Ăn kim chi nhiều có tốt không

Sữa Pregestimil thường được dùng cho trẻ từ 0-12 tháng tuổi bị dị ứng đạm sữa bò, đạm đậu nành và/hoặc trẻ kém hấp thu chất béo với triệu chứng tiêu chảy kéo dài, triệu chứng dạ dày ruột hoặc chậm lớn. Vậy Sữa Pregestimil được sử dụng như thế nào, cần lưu ý gì? Hãy để webykhoa.vn giúp bạn hiểu kĩ hơn về thuốc trong bài viết dưới đây.

Kim chi có những lợi ích nào cho sức khỏe người dùng? Ngoài những tác dụng như giúp cải thiện hệ tiêu hóa, sức khỏe đường ruột hay giúp tăng cường hệ miễn dịch, việc sử dụng kim chi không đúng cách sẽ có tác hại không tốt tới sức khỏe người dùng.

NỘI DUNG CHÍNH

Kim chi có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe mà không phải ai cũng biết. Trong kim chi có rất nhiều vitamin A, nhóm vitamin B, vitamin C và K… là những vitamin cần thiết và đóng góp một phần quan trọng trong sức khỏe của người dùng. Bên cạnh đó, các men vi sinh và lợi khuẩn có trong kim chi còn có tác dụng chống ung thư, tăng cường hệ miễn dịch và giúp ngăn ngừa viêm, nhiễm trùng nấm men… Vậy cụ thể tác dụng của kim chi là gì? Nếu ăn quá nhiều kim chi có ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe? Cùng Barona tìm hiểu trong bài viết ngay dưới đây nhé!

1. Tác dụng của kim chi

1.1. Cải thiện hệ tiêu hóa và đường ruột

Là một thực phẩm lên men tương tự sữa chua, vì vậy, trong kim chi cũng chứa rất nhiều lợi khuẩn lactobacillus hỗ trợ quá trình tiêu hóa rất tốt. Bên cạnh đó, ăn kim chi còn giúp ngăn ngừa tình trạng viêm loét đường tiêu hóa. Vi khuẩn Gram âm kỵ trong kim chi sẽ sản xuất ra dextrin - một chất có khả năng ngăn cản sự sản sinh của vi khuẩn Helicobacter pylory - một loại vi khuẩn gram âm sống trong bao tử, khi phát triển quá nhiều là nguyên nhân thường gặp gây ra bệnh viêm loét dạ dày.

1.2. Tăng cường hệ miễn dịch

Tác dụng ngăn cường hệ miễn dịch của kim chi đã được các nhà khoa học chứng minh, việc ăn kim chi hằng ngày có thể làm tăng 75% hoạt động của tế bào miễn dịch. Các men vi sinh và lợi khuẩn trong kim chi có tác dụng kích thích sự hoạt động mạnh hơn của các tế bào miễn dịch và sản xuất ra nhiều kháng thể. Bên cạnh đó, các vi khuẩn lên men lactobacillus cũng hỗ trợ cho tác dụng này của kim chi.

1.3. Ngăn ngừa ung thư

Trong kim chi có chứa isocyanate và sulfide, hai loại chất hóa sinh có tác dụng loại bỏ bớt những kim loại nặng có trong gan, ruột non và thận. Có tác dụng đáng kể trong việc ngăn ngừa ung thư dạ dày, đặc biệt là isocyanate. Ngoài ra, tác dụng ngăn ngừa ung thư của kim chi còn đến từ các chất chống viêm, vitamin A - là một chất chống oxy hóa, có chức năng loại bỏ các gốc tự do - là một trong những nguyên nhân gây ưng thư.

1.4. Tăng cường thị lực

Trong bảng thành phần các chất dinh dưỡng của kim chi trong bài viết mang chủ đề “kim chi là gì” cũng đã đề cập, trong 100 gam kim chi chứa khoảng 492 IU Vitamin A, tương đương với khoảng 18% lượng vitamin A cần thiết cho cơ thể tính trên 2000 đơn vị calo mỗi ngày. Một chất dinh dưỡng vô cùng quan trọng hỗ trợ thị lực rất tốt, đặc biệt với những người mắc các bệnh về mắt như tật khúc xạ…

1.5. Giảm huyết áp, hỗ trợ tim mạch và ngăn ngừa tiểu đường

Theo một nghiên cứu của Hàn Quốc, nếu ăn kim chi mỗi ngày, cơ thể có thể cân bằng Cholesterol và đường Glucose trong cơ thể ở ngưỡng cần thiết nhờ hoạt chất allicin và selen có nhiều trong tỏi và đặc tính chống oxy hóa vốn có của kim chi. Cực kỳ hữu dụng cho những người mắc các bệnh về tim mạch như nhồi máu cơ tim, bệnh mạch vành, tai biến mạch máu não hay tiểu đường.

