Ảnh hưởng tiêu cực của thủy triều

Giải bài 2 trang 166 Lịch Sử và Địa Lí lớp 6 sách Kết nối tri thức và cuộc sống – Bài 21: Biển và đại dương

Câu hỏi: Hãy nêu tác động của sóng và thủy triều với cuộc sống người dân ven biển

Trả lời: 

Tác động của sóng và thủy triều với cuộc sống người dân ven biển:

– Tác động tích cực:

+ Sóng biển:

– Sóng biển giúp chạy tua bin phát điện, giúp tiết kiệm năng lượng, giúp nước ta co các bãi biển đẹp thu hút nhiều khách du lịch

– Điều hòa khí hậu

– Đưa chất dinh dưỡng từ sâu dưới đáy đại dương lên mặt nước

– Giữ vững cân bằng sinh học trong cả đại dương và lục địa

Quảng cáo

– Tham gia một phần vào tuần hoàn nước và trao đổi nước giữa các đại dương

– Một phần nào đó đóng góp vào lịch sử loài người qua các cuộc di dân bằng đường biển (VD như dẫn người ĐNA đến các quần đảo trên Thái Bình Dương)

+ Thủy triều;

– Lợi dụng thuỷ triều để thả đáy, khai thác thuỷ sản theo sự lên xuống của thuỷ triều, không tốn kém năng lượng và sức lực

–  Nghề nuôi trồng thủy sản cho năng suất cao, có sự đóng góp đáng kể của thuỷ triều do sự lưu thông nước trong các ao hồ, đầm, kênh, rạch mỗi khi thuỷ triều lên, xuống.

– Trong công nghiệp người ta cũng đã lợi dụng mực nước triều lên xuống để lấy nước tưới ruộng và tiêu nước mỗi khi úng ngập, thau chua rửa mặn, xổ phèn trong từng vùng quy hoạch.

– Tác động tiêu cực:

+ Sóng: sóng thần gây thiệt hại cả về người và của

+ Thủy triều: Mùa lũ thuỷ triều lên làm thoát lũ chậm, triều truyền sâu vào dòng sông gây ngập mặn đồng ruộng vùng hạ du. Trong mùa bão có thể xảy ra nước dâng mạnh cùng với thuỷ triều, khi triều lên có thể ảnh hưởng sâu vào vùng đồng bằng ven biển, thuỷ triều cũng có liên quan trực tiếp đến quá trình chuyển tải bồi tích bùn cát, thay đổi dòng dẫn vùng hạ du. Vùng đồng bằng sông Cửu Long với ảnh hưởng phức tạp của thuỷ triều, lũ xâm nhập mặn do nước dâng gây ảnh hưởng không nhỏ đến phân vùng nông nghiệp và thuỷ lợ

TIỂU LUẬN ẢNH HƯỞNG CỦA THỦY TRIỀU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (309.15 KB, 39 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN
--------

TIỂU LUẬN
NHỮNG NƠI CHỊU ẢNH HƯỞNG MẠNH CỦA THỦY TRIỀU

Giáo viên hướng dẫn: Hoàng Thị Kiều Oanh
Sinh viên thực hiện: Âu Quý Phương và Nguyễn Trần Đan Phương
Lớp: CDI151

MỤC LỤC


Chương I: TỔNG QUÁT VỀ THỦY TRIỀU
I/ Định nghĩa về thủy triều
II/ Đặc điểm của thủy triều
2.1: Mực nước triều
2.2: Quá trình mực nước triều
2.3: Mực nước đỉnh triều và chân triều
2.4: Chu kỳ triều
2.5: Thời gian triều dâng
2.6: Thời gian triều rút
2.7: Độ lớn triều
III/ Chế độ thủy triều
IV/ Nguyên nhân hình thành
V/ Khái niệm về sóng triều
CHƯƠNG II: NHỮNG NƠI CHỊU ẢNH HƯỞNG MẠNH CỦA THỦY TRIỀU
CHƯƠNG III: TIỀM NĂNG, ỨNG DỤNG CỦA THỦY TRIỀU VÀ TÌNH HÌNH
SỬ DỤNG VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC THỦY TRIỀU
I/ Tiềm năng của thủy triều


II/ Ứng dụng của thủy triều
1/ Lịch sử phát triển
2/ Điện năng từ thủy triều
2.1: Đập thủy triều
2.2: Hàng rào thủy triều
2.3: Tuabin thủy triều
3/ Vai trò của thủy triều
III/ Tình hình sử dụng và biện pháp khắc phục thủy triều
1/ Tình hình sử dụng thủy triều
2/ Biện pháp khắc phục


LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:

Biển có vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế, đảm bảo an
ninh quốc phòng của mỗi quốc gia có biển nói chung và của thế giới nói chung. Vùng
biển và ven biển có nhiều nguồn tài nguyên phong phú va đa dạng rất thuận lợi cho việc
dầu tư phát triển kinh tế. Tuy nhiên biển luôn tiềm ẩn các nguy cơ gây lên những thảm
họa thiên tai nguy hiểm như: bão, nước dâng do bão, sóng lớn, …
Trong chế độ động lực tại vùng ven biển, thuỷ triều là yếu tố đóng vai trò cực kì
quan trọng ảnh hưởng một cách trực tiếp tới hoạt động sản xuất và kinh tế của con người.
Việc nghiên cứu đặc điểm của thủy triều là một trong những nhiệm vụ cấp thiết cần phải
được chú trọng và phổ biến cho mọi người nhất là ngư dân vùng ven biển biết và phòng
tránh khi thủy triều lên.
2. Mục tiêu và phương pháp nghiên cứu:
Mục tiêu nghiên cứu:
Qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu về dề tài của mình, đã ít nhiều giúp tôi:



Hình thành dần thói quen tác phong làm việc có khoa học, qua đó càng thêm say
mê nghiên cừu



Rèn luyên kỹ năng đọc sách, kỹ năng xừ lý, sắp xếp tư liệu để xây dựng thành đề
tài hoàn chỉnh



Củng cố lại những kiến thức đã học trước đó, đồng thời bổ sung thêm những kiến
thức để chuyên môn ngày càng vững chắc hơn

Xác định đặc điểm của thủy triều. Từ đó thiết lập một hệ thống các trạm nghiên cứu
nhằm đo đạc liên tục dao dộng mực nước biển theo các khoảng thời gian kéo dài khác
nhau từ hàng tháng đến hàng năm và ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của thủy triều trong
cuộc sống.
Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình nghiên cứu đề tài này đã sử dụng một số phương pháp:
o

Phương pháp thu thập tài liệu: tìm kiếm, thu thập tài liệu có lien quan.

o

Phương pháp xử lý tài liệu: chọn lọc kiến thức, những vấn đề có liên quan.

o

Phân tích, chứng minh: phân tích làm rõ vấn đề đưa ra




o

Phương pháp diễn dịch và quy nạp: từ những nhận định rồi phân tích hoặc
từ những phân tích rút ra giải pháp cụ thề.

