Ăn mướp đắng nhiều có tốt không

Mướp đắng là loại thực phẩm được cho là đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Tuy nhiên nếu ăn quá nhiều hoặc ăn sai cách, loại quả này sẽ phản tác dụng, gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc. Vì vậy hãy tham khảo ngay những thông tin dưới đây để bảo vệ sức khỏe cho bạn và những người thân yêu.

Tác hại khôn lường khi ăn quá nhiều mướp đắng

Gây tan máu

Trong hạt mướp đắng chứa một hoạt chất là vicine, có khả năng tạo ra nhiều men oxy hoá khử trên màng tế bào. Khi chất này được sinh ra quá nhiều trên màng tế bào máu, nhất là tế bào hồng cầu sẽ gây hư hại, thậm chí thủng màng tế bào. Điều này gián tiếp làm tan máu.

Giảm khả năng sinh sản

Dùng mướp đắng liên tục liều cao thì có thể làm tổn thương tinh hoàn, ảnh hưởng tới khả năng sinh sản. Tinh hoàn ít protein dưỡng chất hơn, ít tinh trùng hơn, giảm acid nhân ARN hơn. Do vậy mà với những người đang điều trị vô sinh không nên dùng mướp đắng.

Ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ

Không chỉ gây khó tiêu, phần ruột và hạt bên trong trái mướp đắng còn chứa nhiều thành phần độc tố gây hại cho sức khỏe của trẻ em. Chính vì vậy, bạn không nên cho trẻ ăn những món được chế biến từ khổ qua.

Cồn cào ruột gan

Ăn mướp đắng khi đói sẽ gây kích ứng đường tiêu hoá, tạo ra cảm giác bỏng rát, cồn cào, đau bụng, thậm chí tiêu chảy.

Hạ đường huyết đột ngột

Mướp đắng chứa p-insulin, mang lại hiệu quả hạ đường huyết tương tự insulin. Nhưng cũng chính vì điều này mà khi dùng quá nhiều, mướp đắng có thể gây ra tụt đường huyết đột ngột; chóng mặt, nhức đầu, vã mồ hôi, hốt hoảng, có thể bị choáng và ngất.

Mướp đắng có nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Tuy nhiên, ở một số người, mướp đắng không có lợi, đôi khi còn khiến cho bệnh tình ngày càng nặng hơn…

  • Khổ qua đúng là “thuốc đắng dã tật”

Ảnh minh họa. Nguồn: thehealthyarchive.com

Nếu những ai đã biết đến giá trị của mướp đắng đối với sức khỏe và vị đắng nhẹ nơi đầu lưỡi thì mới cảm nhận hết giá trị của bát canh mướp đắng trong những ngày hè. Tuy nhiên, theo các chuyên gia thì đối với một số người, loại quả này lại không có tác dụng, đôi khi còn khiến cho bệnh tình ngày càng nặng hơn…

Tác dụng của mướp đắng

Mướp đắng [còn gọi là khổ qua], thuộc họ bầu bí, là loại quả có hàm lượng vitamin C đứng hàng đầu trong các loại rau, dưa, bí,… Mướp đắng có tác dụng phòng bệnh xuất huyết, bảo vệ màng tế bào, phòng xơ vữa động mạch, kháng ung thư, nâng cao sức đề kháng, phòng cảm mạo, bảo vệ tim.

Ngoài ra, chất glycoside của mướp đắng có tác dụng giảm đường trong máu nên có tác dụng trị liệu bổ trợ đối với bệnh đái tháo đường.

Theo Đông y, mướp đắng có vị đắng, tính hàn, công dụng thanh nhiệt, sáng mắt, giải độc, thích hợp với các chứng nhiệt sinh ra nóng, khát, làm sáng mắt, mát tim, nhuận tràng, hạt bổ thận tráng dương…

Những khuyến cáo khi dùng mướp đắng

Phụ nữ mang thai và cho con bú ăn mướp đắng gây kích thích tử cung, chảy máu

Mướp đắng là một loại quả kích thích tử cung, gây chảy máu và có thể dẫn đến sinh non, do đó bà bầu không nên ăn mướp đắng. Phụ nữ đang cho con bú cũng không nên ăn mướp đắng vì một số thành phần không tốt có thể được truyền qua sữa mẹ.

Ngoài ra, mướp đắng rất ít chất xơ và chất béo nên không có lợi cho chế độ dinh dưỡng của bà bầu và phụ nữ sau sinh.

