8 di sản văn hóa được UNESCO công nhận Tiếng Anh

Việt Nam có 8 di sản vật thể được UNESCO vinh danh: Quần thể di tích cố đô Huế, Khu phố cổ Hội An, Khu di tích đền tháp Thánh địa Mỹ Sơn [Quảng Nam], Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long [Hà Nội], Thành nhà Hồ [Thanh Hóa], Vịnh Hạ Long [Quảng Ninh], Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng [Quảng Bình], Quần thể danh thắng Tràng An - Ninh Bình [Ninh Bình].

23 năm kể từ ngày di sản đầu tiên [quần thể di tích cố đô Huế] được UNESCO vinh danh năm 1993, đến nay Việt Nam vẫn chưa có được mô hình quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản phù hợp, vẫn “hồn ai nấy giữ” ở từng địa phương.

Cổng chính vào Hoàng thành, cố đô Huế [Ảnh: Hà Thành].

Di sản là của chung hay của riêng ?

Theo “định giá” của UNESCO, mỗi di sản sau khi được vinh danh có một “giá trị gốc” ước tính 500 triệu USD, giá trị này sẽ tăng theo thời gian như một “thương hiệu” nếu biết khai thác đúng “chuẩn”.

Theo đánh giá của Cục Di sản văn hóa, khi được UNESCO vinh danh, các di sản này là nguồn tài nguyên vật chất, cung cấp các sản phẩm, loại hình dịch vụ du lịch, văn hóa, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương nói riêng, của Việt Nam nói chung.

Nhưng tính từ năm 1993, khi Việt Nam được UNESCO vinh danh di sản đầu tiên đến nay, thế mạnh ấy không những chưa được khai thác, phát huy đúng tầm mà một số di sản còn đang rơi vào tình trạng báo động vì thiếu sự quản lý thống nhất dẫn đến nhiều hệ lụy phát sinh trong công tác bảo tồn, khai thác di sản.

Không thể phủ nhận nguồn lợi từ di sản mang đến cho sự tăng trưởng kinh tế của địa phương. Người dân tại khu vực có di sản cũng có điều kiện cải thiện đời sống nhờ tham gia làm du lịch, các dịch vụ phục vụ và còn là tiền đề khôi phục những làng nghề thủ công sản xuất vật phẩm lưu niệm có giá trị... Mặc dù vậy, việc khai thác, bảo tồn và phát huy giá trị hệ thống di sản thế giới ở Việt Nam đang đối mặt với những thách thức không nhỏ.

Vịnh Hạ Long [Ảnh: Hà Phương].

Ở tầm vĩ mô , theo những người quản lý di sản, nguyên nhân cơ bản khiến việc khai thác di sản thế giới ở Việt Nam chưa hợp lý là do thiếu mô hình quản lý thống nhất, còn có sự chồng chéo, mạnh ai nấy làm, “hồn ai nấy giữ”.

Hiện nay, các quy định, quy chế quản lý, bảo tồn, phát huy di sản thế giới ở nước ta còn thiếu, chưa đồng bộ. Ví dụ như Hội An, Mỹ Sơn chưa có kế hoạch quản lý tổng hợp theo Hướng dẫn thực hiện công ước di sản thế giới năm 1972.

Mô hình phân cấp quản lý di sản thế giới không có sự thống nhất. Bộ máy quản lý di sản Vịnh Hạ Long, Phong Nha - Kẻ Bàng, Cố đô Huế, Hoàng thành Thăng Long do UBND tỉnh, thành phố trực tiếp quản lý; Phố cổ Hội An trực thuộc TP Hội An, khu Mỹ Sơn trực thuộc UBND huyện Duy Xuyên [Quảng Nam]; Thành nhà Hồ thuộc Sở VH,TT&DL Thanh Hóa nhưng một phần diện tích Thành Nội của di sản này vẫn thuộc quyền quản lý của chính quyền địa phương…