3. Phạm vi nghiên cứu:

Đề tài chỉ giới hạn trong phạm vi tìm hiểu một số đạc điểm cơ bản về thủy triều trên các
biển và đại dương.Sau đó tìm hiểu cụ thể những nơi nào chịu ảnh hưởng của thủy triểu.
Đồng thời tìm hiểu những tiềm lực phát triển kinh tế, hiện trạng vấn đề cũng như định
hướng lâu dài cho việc phòng tránh những thiệt hại do thủy triều gây ra.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn:

Kết quả nghiên cứu là những đặc trưng thống kê về sự lên và xuống của thủy triều.
Đây sẽ là tài liệu tham khảo có giá trị trong việc giao thông vận tải, trong công nghiệp,
trong khoa học nghiên cứu thủy văn, …
5. Cấu trúc của bài nghiên cứu:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tham khảo được trinh bày trong ba chương:
CHƯƠNG I: TỔNG QUÁT VỀ THỦY TRIỀU
CHƯƠNG II: NHỮNG NƠI CHỊU ẢNH HƯỞNG MẠNH CỦA THỦY TRIỀU

CHƯƠNG III: TIỀM NĂNG, ỨNG DỤNG CỦA THỦY TRIỀU VÀ TÌNH HÌNH SỬ
DỤNG VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC THỦY TRIỀU


CHƯƠNG I: TỔNG QUÁT VỀ THỦY TRIỀU
I. Định nghĩa về thủy triều:
Thủy triều là hiện tượng mực nước biển và đại dương thay đổi độ cao hàng ngày


quan sát được ở vùng bờ biển và được phát sinh bởi sự biến thiên tuần hoàn của lực hấp
dẫn từ Mặt Trăng và Mặt Trời tại một điểm bất kì trên bề mặt Trái Đất trong khi Trái Đất
quay tạo nên hiện tượng nước lên (triều lên) và nước rút (triều xuống) vào những khoảng
thời gian nhất định trong một ngày.
Đặc điểm này mang tính chất của một dao dộng của sóng nên cũng có thể nói:
“thủy triều là một sóng dài và phức tạp”






Triều lên
Triều xuống
II. Đặc điểm của thủy triều:
Những biến đổi thủy triều trải qua các giai doạn sau:
Ngập triều là mực nước biển dâng lên trong vài giờ, ngập vùng gian triều.
Nước lớn (đỉnh triều) là mực nước cao nhất trong một chu kỳ triều.
Nước ròng (chân triều) là mực nước thấp nhất trong một chu kỳ triều.
Thủy triều tạo ra các dòng chảy có tính dao động gọi là dòng chảy triều. Thời điểm mà
dòng triều dừng chuyển động được goi là nước chùng hoặc nước đứng. Thủy triều sau
đó đổi hướng thì ta có sự biến đổi ngược lại.
(Nước đứng thường xuất hiện gần lúc mực nước lớn và nước ròng. Nhưng có những nơi
là thời gian nước đứng là khác nhau đáng kể giữa nước lớn và nước ròng).
2.1: Mực nước triều: là cao trình mực nước biển hoặc sông có ảnh hưởng thủy triều so
với mặt chuẩn tại một vị trí quan trắc nào đó, thường kí hiệu lá Z.
2.2: Quá trình mực nước triều: là đồ thị của quá trình thay đổi mực nước triều theo thời
gian t, được kí hiệu là Z(t). Như vậy mực nước triều là hàm của thời gian, được biểu thị
bằng đường cong Z = Z(t).



Trên đường quá trình mực nước triều có các pha triều lên và pha triều xuống, cùng các
đặc trưng đỉnh và chân triều.
Thời kì liên tục trong đó:
dZ/dt >0 : pha triều lên.
dZ/dt <0 : pha triều xuống.
Tại đỉnh và chân triều có dZ/dt = 0.
2.3: Mực nước đỉnh triều và chân triều: là mực nước tương ứng với đỉnh và chân triều.
Nếu trong một ngày đêm có một có một lần triều lên, một lần triều xuống sẽ tương úng
có một mực nước đỉnh triều và một mực nước chân triều. Nếu trong một ngày đêm có hai
lần triều lên, hai lần triều xuống sẽ tồn tại trên đường quá trình hai đỉnh triều và hai chân
triều. Trong trường hợp một ngày đêm có hai đỉnh và hai chân triều sẽ có một đỉnh triều
cao và một đỉnh triều thấp, một chân triều cao và một chân triều thấp

2.4: Chu kỳ triều: Chu kỳ triều phụ thuộc vào cơ chế tổ hợp các song triều thành phần.
Thông thường, khoảng thời gian giữa hai lần chân triều trong một ngày gọi là chu kỳ
triều.
2.5: Thời gian triều dâng:.Khoảng thời gian tính từ thời điểm xuất hiện chân triều đến
thời điểm xuất hiện đỉnh triều kế tiếp
2.6: Thời gian triều rút: Khoảng thời gian tính từ thời điểm xuất hiện đỉnh triều đến thời
điểm xuất hiện chân triều.
2.7: Độ lớn triều: Hiệu mức nước nước lớn cao và mực nước nước ròng thấp trong ngày.
III. Chế độ thủy triều:
 Triều cường: Khoảng 2 tuần một lần, vào những ngày trăng non (ngày sóc) và

trăng tròn (ngày trăng vọng), Mặt trời, Mặt trăng và Trái đất nằm trên một đường


thẳng. Khi đó lực gây triều tổng hợp là lớn nhất: biên độ triều lớn nhất, chân triều
thấp còn đỉnh triều cao. Đây là thời kỳ triều cường.


 Triều kém: Trong những ngày thượng huyền hoặc hạ huyền, vị trí Mặt trăng và
Mặt trời vuông góc với nhau qua tâm của Trái đất. Do vậy, tại một điểm quan trắc
trên Trái đất, khi Mặt trăng có lực gây triều lớn nhất thì Mặt trời lại có lực gây
triều nhỏ nhất và ngược lại. Kết quả, mực nước triều dao động ít, đó là những ngày
triều kém trong tháng.

