Ai ở đâu ở yên đó là gì

“Ai ở đâu, ở yên đấy” góp phần phòng chống dịch bệnh

[ĐCSVN] – Vậy là, Chính phủ đã nhanh chóng có yêu cầu mới trong quá trình kiểm soát diễn biến dịch bệnh COVID-19 khi tình hình thực tiễn đang có những thay đổi đòi hỏi phải linh hoạt cho phù hợp từng thời điểm cụ thể. Thông điệp “ai ở đâu, ở yên đó” và tinh thần “Tuyệt đối không để người dân di chuyển khỏi tỉnh, thành phố nơi cư trú từ sau ngày 31/7/2021 tới khi hết giãn cách [trừ những người được chính quyền cho phép]” chính thức được yêu cầu rộng khắp.

Thực tế cho thấy, sau một thời gian ngắn có chủ trương tiếp nhận người dân địa phương từ các vùng dịch về tỉnh, thành để giảm tải cho vùng dịch, chính các địa phương cũng đã phải điều chỉnh lại chính sách do diễn biến dịch bệnh phức tạp và các ca lây nhiễm từ người về vùng dịch gia tăng.

Không khó để đọc được các thông tin như: Liên tục phát hiện F0 về từ TP Hồ Chí Minh, Quảng Ngãi tạm dừng tiếp nhận người tự phát về từ các vùng dịch đang áp dụng Chỉ thị 16/TTg. Hay Hà Nội vừa ghi nhận thêm 10 ca dương tính SARS-CoV-2. Những ca này đều là người về từ TP Hồ Chí Minh trên các chuyến bay chiều ngày 11/7. Bản thân Trung tâm kiểm soát dịch bệnh CDC Hà Nội cũng thông tin, các trường hợp đi từ TP Hồ Chí Minh về Hà Nội có nguy cơ lây nhiễm cao, do đó, tất cả trường hợp này cần được giám sát, quản lý và lấy mẫu xét nghiệm, nhất là những người mới về từ ngày 1/7. Và thông tin Đắk Lắk, Đắk Nông liên tiếp ghi nhận nhiều ca mắc COVID-19. Cụ thể, theo Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông, tính đến 21h tối 25/7, trên địa bàn 2 tỉnh này đã ghi nhận thêm 30 trường hợp mắc COVID-19. Trong đó, tỉnh Đắk Lắk 24 trường hợp, Đắk Nông 6 trường hợp.

Nghe ngóng dư luận xã hội, nhiều ý kiến cũng cho rằng, với sự di chuyển dân từ vùng dịch về các địa phương, việc kiểm soát ngăn chặn dịch bùng phát chưa kể các xáo trộn xã hội khác tại các địa phương sẽ là cả một thách thức, có thể gây ra hậu quả khó lường. Diễn biến thực tế về dòng người di chuyển tự phát từ vùng dịch về các miền quê mấy ngày qua cho thấy, di chuyển người về từ vùng dịch đã nguy nan, việc tiếp nhận là ý tốt vì mục tiêu chia sẻ gánh nặng cho vùng dịch, nhưng nếu làm không khéo lại mang dịch về khắp nơi thì xã hội còn nguy nan hơn. Chưa kể các tỉnh trước đây chưa có dịch đang yên ổn phát triển kinh tế thì giờ lại lo phòng chống dịch.

Ảnh minh họa [Nguồn: PV]