Việc nhiều chủ thể cùng tham gia quản lý một di sản chẳng khác nào chủ nhà không có quyền xử lý những việc xảy ra trong ngôi nhà của mình. Sự thiếu thống nhất trong quản lý dẫn đến nhiều vấn đề như sự phối hợp giữa các đơn vị trực tiếp quản lý di sản với các cơ quan chức năng còn lỏng lẻo; quy định quản lý, sử dụng nguồn thu, cơ cấu chi cho di sản không nơi nào giống nơi nào…

Nhưng ở tầm vi mô, thì địa phương nào có di sản, thì xem như là của Trời cho “nhà” mình, và “bo bo” giữ, độc chiếm khai thác theo ý mình, thậm chí còn mang tư tưởng “ăn xổi ở thì”, chưa kể việc tự ý thay đổi nguyên trạng nguyên gốc trong công tác bảo tồn.

Phố cổ Hội An [Ảnh: Hà Thành]

Muốn kết nối di sản cần một “nhạc trưởng” tài ba

Hiện tại Việt Nam với 8 di sản thế giới như một “đường dây” từ Bắc xuống Nam: Bắt đầu bằng Vịnh Hạ Long [Quảng Ninh] - Kinh thành Thăng Long [Hà Nội] - Danh thắng Tràng An [Ninh Bình] - Thành nhà Hồ [Thanh Hóa] - Động Phong Nha - Kẻ Bàng [Quảng Bình] - Cố đô Huế [Thừa Thiên - Huế] - Kết thúc ở Thánh địa Mỹ Sơn và Phố cổ Hội An [Quảng Nam]. Nếu biết liên kết thì sẽ tạo thành một thể thống nhất được khai thác rất hiệu quả.

Các chuyên gia về bảo tồn di sản cho rằng, mỗi di sản thế giới có đặc thù riêng song rất cần sự thống nhất trong quản lý, điều hành, cần có quy chế quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị các khu di sản thế giới.

Một thực tế dễ nhận thấy là hầu hết các di sản ở Việt Nam đã có quy hoạch tổng thể bảo tồn, phát huy giá trị, được quan tâm tu bổ, bảo quản, chống xuống cấp, giữ gìn môi trường, cảnh quan thiên nhiên… Song, quy chế quản lý, bảo tồn còn thiếu và chưa đồng bộ. Bộ máy quản lý các di sản hiện nay rất khác nhau, việc phân cấp, giao trách nhiệm cho các đơn vị quản lý còn nhiều bất cập, chưa tương xứng với tầm vóc các di sản thế giới.

Đến lúc phải xóa bỏ tư duy di sản ở đâu thì ở đó hưởng lợi. Phải thấy rõ di sản là của chung, là “của để dành” ông cha để lại cho con cháu nước Việt. 

Để quản lý, bảo tồn và phát huy tốt một di sản văn hóa đòi hỏi phải có sự thống nhất điều hành của một cấp quản lý hành chính nhà nước nhất định, toàn diện và trực tiếp, đủ sức làm “nhạc trưởng” để gắn kết được các “nhà”: Nhà quản lý, Nhà khoa học và Nhà dân [trong đó địa phương có di sản sẽ đại diện].

Khung cảnh non nước hữu tình của Tràng An chẳng khác một vịnh Hạ Long thứ hai [Ảnh: Vũ Bích Ngọc]

Bộ VHTTDL cũng cần sớm xây dựng Quy chế phối hợp giữa các ban ngành để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động quản lý di sản tại địa phương. Kết nối các di sản thế giới ở Việt Nam, còn đòi hỏi tăng cường kết nối, phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp, địa phương, doanh nghiệp và người dân để xây dựng, phát triển kinh tế du lịch ngày càng có sự đóng góp lớn hơn vào sự phát triển chung của đất nước.

Kết nối các di sản thế giới ở Việt Nam đã đến lúc không chỉ là khẩu hiệu suông mà mong nó là hiện thực bắt đầu ngay từ bây giờ, để di sản không còn trong tình trạng “hồn ai nấy giữ” mang tính nhỏ lẻ manh mún./. 