Thủy triều là một dao động sóng. Trong quá trình này, song triều cũng biến đổi theo
nhiều chu kỳ khác nhau như tuần trăng, năm và nhiều năm,…song quan trọng hơn cả lại
là chu kỳ ngày. Chu kỳ này là cơ bản và cũng khá phức tạp. Để xác định chế độ thủy triều
trong ngày, người ta có thể dựa váo quan trắc lâu dài tại trạm, song sẽ đơn giản và chính
xác nếu dựa váo quan hệ giữa các sóng chính. V.Stôc (năm 1897|), dựa vào 4 sóng: O 1,
K1, M2, S2… đã thu được kết quả khả quan, song gần đây A.I.Duvarin (năm 1960) lại đơn
giản hơn chỉ cần dựa vào 3 sóng chính với tỉ số là:
H = (HO1 +HK1)/HM2
Trong đó:
H: tỉ số đặc trưng chế dộ triều
HO1: độ lớn của sóng O1
HK1: độ lớn của sóng K1
HM2: độ lớn của sóng M2


• Theo chu kỳ triều phân thành 3 loại:
1. Bán nhật triều: Chế độ bán nhật triều xảy ra khi H<0,5. Trong một ngày ngày trăng

có hai lần nước lớn và hai lần nước ròng. Khi thời gian triều dâng bằng thời gian triều
rút, độ cao nước lớn và nước ròng kế tiếp như nhau là triều đều, với chu kỳ là 12 giờ
25 phút. Chế độ này khá phổ biến trên các biền và đại dương thế giới. Điển hình là ở
Balboa (cửa kên đào Panama phía Thái Bình Dương).
2. Nhật triều: Chế độ này xảy ra khi H >4. Trong một ngày trăng có một lần nước lớn


và một lần nước ròng, với chu kỳ là 24giờ50phút. Chế độ triều này rất hiếm trên thế
giới. Trong 1000 trạm quan trắc, chỉ có 17 nơi có H ≥25 của chế độ này và đặc biệt
trong vịnh Bắc Bộ nước ta có 7 địa điểm. Điển hình cho chế dộ này là Đồ Sơn.
3. Triều hỗn hợp: Có chu kỳ thay đổi trong tháng, khi là nhật triều khi là bán nhật triều.


Trong trường hợp này được chia ra:
Bán nhật triều không đều: Chế độ này xảy ra khi H = 0,5-2,0. Trong ngày trăng có
hai lần nước lớn và hai lần nước ròng xen kẽ chênh nhau đáng kể, tức là biên độ hai
dao động triều lien tiếp không bằng nhau. Chế độ này xảy ra phổ biến trên các biển và

đại dương thế giới. Điển hình là ở Van Cuvơ (cửa sông Frâyzơ ở Canada) .
• Nhật triều không đều: là chế độ triều xảy ra khi H = 2-4. Trong ngày, có hai lần
nước lớn và hai lần nước ròng kho mặt trưng có độ xích vĩ bằng 00. Khi độ xích vĩ
tăng, thủy triều có tính chất nhật triều với một lần nước lớn và một lần nước ròng.
Chế độ này không phổ biến lắm và điển hình là ở Manila thuộc Philippin.

IV. Nguyên nhân hình thành:
 Nguyên nhân tạo ra thủy triều:
• Lực hấp dẫn của Mặt Trăng, Mặt Trời và các hành tinh khác: trong đó quan trong
nhất là Mặt Trăng, thứ yếu là Mặt Trời còn các hành tinh khác thì ảnh hưởng rất ít
Ta có công thức:
Với:
F: Lực hấp dẫn (N)
K: Hằng số hấp dẫn = 6.67 x10-11


d: Khảng cách (m)
Khối lượng Trái Đất 5.97x1024kg, của Mặt Trăng 0.073x1024kg
Mặt Trời có khối lượng bằng 330000 lần Trái Đất


Khoảng cách Đất- Trời: d2=149.6 triệu km, từ Đất- Trăng:d1=0.384 triệu km
Fđất-trăng= K x mđất x mtrăng /d12 (1)
Fđất-trời= K x mđất x mtrời / d22 (2)
Fđất-trăng / Fđất-trời = 2.5
Khối lượng Mặt Trời lớn hơn Trái Đất 330000 lần nhưng vì khoảng cách giữa Trái Đất – Mặt Trăng
nhỏ hơn giữa Trái Đất – Mặt Trời nên lực hấp dẫn tác động bởi Mặt Trăng lớn hơn lực hấp dẫn của
Mặt Trời gấp 2.5 lần.



Lực hướng tâm của Trái Đất:

Tại mỗi điểm của bề mặt Trái Đất có lực tác động
• Trọng lực: theo Định luật Newton sẽ là:
Lực này không đổi về hướng và độ lớn nên chỉ góp phần làm thủy triều rút chứ không
gây ra hoàn toàn hiên tượng thủy triều.




Lực ly tâm: xuất hiện do Trái Đất quay quanh trục riêng của mình

Trong đó:
w là vận tốc góc của Trái Đất
a là vĩ độ địa lý của điểm đã cho
Lực này không đổi về hướng và độ lớn nên chỉ góp phần làm triều dâng chứ không gây ra
hoàn toàn hiện tượng thủy triều .
• Lực kéo của Mặt Trăng lên Trái Đất: lên mỗi điểm có khối lượng là một đơn vị

Tại những điểm khác nhau của bề mặt Trái Đất mà lực có hướng khác nhau.


Tại những điểm khác nhau của bề mặt Trái Đất độ lớn của lực cũng thay đổi do khoảng
cách thay đổi.
- Tại một điểm đã cho trên bề mặt Trái Đất, lực này thay đổi theo thời gian do chính sự
quay trục riêng, sự chuyển động Mặt Trăng quay Trái Đất làm thay đổi lien tục khoảng
cách giữa hai chất điểm Trên Trái Đất và Mặt Trăng.
• Lực ly tâm của hệ thống Trái Đất – Mặt Trăng – Mặt Trời:
Giữa Trái Đất – Mặt Trăng xem như chuyển động quanh một tâm O nằm giữa Trái Đất –
Mặt Trăng do ảnh hưởng của lực hấp dẫn. Điểm O cách tâm Trái Đất một khoảng cách là
4600 km, cách bề mặt 1771,2 km. Chính sự chuyển dộng quanh không quay này làm xuất
hiện lực ly tâm của hệ thống Trái Đất – Mặt Trăng:
- Lực này trong tất cả các điểm cắt của bề mặt Trái Đất Đều bằng nhauva2 bằng lực ly tâm
xuất hiện trong tâm Trái Đất cũng với chuyển động này.
- Lực ly tâm hệ thống có hướng từ Mặt Trăng và tác động lên tất cả các điểm của Trái Đất
theo phương song song với đường nối tâm.
- Lực này có độ lớn bằng với lực ly tâm tại tâm Trái Đất nhưng có hướng ngược lại.
- Tại cùng một thời điểm, tất cả các điểm đều chịu cùng một lực như nhau về dộ lớn và
hướng.
-

