Ăn cà sống có tốt không

Vào những ngày nóng nực, bữa cơm đơn giản cùng bát canh cua rau đay, ăn cùng cà muối là đủ để các gia đình Việt xuýt xoa vì ngon miệng. Món cà muối xổi tuy ngon và tiện lợi nhưng cần phải ghi nhớ vài lưu ý khi ăn kẻo mệt mỏi, buồn nôn, thậm chí ngộ độc thực phẩm.

Sự thật về cà muối dưới kính hiển vi

Cà muối được ngâm trong hỗn hợp nước muối, tỏi, ớt khiến chúng thay đổi về màu sắc, kết cấu và trở thành món ăn ngon, chống ngán trong bữa cơm. Tuy nhiên, có không ít người thắc mắc rằng không biết món cà muối được sản xuất bằng phương pháp chế biến đơn giản như vậy thì có đảm bảo về vệ sinh an toàn thực phẩm hay không. Để trả lời cho câu hỏi đó, mới đây một tài khoản rất nổi tiếng trên mạng xã hội TikTok đã tiến hành soi cà muối dưới kính hiển vi.

Ăn cà sống có tốt không
Ăn cà sống có tốt không

Ăn cà sống có tốt không
Ăn cà sống có tốt không

Hình ảnh soi cà muối dưới kính hiển vi (Nguồn: TikTok)

Theo hình ảnh mà chủ tài khoản này chia sẻ, có thể thấy ở mức phóng đại gấp 1000 lần, cà muối có chứa một số lượng men lactic nhất định giúp hỗ trợ tiêu hóa. Tuy nhiên, bên cạnh đó món cà muối xổi còn chứa rất nhiều chất độc solanin.

Qua những gì quan sát được, chủ tài khoản TikTok này cho biết: "Các bạn không nên ăn cà muối xổi vì trong cà sống có solanin, là một loại chất độc trong mầm khoai tây, nếu ăn quá nhiều sẽ gây mệt mỏi, buồn nôn, thậm chí ngộ độc thực phẩm. Và tuyệt đối không muối cà hoặc mua cà được muối bằng thùng sơn hay lọ nhựa vì monome trong nhựa sẽ tan vào hợp chất nước muối và làm quả cà bị nhiễm độc, từ đó gây độc hại cho người sử dụng".

Cà muối xổi, ngâm trong thùng nhựa, thùng sơn - 2 thói quen ăn cà muối nguy hiểm

Theo Đông y, cà muối vị ngọt, tính hàn, có tác dụng tán huyết, tiêu viêm, nhuận tràng, rất tốt cho sức khỏe. Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng đánh giá món ăn này có tác dụng rất tốt cho việc kích thích tiêu hóa thức ăn, tuy nhiên không nên lạm dụng. Trong thân, lá và hoa của cà pháo có chứa một ít chất độc là alkaloids. Ngoài ra, cà pháo còn có một lượng solanin độc. Cà càng chín thì lượng solanin càng ít đi.

Theo nghiên cứu khoa học, solanin rất độc. Ngộ độc solanin chủ yếu gây rối loạn tiêu hóa và thần kinh. Gây ra các triệu chứng bao gồm buồn nôn, tiêu chảy, đau rút ở dạ dày, khô rát cổ họng, đau đầu và chóng mặt... Nặng hơn có thể gây ra ảo giác, mất cảm giác, tình trạng tê liệt, sốt, bệnh vàng da, giãn đồng tử và giảm thân nhiệt. Ở hàm lượng lớn, ngộ độc solanin có thể gây tử vong. Trong cà pháo tươi, hàm lượng solanin cao gấp 5 - 10 lần so với mức an toàn. Ngược lại khi được nấu chín hoặc muối chua thật kỹ thì lượng solanin trong cà sẽ giảm đi, chính vì thế chúng ta không nên ăn cà sống, cà muối xổi.

Ngoài ra, thói quen muối cà trong thùng sơn, thùng nhựa cũng rất nguy hiểm. Các loại thùng sơn thường có nguyên liệu là nhựa kém chất lượng, chứa đơn chất monome. Trong quá trình ngâm cà, lượng muối có thể khiến số monome này bị tan ra, thôi nhiễm vào nước và ngấm vào quả cà. Không những vậy, số chất tạo màu, hóa chất của thùng sơn và thùng nhựa cũng có thể ảnh hưởng đến độ an toàn món ăn.