Các di sản thế giới tại Việt Nam [bao gồm 2 di sản thiên nhiên, 7 di sản văn hóa và 1 di sản hỗn hợp] không chỉ chứng minh cho một đất nước Việt Nam tươi đẹp, đa dạng về phong cảnh thiên nhiên, phong phú về bản sắc văn hóa 54 dân tộc anh em; mà còn là những điểm tham quan thu hút rất đông khách du lịch mỗi năm.

1. Vịnh Hạ Long

 

Khoảng 1.969 hòn đảo đá vôi muôn hình vạn trạng, phủ kín rừng xanh, mọc lên giữa biển nước màu xanh ngắt mang đến cho Vịnh Hạ Long vẻ đẹp hùng vĩ và độc đáo. Đây cũng là nơi chứng kiến những thay đổi trong lịch sử phát triển của Trái đất.

Vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới lần đầu tiên vào năm 1994 nhờ những giá trị cảnh quan tự nhiên độc đáo và quan trọng về mặt thẩm mỹ. Năm 2000, Vịnh Hạ Long vinh dự lần thứ hai được công nhận bởi những giá trị địa chất địa mạo đặc trưng, qua quá trình Trái đất kiến tạo trong hàng tỉ năm.

2. Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng

Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng thuộc tỉnh Quảng Bình – miền Trung Việt Nam. Với diện tích khoảng 200.000 ha, Phong Nha – Kẻ Bàng thuộc địa phận các huyện Quảng Ninh, Bố Trạch, Tuyên Hóa và Minh Hóa, cách thành phố Đồng Hới 50km về hướng tây bắc.

Với những giá trị đặc sắc về lịch sử hình thành trái đất, lịch sử địa chất, địa hình, địa mạo; cảnh quan kì vĩ, huyền bí; tính đa dạng sinh học của Vườn Quốc gia cùng với giá trị văn hóa – lịch sử đặc sắc, Phong Nha – Kẻ Bàng đã được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới vào tháng 7/2003 tại Hội nghị lần thứ 27 họp tại Paris.

3. Hoàng thành Thăng Long

 

Việc khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội được công nhận là di sản văn hóa thế giới [năm 2010] là niềm vinh dự, tự hào của mọi người dân nước Việt. Đây là tài sản vô giá để lại cho muôn đời sau.

Hoàng thành Thăng Long là quần thể di tích gắn với lịch sử kinh thành Thăng Long - Hà Nội bắt đầu từ thời kỳ từ tiền Thăng Long [An Nam đô hộ phủ thế kỷ VII] qua thời Đinh - Tiền Lê, phát triển mạnh dưới thời Lý, Trần, Lê và thành Hà Nội dưới triều Nguyễn. Đây là công trình kiến trúc đồ sộ, được các triều vua xây dựng trong nhiều giai đoạn lịch sử và trở thành di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích Việt Nam.

4. Thành nhà Hồ

Thành Nhà Hồ, một công trình quân sự, kiến trúc độc đáo mang giá trị nổi bật toàn cầu, được UNESCO chính thức công nhận là Di sản Văn hóa thế giới vào ngày 27/6/2011.

Được xây dựng năm 1397 bởi Hồ Quý Ly - lúc bấy giờ là tể tướng dưới triều đại nhà Trần. Thành xây xong, Hồ Quý Ly ép Vua Trần Thuận Tông rời đô từ kinh thành Thăng Long [Hà Nội] về Thanh Hóa. Tháng 2 năm 1400, Hồ Quý Ly lên ngôi vua thay nhà Trần và đặt tên nước là Đại Ngu [1400-1407], thành Nhà Hồ chính thức trở thành kinh đô. Thành Nhà Hồ trong lịch sử còn có các tên gọi khác là thành An Tôn, Tây Đô, Tây Kinh, Tây Nhai, Tây Giai.