Việc chủ động tổ chức đón người dân từ vùng dịch về quê nghe là chủ trương rất nhân văn, nhưng thực tế, việc làm này lại đi ngược lại bản chất của giãn cách xã hội, việc hạn chế tối đa nguy cơ lây truyền bệnh. Do đó, thay vì cho di chuyển người dân và có chính sách đón dân về địa phương, cấp ủy, chính quyền tại chính vùng dịch có chính sách hỗ trợ trực tiếp, thậm chí có thể vận động, kêu gọi người dân chủ động miễn, giảm tiền thuê nhà, cơ quan chức năng trợ giá [thậm chí có thể miễn giảm] tiền điện, nước cho người dân vùng dịch, giảm – giãn – hoãn thuế cho các doanh nghiệp đảm bảo đời sống ổn định của người dân tại chính vùng dịch, khiến họ yên tâm sống, làm việc, cách ly tại chỗ, hạn chế lây lan diện rộng. Đồng thời, thay vì đón người dân về, bản thân các địa phương có người dân đang sinh sống, làm việc tại vùng dịch [nhất là nhiều lao động tự do] có thể trích ngân sách, huy động các nguồn lực, vận động các nhà hảo tâm… để hỗ trợ bà con, người lao động tự do [tỉnh nào hỗ trợ người dân tỉnh đó] để họ yên tâm ngồi yên chỗ thực hiện giãn cách, tránh việc về ồ ạt kéo nhau về quê dẫn đến nguy cơ lây lan rất cao. Thực tế, một số địa phương cũng có sáng kiến gửi tiền vào cho hội đồng hương để giúp đỡ người khó khăn như Quảng Ngãi, Quảng Bình. Cách làm này rất hiệu quả, hỗ trợ tại chỗ tiết kiệm, bảo đảm an toàn sức khỏe cho người dân hơn so với cách di chuyển. Các địa phương khác nên tham khảo.

Dừng tiếp nhận người dân từ vùng dịch về cũng không có nghĩa là các địa phương bỏ rơi người dân, Công điện 1603 ngày 31/7 cũng nêu rõ, đối với những trường hợp người dân đã và đang trên đường trở về, các địa phương liên quan phải triển khai mọi hoạt động đảm bảo an toàn cho người dân. Nhưng rõ ràng, hơn lúc nào hết, tinh thần “ai ở đâu, ở yên đấy” phải được kích hoạt cao hơn và mạnh mẽ hơn kể từ giờ phút này.

Chúng ta có một bài học kinh nghiệm quan trọng từ chính cao điểm phòng, chống dịch của tỉnh Bắc Giang hồi cuối tháng 4 đến tháng 6/2021. Trong đó, việc phân luồng để cách ly tại chỗ của Bắc Giang đã chứng minh hiệu quả phòng, chống dịch bệnh, với việc tổ chức rà soát, đánh giá, phân loại người đang cách ly tập trung thành 3 nhóm: Nhóm nguy cơ thấp, nhóm nguy cơ trung bình và nhóm nguy cơ cao. Trên cơ sở đó áp dụng các biện pháp cách ly, quản lý, giám sát phù hợp. Các vùng trọng điểm dịch như hiện nay có thể xem xét áp dụng, coi đó là cách thức mới trong cuộc chiến “chống dịch như chống giặc” khi biến thể Delta đang lây lan nhanh và làm dịch bệnh càng trở nên khó lường?

Công điện số 1063 về phòng, chống dịch COVID-19 của Thủ tướng ban hành ngày 31/7 yêu cầu 19 tỉnh phía Nam tiếp tục giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 thêm 14 ngày, trong đó nhấn mạnh tinh thần, từ 1/8, “ai ở đâu ở yên đấy”. Công điện đặc biệt nhấn mạnh: "Tuyên truyền rộng rãi, kiểm soát nghiêm ngặt và thực hiện ngay các biện pháp hỗ trợ cần thiết về đời sống, y tế để người dân an tâm “ai ở đâu ở đấy”. Tuyệt đối không để người dân di chuyển khỏi tỉnh, thành phố nơi cư trú từ sau ngày 31.7.2021 tới khi hết giãn cách [trừ những người được chính quyền cho phép]". Có thể thấy, đây là sự chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ, phải thực hiện nghiêm Chỉ thị 16. Và hơn ai hết, chính các địa phương thực hiện giãn cách không thể để người dân tự do đi lại, trừ những trường hợp đặc biệt. Đồng thời, đã là "Tuyệt đối không để người dân di chuyển khỏi tỉnh, thành phố nơi cư trú" thì phải nghiêm. Pháp không nghiêm sẽ loạn.