Bên cạnh đó, việc muối cà vào những vại sành, sứ làm từ nguồn đất nung có nhiễm kim loại nặng cũng rất nguy hiểm bởi trong hoàn cảnh này, nước cà muối có thể bị nhiễm chì, thủy ngân, từ đó có thể gây ngộ độc cho người ăn.

Vậy cà muối nên được chế biến và tiêu thụ như thế nào?

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Chuyên gia về công nghệ thực phẩm), quả cà được chế biến theo cách nấu chín hay được muối khi đảm bảo vệ sinh và ăn đúng lúc, không lạm dụng thì không hề ảnh hưởng cho sức khỏe.

Để đảm bảo cho sức khỏe, cà nên được muối 1 ngày rồi mới đem ra sử dụng. Người vừa ốm dậy, người cao tuổi, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai không nên ăn cà. Ngoài ra, phụ nữ sau khi sinh cũng không nên ăn nhiều cà pháo muối vì sẽ gây bất lợi cho việc tạo sữa. Các gia đình nên thận trọng khi phối hợp với các thức ăn tính hàn như cà muối, nên ăn kèm các gia vị có tính ôn như: tỏi, ớt, sả… Bên cạnh đó, không nên muối cà quá mặn vì sẽ gây hại cho thận, tim; đồng thời dễ dẫn đến tăng huyết áp.

Mỗi người chỉ nên ăn khoảng 50gr cà muối và ăn 2 - 3 lần/tuần. Nên ngâm cà trong bình thủy tinh để dùng dần.

Cà pháo là món ăn dân dã không còn xa lạ với người dân Việt Nam. Nhưng cũng có nhiều người băn khoăn không biết ăn cà pháo có độc không? Hãy cùng đọc bài viết ngay dưới đây để có thêm thông tin về loại cà này cũng như tác dụng, cách dùng của nó. Đồng thời, hãy cùng tìm hiểu xem đây có phải là thực phẩm phù hợp cho người bệnh gout không nhé.

1. Đôi nét về cà pháo

1.1. Cà pháo là gì?

Ăn cà sống có tốt không
Ảnh: Cà pháo

Cà pháo có tên khoa học là Solanum macrocarpon, thuộc chi Cà (Solanum) và tên tiếng Anh là Africa.

Ở Việt Nam, cà pháo còn được gọi bằng những cái tên khác như cà dại hoa trắng, cà dưa,... Trong Đông y loại cà này được xem như một vị thuốc với tên gọi là di tử, giả tử hay ải qua.

Tin liên quan

  • Bệnh gout và tất cả những thông tin cần nắm rõ
  • Top 10 nguyên nhân bệnh gout không thể bỏ qua
  • Tổng hợp các triệu chứng bệnh gút phải nắm kỹ
  • Các biến chứng bệnh gout nguy hiểm nhất? Và cách phòng ngừa
  • Điều trị bệnh gout - 5 kiêng 5 giảm 5 nên cần thuộc nằm lòng
  • Bệnh gout cấp tính là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
  • Bệnh gout mạn tính là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
  • Chữa bệnh gút bằng thuốc nam có tốt không? Nên hay không nên?

1.2. Đặc điểm sinh trưởng của cây cà pháo

Cà pháo là loại cây lâu năm nhiệt đới, thân thảo và có họ hàng với giống cà tím. Loại cà này thích hợp phát triển ở vùng đồng bằng hay đồi núi cao đến 600m.

Cây cà pháo mọc thẳng và thường chia thành nhiều nhánh. Lá mọc xen kẽ với chiều dài trung bình 6 -12cm, phần cuống khoảng 1 - 3cm. Lá cà pháo hình bầu dục và xẻ thùy với phần mép lượn sóng.

Hoa có đường kính khoảng 3 - 8cm, màu tím hoặc màu trắng, xếp thành chùm từ 2 đến 7 hoa. Cụm hoa có cuống ngắn. Hoa ở phần trên của cây là hoa đực trong khi ở phần dưới lại là hoa lưỡng tính.

Quả cà pháo hình tròn, phần đỉnh và đáy dẹt lại đồng thời có rãnh. Quả có đường kính khoảng 1,5cm, màu trắng ngà hoặc vàng nhạt, cuống dài, bên trong quả có nhiều hạt nhỏ.