Người bị bệnh huyết áp thấp ăn nhiều gây đau đầu, chóng mặt

Mặc dù mướp đắng là thực phẩm có tác dụng giảm huyết áp [tốt cho những bệnh nhân huyết áp cao]. Tuy nhiên, nếu ăn mướp đắng quá nhiều sẽ dẫn đến huyết áp thấp, gây đau đầu, chóng mặt.

Vì vậy, đối với những bệnh nhân có huyết áp thấp, nên hạn chế sử dụng loại rau quả này.

Người bị tiểu đường ăn mướp đắng khi dùng thuốc không tốt cho sức khỏe

Mướp đắng có thể giúp giảm lượng đường trong máu, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Tuy nhiên, khi đang sử dụng thuốc để hạ thấp lượng đường thì ăn thêm mướp đắng có thể khiến mức đường trong máu xuống thấp hơn cho phép, không tốt cho sức khỏe.

Vì vậy, đối với bệnh nhân tiểu đường nếu thích ăn mướp đắng thì sắp xếp thời gian xen kẽ giữa thuốc và mướp đắng để bảo vệ sức khỏe.

Sau phẫu thuật ăn mướp đắng sẽ cản trở quá trình kiểm soát lượng đường huyết

Theo các con số thống kê từ các cơ sở y tế cho thấy mướp đắng có thể cản trở quá trình kiểm soát lượng đường huyết trong và sau khi phẫu thuật.

Vì vậy, phương pháp tốt nhất là nên ngừng ăn mướp đắng ít nhất 2 tuần trước và sau thời gian phẫu thuật dự kiến.

Người bị bệnh thiếu men [enzyme] G6PD ăn mướp đắng gây đau đầu, sốt

Bệnh thiếu men là bệnh di truyền phổ biến do cơ thể không đủ men glucose-6-phosphate giúp tế bào hồng cầu hoạt động bình thường.

Người bệnh thiếu men sau khi ăn mướp đắng sẽ xuất hiện các triệu chứng thiếu máu, đau đầu, sốt, đau dạ dày, thậm chí bị hôn mê hơn. Đặc biệt, độc tố vicine trong mướp đắng có khả năng gây ngộ độc tầm đậu [favism], một hội chứng cấp tính gây ra triệu chứng nhức đầu, đau thắt bụng và hôn mê./.

Ăn nhiều mướp đắng có tác hại gì không?

Ăn hoặc uống mướp đắng thì an toàn với hầu hết mọi người trong tối đa 3 tháng liên tục. Tuy nhiên, nếu sử dụng ở một lượng nhiều thái quá nó thể gây ra các tác dụng phụ như đau đầu, chóng mặt, khó chịu ở dạ dày, đau bụng và đầy hơi, và ăn mướp đắng nhiều gây khó tiêu.

Ăn mướp đắng có tác dụng gì cho sức khỏe?

Mướp đắng có công dụng phòng bệnh sốt xuất huyết, bảo vệ màng tế bào, phòng xơ vữa động mạch, kháng ung thư, nâng cao sức đề kháng, phòng cảm mạo, bảo vệ tim. Ngoài ra, chất glycoside của mướp đắng còn có tác dụng giảm đường trong máu nên có tác dụng trị liệu bổ trợ đối với bệnh đái tháo đường.

Mướp đắng ăn bảo nhiêu là đủ?

Lưu ý khi ăn mướp đắng - Không ăn hay uống nước ép mướp đắng khi đói bụng. Thời điểm tốt nhất để bổ sung mướp đắng là trong hoặc sau bữa ăn. - Không nên ăn quá 2 quả mướp đắng trong 1 ngày và quá 4 lần trên 1 tuần. Ăn nhiều mướp đắng có thể gây tiêu chảy và một số vấn đề khác về dạ dày.

Ai không nên ăn nhiều mướp đắng?

Những người đại kỵ tuyệt đối không ăn mướp đắng vì cực độc.
Người có bệnh huyết áp thấp hoặc có tiền sử huyết áp thấp. ... .
Phụ nữ mang thai, cho con bú ... .
Người bị bệnh gan, thận. ... .
Người bị tiểu đường ăn mướp đắng khi dùng thuốc không tốt cho sức khỏe. ... .
Sau phẫu thuật ăn mướp đắng sẽ cản trở quá trình kiểm soát lượng đường huyết..

Chủ Đề