Acv vốn hóa cao nhất ngành hàng không

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam [Airports Corporation of Vietnam – ACV] được thành lập theo Quyết định số 238/QĐ-BGTVT ngày 08/02/2012 của Bộ trưởng Giao thông vận tải trên cơ sở hợp nhất ba Tổng công ty: Tổng công ty Cảng hàng không miền Bắc, Tổng công ty Cảng hàng không miền Trung và Tổng công ty Cảng hàng không miền Nam.

ACV hiện đang quản lý, đầu tư, khai thác khai thác hệ thống 22 Cảng hàng không trong cả nước, bao gồm 9 Cảng hàng không quốc tế: Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng, Vinh, Cát Bi, Phú Bài, Cam Ranh, Phú Quốc, Cần Thơ và 13 Cảng hàng không nội địa: Buôn Ma Thuột, Liên Khương, Rạch Giá, Cà Mau, Côn Đảo, Phù Cát, Pleiku, Tuy Hòa, Chu Lai, Đồng Hới, Nà Sản, Điện Biên và Thọ Xuân và 13 cảng hàng không quốc nội; góp vốn vào các công ty con và công ty liên doanh, liên kết.

Mục tiêu hoạt động của ACV: Phát triển ACV là doanh nghiệp có trình độ công nghệ, quản lý hiện đại và chuyên môn hóa cao; kinh doanh đa ngành theo quy định của pháp luật, trong đó đầu tư, xây dựng, quản lý và khai thác cảng hàng không, sân bay là ngành kinh doanh chính; gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất, kinh doanh với khoa học công nghệ, nghiên cứu triển khai và đào tạo; có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế; là một nòng cốt để ngành công nghiệp hàng không Việt Nam phát triển bền vững, có khả năng cạnh tranh, hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả và bảo đảm an ninh, an toàn hàng không, an ninh quốc phòng, góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

ACV có vốn điều lệ 21.771.732.360.000 đồng [Hai mươi mốt nghìn bảy trăm bảy mươi mốt tỷ, bảy trăm ba mươi hai triệu, ba trăm sáu mươi nghìn đồng], trong đó cổ phần Nhà nước nắm giữ 95,4%; các cổ đông khác nắm giữ 4,6%.

Từ 21/11/2016, cổ phiếu ACV chính thức được giao dịch trên sàn chứng khoán UPCOM, Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội với mã chứng khoán ACV.

Năm 2022 là thời điểm nền kinh tế thế giới và cả Việt Nam có nhiều biến động. Việc lựa chọn cổ phiếu nào, lĩnh vực nào đáng đầu tư cũng cần lựa chọn cẩn trọng. Cổ phiếu hàng không đang là nhóm ngành có nhiều tín hiệu khởi sắc trong năm nay. Vậy đây có phải là thời điểm để đầu tư cổ phiếu hàng không hay không? Cùng tìm hiểu chi tiết về nhóm cổ phiếu này trong bài viết dưới đây.

Đặc điểm cổ phiếu ngành hàng không

Cổ phiếu ngành hàng không là một lựa chọn hấp dẫn các nhà đầu tư trước đại dịch. Tuy nhiên, khi dịch Covid-19 diễn ra trên toàn cầu, lĩnh vực hàng không bị tác động và ảnh hưởng rất lớn. Chính vì thế, trước khi lựa chọn đầu tư các mã cổ phiếu ngành hàng không, nhà đầu tư cần hiểu rõ đặc điểm của nhóm ngành này.

  • Cổ phiếu hàng không chịu ảnh hưởng tác động của nhiều nhóm ngành như: Du lịch, thương mại, xuất nhập khẩu… Nhóm cổ phiếu này cũng chịu tác động của nhiều yếu tố như: Chính trị, tình hình kinh tế, chiến tranh, dịch bệnh. Do vậy, nhóm cổ phiếu hàng không khá nhạy cảm, có những biến động khó đoán.
  • Ngành hàng không thường đạt doanh số cao vào thời điểm cuối năm hoặc mùa du lịch với sự gia tăng mạnh số lượng lượt bay, chuyến bay trong nước và nội địa phục vụ nhu cầu của người dân trong & ngoài nước. Do vậy, giá cổ phiếu ngành hàng không cũng có các xu hướng biến động theo giai đoạn trong năm.
  • Cổ phiếu ngành hàng không chịu nhiều ảnh hưởng từ các quyết định của chính phủ về: Mở cửa du lịch, kết nối thương mại quốc tế… Ngành hàng không được hưởng lợi nhiều từ các chính sách visa du lịch, mở cửa đón khách quốc tế sau thời điểm dịch covid bùng phát mạnh, các quốc gia mở cửa khôi phục kinh tế trở lại.

Để theo dõi sự biến động của cổ phiếu hàng không, nhà đầu tư cần cập nhật theo thời điểm, các chính sách của nhà nước… Từ đó dự đoán tăng trưởng của nhóm cổ phiếu này.