 Ngoài ra còn do ảnh hưởng của địa hình và các nhiễu động khí tượng thủy văn vùng ven

bờ:
a) Ảnh hưởng do địa hình:
Các sóng triều di chuyển trên đại dương có cao độ sóng không lớn lắm, thường vào
khoảng 1m, trong khi đó độ dài của sóng rất lớn (hang nghìn km). Khi sóng triều di
chuyển vào vịnh, do ảnh hưởng của điều kiện địa hình, sóng bị biến dạng đáng kể, chiều
cao của sóng ở vùng ven bờ thường tăng lên so với ngoài đại dương, có khi đạt từ 3m đến
5m.



Do ảnh hưởng điều tiết của các vùng vịnh, đường quá trình mực nước triều cũng bị biến
dạng. Độ sâu nước biển vung ven bờ ảnh hưởng đến tốc độ di chuyển của sóng triều và
biên dộ của nó.
b) Ảnh hưởng của các nhiễu dộng khí tượng:
Gió là yếu tố chủ yếu gây ra sự biến dộng của các đặc trưng mực nước triều. Với tác
dộng của gió, chiều cao sóng triều bị tăng lên. Ở các vùng ven bờ, khi có gió bão còn xảy
ra hiện tượng sóng dềnh và do đó biên độ và mực nước triều thay đổi đáng kể so với
trường hợp lặng gió. Tác động của gió là rất ngẫu nhiên kéo theo sự thay đổi ngẫu nhiên
của đặc trưng triều vùng ven bờ.
c) Ảnh hưởng của các nhiễu động khác:
Ngoài gió, các dòng hải lưu cũng chi phối đáng kể chế độ và các đặc trưng thủy triều
vùng ven bờ.
Chế dộ triều vùng ven bờ còn phụ thuộc vào vị trí của vùng bờ so với vùng cửa sông.
Càng gần cửa song, chế độ thủy triều càng bị ảnh hưởng của chế dộ dòng chảy trong
sông. Phạm vi ảnh hưởng của dòng chảy trong sông đến chế độ vùng ven bờ còn phụ
thuộc vào đặc điểm của địa hình vùng cửa sông và ven bờ nữa.
V. Khái niệm về sóng triều:
Thủy triều lan truyền trong thủy quyển dưới dạng sóng dài, chu kỳ nhiều giờ, bước
sóng hàng ngàn km và biên độ nhỏ (so với bước sóng) và được gọi là sóng triều.
Tính chất các sóng triều thành phần phụ thuộc vào độ lớn và chu kỳ biến thiên lực
hấp dẫn giữa Trái Đất, Mặt Trăng và Mặt Trời.
Các sóng triều cơ bản là:
Sóng bán nhật triều Mặt Trăng chính (ký hiệu M2, chu kỳ 12 giờ 25 phút),
Sóng nhật triều Mặt Trăng chính (ký hiệu O1, chu kỳ 25 giờ 47 phút),
Sóng bán nhật triều chính (ký hiệu S2, chu kỳ 12 giờ),
Sóng nhật triều Mặt Trời chính (ký hiệu P1, chu kỳ 24 giờ 4 phút) v
Sóng lệch nhật triều chính (ký hiệu K1, chu kỳ 23 giờ 56 phút).
Có khoảng 396 sóng triều thành phần có ý nghĩa.
Sóng triều tại vùng biển ven bờ và cửa sông:
Tính chất thủy triều tại vùng biển ven bờ, cửa sông rất phức tạp vì mực nước triều ở đây


được hình thành bởi tổ hợp các sông dài dạng song tiến và song đứng bị biến dạng mạnh
do sự phản xạ, khúc xạ, tác động của lực Corriolis, lực ma sát, đường bờ biển và sông
rạch.


CHƯƠNG II: NHỮNG NƠI CHỊU ẢNH HƯỞNG MẠNH CỦA THỦY TRIỀU


Thủy triều là một sóng dài nên ngoài các điều kiện thiên văn còn chị ảnh hưởng
mạnh mẽ của các điều kiện địa lý cụ thể như: kích thước, hình dạng, độ sâu đáy biển. Các
đặc điểm này khá phức tạp, nhất là trong các vịnh hẹp, cửa sông lớn. Do đó, thủy triều
khá đa dạng và phân hóa mạnh trong không gian, thể hiện trong các biểu đồ về độ lớn
triều (Macghê…) hay chế độ triều (Baoe…) hay tổng hợp triều (Duvarin, Jukôp…)
 Về chế độ thủy triều: cũng khá phức tạp. Tuy nhiên chế độ Bán nhật triều đều

diễn ra phổ biến ở Bắc Băng Dương và bờ đông Đại Tây Dương… Ngược lại, chế
dộ nhật triều đều tồn tại rất hạn chế, chỉ có vịnh Mêhicô, vịnh Thái Lan và nhất là
Vịnh Bắc Bộ (Việt Nam)


Vịnh Mexico hay vịnh Mễ Tây Cơ là hải vực lớn thứ 9 thế giới. Vịnh là một nhánh
của Đại Tây Dương, bao bọc phần lớn bởi lục địa Bắc Mỹ và đảo Cuba. Vịnh này
giáp Hoa Kỳ về phía đông bắc, chính bắc và tây bắc; phía tây nam và nam vịnh giáp
Mexico; phía đông nam giáp đảo quốc Cuba. Hình dáng của vịnh này gầy như oval;
rộng khoảng 810 hải lý (1.500 km). Vịnh là lòng chảo trầm tích, đáy vịnh cấu tạo bởi
đá vụn.
Vịnh Mexico có hai cửa chính. Eo biển Florida giữa Mỹ và Cuba thông vịnh với Đại

Tây Dương ở phía đông còn Eo biển Yucatan giữa Mexico và Cuba thông vịnh với biển
Caribe ở phía đông nam. Vịnh Mexico cùng với biển Caribe có thể coi như một nội hải


của châu Mỹ.
Thủy triều trong vịnh rất yếu vì đường thông vịnh với đại dương tương đối hẹp. Diện
tích vịnh là khoảng 615.000 mi² (1,6 triệu km²) với một nửa thuộc vùng nước nông trong
phạm vi của hai cực khi nước lên và nước xuống. Ở điểm sâu nhất có tên làVực Sigsbee,
tầm sâu là 4.384 m. Đó là một rãnh biển hình máng dài hơn 300 hải lý (550 km), hình
thành cách đây 300 triệu năm khi lòng vịnh chìm xuống. Có bằng chứng cho rằng Hố
Chicxulub là do một khối thiên thạch rớt xuống địa cầu 65 triệu năm trước và tạo ra vết


lõm này. Thời điểm đó ăn khớp với sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-phân đại đệ Tam của
Trái Đất.


