra 9.579 cuộc thảo luận trên mạng xã hội Weibo của nước này.

Trước đó, hôm 11/4, Cơ quan Quản lý Không gian mạng Trung Quốc đã lấy ý kiến của công chúng về dự thảo các biện pháp quản lý dịch vụ AI tổng hợp, trong đó chú trọng tính xác thực của nội dung và tính bảo mật của dữ liệu được tạo thành. Theo dự thảo này, nội dung do AI tạo ra phải chân thực và chính xác, đồng thời cần thực hiện các biện pháp ngăn chặn việc tạo ra các thông tin sai lệch.

Giờ đây, với công nghệ thay đổi khuôn mặt, chỉ cần cung cấp một bức ảnh có khuôn mặt là một người có thể thay mặt mình vào bất kỳ vai nam (nữ) chính nào trong các bộ phim hoặc clip với độ tương đồng rất cao. Trong bài đăng trên trang web chính thức, cảnh sát thành phố Thường Đức, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc tiết lộ, công nghệ AI đã thay đổi hành vi lừa đảo của tội phạm và các vụ lừa đảo mới này có tỷ lệ thành công lên đến gần 100%.

Giải mã sự "đáng sợ" của AI khiến chuyên gia chuỗi cung ứng của Kraft Heinz thành vô dụng: Giảm tồn kho 50%, giảm thời gian sản xuất 25%, giao hàng thành công tăng 20%, tiết kiệm 30 triệu USD