7. lần đầu tiên việt nam tham gia ngày trái đất là vào năm nào ?

Ngày trái đất có tên gọi quốc tế là Earth Day, tại Việt Nam cũng tổ chức ngày này với tên gọi là Earth Day VietNam. Ngày trái đất được tổ chức vào ngày 22/4 hàng năm, có ý nghĩa quan trọng với nhiều quốc gia. Trước đó Earth Day là ngày 21/3 và sau đó được thay đổi.

Ngày, giờ trái đất là ngày nào?
 

Mục Lục bài viết:
  Nguồn gốc của Ngày trái đất.
  Ngày trái đất được tổ chức nhằm mục đích gì?.

Nguồn gốc của Ngày trái đất

Vào năm 1970, ông Ông John McConnell khởi xướng trên toàn nước Mỹ hưởng ứng ngày trái đất vào 21/3 hàng năm với mong muốn mọi người hãy bảo vệ môi trường sống của mình. Đây cũng là ngày đẹp vì nó là ngày bắt đầu mùa xuân - ngày Xuân phân, mùa của sự sống, sinh sôi nảy nở và đâm chồi. Ngày này sau đó được Tổng Thư ký Liên Hiệp quốc công bố là ngày trái đất của quốc tế.

Tuy nhiên, sau một thời gian thực hiện, một bộ phận dân chúng cho rằng Ngày trái đất phải là ngày sau khi chúa phục sinh, vì thế ông Gaylord Nelson, một thượng nghị sĩ Mỹ lúc bấy giờ đã hô hào tổ chức cuộc hội thảo để bàn bạc về môi trường và quyết định thay đổi ngày trái đất là ngày 22/4 hàng năm.

Những năm đầu khi Ngày trái đất ra đời nó chỉ được phát động và hưởng ứng tại Mỹ, phải sau đó gần 20 năm, tức là phải đến năm 1990 sự kiện này mới được tổ chức rộng rãi ở hơn 100 quốc gia khác nhau. Và cho đến bây giờ thì đã có khoảng gần 200 quốc gia tham gia sự kiện ý nghĩa này.
 

Ngày trái đất được tổ chức nhằm mục đích gì?

Ngay từ khi ra đời, ngày Trái đất đã mang ý nghĩa là tôn vinh, bảo vệ, yêu thương và nâng niu hành tinh sống của chúng ta - Trái đất. Cũng chính vì thế mà vào ngày này mọi người hãy tạm gác lại những công việc riêng tư để tham gia các hoạt động ý nghĩa bảo vệ môi trường như trồng cây xanh, thu gom rác thải, làm sạch môi trường, bảo vệ động vật, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên...

Những hành động này dù nhỏ nhưng mang lại ý nghĩa rất lớn cho cuộc sống hiện tại và tương lai của chúng ta, quyết định đến sự sống còn của nhân loại.

Cho đến nay Ngày trái đất vẫn được các quốc gia hưởng ứng một cách nhiệt tình bằng nhiều hành động thiết thực hơn nữa như hạn chế sử dụng túi nylon, không dùng chai nước 1 lần, không thổi bóng bay, tiết kiệm các tài nguyên và năng lượng (điện, nước, giấy...), tái tạo rác hữu cơ... Điều này càng trở nên ý nghĩa hơn bao giờ hết khi mà cả thế giới đang phải hứng chịu hậu quả của sự biến đổi khí hậu và những tác động từ môi trường ô nhiễm nghiêm trọng.

Không chỉ có Ngày trái đất mà hàng năm, vào ngày thứ 7 cuối cùng của tháng 3 còn có sự kiện Giờ trái đất. Các nước tham gia sự kiện này sẽ tắt đèn và các thiết bị điện không cần thiết trong 1 giờ để bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng, giảm thiên tai và biến đổi khí hậu.

Chính vì thế, ngay từ bây chúng ta hãy cùng suy nghĩ về tương lai, hành động vì tương lai, vì sự sống của chính mình để ngày nào cũng là Ngày Trái đất.

Tháng 4 với nhiều ngày kỷ niệm được cộng đồng đón chào như ngày Cá tháng tư, ngày Trái Đất, ngày 30/4, ... cùng với đó là những dòng Status chào tháng 4 được mọi người đăng lên các mạng xã hội thể hiện suy nghĩ của mình. Tháng 4 bạn ấn tượng với ngày nào nhất? hãy chia sẻ với chúng tôi nhé.

Những năm gần đây Ngày trái đất được biết đến nhiều hơn, cùng với đó là các event, hoạt động của nhiều tổ chức, với các hành động cụ thể như dọn rác vì cộng đồng, tiết kiệm năng lượng, ...