Vịnh Bắc Bộ với diện tích khoảng 126.250 km², vịnh Bắc Bộ là nhánh tây bắc
của Biển Đông và là một phần của Thái Bình Dương. Vịnh có hai cửa biển: eo
biển Quỳnh Châu rộng 35,2 kmgiữa bán đảo Lôi Châu và Đảo Hải Nam thuộc
Trung Quốc và cửa chính của vịnh được xác định là đường thẳng từ đảo Cồn Cỏ,
tỉnh Quảng Trị, Việt Nam và mũi Oanh Ca, Hải Nam, Trung Quốc,rộng 110 hải
lý (khoảng 200 km). Trong phạm vị đó, Việt Nam có 763 km bờ vịnh, Trung Quốc
có 695 km.
Vịnh Bắc Bộ tương đối nông (sâu chưa tới 60m). Sông Hồng là con sông chính chảy

vào vịnh này. Thành phố Hải Phòng và Vinh (tỉnh Nghệ An) thuộc Việt Nam và Bắc
Hải (tỉnhQuảng Tây)thuộc Trung Quốc là những hải cảng chính trong vịnh. Đảo Hải
Nam của Trung Quốc là bờ phía đông Vịnh. Các đảo nhỏ khác trong vịnh gồm
đảo Bạch Long Vĩ, Cát Bà, của Việt Nam và Vị Châu, Tà Dương của Trung Quốc.
Các đặc trưng thủy triều ở cửa sông phụ thuộc lưu lượng và chế độ nước sông:
Vào mùa lũ lưu lượng nước sông lớn nên triều truyền vào yếu, nhất là các ngày
huyền.
Mùa cạn lưu lượng nhỏ thủy triều truyền mạnh vào bên trong làm mực nước sông


dao động lớn và nước sông bị nhiễm mặn, đặc biệt là các ngày sóc và ngày vọng.
Tốc độ truyền triều trên cửa sông Hồng vào khoảng 15-20km và giới hạn ảnh hưởng
triều trên dòng chính của sông Hồng có thể vượt quá Hà Nội, trên sông Lục Nam ảnh
hưởng cách cửa sông 150 km.
Các đặc trưng của thủy triều vùng cửa sông từ Móng Cái đến Ninh Bình



Chế độ thủy triều

Chế độ triều theo ngày


Đặc điểm thuỷ triều ở vùng cửa sông từ Móng Cái đến Ninh Bình mang tính nhật
triều là chính, với diện tích nhật triều chiếm 4/5 diện tích toàn vùng. Vd: Chế độ thuỷ
triều của vùng cửa sông Hạ Long, chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ nhật triều vịnh
Bắc Bộ, biên độ dao động thuỷ triều trung bình là 3.6m.

Trên phần nhỏ còn lại của vùng, quan
trắc được đủ các loại thuỷ triều khác như
nhật triều không đều, bán nhật triều và bán
nhật triều không đều

Quá trình dao động nhật triều đặc trưng cho các trạm ven bờ tây vịnh Bắc Bộ


Chế độ triều theo tuần trăng

Biểu hiện là tuổi triều và biên độ triều xảy ra rõ ở vùng có chế độ nhật triều đều
như các vùng cửa sông vịnh Bắc Bộ. Về tuổi triều ở đây có thời gian triều lớn chậm


khoảng từ 2-3 ngày sau các ngày sóc, vọng. Đặc biệt trong những ngày sóc, vọng và
trùng với những ngày chí có thể gấp hơn 5 lần so với cường độ triều những ngày
huyền.


Độ lớn thuỷ triều


Trong chu kỳ nhiều năm (thường là 19 năm), tuỳ từng nơi, có thể đạt giá trị cực
đại từ trên 5,0 - 6,0m và đạt giá trị cực tiểu từ dưới 0,5 - 2,5m.
Vùng có độ lớn thuỷ triều cực đại trên 2,0m chiếm 3/4 diện tích và vùng có độ lớn
thuỷ triều từ 4m trở lên chiếm 1/3 diện tích ở phía Bắc. Đặc biệt vùng cực bắc của
vịnh.
Các cửa sông từ Móng Cái đến Ninh Bình nằm trong vùng Vịnh nên sự cộng
hưởng đã làm cho độ lớn các sóng triều càng được tăng cường nhất là các đỉnh Vịnh.
Vd: Độ lớn cực đại ở cửa Ông là 4,4m


Chu kì triều

Chu kì triều là khoảng thời gian một lần nước dâng và một lần nước rút.
Các cửa sông ở vùng Vịnh Bắc Bộ có chế độ nhật triều đều với chu kì là 24h50’. Tuy
nhiên thời gian nước dâng và thời gian nước rút có thể tương đương nhau hoặc không.
Vd: ở Cửa Ông nước dâng là 14h26’ và nước rút là 10h38’ như vậy là chênh lệch
3h28’.
Hay các cửa sông ven biển Ninh Bình có thời gian triều lên trong khoảng 8 giờ,
triều xuống 16 giờ. Biên độ thuỷ triều trung bình trong ngày khoảng 150-180cm, lớn
nhất là 270cm, nhỏ nhất 2-5cm.
 Như vậy chu kỳ triều tùy vào điều kiện địa hình và quá trình cộng hưởng của
các sóng triều ở từng địa phương.


