Ác nhân tự hữu ác nhân mà nghĩa là gì

Cát nhân tự hữu Thiên tướng

Người tốt tự có Trời giúp, thế nào là người tốt, có 3 điểm đặc trưng, nếu có được đến 2 điểm, bạn cũng là Cát nhân [người tốt].

Dân gian Trung Quốc có câu tục ngữ : “Cát nhân Thiên tướng.”, hoặc “Cát nhân tự hữu thiên tướng”. Nghĩa là gì ? có nghĩa là người tốt tự sẽ được sự giúp đỡ của Trời, “thiên tướng” có nghĩa là Trời giúp đỡ. Câu nói này là một câu tục ngữ của bá tánh, xuất xứ cụ thể không thể khảo cứu, nhưng lại cùng với câu “Thiên đạo vô thân, thường dữ thiện nhân 天道無親,常與善人” trong “Đạo Đức Kinh” của ông tổ Đạo Gia là Lão Tử có hàm nghĩa tương đồng. Ý nghĩa câu đó muốn nói Thiên đạo là công bằng, sẽ không mỏng chỗ này dày chỗ kia, sẽ chỉ giúp đỡ người lương thiện.

Kết hợp câu nói của Lão Tử và câu tục ngữ “Cát nhân tự hữu Thiên tướng”, tôi nghĩ chúng ta nên minh bạch “Cát nhân” là như thế nào ? Cái gọi là “Cát nhân” chính là “Thiện nhân” mà Lão Tử nói.  Thiện nhân không nhất định là người có nhiều bản lĩnh, càng không nhất định là vĩ nhân hoặc thánh nhân, nhưng thiện nhân nhất định là người “lạc thiện hiếu thí”, “tâm địa lỗi lạc”, “tự cường bất tức”.

1] “Cát nhân” chính là người “lạc thiện hiếu thí” [vui làm việc thiện, thích cho đi].

Từ cổ chí kim, lương thiện là ánh sáng rực rỡ của nhân tính được nhân loại chú mục.  Làm người phải có một cái tâm lương thiện, đây là căn bản làm người. Lương thiện là chỉ tâm địa thuần lương của con người, lòng từ bi của con người. Nhưng có được một cái tâm lương thiện vẫn chưa đủ, càng cần “lạc thiện hiếu thí”. Cũng chính là nói phải làm điều thiện, hành thiện, đem nội tâm lương thiện thể hiện ra hành động. Đương nhiên, năng lực con người có lớn nhỏ, điều kiện cũng không giống nhau, nhưng hành thiện không phân lớn nhỏ, không có năng lực đi làm những việc to tát như cứu trợ viện trợ, đi độ khắp mọi chúng sinh, thế thì dùng tâm từ bi đối đãi với mọi sinh mệnh, bao gồm cả loài hoa cỏ, dùng tâm để che chở bảo vệ cũng được xem là một sự hành thiện.

Người hành thiện chính là “Cát nhân”, cát nhân hành thiện, từ việc nhỏ mà làm, chớ cho việc thiện nhỏ mà không làm. Bạn nếu là Cát nhân, ông Trời nhất định sẽ giúp đỡ bạn, cát nhân tự hữu thiên tướng.

2)Cát nhân chính là người “tự cường bất tức” [không ngừng tự lực tự cường].

“Cát nhân” là những người tự lực tự cường không ngừng, ông Trời sẽ không giúp đỡ một kẻ lười biếng, càng sẽ không đồng tình một người tự vứt bỏ chính mình, càng sẽ không chiếu cố một người không muốn làm gì cả, không muốn vươn lên.

Chu Dịch có câu : “Tự thiên hựu chi, cát vô bất lợi 自天佑之,吉無不利”. Câu này có thể được lý giải như sau : “Tự hựu giả, thiên hựu chi, cát vô bất lợi 自佑者,天佑之,吉無不利。”  Tự, tức chỉ chính mình; Thiên, tức chỉ ông Trời. Ý nói một người, chính mình nhất định phải lập chí hướng thượng, không cam chịu lạc hậu, yếu đuối, chỉ khi chính mình có chí hướng thượng mới có được sự giúp đỡ của ông Trời, của người khác. Chính mình là “nội nhân” là nhân tố chủ quan, Trời là “ngoại nhân”, nhân tố khách quan. Hai loại nhân tố kết hợp, chính là “Thiên Nhân hợp nhất”, thiên nhân hợp nhất, tâm tưởng sự thành, đại cát đại lợi.