Soạn bài Tập đọc: Nếu trái đất thiếu trẻ con trang 157 SGK Tiếng Việt 5 tập 2, soạn Tiếng Việt lớp 5 Soạn bài Tập đọc: Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất trang 114 SGK Tiếng Việt 4 Dàn ý phân tích bài Thông tin về ngày Trái đất năm 2000 Bài học rút ra từ bài Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000 Khi bạn sinh ra trên trái đất có gì thay đổi? Soạn bài Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000

Ngày Quốc tế Mẹ Trái đất được tổ chức lần đầu tiên vào ngày 22/4/1970 như một cuộc hội thảo về môi trường theo tài trợ của thượng nghị sĩ Mỹ Gaylord Nelson. Ban đầu, Ngày Quốc tế Mẹ Trái đất chỉ được chú ý tại Mỹ cho đến khi một tổ chức đã được thành lập bởi Denis Hayes, nguyên là điều phối viên toàn quốc năm 1970, đưa nó lên tầm quốc tế vào năm 1990 và tổ chức các sự kiện ở 141 quốc gia.

7. lần đầu tiên việt nam tham gia ngày trái đất là vào năm nào ?
Sông băng tan dần trên đỉnh núi Kilimanjaro ở Tanzania, Châu Phi. Hình ảnh được chụp vào mỗi tháng 12 hàng năm từ 1986 đến 2020.

Ngày Quốc tế Mẹ Trái đất giờ đây được điều phối toàn cầu bởi Mạng Ngày Trái Đất (Earth Day Network) và được tổ chức hàng năm tại hơn 192 quốc gia. Nhiều cộng đồng còn tổ chức Tuần Trái đất, một tuần của các hoạt động xoay quanh các vấn đề môi trường.

7. lần đầu tiên việt nam tham gia ngày trái đất là vào năm nào ?
Sông băng lui dần ở Sermersooq, Greenland. Hình ảnh được chụp vào tháng 12 hàng năm từ năm 2000 đến năm 2020.

Năm 2009, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc tuyên bố ngày 22/4 là Ngày Quốc tế Mẹ Trái đất (International Mother Earth Day) nhằm nâng cao nhận thức và giá trị của môi trường tự nhiên, bảo vệ ngôi nhà chung của con người.

7. lần đầu tiên việt nam tham gia ngày trái đất là vào năm nào ?
Rạn san hô Great Barrier bị tẩy trắng dần trên đảo Lizard, Australia. Hình ảnh được chụp mỗi tháng từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2016.

Năm nay, Google Doodle Ngày Quốc tế Trái đất 22/4 đề cập đến một trong những chủ đề cấp bách nhất của thời đại chính là biến đổi khí hậu.

Sử dụng hình ảnh tua nhanh thời gian thực từ Google Earth Timelapse và các nguồn khác, Doodle thể hiện tác động của biến đổi khí hậu trên bốn khu vực khác nhau xung quanh hành tinh của chúng ta. Người dùng có thể theo dõi suốt cả ngày để xem những cảnh này, mỗi cảnh được hiển thị trên trang chủ trong vài giờ.

7. lần đầu tiên việt nam tham gia ngày trái đất là vào năm nào ?
Rừng Harz ở Elend, Đức bị phá hoại bởi bọ vỏ cây do nhiệt độ tăng và hạn hán nghiêm trọng. Hình ảnh được chụp vào tháng 12 hàng năm từ 1995 đến 2020.

Google Doodle Ngày Quốc tế Mẹ Trái đất bao gồm hình ảnh thực từ: Núi Kilimanjaro ở Tanzania, Châu Phi; Sông băng Sermersooq ở Greenland; Rạn san hô Great Barrier ở Australia; Rừng Harz ở Elend, Đức.

Tại  Việt Nam, trong những năm qua, ý thức bảo vệ môi trường của người dân đã được nâng cao, nhiều địa phương trở thành điểm sáng trong phong trào bảo vệ môi trường, đặc biệt là nhận thức của mỗi người dân trong bảo vệ môi trường sống của mỗi gia đình, mỗi cá nhân, góp phần bảo vệ “ngôi nhà chung Trái Đất” trước những tác hại ngày càng rõ rệt của biến đổi khí hậu, suy thoái môi trường.

  • Môi trường xanh
  • Môi trường

Thứ năm, 10/03/2022 09:15 (GMT+7)

Ngày Trái Đất là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa của Ngày Trái Đất 22/4

Miền BắcMiền Nam

Ngày Trái Đất là ngày gì? Ngày Trái Đất 2022 là ngày nào? Ý nghĩa và nguồn gốc của ngày này là gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Ngày Trái đất là gì?

Ngày Trái Đất (Earth Day – ED - 22/4) là ngày vận động mọi người nâng cao nhận thức và hành động nhằm bảo vệ giá trị của môi trường tự nhiên.

Ngày Trái Đất do Liên hợp quốc phát động, tổ chức vào ngày 22/4 hàng năm, nhằm khuyến khích các phong trào hoạt động bảo vệ môi trường trên toàn thế giới nhằm ngăn chặn các thảm họa đang xảy ra thường xuyên hơn do biến đổi khí hậu và tàn phá môi trường.