Bộ phận thường được sử dụng làm thực phẩm hay dược liệu của cây chính là quả. Người ta thường thu hoạch quả cà sau khoảng 80 đến 100 ngày trồng.

Ăn cà sống có tốt không
Ảnh: Cây cà pháo

1.3. Thành phần dinh dưỡng có trong và pháo

Các chuyên gia đã tìm thấy trong cà pháo rất nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu cho sức khỏe như carotene, vitamin, khoáng chất,... Cụ thể, giá trị dinh dưỡng có trong 100g cà pháo như sau:

  • Nước: 92g

  • Năng lượng: 24 kcal

  • Protein: 1g

  • Chất xơ: 0,8g

  • Chất béo: 0,2g

  • Canxi: 11mg

  • Photpho: 2mg

Ngoài ra, trong cà pháo còn chứa kali, natri, magie, sắt, kẽm, mangan, lưu huỳnh, iot, đồng, các vitamin B1, B2, C, PP,...

2. Tác dụng của cà pháo

Nhiều người thắc mắc “Ăn cà pháo có tốt không?” Hãy đọc tiếp để giải đáp vấn đề này nhé.

2.1. Hỗ trợ điều trị bệnh gout

Người bệnh gout có nên ăn cà pháo hay không? Đây là câu hỏi của rất nhiều người đang mắc phải căn bệnh mạn tính phiền toái này.

Câu trả lời là có. Người bệnh gout nên ăn cà pháo vì theo Đông y, đây được xem là một vị thuốc có tác dụng thanh nhiệt chỉ thống, khứ phong thông lạc và hoạt huyết tiêu thũng. Nhờ đó mà cà pháo giups làm giảm đáng kể các triệu chứng khó chịu do bệnh gout gây ra như đau, sưng tấy.

Bài nên xem

  • Ăn cà sống có tốt không

    Bệnh gout và tất cả những thông tin cần nắm rõ

  • Ăn cà sống có tốt không

    Cao Gắm (60 viên)

  • Ăn cà sống có tốt không

    Dây gắm – "thảo dược quý" của núi rừng ban tặng

Bên cạnh đó, cà pháo được xếp vào nhóm thực phẩm có hàm lượng purin rất thấp. Do đó khi vào cơ thể, cà pháo không làm ảnh hưởng đến nồng độ acid uric máu. Chính vì vậy, người bệnh gout nên bổ sung cà pháo vào thực đơn của mình với một lượng vừa đủ để cải thiện tình trạng bệnh.

Ăn cà sống có tốt không
Ảnh: Cà pháo hỗ trợ điều trị bệnh gout

2.2. Giảm cholesterol máu

Các hoạt chất trong cà pháo có khả năng kích thích cơ thể tăng sản xuất mật để tiêu hóa cholesterol. Loại cà này giúp tăng lượng cholesterol tốt (HDL) trong máu đồng thời loại bỏ các cholesterol xấu (LDL), từ đó làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như rối loạn mỡ máu, xơ vữa động mạch,...

2.3. Cải thiện làn da

Cà pháo rất giàu vitamin C cùng các chất chống oxy hóa. Đây đều là những yếu tố cần thiết giúp cải thiện tình trạng của làn da. Chúng cung cấp độ ẩm cho da, giúp da trở nên mịn màng hơn thậm chí là bảo vệ làn da trước nguy cơ ung thư.

2.4. Hỗ trợ hệ tiêu hóa

Chất xơ trong cà pháo rất tốt cho hệ tiêu hóa. Nó giúp bảo vệ cũng như cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa. Có được khả năng đó là bởi chất xơ giúp ổn định nhu động ruột, tăng đào thải các chất cặn bã qua đường tiêu hóa, hạn chế táo bón cũng như tiêu chảy.

2.5. Tăng cường hệ miễn dịch

Vitamin C trong cà pháo không chỉ giúp cải thiện làn da mà còn có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch. Ngoài ra, trong loại cà này còn nhiều thành phần khác bổ trợ cho hàng rào miễn dịch của cơ thể, giúp bạn chống lại bệnh tật.