5. Cố đô Huế

 

Quần thể di tích Cố đô Huế nằm dọc hai bên bờ sông Hương thuộc thành phố Huế và một vài vùng phụ cận thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế. Thành phố Huế là trung tâm văn hoá, chính trị, kinh tế của tỉnh, là cố đô của Việt Nam thời phong kiến dưới triều nhà Nguyễn, từ 1802 đến 1945.

Tại phiên họp lần thứ 17 của Uỷ ban Di sản thế giới, Colombia từ ngày 6 đến 11/12/1993, UNESCO đã quyết định công nhận quần thể di tích Cố đô Huế là di sản văn hoá của nhân loại. Một sự kiện trọng đại trong lịch sử văn hoá Việt Nam, tài sản đầu tiên của Việt Nam được ghi tên vào danh mục Di sản thế giới, khẳng định giá trị mang tính toàn cầu của quần thể di tích Cố đô Huế.

6. Phố cổ Hội An

Là một kiểu cảng thị truyền thống Đông Nam Á duy nhất ở Việt Nam, hiếm có trên thế giới, Hội An giữ được gần như nguyên vẹn hơn một nghìn di tích kiến trúc như phố xá, nhà cửa, hội quán, đình, chùa, miếu, nhà thờ tộc, giếng cổ, mộ cổ... Các kiến trúc vừa có sắc thái nghệ thuật truyền thống của Việt Nam, vừa thể hiện sự giao lưu hội nhập văn hoá với các nước phương Đông và phương Tây.

Tại kỳ họp thứ 23 từ ngày 29/11 đến 4/12/1999 ở Marrakesh [Maroc], UNESCO đã ghi tên Hội An vào danh mục các Di sản Văn hoá Thế giới.

7. Thánh địa Mỹ Sơn

 

Khu đền thánh địa Mỹ Sơn tọa lạc trong một thung lũng kín có địa thế núi non hùng vĩ, thâm nghiêm ở vùng đất cổ Quảng Nam. Đi du lịch Quảng Nam đến tham quan thánh địa Mỹ Sơn này du khách sẽ choắng ngợp trước những công trình kiến trúc nổi tiếng với 70 đền tháp của nền văn minh Chămpa được kết tinh trong những di chứng vật chất trường tồn, chứa đựng những giá trị về lịch sử, văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật được tạo lập trong một thời gian dài suốt 9 thế kỷ [từ thế kỷ thứ IV đến thế kỷ XIII], được đánh giá ngang hàng với các di tích lịch sử Quảng Nam nổi tiếng trong khu vực Đông Nam á như Ăngko, Pagan, Bôrôbudua.

Tháng 12 năm 1999 khu đền tháp Mỹ Sơn đã được UNESCO ghi tên vào danh mục các di sản văn hóa thế giới.

8. Khu danh thắng Tràng An

Quần thể Tràng An của tỉnh Ninh Bình với vẻ đẹp nên thơ, trữ tình thực sự là “nơi mơ đến, chốn mong về” của du khách trong và ngoài nước. Nằm cách Hà nội 100km và cách thành phố Ninh Bình 7km, quần thể danh thắng Tràng An rộng 2.000ha được tạo nên bởi những núi đá vôi, hang động kỳ ảo cùng hàng chục di tích lịch sử, văn hóa bao gồm đền thờ, chùa chiền tạo nên một không gian huyền ảo, trừ tình hiếm thấy.

Trong chuyến hành trình khám phá danh thắng Tràng An, du khách không nên bỏ qua ghé thăm cố đô Hoa Lư và chùa Bái Đính. Tháng 6/2014 Danh thắng Tràng An đã chính thức được UNESCO công nhận là di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới. Đây là di sản thế giới hỗn hợp đầu tiên của Việt Nam.

>> Tham khảo thêm : Tour du lịch Ninh Bình

Video liên quan

Chủ Đề