1.6. Bảo vệ cơ thể khỏi hóa chất từ nhựa

Với nhịp sống nhanh như hiện nay, việc tiêu dùng thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn trở nên rất phổ biến. Xu hướng tiêu dùng này mang lại lợi ích tiết kiệm thời gian, nhưng mặt khác lại vô cùng hại cho sức khỏe.

Phần lớn, trong các chai nước, hộp đựng thức ăn dùng một lần… làm từ nhựa hiện nay đều sử dụng hóa chất làm cứng nhựa BPA. Chất này khi hấp thụ một lượng quá nhiều vào cơ thể có thể gây ra các bệnh ung thư, tiểu đường và đặc biệt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến não bộ trẻ sơ sinh.

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, vi khuẩn Bacillus pumilus có trong kim chi có tác dụng hạn chế lượng BPA hấp thụ vào cơ thể.

1.10. Giảm triệu chứng về đường hô hấp

Tương tự, một kết quả điều tra sức khỏe dinh dưỡng quốc gia tại Hàn Quốc đã chỉ ra rằng, tỷ lệ người mắc bệnh hen suyễn giảm hẳn đối với những người ăn trên 40g kim chi trở lên mỗi ngày. Và tỷ lệ mắc bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng cũng giảm 0.81 lần đối với những người sử dụng từ 108-180g kim chi mỗi ngày so với những người tiêu thụ dưới 23.7g.

1.11. Hỗ trợ giảm cân

Kim chi có hàm lượng calo khá thấp do vậy có thể thúc đẩy giảm cân. Một cuộc nghiên cứu khoảng 4 tuần, nghiên cứu về tác dụng giảm trọng lượng cơ thể, giảm chỉ số khối (BMI) và lượng chất béo bên trong cơ thể của 22 người thừa cân là một minh chứng cho điều này.

1.12. Làm chậm quá trình lão hóa

Một nghiên cứu trong phòng thí nghiệm về khả năng kéo dài tuổi thọ của kim chi bằng việc làm chậm quá trình lão hóa, các tế bài người được xử lý với kim chi đã cho thấy, các tế bào này có sức khỏe tổng thể rất tốt, khả năng sống sót của chúng tăng lên là dẫn chứng cho thấy tuổi thọ của các tế bào này sẽ kéo dài hơn. Tuy nhiên, để được coi là một phương pháp điều trị chống lão hóa thì chưa đủ, đòi hỏi nhiều nghiên cứu tổng thể hơn nữa.

1.13. Giúp da và tóc khỏe mạnh

Selenium có trong tỏi của kim chi không chỉ có tác dụng cân bằng lượng đường trong máu, mà còn có tác dụng duy trì sức khỏe làn da và mái tóc, ngăn ngừa các nếp nhăn xuất hiện khi bước vào tuổi 30. Ngoài ra, selenium cũng là một phần của hợp chất làm trắng da glutathione giúp tái tạo, duy trì và kích thích sự hoạt động hiệu quả hơn của Vitamin C có trong cơ thể.

Bên cạnh đó, các vi khuẩn lên men trong kim chi còn có tác dụng làm giảm tình trạng viêm da dị ứng. Mà biểu hiện là tình trạng da bị phát ban, mẩn đỏ và bị tổn thương.

1.14. Hỗ trợ sức khỏe não bộ

Trong kim chi có chứa Folate, hay còn gọi là vitamin B9, một chất dinh dưỡng thường được bác sĩ khuyên dùng đối với mẹ bầu. Có tác dụng ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh cho thai nhi, hỗ trợ quá trình sản xuất tế bào thần kinh của não bộ. Bên cạnh đó, Folate còn có tác dụng làm chậm quá trình suy giảm trí nhớ do lão hóa, giảm thiểu tác động của rối loạn tâm trạng, trầm cảm và sa sút trí tuệ.

1.15. Chống ngộ độc thực phẩm

Theo TS. Ha Jae Ho – Giám đốc Viện nghiên cứu kim chi thế giới cho biết: khi kim chi “chín”, có độ chua dịu, sẽ có một lượng lớn lợi khuẩn, ức chế hoạt động của các vi khuẩn gây hại và ngộ độc thực phẩm.

1.16. Ngăn ngừa nhiễm trùng nấm men

Các lợi khuẩn trong kim chi có tác dụng ngăn ngừa nhiễm trùng nấm mem âm đạo gây ra bởi sự gia tăng nhanh chóng của nấm Candida ban đầu tưởng chừng như vô hại. Tác dụng này có được là nhờ tác dụng kháng khuẩn của một số chủng Lactobacillus và chủng phân lập khác có trong kim chi.

1.17. Ngăn ngừa bệnh thiếu máu

Kim chi có chứa Riboflavin (vitamin B2) và vitamin K. Vitamin B tham gia vào quá trình sản xuất hồng cầu, vận chuyển oxy đến các tế bào và tổng hợp hormon steroid. Trong khi đó, vitamin K đóng một vai trò quan trọng trong việc sản xuất ra các yếu tố đông máu - yếu tố cần thiết cho sự hỗ trợ đông máu khi bị chấn thương chảy máu, hỗ trợ sự trao đổi chất của xương và sự trao đổi chất của canxi trong hệ thống mạch máu.