Dự đoán tiềm năng cổ phiếu hàng không năm 2022

Đại dịch Covid-19 đã gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến lĩnh vực hàng không, không chỉ quốc tế mà cả ở trong nước. Sự bùng phát của dịch bệnh Covid-19 khiến các chuyến bay bị đình trệ gần như hoàn toàn trong hơn 1 năm. Năm 2022, khi đại dịch đã được kiểm soát, ngành hàng không được dự đoán sẽ “Cất cánh” trở lại.

Theo nghiên cứu và phân tích mới nhất của SSI, số lượng khách nội địa giữa tháng 4 – 6/2022 phục hồi 70% so với thời điểm trước dịch và số lượng du khách quốc tế cũng đạt 20%. Đây là những dấu hiệu khả quan cho lĩnh vực hàng không nhờ chính sách mở cửa du lịch và phục hồi kinh tế của nhiều quốc gia. Dự đoán, đến năm 2023, số lượng du khách và các chuyến bay sẽ được phục hồi 100% so với thời điểm trước khi dịch diễn ra.

Đây là cơ hội cho nhóm cổ phiếu hàng không tăng trưởng trở lại trong năm nay và bứt phá trong năm 2023. Nhu cầu của khách trong nước và quốc tế cũng tăng mạnh, do tâm lý mong chờ các chuyến du lịch của người dân trong suốt 2 năm đóng cửa. Điều này sẽ mang lại doanh thu lớn cho các hãng hàng không, góp phần phục hồi giá.

Nhiều chuyến bay thẳng kết nối Hà Nội, Sài Gòn với các thành phố lớn của Mỹ, Úc, Nhật Bản… Qua đó giúp nâng cao chất lượng dịch vụ chuyển bay và lợi ích thương mại cho các hãng hàng không. Do vậy, thời điểm năm 2022 sẽ là bước đầu trong quá trình phục hồi trở lại của nhóm cổ phiếu ngành hàng không như: HVN, VJC, ACV, BAV…

Tuy nhiên, bên cạnh những lợi thế, hưởng lợi từ chính sách phục hồi kinh tế sau đại dịch, các hãng hàng không tại Việt Nam cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các hãng hàng không quốc tế.

Hiện nay, đã có 2 hãng hàng không châu Á tuyên bố muốn “đổ bộ” vào thị trường nước ta, đó là Air Premia đến từ Hàn Quốc và Myanmar Airways International [MAI] của Malaysia.

Bên cạnh đó, thị trường quốc tế phục hồi chưa như kỳ vọng cũng sẽ ảnh hưởng tới tốc độ hồi phục của các hãng hàng không trong nước. Đây sẽ là sức ép không nhỏ cho bài toán nâng cao doanh thu và lợi nhuận của các hãng hàng không.

Danh sách các mã cổ phiếu hàng không

Cổ phiếu ngành hàng không của nước ta chưa thực sự có nhiều sự lựa chọn. Lĩnh vực hàng không cũng còn khá non trẻ với số ít các mã cổ phiếu. Dưới đây danh sách cổ phiếu hàng không niêm yết trên sàn HOSE:

Danh sách mã cổ phiếu hàng không niêm yết trên sàn HNX:

Danh sách các mã cổ phiếu hàng không niêm yết trên sàn Upcom:

Top các mã cổ phiếu hàng không tiềm năng năm 2022

Với sự phục hồi của kinh tế, du lịch, cổ phiếu hàng không có nhiều dấu hiệu tăng trưởng tích cực trong năm 2022. Tuy nhiên, không phải mã chứng khoán hàng không nào cũng thực sự hấp dẫn để đầu tư. Dưới đây là top 4 mã cổ phiếu hàng không tốt nhất, được các chuyên gia tài chính đánh giá cao:

Cổ phiếu VJC – CTCP Hàng không Vietjet

Mã cổ phiếu VJC của Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet được biết đến là 1 trong 3 trụ cột hàng không Việt Nam những năm gần đây. Vietjet được thành lập từ năm 2007, theo mô hình thế hệ mới, chính thức khai thác chuyến bay đầu tiên vào tháng 12/2011. Mặc dù là một doanh nghiệp hàng không mới, nhưng Vietjet nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường nội địa và quốc tế.

Mã VJC được niêm yết trên sàn HOSE. Vietjet là công ty hàng không hiếm hoi có lãi từ năm thứ 2 với biến động giá tăng trưởng liên tục. Hãng hàng không Vietjet cung cấp dịch vụ chuyến bay với mức giá phải chăng, phù hợp với túi tiền của khách trong nước. Do vậy, VJC luôn đứng đầu trong danh sách mã cổ phiếu hàng không tăng trưởng tốt, thậm chí nhiều phiên giao dịch luôn ở mức trần.

Cổ phiếu HVN – Tổng công ty Hàng không Việt Nam [Vietnam Airlines]

Vietnam Airlines là hãng hàng không quốc gia Việt Nam, đóng vai trò chủ lực của ngành hàng không trong nước. Hiện nay, Tổng công ty Hàng không Việt Nam là liên kết của: 3 công ty TNHH MTV và 4 công ty TNHH cùng 8 doanh nghiệp cổ phần. Lĩnh vực hoạt động chủ yếu của Vietnam Airlines: Vận tải khách hàng không nội địa và quốc tế, dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải hàng không, sản xuất máy bay, tàu tên lửa, dịch vụ hàng không khác…

Cổ phiếu HVN là mã phản ánh xu hướng ngành hàng không rõ rệt nhất. Giá trị vốn hóa lớn và là đơn vị dẫn đầu trong vận tải hàng không, HVN hưởng lợi nhiều từ các chính sách kinh tế, mở cửa du lịch trong nước.