Nhưng muốn dân ở yên thì phải lo cho người nghèo ăn ở, sinh hoạt, bảo đảm y tế. Chính sách hỗ trợ cần được đưa vào thực tiễn nhanh hơn, nhiều hơn. Kêu gọi sự ủng hộ của toàn xã hội, của các mạnh thường quân, nhiều tổ chức thiện nguyện, cá nhân hảo tâm cùng chung tay với cấp ủy, chính quyền giúp đỡ cho bà con nghèo, không chỉ là góp “miếng cơm manh áo” mà còn làm cho người dân có niềm tin để ở yên, không di chuyển nếu không cần thiết.

Mặc dầu vậy, sự hỗ trợ lớn nhất lúc này vẫn là ở chính sách của cấp ủy, chính quyền cơ sở một cách thiết thực và cụ thể hơn mà trước mắt là có đủ tiền và lương thực, thực phẩm đủ để "ở yên" trong thời gian giãn cách”. Sự đảm bảo chắc chắc đó làm làm người dân yên tâm, không phải là hộp cơm từ thiện lúc có lúc không.

Thêm nữa, bảo đảm về chăm sóc về y tế cũng là an dân, trong đó, cấp thiết ngay lúc này là phải đẩy nhanh hơn, mạnh hơn chiến dịch phủ sóng vắc-xin để người dân yên tâm "ai ở đâu, ở yên đấy".

Thiết nghĩ, dịch bệnh đang hoành hành và diễn tiến phức tạp, bản thân người dân cũng phải nêu cao tinh thần chủ động, phải hết sức bình tĩnh, chấp hành các quy định, hợp tác với chính quyền. Lúc này ai cũng khó, cũng khổ, cũng vất vả, cho nên mỗi người cùng nhau chia sẻ, cùng nhau hy sinh để vượt qua đại nạn.

Hiện, Chính phủ vẫn tiếp tụckhẩn trương có những đề xuất, tìm kiếm cách thức và giải pháp mới trong cuộc chiến phòng, chống dịch bệnh vì bảo vệ an toàn sức khỏe và tính mạng của người dân. Việc điều chỉnh kịp thời chính sách, áp dụng các giải pháp mới phù hợp với đặc điểm tình hình từng thời điểm là hoàn toàn cần thiết. Tin rằng, Chính phủ càng thấu hiểu hơn ý nghĩa của việc “yên dân” để ổn định và kiếm soát tốt dịch bệnh ./.

Lê Anh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

  • Tự chủ bệnh viện như… thuyền đang “mắc cạn”
  • Bất cập quản lý thuế đối với bất động sản
  • Lại câu chuyện đội vốn, chậm tiến độ của các dự án đầu tư công
  • Vẫn câu chuyện về Rượu!
  • Dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2022 đạt 7,5%
  • Xăng dầu giảm, sao giá hàng hóa chưa giảm?
  • Chậm như…cổ phần hóa, thoái vốn!

Hôm nay, ngày đầu tiên TP.HCM bước vào hai tuần [từ 0 giờ ngày 23-8 đến hết 6-9] siết mạnh giãn cách xã hội, nâng cao các biện pháp phòng chống dịch theo tinh thần Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ với phương châm “xây dựng mỗi phường, xã, thị trấn; mỗi cơ quan, nhà máy, xí nghiệp là một pháo đài chống dịch”.

Thực hiện triệt để giãn cách xã hội

Trong hai tuần này, TP.HCM sẽ thực hiện triệt để quy định giãn cách xã hội “ai ở đâu ở yên đó”, nhà cách ly với nhà, tổ dân phố cách ly với tổ dân phố, khu phố/ấp cách ly với khu phố/ấp, phường/xã, thị trấn cách ly với phường/xã, thị trấn.

