Bà bầu ăn trái bơ có tốt không

Quả bơ được nhiều người ưa thích do có hương vị ngon béo, giá trị dinh dưỡng cao. Bơ được xem là một loại quả mọng vì chỉ chứa một hạt và được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Nhưng mẹ bầu ăn bơ có an toàn không? Lượng bơ khuyến nghị trong thai kỳ bao nhiêu? Và những lưu ý trong việc dùng bơ khi đang mang thai sẽ được AVAKids thông tin cụ thể cho mẹ bầu.

1Bơ có tốt cho mẹ bầu không?

Bà bầu ăn trái bơ có tốt không

Bơ có nhiều dinh dưỡng tốt cho bà bầu. Ảnh: freepik

Bơ rất an toàn để đưa vào chế độ ăn của mẹ bầu vì có chứa một lượng lớn các chất dinh dưỡng, đặc biệt là folate và kali rất quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi.

Trong bơ có chứa nhiều hàm lượng chất béo tốt, các vitamin và khoáng chất khác tất cả đều tác động tích cực đến thai kỳ.

2Lợi ích của bơ trong thai kỳ

Những lợi ích của việc ăn quả bơ trong thời kỳ mang thai bao gồm:

  • Nguồn folate tuyệt vời

Thiếu folate hoặc axit folic có thể gây ra dị tật bẩm sinh ở trẻ sơ sinh. Vì vậy, để thai nhi tăng trưởng và phát triển phù hợp cần có đủ axit folic. Bơ là một nguồn cung cấp axit folic dồi dào, mỗi 28g bơ chứa khoảng khoảng 19mcg axit folic.

  • Điều trị bệnh thiếu máu

Việc thiếu sắt khi mang thai có thể khiến mẹ bầu bị thiếu máu. Trong bơ chứa nhiều sắt rất cần thiết trong thai kỳ.

  • Hỗ trợ tiêu hóa

Khi mang thai mẹ bầu thường gặp các bệnh về dạ dày và táo bón, hàm lượng chất xơ dồi dào trong quả bơ giúp quá trình tiêu hóa tốt và làm ổn định nhu động ruột.

  • Nhiều vitamin

Quả bơ chứa nhiều vitamin C, E, K, B1, B2, B5 và B6, tất cả đều cần thiết cho mẹ bầu và quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi.

Bà bầu ăn trái bơ có tốt không

Trong bơ chứa nhiều khoáng chất tốt cho mẹ bầu. Ảnh: freepik

  • Giúp giảm nghén

Nghén là một triệu chứng mang thai phổ biến khiến mẹ bầu mệt mỏi trong ba tháng đầu. Quả bơ giàu vitamin C rất hữu ích trong việc giảm nghén.

  • Duy trì lượng cholesterol và đường

Ăn bơ thường xuyên giúp kiểm soát lượng cholesterol và lượng đường trong thai kỳ.

  • Giảm chuột rút ở chân

Bơ chứa nhiều kali hơn chuối, kali cùng với canxi có thể giúp giảm bớt chứng chuột rút cho mẹ bầu.

  • Phát triển trí não và hệ thần kinh của thai nhi

Một cốc bơ chứa 22mg choline cần thiết cho sự phát triển não bộ và hệ thần kinh của bé.

  • Giàu khoáng chất

Quả bơ cung cấp lượng canxi, kali, magie, niacin, phốt pho, đồng, kẽm và mangan, những khoáng chất này mẹ bầu được khuyến nghị cần phải bổ sung hàng ngày.

  • Giúp hấp thụ chất dinh dưỡng

Quả bơ không chỉ cung cấp chất dinh dưỡng mà còn giúp cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm khác. Ví dụ, bơ rất có ích trong việc giúp cơ thể mẹ bầu hấp thụ các vitamin tan trong chất béo, những vitamin này chứa nhiều trong khoai lang, rau xanh và cà rốt.

  • Chứa nhiều chất béo lành mạnh

Trong thai kỳ, mẹ bầu luôn cần thêm calo cho sự phát triển của thai nhi, bơ chứa các axit béo lành mạnh như omega-3 và omega-6 có lợi cho cả mẹ và thai nhi.

  • Giảm nguy cơ tăng cân

Vì bơ có nhiều chất xơ nên giúp mẹ bầu giảm nguy cơ tăng cân đáng kể. Trong bơ có gần 25% chất xơ hòa tan, giúp hỗ trợ tăng trưởng lợi khuẩn trong đường tiêu hóa và cải thiện quá trình trao đổi chất.

  • Giảm nguy cơ tiền sản giật

Hàm lượng kali dồi dào trong quả bơ giúp giảm nguy cơ bị tiền sản giật và cao huyết áp vì vậy có thể giúp mẹ bầu hạn chế nguy cơ mắc các vấn đề về tim.