Cổ phiếu ACV – Tổng công ty cụm cảng hàng không Việt Nam

Mã cổ phiếu ACV thuộc tổng công ty cụm cảng hàng không Việt Nam, được thành lập năm 2012. Hiện ACV có hơn 95% vốn điều lệ thuộc sở hữu của nhà nước. Các dịch vụ kinh doanh chủ yếu của ACV: Xây dựng cảng hàng không, sân bay, dịch vụ an ninh, an toàn, dịch vụ bảo dưỡng kỹ thuật máy bay, kinh doanh vận tải hành khách & hàng hóa…

Mã ACV được nhiều chuyên gia đánh giá tiềm năng, khi phát triển trong lĩnh vực phụ trợ cho vận tải hàng không, đáp ứng nhu cầu lớn của nhiều công ty hiện nay. Cùng với sự tăng trưởng của các hãng hàng không, số lượng chuyến bay thì tốc độ ACV cũng rất đáng kể.

Mặc dù vậy, với tỷ lệ nguồn vốn nhà nước còn cao, ACV sẽ bị hạn chế nhiều trong chiến lược kinh doanh. Nhà đầu tư cần cân nhắc, lựa chọn mã ACV tùy theo từng chiến lược đầu tư của mình.

Cổ phiếu AST – CTCP Dịch vụ Hàng không Taseco

Cổ phiếu AST của Công ty Cổ phần Dịch vụ Hàng không Taseco, là một mã chứng khoán lớn trong lĩnh vực hàng không. AST được niêm yết trên sàn HOSE với số vốn điều lệ lên đến 450 tỷ đồng. Khối lượng cổ phiếu AST niêm yết lần đầu là 35 triệu CP, giá trị vốn hóa thị trường thời điểm hiện tại 2,569.50 tỷ đồng.

Mã chứng khoán AST là 1 trong 4 ông lớn trong ngành hàng không, với tốc độ tăng trưởng vượt bậc. Nhiều thời điểm, giá cổ phiếu AST tăng mạnh hơn so với HVN hay VJC.

Ngoài 4 mã năng trên kể trên của 4 ông lớn, cổ phiếu BAV của hãng hàng không Bamboo Airways hiện được nhiều nhà đầu tư quan tâm. Mặc dù chưa được niêm yết chính thức trên sàn chứng khoán nào, nhưng mã BAV được đánh giá hấp dẫn ngay khi ra mắt.

Chiến lược đầu tư mã cổ phiếu hàng không hiệu quả

Vậy với cổ phiếu hàng không, nhà đầu tư cần chiến lược như thế nào để tiền sinh lời hiệu quả? Trước tiên, nhà đầu tư cần có phân tích kỹ lưỡng về tiềm năng của ngành hàng không thời điểm hiện tại và tương lai để có nhận định phù hợp.

Người chơi có thể đánh giá cổ phiếu hàng không đã qua thời kỳ giá tiêu cực, tụt dốc mạnh. Thời gian sắp tới, giá cổ phiếu ngành hàng không sẽ có những dấu hiệu tích cực, tăng trưởng xanh là cơ hội để đầu tư sinh lời. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, các hãng hàng không có thể sẽ cần 1 – 2 năm để phục hồi trở lại như thời điểm trước đại dịch. Do đó, cổ phiếu hàng không sẽ phù hợp hơn với những nhà đầu tư có mong muốn đầu tư lâu dài.

Việc lướt sóng mã cổ phiếu hàng không còn tiềm ẩn nhiều rủi ro và không mang lại lợi nhuận lớn như kỳ vọng. Ngoài ra, nhà đầu tư cũng cần quản lý tài chính phù hợp với các mã cổ phiếu hàng không, không nên chỉ lựa chọn 1 mã dẫn đầu nhóm ngành, mà cần xem xét lựa chọn các cổ phiếu khác để gia tăng lợi nhuận.

Lĩnh vực hàng không sẽ còn nhiều cơ hội phát triển trong tương lai, với nhiều mã cổ phiếu mới ra mắt. Sự cạnh tranh tạo nên sân chơi cho các ông lớn trong lĩnh vực hàng không cũng mang đến cơ hội cho nhà đầu tư chứng khoán.

Năm 2022, khi kinh tế phát triển trở lại, kéo theo sự phục hồi của các công ty hàng không, đầu tư chứng khoán cho nhóm ngành này sẽ là cơ hội cho nhà đầu tư nhạy bén, nắm bắt thời cơ. Hãy cân nhắc, nghiên cứu báo cáo tài chính, kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp hàng không để lựa chọn mã cổ phiếu phù hợp nhất với chiến lược đầu tư của mình nhé.

Chủ Đề