 Về biên độ triều: nói chung trong các biển và đại dương, không lớn lắm. Độ lớn

này chỉ đáng kể ở các vịnh biển hay các cửa sông vịnh. Biên dộ trung bình của
thủy triều cũng chỉ khoảng 2-3m như ở bờ biển Châu Phi, Châu Âu thuộc Đại Tây
Dương, Châu Á thuộc Thái Bình Dương. Thủy triều nhỏ nhất là ở Bắc Băng
Dương, phía Bắc lục địa Á-Âu với biên độ khoảng 0,2-0,5m. Còn đặc biệt, thủy
triều lớn chỉ xảy ra ở một số nơi như biên độ 12m vịnh Alêut, 15m ở vịnh Bret và
18m ở vịnh Fundy (Canada).
♣ Vịnh Fundy nằm trên Đại Tây Dương thuộc Bắc Mỹ, nằm ở cuối vịnh Maine

về phía đông bắc, giữa bang New Brunswick và Nova Scotia của Canada, với
một phần nhỏ tiếp giáp với tiểu bang Maine của Mỹ.


Bờ vịnh Fundy thu hẹp rồi bớp lại như cổ chai, khi nước triều lên,tran vào
gặp cái vành ép lại khiến nước vọt vào lòng vịnhVịnh Fundy bị nước biển đổ vào
ngày càng khoét sâu. Ven bờ đại lục thuộc bang New Hampshide, hình dạng và vị
trí vịnh Fundy tạo thành độ chênh lệch mực nước giữa triều cao, thấp, trên thực tế
có độ lớn nhất thế giới
Độ chenh bình quân mực nước triều ở Bercouhid, trước vịnh Minas là 14,5m ,
nhưng độ chênh lệch thủy triều lớn nhất ở hải vực Live vịnh Ongawa tỉnh Quebee lên
đến 16,6m . Hai nơi ấy cao gấp ba lần dộ chênh lệch mực nước triều 4,6m ở quần đảo
Britain, cao gấp đôi nhà lầu hai tầng. Tuyến bờ biển ở mé trước vách núi , một ngày
triều lấn xuống hai lần, nhưng trên bãi cát có độ dốc nghiêng, vì nước triều vào rất
lớn. Trên bài cát của vịnh Fundykha1 nguy hiểm, vì thế nước triều rất dữ dội…còn
nhanh hơn người chạy nước rút, dễ bị nước triều dìm chết.
Gió tạo thêm ảnh hưởng rất lớn , khi cuồng phong theo nước triều đến, nó sẽ
thúc đẩy vùng nước, tạo thành mức triều cao hơn bình thường.Ảnh hưởng ghê gớm
của nó tràn tới giống như bức tường nước đổ đổ về phía vịnh như một làn sóng Thần,
có khi còn gọi là sóng dữ. Ở cửa sông xảy ra sóng triều, nó đổi ngược dòng mà lên,


trở nên lực cản khi song chảy ra biển, chọi nhau dội lên như một sóng núi vỡ vụn.
Một trường hợp nổi tiếng nhất là song Cevenn ở đầu trên vùng Bristol bên Anh, khi
triều vọt lên, sóng cao dâng đo được 0,9-1,2m , kéo dài tới vài km.
Hopewell Rocks là một nơi tốt nhất để xem thủy triều. Trong vịnh Fundy, nước
biển dâng cao từ 2 đến 4 mét trong một giờ. Bạn sẽ chứng kiến hiện tượng thiên nhiên ấn
tượng này khi vịnh có dạng hình chiếc phễu do thuỷ triều rút xuống. Lúc này bạn có thể
đi dạo dưới lòng biển khoảng 3 tiếng đồng hồ trước và sau khi nước rút đi.
Mực nước thủy triều ở vịnh Fundy có chiều cao lên đến 16 mét và phải mất khoảng 6 giờ
để thủy triều rút dần từ đỉnh cao nhất đến điểm thấp nhất. Cứ hai lần trong ngày, ước
lượng khoảng 100 tỉ tấn nước biển chảy ra vào trong mỗi chu kì thủy triều lên xuống. Du
khách có thể thấy được mực nước thủy triều lên xuống một cách rõ rệt qua hình ảnh đẹp
đẽ của các vách núi hùng vĩ, những hang động và tượng đá tuyệt đẹp hay các bãi đất bùn
ấn tượng hiện diện trên mặt đất sau khi thủy triều rút xuống ở mức thấp nhất.


Hopewell Rocks
 Tại các cửa sông, nhất là cửa sông vịnh (etstuye), thủy triều thường có tác dụng

mạnh và gây ra các chu kỳ theo ngày khá đặc biệt. Trước hết, mực nước sông bị
dao đông mạnh, nhất là về mùa cạn. Biên độ dao dộng càng vào sâu càng giảm. Ví
dụ, trên sông Dương Tử, biên dộ mực nước tại cửa sông là 2,26m, ở Thiên Sinh là
0,72m và tới Nam Kinh chỉ còn 0,38m. Chế độ mực nước cũng trở nên phức tạp:
trên sông Garon thời gian nước dâng là 2giờ10 phút trong khi đó thời gian nước
rút là 10giờ08phút.
 Khi nước biển truyền vào sông, không những mực nước bị thay dổi mà nước sông

cũng bị mặn hóa. Trên sông Elbơ, độ mặn có thể truyền sâu vào trong sông tới
47km.
 Đặc biệt, trong một vài cửa sông, sóng triều truyền vào rết lớn, có thể hình thành


các con sóng thành với các tên gọi khác nhau: bor trên sông Hằng, mascare6 trên
sông Garôn, ptôrôr ca trên sông Amazôn. Độ cao sóng có thể tới 3-7m và tốc độ
dịch chuyển tới 12-15km/giờ. Đặc biệt là trên sông Tiền Đường ở Trung Quốc.
 Việt Nam:

Thủy triều dọc ven biển Việt Nam phản ánh một cách tập trung nhiều nét đặc sắc và đa
dạng thủy triều Biển Đông. Dọc ven biển Việt Nam, thủy triểu diễn biến khá phong phú
trong khoảng diện tích 3260 km, có đủ các chế độ thủy triều khác nhau của thế giới như
nhật triều, nhật triều không đều, bán nhật triều, bán nhật triều không đềuphân bố xen kẽ
nhauhay kế tiếp nhau. Đặc biệt nhật triều đều ở đảo Hòn Dáu (Đồ Sơn) là một trường hợp


điển hình của thế giới. Độ lớn thủy triều dọc ven biển Việt Nam biến thiên từ 0,5m tới
4,5m, trong đó phần lớn đạt giá trị từ 1,5m đến 2m trở lên.
Vùng biển
1. Từ Quảng

Chế độ thuỷ triều
Nhật triều đều

Độ lớn thuỷ triều

Đặc điểm

Từ 3 m đến 4 m vào kỳ triều Hàng tháng có từ 24 ngày

Ninh đến

cường và không quá 0,5 m đến 25 ngày nhật triều


Thanh Hoá

vào kỳ triều kém.

