Aấn độ có bao nhiêu trẻ em bị xâm hại năm 2024

Thông tin trên được đưa ra tại hội nghị sơ kết, đánh giá tình hình triển khai Quyết định số 1863 của Thủ tướng về trẻ em, do Bộ LĐ-TB&XH tổ chức trong 2 ngày 16-17/11.

Theo Bộ LĐ-TB&XH, tình hình xâm hại trẻ em tiếp tục diễn biến phức tạp, chưa phòng ngừa, kiểm soát và kéo giảm so với mục tiêu đặt ra. Thực tế vẫn còn xảy ra các vụ việc bạo lực trẻ em trong gia đình, bạo lực học đường, xâm hại trẻ em gây bức xúc trong dư luận xã hội.

Từ năm 2020 đến hết tháng 9/2023, cả nước phát hiện 7.483 vụ, 8.788 đối tượng, xâm hại 7.883 trẻ em. Đáng chú ý trong đó số vụ xâm hại tình dục trẻ em chiếm tới hơn 80%.

Đối tượng xâm hại lợi dụng mối quan hệ lệ thuộc về gia đình; mối quan hệ gần gũi, quen biết với trẻ em hoặc lợi dụng mạng xã hội để dụ dỗ, lừa gạt hoặc gây sức ép đối với trẻ em để thực hiện hành vi...

Ảnh minh hoạ.

Trong khi đó, cha mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ em và bản thân trẻ nhỏ chưa được hướng dẫn, giáo dục để có nhận thức, kiến thức đầy đủ, cập nhật về bảo vệ trẻ em.

Ngoài ra việc thông tin, thông báo, tố giác các trường hợp trẻ em bị xâm hại, trẻ em có nguy cơ bị xâm hại có nơi, có lúc vẫn chưa được kịp thời.

Công tác phối hợp cung cấp, kết nối các dịch vụ bảo vệ trẻ em ở một số địa phương vẫn còn lúng túng; chưa có đội ngũ nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp. Thiếu những quy định cụ thể về trách nhiệm người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, cơ sở giáo dục, cộng đồng cư dân, các cấp quản lý khi để xảy ra xâm hại trẻ em.

Thượng tá Khổng Ngọc Oanh, Đội trưởng Đội phòng, chống tội phạm xâm hại trẻ em, Phòng 5, Cục Cảnh sát hình sự [Bộ Công an] cho biết, trong những năm qua, tình hình tội phạm liên quan tới người dưới 18 tuổi mặc dù được kiềm chế nhưng còn diễn biến phức tạp, đặc biệt là các loại tội bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em.

Lý giải thêm về nguyên nhân các vụ việc xâm hại trẻ em rơi vào tồn đọng kéo dài, do nhiều trường hợp người dân do dự, lưỡng lự, thậm chí chưa tin tưởng vào các cơ quan pháp luật, từ đó không muốn tố giác và cộng tác với cơ quan chức năng.

Việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo tội phạm của người dân chưa được nhanh chóng, kịp thời. Quá trình xác minh, điều tra, truy tố xét xử thường bị kéo dài, thậm chí gây phiền hà, gây mệt mỏi, hoài nghi cho người dân.

Công tác phối hợp liên ngành trong bảo vệ trẻ em dù đã được các bộ ngành, địa phương quan tâm, chỉ đạo thực hiện. Tuy nhiên mới chỉ có 50% trẻ em được tập huấn kỹ năng phòng chống bạo lực học đường.

Ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục Trẻ em [Bộ LĐ-TB&XH] cho hay, trong thời gian tới, cần tăng cường trách nhiệm của chính quyền địa phương về công tác bảo vệ trẻ em, phòng ngừa bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em, đặc biệt là bố trí nhân lực làm công tác trẻ em ở cấp huyện và cấp xã, bố trí ngân sách cho công tác trẻ em nói chung, trong đó có công tác phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em.

Ít nhất 7 người đàn ông đã bị bắt sau khi một cô gái 16 tuổi tại Ấn Độ báo án, cô đã bị hàng trăm người đàn ông xâm hại tình duc trong thời gian dài. Vụ việc được đánh giá "kinh hoàng chưa từng có" từ trước đến nay.

16 tuổi và từng bị hơn 400 người đàn ông cưỡng hiếp

Trong một báo cáo gửi đến Ủy ban Phúc lợi Trẻ em Ấn Độ [CWC] vào ngày 11/11/2021, một cô gái vô gia cư, 16 tuổi [giấu tên], đã bị hơn 400 người đàn ông cưỡng hiếp trong thời gian dài tại quận Beed, thuộc bang Maharashtra [Ấn Độ]. Abhay Vitthalrao Vanave, Chủ tịch CWC cho biết, trong số những cái tên được nêu trong báo cáo, có tên của 2 quan chức cảnh sát.

Năm 13 tuổi, nạn nhân phải kết hôn với một người đàn ông 33 tuổi, người từng tấn công tình dục mình. Sau đó, nạn nhân cũng bị chính cha ruột lạm dụng. Điều này buộc cô phải rời khỏi nơi được gọi là "gia đình", sống như một người vô gia cư và ngủ ở trạm xe buýt.