Để thực hiện việc này, TP.HCM sẽ thành lập tổ công tác đặc biệt tại các phường/ xã, thị trấn, trong đó tập trung vào những vùng có nguy cơ cao và rất cao “vùng cam” và “vùng đỏ”. Tổ này gồm có chủ tịch UBND phường/ xã, thị trấn; công an, quân đội, công chức, viên chức; cán bộ phường/ xã, thị trấn…

Các lực lượng của tổ công tác đặc biệt này sẽ tham gia công tác kiểm tra, nhắc nhở, tuyên truyền, vận động người dân thực hiện tốt giãn cách xã hội.

Cùng với thành lập tổ công tác đặc biệt, TP.HCM sẽ tổ chức rà soát, siết chặt các đối tượng được tham gia lưu thông. Các lực lượng như công an, quân đội sẽ thiết lập các chốt kiểm tra, tuần tra để kiểm tra và xử lý nghiêm những vi phạm.

từ 0 giờ ngày 23-8, ngoài các thành viên Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh các cấp, lực lượng trực tiếp tham gia phòng chống dịch thì các đối tượng khác được ra đường theo quy định của TP bắt buộc phải có giấy đi đường và dấu hiệu nhận diện theo quy định. Riêng lực lượng giao hàng sử dụng công nghệ [shipper] tạm ngưng hoạt động tại TP Thủ Đức và bảy quận, huyện: 8, 12, Gò Vấp, Bình Tân, Bình Thạnh, Bình Chánh, Hóc Môn. Đối với các quận, huyện còn lại thì shipper chỉ hoạt động trong quận, không chạy liên quận và có dấu hiệu nhận diện riêng.

Tất cả cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp của TP, trung ương đóng trên địa bàn triển khai thực hiện phương án “ba tại chỗ” hoặc “một cung đường - hai điểm đến” với tối đa 1/4 tổng số cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của đơn vị. Những người này phải có mặt tại cơ quan, đơn vị trước 0 giờ ngày 23-8.


Lực lượng chức năng kiểm soát người dân ra đường tại một chốt trên đường Hoàng Văn Thụ, quận Phú Nhuận, TP.HCM vào chiều 22-8.
Ảnh: HOÀNG GIANG

Trao 2 triệu túi an sinh, công an, quân đội đi chợ hộ dân

Song song với việc siết giãn cách xã hội, TP.HCM sẽ tăng cường lương thực, thực phẩm tiếp tục chăm lo cho người dân tốt hơn để người dân yên tâm “ai ở đâu ở yên đó” cùng TP chống dịch.

Từ nay đến ngày 25-8, Sở LĐ-TB&XH sẽ phối hợp cùng các quận, huyện và TP Thủ Đức bổ sung đầy đủ cho các đối tượng còn thiếu trong gói hỗ trợ an sinh lần 2 để hỗ trợ cho người dân. Ngoài ra, có các biện pháp hỗ trợ chủ nhà trọ như miễn, giảm tiền điện, nước.

Hiện TP đã trao 500.000 túi an sinh. Từ ngày 24-8 đến 6-9, TP.HCM sẽ trao thêm 1,5 triệu túi an sinh chuyển trực tiếp đến người dân khó khăn và chuẩn bị các suất ăn dinh dưỡng cung cấp cho các trường hợp F0 có hoàn cảnh khó khăn.Việc trao gói an sinh này phải đảm bảo nguyên tắc không bỏ sót những trường hợp khó khăn.

Về cung ứng hàng hóa, ngày 22-8, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Thị Thắng đã ký ban hành Kế hoạch khẩn số 2798 với mục tiêu đảm bảo cung ứng đầy đủ lương thực, thực phẩm thiết yếu cho người dân trên nguyên tắc TP không để người dân nào bị thiếu đói trong thời gian “ai ở đâu thì ở đó”.