đều, riêng ở Thanh Hoá có
từ 18 ngày đến 22 ngày.

2. Từ Quảng

Bán nhật triều không đều. Độ lớn thủy triều vào những

Quá nửa số ngày trong

Bình đến cửa

Riêng ở cửa Thuận An và ngày triều cường từ 0,6 m tháng có 2 lần nước lên và

Thuận An

vùng lân cận là khu vực đến 1,1 m. Riêng ở cửa

(Thừa Thiên

duy nhất ở nước ta có Thuận An và vùng lân cận, ngày.

Huế)

bán nhật triều đều, không độ lớn thủy triều từ 0,4 m

2 lần nước xuống trong



phân biệt rõ giữa triều đến 0,5 m nhỏ nhất ven bờ

3. Từ Nam

cường và triều kém.

biển nước ta.

Bán nhật triều không đều

Độ lớn thuỷ triều vào những

Thừa Thiên

ngày triều cường từ 0,8 m

Huế đến Bắc

đến 1,2 m.

Quảng Nam
4. Từ Bắc

Nhật triều không đều

Độ lớn thuỷ triều những

Hàng tháng có từ 18 ngày


Quảng Nam

ngày triều cường từ 1,2 m đến 20 ngày nhật triều,

đến Hàm Tân

đến 2,0 m, độ lớn kỳ triều

thời gian triều dâng lớn

(Bình Thuận)

kém khoảng 0,5 m.

hơn triều xuống.

5. Từ Hàm

Nhật triều không đều

Chênh lệch độ lớn thuỷ triều Triều cường thường xẩy ra

Tân đến Mũi

ở ngày triều cường từ 2,0 m sau triều kém từ 2 ngày

Cà Mau

đến 2,5 m.


6. Từ Mũi Cà

Tại Rạch Giá hầu hết số Độ lớn thủy triều ở những

Mau đến Hà

ngày trong tháng có chế ngày triều cường khoảng

Tiên

độ nhật triều không đều,

1,0 m. Trong năm, thủy triều

nhưng càng gần Cà Mau lên cao nhất vào tháng 12
và Hà Tiên thì tính chất và tháng 1, xuống thấp vào

đến 3 ngày.
-


nhật triều rõ nét hơn.

tháng 6 và tháng 7.



-

-



-

-

Đặc biệt Thành phố Hồ Chí Minh:
Ở Việt Nam, triều cường ra hang tháng ra hàng tháng nhưng đặc biệt vào tháng 10,
tháng 11, tháng 12 và tháng 1 hàng năm là thời kỳ thủy triều có độ lớn nhất trong
năm. Hiện tượng triều cường nói chung là mực nước biển dâng cao dị thường
trong đó có vai trò của thủy triều. Thủy triều vẫn có quy luật chung đều đều nhưng
do kết hợp với với các hiệu ứng khác nữa mới tạo nên mực nước biển dâng dị
thường vào thời điểm này. Chẳng hạn, thủy triều lớn, kết hợp với gió mùa Đông
bắc tăng cường ở phía Bắc biển Đông và khu vực giữa biển Đông (tốc độ có thể
lên tới 17m/giây thậm chí lên tới 25m/giây gần đạt tới mức độ của bão sau khi
chuyển hướng vào sát bờ) hoặc bị tắc dần theo hướng gió sẽ gây nên hiện tượng
sóng lừng, kéo theo các nguồn nước sâu ở ngoài khơi biển Đông vào sát bờ, kết
hợp với thời kỳ thủy triều đưa nước dâng cao
Mực nước biển dâng trong thời kỳ triều cường không có bão tại Thành phố Hồ Chí
Minh như sau: tháng 9/2004, đường Mê Cốc, bến Bình Đông là 0,5-0,7m, tháng
10/2004 tại quận Bình Thạnh là 1,2-1,4m đã gây ngập lụt. Con số này cho thấy
nếu cộng thêm các yếu tố gió mùa Đông Bắc, động đất thì mực nước biển còn
dâng cao hơn rất nhiều.
Ảnh hưởng thủy triều từ miền Trung Trung Bộ trở vào đến miền Nam Nam bộ,
miền Đông Nam Bộ. Thành phố Hồ Chí Minh bị ảnh hưởng nhiều nhất. Nhưng
Thành phố Hồ Chí Minh và miền Đông Nam Bộ bị ảnh hưởng nhiều hơn vì ven
biển cửa song không ổn định, dải đất thấp. Không có hệ thống đê, lại thêm việc
che chắn, bảo vệ, thoát lũ cho vùng này chưa đảm bảo an toan do vậy bị ảnh
hưởng nhiều nhất.
Theo Đài Khí tượng thủy văn Khu vực Nam Bộ trong những ngày tới thuy3 triều
sẽ lên rất nhanh, mực nước triều trên các song sẽ lên nhanh theo triều:




-

.

Từ ngày 16/4/2015 mực nước triều dự báo ở trạm Phú An sẽ vượt Báo động 1
(1,3m), sau đó sẽ vượt Báo động 2 (1,4m) và trên BÁo động 2 trong những ngày
tiếp theo, gây ngập úng nghiêm trọng ở các vùng ven song, kênh rạch và vùng
trũng thành phố (đặc biệt là quân Thủ Đức, quận 12, quận Bình Thạnh, quận Gò
Vấp, huyện Củ Chi và huyện Hóc Môn) trong khoảng thời gian từ 3-6 giờ sang và
14-19 giờ chiều.


Đường diễn biến dao động mực nước thủy triều tháng 4/2015
-

Đợt triều cường cuối tháng 10 trên thực tế cao hơn mức dự báo của 3 ngày trước,
thời điểm đạt cực đỉnh cũng sớm hơn 24h. Cụ thể, đỉnh triều tối 27/10 đã lên đến
1,5m – là mức cao nhất của đợt triều này và cũng cao nhất trong lịch sử Thành phố
Hồ Chí Minh . Nhiều đoạn đê bao lien tiếp bị vỡ. Hơn một nửa thành phố bị ngập,
nhà nhà chạy lũ. Những nơi bị nhấn sâu trong biển nước gần một mét. Sáng sớm
ngày 28/10 dự báo thủy triều xuống thấp hơn nhưng vẫn tiếp tục ở mức cao
1,48m. Lần đầu tiên trong vòng 48 năm qua, triều cường Thành phố H62 Ch2i
Minh vượt qua ngưỡng 1,47m, lập kỉ lục mới. Dự kiến 2 ngày tiếp theo, đỉnh triều
tếp tục hạ còn 1,4m rồi 1,35m. Mực nước của hồ Dầu Tiếng hiện là 24,43m, được
Chi cụ Thủy Lợi và phòng chống lụt bão thành phố cảnh báo cần xả tràn để tránh
vỡ.