Ăn cà sống có tốt không
Ảnh: Ăn cà pháo giúp tăng cường hệ miễn dịch

2.6. Các tác dụng khác của cà pháo

  • Kiểm soát huyết áp

  • Giúp xương chắc khỏe

  • Giải tỏa căng thẳng

  • Cải thiện thị lực

  • Giảm nguy cơ mắc bệnh sỏi thận

3. Tác dụng không mong muốn khi ăn cà pháo

Mặc dù vừa là một loại thực phẩm vừa là một loại dược liệu có nhiều tác động tích cực đến sức khỏe nhưng nếu người dùng quá lạm dụng và sử dụng cà pháo không đúng cách có thể dẫn đến nhiều tác dụng không mong muốn nguy hiểm. Cụ thể các tác hại của cà pháo như sau:

3.1. Tăng nguy cơ mắc ung thư gan và ung thư dạ dày

Tác dụng nguy hiểm này có thể xảy ra do cách chế biến sai lầm. 

Ban đầu, trong cà có chứa Nightshade soda, một chất chống ung thư. Nhưng trong quá trình chế biến nếu không đúng cách, hàm lượng của hoạt chất này trong cà có thể giảm đi thậm chí bị biến đổi thành chất độc hại cho cơ thể.

Một món ăn quen thuộc được nhiều người Việt ưa chuộng được là cà pháo muối. Điều đáng nói là khi muối cà người ta thường đựng trong các bình nhựa. Acid xuất hiện trong quá trình lên men sẽ ăn mòn nhựa và các chất độc hại sinh ra do quá trình phá hủy này lại ngấm vào quả cà.

Những chất độc này tích lũy dần ở hệ tiêu hóa, gây tổn thương cho các cơ quan mà chúng đi qua, đặc biệt là gan và dạ dày.

Ăn cà sống có tốt không
Ảnh: Muối cà bằng lọ nhựa có thể dẫn đến ung thư gan và ung thư dạ dày

3.2. Ngộ độc solanin

Solanin đã được chứng minh là một loại độc tố nguy hiểm. Trong quả cà xanh có hàm lượng chất này cao hơn nhiều lần so với cà chín.

Khi vào cơ thể với một lượng nhỏ, solanin dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa đồng thời tác động lên hệ thần kinh gây ra các biểu hiện như đau đầu, chóng mặt, tiêu chảy, buồn nôn, khô rát cổ họng, đau dạ dày, sốt, vàng da thậm chí có thể sinh ra ảo giác hoặc mất cảm giác,... Trường hợp nhiễm độc nặng, tính mạng người bệnh có thể bị đe dọa.

3.3. Chất đắng là một loại độc tố

Alkaloid là nguyên nhân gây ra vị đắng của quả cà. Đây được coi là một loại độc tố có hại cho sức khỏe. Lượng độc tố ít hay nhiều được quyết định bởi mức độ đắng của cà. Cà có vị càng đắng càng chứng tỏ loại cà đó có nhiều độc tố này.

Ăn cà sống có tốt không
Ảnh: Cà càng đắng càng có nhiều độc tố Alkaloid

4. Khi dùng cà pháo bạn cần chú ý những gì?

Để tránh được những hậu quả nguy hiểm như trên, khi ăn cà pháo

4.1. Đối tượng không nên ăn cà pháo

  • Người đang ốm không nên ăn cà vì sẽ làm tăng cảm giác mệt mỏi, khó chịu, khiến tình trạng bệnh nặng thêm.

  • Phụ nữ đang mang thai chỉ nên ăn cà chín vì trong cà xanh có chứa rất nhiều chất độc gây ảnh hưởng tiêu cực cho cả mẹ và thai nhi.

  • Phụ nữ sau sinh không nên ăn cà để tránh ảnh hưởng đến việc tạo sữa. Bên cạnh đó, mẹ ăn cà có thể khiến cả mẹ và bé đều bị ho và đau nhức do khí huyết không thông.

  • Người thường xuyên gặp tình trạng rối loạn tiêu hóa cũng cần tránh ăn cà vì loại thực phẩm này có tính hàn, có thể khiến tình trạng rối loạn tiêu hóa trầm trọng hơn.

4.2. Ăn cà pháo thế nào cho đúng?