Lực lượng quân đội tăng cường cùng trực chốt tại đầu cầu Trường Đai, đoạn giáp ranh giữa quận 12 và quận Gò Vấp. Ảnh: NT

Theo đó, việc cung ứng, phân phối hàng hóa cho người dân được thực hiện qua phương thức “đi chợ hộ” do tổ hậu cần địa phương, tổ COVID-19 cộng đồng, các lực lượng tình nguyện tại địa phương [Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, MTTQ, tổ dân phố...], các lực lượng công an, quân đội đang được tăng cường tại địa phương cùng tham gia hỗ trợ.

Việc “đi chợ hộ” thực hiện với tần suất một lần/tuần và tổ chức phân phối trực tiếp đến người dân [hộ dân trả tiền].

Đối với người dân khó khăn do dịch, UBND các quận, huyện và TP Thủ Đức phối hợp với Trung tâm Tiếp nhận và hỗ trợ hàng hóa thiết yếu cho người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 để tổ chức cấp phát các túi an sinh miễn phí cho người dân, đảm bảo nguyên tắc không bỏ sót những trường hợp khó khăn.

Để thực hiện việc “đi chợ hộ”, TP.HCM giao UBND TP Thủ Đức và các quận, huyện thành lập các tổ hậu cần theo từng phường/xã, thị trấn.

Các tổ này phải chịu trách nhiệm về công tác cung ứng hàng hóa, lương thực, thực phẩm thiết yếu cho người dân trên địa bàn, không để cho bất cứ người dân nào sinh sống trên địa bàn không có điều kiện tiếp cận, mua sắm hàng hóa, lương thực, thực phẩm thiết yếu.

Bộ Tư lệnh TP.HCM sẽ huy động nguồn lực tham gia hỗ trợ các phường/xã, thị trấn trong việc tổ chức vận chuyển, phân phối hàng hóa, lương thực, thực phẩm đến từng hộ gia đình.

Công an TP.HCM thì chỉ đạo các trạm, chốt tại địa phương và các lực lượng hỗ trợ, tạo điều kiện cho các xe vận chuyển hàng hóa, lương thực, thực phẩm đảm bảo lưu thông thông suốt, kịp thời cung ứng hàng hóa đến người dân.

UBND TP.HCM đề nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM, cơ quan thường trực Trung tâm Tiếp nhận và hỗ trợ hàng hóa thiết yếu phục vụ người dân khó khăn bởi dịch bệnh COVID-19, chủ động phối hợp với địa phương để điều phối, hỗ trợ các túi an sinh miễn phí đến các người dân khó khăn.

Tổng lực xét nghiệm

Cũng trong hai tuần tới, TP.HCM sẽ tổng lực xét nghiệm, tiêm vaccine; song song đó là tổ chức điều trị F0 hiệu quả.

Về xét nghiệm, TP.HCM sẽ tăng cường xét nghiệm toàn bộ các hộ dân trong vùng cam và vùng đỏ bằng phương thức xét nghiệm kháng nguyên mẩu đơn cho toàn bộ người dân. Bổ sung xét nghiệm các đối tượng là nhân viên siêu thị, tài xế vận chuyển hàng hóa, nhân viên cửa hàng thuốc Tây, nhân viên công ty môi trường đô thị, công ty dịch vụ công ích thu gom rác [tài xế, thu gom rác], lực lượng trực các chốt, lực lượng hỗ trợ phòng chống dịch, nhân viên tại các cửa hàng xăng dầu [bảy ngày/lần].

Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM, cho biết tại các vùng bình thường mới [xanh và cận xanh] ngành y tế sẽ lấy mẫu xét nghiệm bằng phương pháp rRT-PCR mẫu gộp [10] đại diện hộ gia đình tại các tổ dân phố, tổ nhân dân thuộc vùng xanh và cận xanh, tần suất hai lần, cách nhau bảy ngày.

Tại các vùng nguy cơ - vùng vàng, ông Nam cho biết sẽ xét nghiệm ngẫu nhiên, có trọng điểm bằng phương pháp rRT-PCR mẫu gộp [5] đại diện hộ gia đình, từng bước tiến đến xét nghiệm đại diện toàn bộ các hộ gia đình để chuyển vùng vàng thành vùng xanh.