Triều cường Thành phố Hồ Chí Minh 1,5m



Mực nước dự báo(m)
Trạm

Ngày

Đỉnh triều
Mực

Giờ

Mực

Chân triều
Giờ

Mực

Giờ

Mực

Giờ xuất


nước

xuất

nước



hiện

Phú
An

xuất

nước

hiện

xuất

nước

hiện

hiện

23/10

1,40

4,30

1,44

17,30


-0,18

23,00

-1,03

10,30

24/10

1,41

5,30

1,47

18,00

0,04

23,30

-1,18

11,30

25/10

1,43


6,00

1,48

19,00

0,36

23,30

-1,29

12

26/10

1,45

7,00

1,45

20,00

0,36

0,00

-1,38


12,30

27/10

1,43

8,00

1,4

21,00

0,51

1,00

-1,44

13,00

 Thủy triều đỏ

"Thủy triều đỏ" hay sự "nở hoa" của tảo là cách gọi để chỉ hiện tượng bùng nổ về số
lượng của tảo biển. Sự "nở hoa" của tảo có khi làm nước biển màu đỏ, có khi màu
xanh, màu xám hoặc như màu cám gạo... Hiện tượng "nở hoa" thường đồng hành
với sự giảm thiểu nhanh chóng hàm lượng ô-xy trong nước, và đó chính là nguyên
nhân làm chết nhiều loài sinh vật biển trong tự nhiên và nuôi trồng. Theo tiến sĩ Nguyễn
Ngọc Lâm, cán bộ Viện Hải dương học - Nha Trang, mầm mống của tảo sẵn có trong
nước biển nên có thể "nở hoa" bất cứ ở đâu khi gặp điều kiện thuận lợi, chẳng hạn như
nhiệt độ tăng, việc trao đổi nước kém, hoặc điều kiện dinh dưỡng trong môi trường tăng,


hay ô nhiễm môi trường biển...
Kết quả nghiên cứu cho thấy, ở ven biển nước ta có khoảng 70 loài tảo có thể gây
hại. Trong đó, hiện tượng nở hoa của loại tảo Phaeocystis globosathường xảy ra ở vùng
biển Bình Thuận và kéo dài khoảng trên dưới 1 tháng.
Thảm họa "thủy triều đỏ" ở Bình Thuận trung tuần tháng 7/2002 tạo thành vùng
thủy triều đỏ rộng khoảng hơn 40km2, làm khoảng 90% sinh vật trong vùng triều, kể cả
cá, tôm trong các lồng, bè bị tiêu diệt; môi trường bị ô nhiễm nặng, mấy tháng sau mới
hồi phục. "Thủy triều đỏ" cũng đã khiến 82 người phải nhập viện do tắm biển, với các
triệu chứng ngứa, phồng rộp vùng da nhạy cảm; nguyên nhân là một loài tảo xanh lam
"nở hoa", tiết độc tố vào nước biển. Cần lưu ý, sự "nở hoa" của tảo xanh lam (vi khuẩn
lam) còn xảy ra ở nhiều hồ chứa nước ngọt, đe dọa sức khỏe những người sử dụng nguồn
nước này.


Cũng có những loài tảo không "nở hoa" nhưng sản sinh độc tố; cá và các loài hai
mảnh vỏ ăn tảo sẽ tích lũy độc tố trong cơ thể. Đến nay, các nhà nghiên cứu đã xác định 6
triệu chứng ngộ độc ở người do ăn phải những loài có tích lũy độc tố tảo. Những độc tố
này không bị phá hủy trong quá trình đun nấu và cũng không ảnh hưởng đến mùi vị của
thực phẩm biển. Vì vậy, người sử dụng, kể cả ngư dân, cũng không phát hiện ra độc tố
tảo trong thức ăn. Ở nước ta, Trung tâm An toàn thực phẩm và vệ sinh thú y thủy sản
(thuộc Bộ Thủy sản) có trách nhiệm giám sát an toàn thực phẩm biển (chủ yếu là thân
mềm hai mảnh vỏ) xuất khẩu sang thị trường châu Âu. Tuy nhiên, nhiều địa phương nuôi
vẹm xanh và các loài thân mềm hai mảnh vỏ khác lại chưa chú trọng vấn đề này.
Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Lâm cho rằng chúng ta có thể hạn chế thiệt hại do "thủy triều đỏ"
gây ra, với điều kiện phải đầu tư thích đáng cho các nghiên cứu cơ bản. Đối tượng nghiên
cứu ở đây không chỉ là tảo gây hại, mà phải điều tra cả những yếu tố tác động đến môi
trường biển như tính chất vật lý, hóa học, nhiệt độ, dòng chảy, nguồn nước thải ra biển,
đặc điểm kinh tế - xã hội... Ngoài ra, cần tuyên truyền, giáo dục trong ngư dân là khi phát
hiện dấu hiệu "thủy triều đỏ" cần báo ngay cho cơ quan chức năng, để từ đó có những
giải pháp cần thiết, như di chuyển lồng nuôi tôm, cá đến nơi khác, thay nước trong hồ


nuôi... Việc giám sát tảo gây hại ở một khu vực nhỏ (ví dụ như vịnh Florida) của Mỹ tốn
cả triệu USD mỗi năm. Hằng năm, Trung Quốc cũng bỏ ra một ngân sách lớn để nghiên
cứu và giám sát tảo gây hại. Ở nước ta, đầu tư cho lĩnh vực này còn rất khiêm tốn.
Trên thế giới, nhiều quốc gia cũng bị ảnh hưởng bởi hiện tượng "tảo nở hoa" với
màu nước biển đỏ như máu nhưng không có bọt. Tại Mỹ, các bãi biển ở Tây Nam Florida
thường xuyên phải đối mặt với thủy triều đỏ. Mỗi lần hiện tượng này xảy ra thường kéo
theo tình trạng cá và lợn biển chết hàng đàn.
Vào năm 2010, một dải thủy triều đỏ dài gần 15 km cũng đã xuất hiện trên cảng
New York, Mỹ. Ngoài ra nó cũng xuất hiện tại Long Island Sound, gần vịnh Jones
Beach. Thủy triều đỏ tập trung nhiều nhất ở khu vực từ Bảo tàng USS Interepid ở
Manhattan tới Đảo Hoffman, ngoài khơi đảo Staten.