Để hạn chế được những tác dụng không mong muốn như đã nêu trên, bạn cần biết cách để ăn cà pháo sao cho đúng. Dưới đây là một vài lưu ý cho bạn khi sử dụng loại cà này:

  • Trong cuống cà có chứa độc tố do đó khi sơ chế cần cắt sạch cuống.

  • Trước khi chế biến cần rửa sạch và ngâm cà với nước muối loãng cho thật kỹ để loại bỏ vi khuẩn và độc tố.

  • Do cà có tính hàn nên cần hết sức cẩn trọng khi kết hợp nó với các đồ ăn có tính hàn khác. Nên ăn kèm với các loại gia vị tính ôn như ớt, sả, tỏi,...

  • Nên ăn cà đã được muối chua sau 1 ngày hoặc cà đã được nấu chín. 

  • Nên bổ sung một lượng vừa đủ, không nên ăn quá nhiều cà.

5. Các món ngon từ cà pháo

5.1. Cà pháo muối

Đây có lẽ là món ăn dân dã đã quá quen thuộc trong bữa cơm của gia đình người Việt. Cùng tham khảo cách làm cà muối ngon ngay nhé.

Ăn cà sống có tốt không
Ảnh: Cà pháo muối

Chuẩn bị nguyên liệu: 

  • 1kg cà pháo

  • 10 quả ớt sừng

  • 3 củ tỏi

  • 1 củ gừng

  • Muối, đường 

  • Lọ thủy tinh để đựng cà muối

Sơ chế nguyên liệu:

  • Để cà muối được giòn, cần đem cà phơi cho đến khi cà héo thì cắt bỏ phần cuống. Đem ngâm vào nước muối loãng khoảng 15 phút sau đó rửa lại thật kỹ bằng nước sạch và để cho ráo.

  • Tỏi đập dập; ớt sừng thái lát; gừng thái thành sợi 

Cách ngâm cà pháo ngon:

  • Làm hỗn hợp nước muối cà: Đun sôi hỗn hợp theo tỷ lệ 1 lít nước; 3 muỗng đường: 1 muỗng muối. Để nguội đến độ âm ấm là có thể dùng.

  • Cho lần lượt vào lọ thủy tinh một lớp muối mỏng, một lớp gừng tỏi rồi đến một lớp cà, phủ vài lát ớt sừng lên trên. Cứ lặp lại cho đến khi đầy lọ.

  • Đổ  hỗn hợp nước muối cà vào lọ cho đến khi ngập mặt cà. Rải thêm một lớp muối, ớt, gừng, tỏi lên trên cùng.

  • Dùng một túi nước hoặc các vật dụng khác đề đè không cho cà nổi lên trên, tránh bị thâm. Đậy kín nắp lọ, cà pháo muối sau 2 -3 ngày là có thể sử dụng được.

5.2. Cà pháo om thịt ba chỉ

Ăn cà sống có tốt không
Ảnh: Cà pháo om thịt ba chỉ

Chuẩn bị nguyên liệu: 

  • 100g cà pháo

  • 300g thịt ba chỉ

  • Hành tím

  • Nước màu (kẹo đắng), muối, mì chính, nước mắm

Các bước tiến hành:

  • Bước 1: Rửa sạch thịt ba chỉ cùng muối và rượu. Đem rửa lại bằng nước sạch rồi để ráo. Cà rửa sạch rồi cắt đôi. Hành tím thái lát

  • Bước 2: Trần sơ thịt rồi vớt ra để nguội, thái lát sao cho vừa ăn. Ướp thịt cùng nước mắm, nước màu.

  • Bước 3: Sau khi làm nóng chảo, cho dầu và hành tím vào phi thơm. Cho cà và thịt ba chỉ vào kho, đến khi thịt mềm thì tắt bếp.

Qua bài viết trên đây, hi vọng các bạn đã biết thêm nhiều thông tin hữu ích về cà pháo. Cà pháo là thực phẩm tốt cho sức khỏe và phù hợp với người bệnh gout. Tuy nhiên hãy sử dụng đúng cách để bảo vệ gia đình mình nhé.

Nếu có bất kỳ băn khoăn, thắc mắc nào về thực phẩm này hay liên quan đến bệnh gout, hãy gọi ngay cho chúng tôi theo hotline

02163 541 383

Đừng quên like, share và đánh giá nếu bạn cảm thấy bài viết này hữu ích nhé, Duockienminh cảm ơn độc giả nhiều!