Chu Dịch còn nói : “Thiên hành kiện, quân tử đương tự cường bất tức 天行健,君子當自強不息” [Sự vận hành của Trời là mạnh mẽ, tương ứng với Trời, quân tử nên giống như Trời, không ngừng tự lực tự cường]. Cho nên, “cát nhân”chính là người không ngừng tự lực tự cường, cơ hội đều dành cho những người có chuẩn bị, chính mình không nỗ lực, Trời muốn giúp bạn cũng không có cách gì.

3)“Cát nhân” chính là người “tâm địa lỗi lạc” [tâm địa thanh thản ngay thẳng, quang minh chính đại]

Một người, tâm địa vô tư, quang minh lỗi lạc, mới có một tấm lòng lớn, tầm nhìn lớn. Người như vậy, đãi nhân tiếp vật, làm việc đều có đại cách cục, đại phong độ, người như thế cũng càng dễ dàng thành công, làm việc càng thuận lợi. Ngược lại, những người bụng dạ nhỏ hẹp, chi li vụn vặt, trước sợ sói sau sợ cọp, việc gì cũng làm không thành.

Tâm địa lỗi lạc là một sự trưởng thành hoàn thiện, là một loại đại khí. “Đạo Đức Kinh”có câu : “Phương nhi bất cát, liêm nhi bất quế, trực nhi bất tứ, quang nhi bất diệu 方而不割,廉而不劌,直而不肆,光而不耀” [hợp quy củ vuông tròn mà không cắt đứt giao du với người bất đồng, có góc cạnh nhưng không đâm người bị thương, ngay thẳng mà không phóng túng, sáng sủa mà không chói mắt ]. Một người đại khí, trưởng thành hoàn thiện, mới sẽ phương chính mà không sinh ngạnh, có góc cạnh mà không làm tổn thương người khác, ngay thẳng mà không phóng túng, sáng sủa mà không chói mắt. Họ có tính cách riêng biệt của mình và ưu điểm bất ngờ, nhưng ăn ở với người khác tuyệt đối sẽ không “thịnh khí lăng nhân” [ngạo mạn tự đại, khí thế bức nhân], khiến người khác cảm thấy có ánh sáng rực rỡ mà không chói mắt.

Người như vậy cũng là Cát nhân, làm việc gặp phải khó khăn, ông Trời đều sẽ vui vẻ giúp đỡ họ. Bởi vì sự hấp dẫn nhân cách tán phát trên thân họ , loại khí trường đó sẽ cùng hoàn cảnh bên ngoài sản sinh tác dụng qua lại.

Tóm lại :

Mỗi người đều muốn trở thành “Cát nhân”, đều muốn làm việc gì cũng có Trời che chở, nhưng có thể trở thành “Cát nhân” hay không, quan trọng nhất vẫn là xem sự tu hành, tu thân, tu kỷ của cá nhân đó. Nếu chính mình tu tốt rồi, làm được 3 điểm trên, thế thì bạn chính là “Cát nhân”, tự có Trời giúp.

Rất nhiều người cầu thần bái thần, để cầu được thần linh bảo hộ, ông Trời giúp đỡ, nhưng làm không tốt chính mình, ông Trời muốn giúp đỡ bạn cũng không có cách gì. Trong văn hóa Trung Quốc, bất luận Nho Thích Đạo, đều nhấn mạnh một điểm : ông Trời sẽ không vô duyên vô cớ chiếu cố và giúp đỡ một người, rốt cuộc ắt phải thông qua tu thân, tu hành, tu dưỡng để chính mình trở thành Cát nhân, Thiện nhân, trời tự nhiên sẽ giúp.

Biên dịch : Tùng Văn

Nguồn :

//www.sohu.com/a/307566430_531676

Việt Trung Trung Việt Hán Việt Chữ Nôm

Bạn đang chọn từ điển Hán-Việt, hãy nhập từ khóa để tra.