Ngày Trái đất được khởi xướng bởi một thượng nghị sĩ người Hoa Kỳ Gaylord Nelson. Với hình thức giống như một cuộc hội thảo về môi trường thì ngày Trái đất được tổ chức lần đầu tiên vào 22 tháng 4 năm 1970. Hiện nay, Ngày Trái Đất được điều phối bởi Mạng Ngày Trái đất (Earth Day Network) và được tổ chức hằng năm tại hơn 192 quốc gia trên toàn thế giới. Năm 2009,Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc tuyên bốngày 22 tháng 4 là ngày Quốc tế Mẹ Trái Đất (International Mother Earth Day).

Ngày 22/4/2022 sẽ là Ngày Trái Đất lần thứ 51 trên thế giới. Ngày Trái Đất 2022 sẽ diễn ra vào ngày Chủ Nhật, 22/4/2022.

7. lần đầu tiên việt nam tham gia ngày trái đất là vào năm nào ?

Lịch sử ra đời ngày Trái đất

Ngày Trái Đất được đề xuất lần đầu tiên vào ngày 21/3/1970 ở Mỹ. Tuy nhiên, sau đó sự kiện toàn cầu này được tổ chức vào ngày 22/4 hàng năm. Hơn 20 triệu người và hàng ngàn trường học đã tham gia Ngày Trái Đất đầu tiên tổ chức ở Mỹ hôm 22/4/1970. Sự kiện này có ảnh hưởng lớn khi thúc đẩy chính phủ Mỹ có những đạo luật mạnh mẽ hơn trong vấn đề bảo vệ môi trường.

Gaylord Nelson, nguyên thượng nghị sĩ đảng dân chủ bang Wisconsin, Mỹ được đánh giá là người tiên phong trong việc cho ra đời các sự kiện khác nối tiếp Ngày Trái Đất, đó là Luật Bảo vệ Môi trường, Luật Không khí Sạch, Luật Nước sạch và Luật Nước uống An toàn.

Kéo theo đó là sự ra đời mạng lưới Ngày Trái Đất (Earth Day Network - EDN) thu hút sự tham gia của gần 22.000 đối tác tại 192 quốc gia. Mỗi năm có hơn 1 tỷ người tham gia, hưởng ứng Ngày Trái Đất khiến cho nó trở thành một trong những phong trào lớn nhất thế giới.

Cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton từng tuyên bố: “Là cha đẻ của Ngày Trái Đất, Nelson đồng thời là người tiên phong để sau này cho ra đời các sự kiện khác nối tiếp Ngày Trái Đất, đó là Luật Bảo vệ Môi trường, Luật Không khí Sạch, Luật Nước sạch và Luật Nước uống An toàn”.

Nelson là người ủng hộ công cuộc bảo vệ môi trường tự nhiên và được biết đến như một trong những nhà lãnh đạo về môi trường đầu tiên trên thế giới. Ông được đánh giá là một người khiêm nhường, hài hước và không bao giờ bị ảnh hưởng bởi quyền lực và sự phù hoa của những cương vị ông từng nắm giữ.

Ngày Trái Đất 22/4 được Liên Hợp Quốc công nhận từ năm 2009, trở thành sự kiện thường niên được cả thế giới tổ chức, nhìn nhận về giá trị môi trường tự nhiên của Trái đất, kêu gọi sự tham gia tích cực của mỗi người để chung tay bảo vệ hành tinh. Năm 2020, chủ đề được lựa chọn là “Hành động vì khí hậu”.

Ngày Trái Đất giờ đây được điều phối toàn cầu bởi Mạng Ngày Trái Đất (Earth Day Network) và được tổ chức hàng năm tại hơn 175 nước. Nhiều cộng đồng còn tổ chức Tuần Trái Đất, một tuần của các hoạt động xoay quanh các vấn đề môi trường. Năm 2009, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc tuyên bố ngày 22 tháng 4 là Ngày Quốc tế Mẹ Trái Đất (International Mother Earth Day).

50 năm qua, Ngày Trái đất đã trở thành sự kiện thường niên được cả thế giới tổ chức để nhìn nhận về giá trị của môi trường tự nhiên, và qua đó kêu gọi sự tham gia tích cực của mỗi người cùng chung tay bảo vệ Trái đất.

Ý nghĩa của Ngày Trái đất

Ngày Trái đất là ngày vận động toàn dân nâng cao nhận thức và hành động nhằm bảo vệ giá trị của môi trường tự nhiên toàn cầu.

Trong Ngày Trái đất, mọi người thường tổ chức các hoạt động nhằm mục đích bảo vệ môi trường như tuyên truyền kêu gọi mọi người chung sức bảo vệ môi trường sống, tổ chức trồng cây xanh, thu gom rác thải, bảo vệ môi trường sống xanh sạch đẹp.

Bạn đang đọc bài viết Ngày Trái Đất là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa của Ngày Trái Đất 22/4. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email:

  • Ngày Trái Đất là gì?
  • Ngày Trái Đất 2022
  • Ngày Trái Đất 2022 là ngày nào
  • Nguồn gốc của Ngày Trái đất
  • Nguồn gốc của Ngày Trái đất 22/4
  • Ngày Trái đất 22/4
  • ý nghĩa của Ngày Trái đất