Riêng các khu phong tỏa, sẽ tổ chức xét nghiệm để thu gọn phạm vi, biến khu phong tỏa thành điểm phong tỏa và xét nghiệm gộp mẫu xét nghiệm nhanh kháng nguyên theo hộ gia đình. Nếu kết quả xét nghiệm dương tính, sẽ giải gộp bằng xét nghiệm nhanh kháng nguyên và hướng dẫn cách ly, chăm sóc, xét nghiệm và điều trị theo quy định. Nếu âm tính có thể gỡ phong tỏa nếu đủ điều kiện và tiếp tục theo dõi thực hiện xét nghiệm lại khi phát hiện ca nghi nhiễm. Đối với các khu vực vẫn tiếp tục phong tỏa, sẽ tổ chức xét nghiệm lại sau 5-7 ngày để tiếp tục thu hẹp thành điểm phong tỏa, tiến tới gỡ phong tỏa khi đủ điều kiện.

Địa điểm tổ chức lấy mẫu xét nghiệm tại cộng đồng, ông Nam cho biết có thể tổ chức tại nhà hoặc địa điểm thuận lợi. “Nếu người dân có thể tự lấy mẫu thì nhân viên y tế cung cấp thiết bị để người dân tự làm, sau đó thu lại mẫu” - ông Nam nói và cho biết sau khi lấy mẫu xét nghiệm, trung tâm y tế nhận và chuyển mẫu vào các thời điểm 11 giờ, 18 giờ và 23 giờ trong ngày, theo sự điều phối của Trung tâm Điều phối xét nghiệm.

Đến tận nhà dân tiêm vaccine và 400 trạm y tế lưu động

Về tiêm vaccine, ở  vùng đỏ và vùng cam [gồm TP Thủ Đức và các quận 8, 12, Gò Vấp, Bình Tân, Bình Thạnh, huyện Bình Chánh và Hóc Môn] sẽ được tổ chức theo hướng đưa đội tiêm vaccine di động đến tận nhà dân để tiêm.

Cùng với đó sẽ tổ chức đội tiêm ở địa điểm phù hợp, bên trong hoặc sát khu phong tỏa, mời bà con từng hộ. Riêng tại khu chung cư, phối hợp với ban quản lý chung cư tổ chức điểm tiêm, mời tuần tự các hộ cùng tầng ra tiêm, có thể tổ chức vào buổi tối. Các đội tiêm và phục vụ tiêm được trang bị đầy đủ thiết bị, quần áo bảo hộ.

Về điều trị F0 tại nhà, TP thành lập thêm gần 400 trạm y tế lưu động [thành phần gồm một bác sĩ, hai y tá, điều dưỡng và bốn tình nguyện viên] tại các khu vực có nhiều F0, có chức năng tham gia sơ cấp cứu, theo dõi F0 đang điều trị tại nhà. Trạm y tế được trang bị các túi thuốc, 3-5 bình ôxy, máy đo SpO2, dụng cụ test nhanh… Ngoài ra, Sở Y tế cũng sẽ chuẩn bị 100.000 túi thuốc điều trị F0 tại nhà. 

Nhiều lực lượng quân đội, công an trực tiếp hỗ trợ TP.HCM

Chiều 22-8, Trung tướng Ngô Minh Tiến, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân [QĐND] Việt Nam, đi thực địa kiểm tra một số chốt kiểm soát phòng chống dịch COVID-19 trên địa bàn TP.HCM.

Phó tổng tham mưu trưởng QĐND Việt Nam yêu cầu các lực lượng làm nhiệm vụ kiểm soát tại các chốt đề cao trách nhiệm, thực hiện triệt để ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng, đó là “nhà cách ly với nhà, phố phường cách ly với phố phường, quận/huyện cách ly với quận/huyện”.