Dưới đây là giải thích ý nghĩa từ ác nhân trong từ Hán Việt và cách phát âm ác nhân từ Hán Việt. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ ác nhân từ Hán Việt nghĩa là gì.

恶人 [âm Bắc Kinh]
惡人 [âm Hồng Kông/Quảng Đông].

ác nhânNgười ác độc. ☆Tương tự:

bạo đồ


暴徒,
đãi đồ
歹徒,
hoại nhân
壞人,
gian nhân
奸人,
hung đồ
凶徒,
hung nhân
凶人,
ác đồ
惡徒. ★Tương phản:
hảo nhân
好人,
cát nhân
吉人,
thiện nhân
善人.Người xấu xí.
◇Trang Tử 莊子:
Vệ hữu ác nhân yên, viết Ai Đài Đà
衛有惡人焉, 曰哀駘它 [Đức sung phù 德充符] Nước Vệ có người xấu xí, gọi là Ai Đài Đà.

Xem thêm từ Hán Việt

  • phiên phiên từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • âm trợ từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • nhị phẩm từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • lịch sử từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • hộ chiếu từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • Cùng Học Từ Hán Việt

    Hôm nay bạn đã học được thuật ngữ ác nhân nghĩa là gì trong từ Hán Việt? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.

    Từ Hán Việt Là Gì?

    Chú ý: Chỉ có từ Hán Việt chứ không có tiếng Hán Việt

    Từ Hán Việt [詞漢越/词汉越] là những từ và ngữ tố tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Hán và những từ tiếng Việt được người nói tiếng Việt tạo ra bằng cách ghép các từ và/hoặc ngữ tố tiếng Việt gốc Hán lại với nhau. Từ Hán Việt là một bộ phận không nhỏ của tiếng Việt, có vai trò quan trọng và không thể tách rời hay xóa bỏ khỏi tiếng Việt.

    Do lịch sử và văn hóa lâu đời mà tiếng Việt sử dụng rất nhiều từ Hán Việt cổ. Đồng thời, khi vay mượn còn giúp cho từ vựng tiếng Việt trở nên phong phú hơn rất nhiều.

    Các nhà khoa học nghiên cứu đã chia từ, âm Hán Việt thành 3 loại như sau đó là: từ Hán Việt cổ, từ Hán Việt và từ Hán Việt Việt hoá.

    Mặc dù có thời điểm hình thành khác nhau song từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá đều hoà nhập rất sâu vào trong tiếng Việt, rất khó phát hiện ra chúng là từ Hán Việt, hầu hết người Việt coi từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hóa là từ thuần Việt, không phải từ Hán Việt. Từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá là những từ ngữ thường dùng hằng ngày, nằm trong lớp từ vựng cơ bản của tiếng Việt. Khi nói chuyện về những chủ đề không mang tính học thuật người Việt có thể nói với nhau mà chỉ cần dùng rất ít, thậm chí không cần dùng bất cứ từ Hán Việt [một trong ba loại từ Hán Việt] nào nhưng từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá thì không thể thiếu được. Người Việt không xem từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá là tiếng Hán mà cho chúng là tiếng Việt, vì vậy sau khi chữ Nôm ra đời nhiều từ Hán Việt cổ và Hán ngữ Việt hoá không được người Việt ghi bằng chữ Hán gốc mà ghi bằng chữ Nôm.

    Theo dõi TuDienSo.Com để tìm hiểu thêm về Từ Điển Hán Việt được cập nhập mới nhất năm 2022.

    Nghĩa Tiếng Việt: ác nhânNgười ác độc. ☆Tương tự: bạo đồ 暴徒, đãi đồ 歹徒, hoại nhân 壞人, gian nhân 奸人, hung đồ 凶徒, hung nhân 凶人, ác đồ 惡徒. ★Tương phản: hảo nhân 好人, cát nhân 吉人, thiện nhân 善人.Người xấu xí. ◇Trang Tử 莊子: Vệ hữu ác nhân yên, viết Ai Đài Đà 衛有惡人焉, 曰哀駘它 [Đức sung phù 德充符] Nước Vệ có người xấu xí, gọi là Ai Đài Đà.

    Video liên quan

    Chủ Đề