Bên cạnh những ý kiến, các cuộc nghiên cứu và khảo sát cho thấy nhiều tác dụng đáng kể của kim chi, cũng có một số ý kiến trái chiều phủ định một số lợi ích của việc sử dụng kim chi. Như, một số nhà khoa học cho rằng kim chi là các loại rau củ bảo quản nên không chứa vitamin, mà thay vào đó, chỉ chứa Nitrit, nếu ăn quá nhiều có thể mắc bệnh ung thư. Và cho rằng việc sử dụng nhiều gia vị mặn (muối, nước mắm) trong kim chi cũng là nguyên nhân gây trầm trọng các bệnh lý về tim mạch hay dạ dày như cao huyết áp, đau dạ dày.

Việc kim chi có hại và phủ nhận một số lợi ích của kim chi vẫn còn là tranh cãi. Tuy nhiên, kim chi sẽ thực sự có hại nếu người sử dụng ăn quá nhiều trong một ngày, sử dụng kim chi chưa được lên men kỹ, kim chi đã quá hạn hay ăn kim chi khi dạ dày đang quá đói.

2. Ăn kim chi nhiều có tốt không?

Như đã đề cập bên trên, khẳng định lại một lần nữa, việc sử dụng kim chi với liều lượng quá nhiều là không tốt cho sức khỏe. Bên cạnh đó, sẽ có nhiều tác hại hơn nếu bạn sử dụng kim chi chưa “chín”, kim chi đã có dấu hiệu bị hỏng và ăn kim chi khi đang đói.

2.1. Đầy hơi

Khi ăn kim chi, dạ dày sẽ bị tăng khí tạm thời (khí sản sinh trong quá trình lên men, do men vi sinh tiêu diệt các vi khuẩn đường ruột và nấm có hại). Đây là một phản ứng cực kỳ tự nhiên, không hề có gì bất thường. Tuy nhiên, khi người ăn sử dụng quá nhiều, sẽ gây dư thừa khí, dẫn tới hiện tượng bị đầy hơi. Gây cảm giác chướng bụng khó chịu cho người ăn.

2.2. Nhức và đau nửa đầu

Hiện tượng nhức và đau nửa đầu có thể xảy ra với những người bị nhạy cảm với histamin và các amin được sinh ra trong quá trình lên men các rau củ trong kim chi. 

2.3. Nhiễm trùng từ men vi sinh

Men vi sinh trong kim chi có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, giảm kháng kháng sinh, giảm huyết áp hay giúp cải thiện tinh thần cho người ăn… Nói chung không chỉ tốt mà còn an toàn cho đa số người sử dụng. Tuy nhiên, trong số đó, cũng có một số người có hệ miễn dịch yếu hoặc hệ miễn dịch đang bị tổn thương có thể bị nhiễm trùng đặc biệt khi ăn kim chi. Do vậy, với những người sức khỏe đang yếu hoặc đang bị tổn thương hệ miễn dịch cần hạn chế sử dụng thực phẩm này.

2.4. Tăng nguy cơ ung thư

Việc sử dụng kim chi chưa được lên men kỹ (vẫn còn vị hăng, cay của rau củ) hoặc kim chi đã có dấu hiệu hỏng (bị nổi bọt vàng, mùi lạ) còn có thể tăng nguy cơ ung thư cho người sử dụng. Trong kim chi chưa “chín”, hàm lượng Nitrat chuyển thành Nitrit trong kim chi chưa lên men kỹ sẽ kết hợp với các acid amin trong dạ dày như tôm, thịt, cá, nhất là mắm tôm… chuyển thành nitrosamin - một chất có khả năng gây ung thư dạ dày.

Tóm lại, dựa trên những nghiên cứu khoa học và khảo sát thực tế, ta không thể không phủ nhận những tác dụng của kim chi đối với sức khỏe người sử dụng như tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ tiêu hóa, hỗ trợ giảm cholesterol, hạ đường huyết hay làm đẹp… Tuy nhiên, việc sử dụng kim chi sẽ có những tác hại nhất định nếu người sử dụng ăn quá nhiều, ăn kim chi vẫn còn hăng, cay do chưa muối kỹ và đã có dấu hiệu xủi bọt vàng do quá hạn. Bên cạnh đó, với những người có bệnh lý về đau dạ dày cũng không nên ăn quá nhiều kim chi, có thể khiến tình trạng đau dạ dày trở nên nặng hơn do đồ cay nóng.

Cảm ơn bạn đã quan tâm và đọc đến những dòng này của bài viết. Chúc bạn một ngày vui vẻ!

Bạn có thể tham khảo thêm nhiều bài viết chia sẻ công thức nấu các món ăn ngon tại Góc chia sẻ của Barona