Tuy nhiên, bỏ đi không phải là lối thoát đối với một cuộc đời phụ nữ bị lạm dụng tình dục. Không có việc làm, cô gái phải xin tiền tại trạm xe buýt như một cách mưu sinh. Chính vì vậy, cô đã bị 3 người đàn ông ép buộc trở thành gái mại dâm.

Số lượng những kẻ cưỡng bức lên đến hơn 400 người trong thời gian nạn nhân bị ép buộc trở thành gái mại dâm. Trong đơn tố cáo gửi đến CWC, nạn nhân có thể xác định 25 người trong số đó. Đáng ngạc nhiên, cô gái đã từng nộp đơn đến cảnh sát địa phương để tố cáo sự việc nhưng đơn khiếu nại không được tiếp nhận.

Ngày 15/11, CWC cho biết đã làm đơn tố cáo 8 bị can có liên quan, trong đó bao gồm 1 trẻ chưa vị thành niên. Những bị can này đối mặt với tội danh hiếp dâm và vi phạm luật bảo vệ trẻ em khỏi tội phạm tình dục. Ngoài ra, vi phạm Luật cấm hôn nhân ở trẻ em cũng được đề cập trong đơn tố cáo.

Nhà hoạt động vì quyền phụ nữ Yogita Bhayana [Ấn Độ] cho biết đây là "vụ án hãm hiếp chấn động nhất trong lịch sử". Bà cho biết "Cô gái này phải chịu cảnh bị tra tấn hàng ngày, cả về thể xác lẫn tinh thần. Trong khi đó, cảnh sát đã không bảo vệ nạn nhân tội nghiệp. Tôi muốn những kẻ gây ra sự tổn thương này phải bị trừng phạt thích đáng bởi luật pháp".

Quận Beed, thuộc bang Maharashtra [Ấn Độ], nơi xảy ra vụ việc cô gái bị hơn 400 người đàn ông cưỡng hiếp. Ảnh: CNN

"Khủng hoảng" hiếp dâm tại Ấn Độ

Theo dữ liệu từ Cục Hồ sơ Tội phạm Quốc gia Ấn Độ, đã có hơn 28.000 trường hợp hiếp dâm phụ nữ được ghi nhận tại quốc gia này vào năm 2020. Số liệu trên tương đương trung bình cứ 18 phút sẽ có 1 vụ hiếp dâm xảy ra tại Ấn Độ. Tuy nhiên, các chuyên gia tin rằng số liệu thực tế sẽ cao hơn vì nhiều trường hợp không dám tố cáo do sợ hãi.

Kể từ sau vụ hiếp dâm kinh hoàng xảy ra vào năm 2012, chính quyền quốc gia hơn 1,3 tỉ dân này đã đưa ra các chính sách nhằm ngăn chặn, trừng phạt nghiêm khắc tội phạm hiếp dâm trong nỗ lực mang đến cuộc sống an toàn hơn cho phụ nữ và trẻ em gái nước này. Tuy nhiên, các vụ việc cưỡng hiếp với mức độ nghiêm trọng vẫn xảy ra rất nhiều, làm dấy lên lo ngại phụ nữ Ấn Độ chưa thể tiến gần đến an toàn tuyệt đối.

Đơn cử như vụ việc 33 người đàn ông cưỡng hiếp tập thể một bé gái 15 tuổi xảy ra vào tháng 9 năm nay tại bang Maharashtra hoặc một người phụ nữ sống tại Mumbai đã bị cưỡng hiếp và sát hại bằng thanh sắt, là những trường hợp đặc biệt nghiêm trọng nguy hiểm đến phụ nữ nước này.

Trên thế giới có bao nhiêu trẻ em bị xâm hại?

Bạo lực đối với trẻ nhỏ trong gia đình các em Gần một phần tư trẻ 1 tuổi bị lắc người để trừng phạt và gần 1 trong 10 em bị đánh hoặc bị tát vào mặt, đầu hoặc tai. Trên toàn thế giới, một phần tư trẻ dưới 5 tuổi – khoảng 176 triệu trẻ - đang sống với mẹ là nạn nhân bị bạo lực từ bạn tình.

Hành vi xâm hại trẻ em là gì?

Căn cứ pháp lý: Điều 4 Luật Trẻ em 2016 quy định như sau: "Xâm hại trẻ em là hành vi gây tổn hại về thể chất, tình cảm, tâm lý, danh dự, nhân phẩm của trẻ em dưới các hình thức bạo lực, bóc lột, xâm hại tình dục, mua bán, bỏ rơi, bỏ mặc trẻ em và các hình thức gây tổn hại khác."

Mỗi năm có bao nhiêu vụ xâm hại trẻ em?

7.883 trẻ em bị xâm hại Từ năm 2020 đến hết tháng 9.2023, cả nước phát hiện 7.483 vụ, 8.788 đối tượng, xâm hại 7.883 trẻ em, trong đó số vụ xâm tình dục trẻ em chiếm trên 80%.

Trong trường hợp bị xâm hại chúng ta cần phải làm gì?

+ Đẩy kẻ xấu ra, không để cho họ động vào bản thân,.. + Đứng ngay dậy, chạy thật nhanh tới chỗ có nhiều người và la hét để nhiều người biết và giúp đỡ; + Kêu cứu, hô hoán để nhận sự giúp đỡ; + Phải nói ngay với người lớn, người thân trong gia đình để có biện pháp giải quyết kịp thời,..

Chủ Đề