“Các cán bộ, chiến sĩ tăng cường kiểm tra, tuyên truyền, kiểm soát ở các khu vực, đảm bảo thực hiện giãn cách xã hội thật nghiêm túc trong 15 ngày tới trên địa bàn TP.HCM” - Trung tướng Ngô Minh Tiến lưu ý.


Trung tướng Ngô Minh Tiến, Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam [bìa trái], kiểm tra thực địa một số chốt kiểm soát phòng chống dịch COVID-19 trên địa bàn TP.HCM. Ảnh: PĐ

Cũng trong ngày 22-8, Sư đoàn 5 Quân khu 7 [đóng quân trên địa bàn tỉnh Tây Ninh] đã phân công gần 2.000 cán bộ, chiến sĩ đến TP.HCM để giúp TP phòng chống dịch COVID-19. Các cán bộ, chiến sĩ này sẽ được phân bổ về các quận 6, 12, Bình Tân và các huyện Bình Chánh, Cần Giờ, Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè.... của TP.HCM.

Chiều 22-8, gần 100 y bác sĩ, cán bộ hậu cần cũng đã đến TP.HCM để tham gia xét nghiệm, điều trị bệnh nhân COVID-19 và vận hành bệnh viện dã chiến tại TP.HCM.

Trước đó, đêm 21-8, 300 cán bộ, nhân viên, học viên của Học viện Quân y tăng cường cho TP.HCM và các tỉnh phía Nam phòng chống dịch COVID-19 đã đáp xuống sân bay Tân Sơn Nhất. Lực lượng này chủ yếu tham gia các nhiệm vụ gồm lấy mẫu xét nghiệm; tiêm phòng vaccine; quản lý, điều trị, chăm sóc sức khỏe ban đầu các bệnh thông thường; quản lý, điều trị, chăm sóc các bệnh nhân F0 cách ly tại nhà; phối hợp vận chuyển, chuyển tuyến khi có yêu cầu và sẵn sàng thực hiện các nhiệm vụ khác được giao.

Cùng ngày 21-8, 310 cán bộ, chiến sĩ thuộc Trung đoàn Cảnh sát cơ động Tây Nguyên được điều động đến TP.HCM để thực hiện nhiệm vụ kiểm soát, đảm bảo an ninh trật tự và phòng chống dịch COVID-19. Ngay trong đêm 21-8, khi đến điểm tập kết quân tại Nhà thiếu nhi TP Thủ Đức, hoàn thành công tác xét nghiệm, các cán bộ, chiến sĩ đã lập tức di chuyển đến các chốt để thực hiện nhiệm vụ.

Thượng tướng Vũ Hải Sản, Thứ trưởng - Trưởng Ban chỉ đạo phòng chống COVID-19 Bộ Quốc phòng, cho biết sau khi Thủ tướng giao QĐND chủ trì lo lương thực, thực phẩm cho người dân TP.HCM dưới sự chỉ huy thống nhất của địa phương và phối hợp của các lực lượng khác, lãnh đạo bộ đã họp bàn cùng các cơ quan để lắng nghe yêu cầu, đề nghị của địa phương. “Quân đội lúc nào cũng sẵn sàng vì nhân dân phục vụ” - Thượng tướng Vũ Hải Sản nói.

Ngoài ra, Bộ Quốc phòng đã thành lập bảy bệnh viện dã chiến ở các tỉnh, thành phía Nam với khả năng thu dung, điều trị cho 3.500 bệnh nhân và sẵn sàng mở rộng đáp ứng tiếp nhận đến 10.000 bệnh nhân. NHÓM PV

TP.HCM: Từ 0 giờ 23-8 đến ngày 6-9, ai được phép ra đường?

[PLO]- TP.HCM tiếp tục siết chặt giãn cách, thu hẹp nhóm đối tượng lưu thông trên đường từ 23-8. Những người này bắt buộc có giấy đi đường và dấu hiệu nhận diện theo quy định.

Video liên quan

Chủ Đề