Bài viết liên quan: Mách mẹ tăng cường phát triển mô cho cả mẹ và bé

3Giá trị dinh dưỡng của quả bơ

Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, một quả bơ có các giá trị dinh dưỡng sau:

Bà bầu ăn trái bơ có tốt không

4Lượng bơ mẹ bầu nên dùng trong một ngày

Bà bầu ăn trái bơ có tốt không

Mẹ bầu chỉ nên ăn nửa quả bơ mỗi ngày. Ảnh: freepik

Ăn 1 quả bơ mỗi ngày tốt cho hệ thần kinh, tuy nhiên, mẹ bầu chỉ nên dùng nửa quả mỗi ngày. Việc tiêu thụ bơ quá mức có thể dẫn đến một số tác dụng phụ, mặc dù hiếm gặp. Dưới đây là những trường hợp mẹ bầu có thể phải hạn chế hoặc ngừng ăn bơ:

  • Nếu đang cố gắng kiểm soát cân nặng, hãy tránh tiêu thụ quả bơ quá mức vì lượng calo khá cao.
  • Nếu mẹ bầu bị dị ứng với nhựa mủ thì hãy thận trọng, quả bơ có liên quan đến dị ứng mủ cao su.

5Thời điểm ăn bơ tốt nhất khi mang thai

Mẹ bầu nên bổ sung bơ ở giai đoạn đầu mang thai vì bơ có hàm lượng folate cao. Folate trong giai đoạn đầu của thai kỳ thấp sẽ dẫn đến dị tật ống thần kinh của thai nhi. Bên cạnh đó, người mẹ dùng bơ trong chế độ ăn uống trước khi sinh có thể giúp bé giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh do thiếu chất.

Bài viết liên quan: Mẹ bầu ăn chay có khiến thai nhi thiếu chất như lời đồn? Tìm hiểu ngay!

6Công thức chế biến bơ đơn giản

Để bổ sung bơ mỗi ngày vào chế độ ăn uống, AVAKids gợi ý mẹ bầu thử các công thức dễ làm dưới đây:

Sinh tố bơ

Bà bầu ăn trái bơ có tốt không

Sinh tố bơ rất tốt cho mẹ bầu. Ảnh: freepik

Nguyên liệu (một phần ăn):

  • ½ quả bơ, gọt vỏ và cắt hạt lựu
  • 1 cốc nước lọc
  • ½ quả táo xanh
  • 1 quả chuối, đã bóc vỏ
  • 1 quả chanh vàng, gọt vỏ
  • 1 quả cam, gọt vỏ
  • ½ quả chanh, gọt vỏ
  • 1 bó ngò tây lớn
  • Đá

Cách chế biến:

Cho tất cả các nguyên liệu trên vào máy xay sinh tố trong khoảng 1 phút hoặc cho đến khi có một hỗn hợp mịn.

Trứng nướng bơ

Bà bầu ăn trái bơ có tốt không

Trứng nướng bơ khá dễ làm. Ảnh: freepik

Nguyên liệu (2 phần ăn):

  • 2 quả bơ chín
  • 4 quả trứng
  • 1/8 muỗng cà phê tiêu
  • 1 muỗng canh hành tăm cắt nhỏ

Cách chế biến:

  • Làm nóng lò nướng ở 200°C.
  • Cắt đôi quả bơ, bỏ hạt và múc ra một ít thịt bơ ở giữa để có thể cho trứng vào.
  • Đặt bơ lên khay nướng sau đó đập 1 quả trứng vào mỗi nửa quả bơ.
  • Nướng trong khoảng 15 phút (hoặc căn chỉnh thời gian hợp lý)
  • Sau khi nướng xong, rắc tiêu và hành tăm lên trên.

Bánh mì kẹp bơ (4 phần ăn)

Bà bầu ăn trái bơ có tốt không

Bánh mì kẹp bơ là một bữa ăn hoàn hảo. Ảnh: freepik

Nguyên liệu:

  • 1 quả bơ gọt vỏ và cắt lát
  • 4 lá xà lách lớn
  • 1 quả cà chua chín cắt lát
  • 8 lát bánh mì ngũ cốc nguyên hạt
  • 12 lát dưa chuột mỏng
  • 2 muỗng canh sốt mayonnaise
  • 4 lát pho mát Thụy Sĩ (loại ít chất béo và natri)

Cách chế biến

  • Phết đều sốt mayonnaise lên bánh mì
  • Xếp các nguyên liệu còn lại vào giữa 2 lát bánh mì
  • Cắt chéo từng chiếc bánh mì sandwich thành hình tam giác và thưởng thức.

Sốt quả bơ

Bà bầu ăn trái bơ có tốt không

Sốt quả bơ giúp cho món ăn có thêm hương vị. Ảnh: unsplash

Nguyên liệu:

  •  3 quả bơ cỡ vừa
  • 1 quả cà chua thái nhỏ
  • ½ củ hành trắng
  • ½ chén ngò cắt nhỏ
  • 2 muỗng canh nước cốt chanh
  • Muối và hạt tiêu (tùy chọn)

Cách chế biến:

  • Cắt quả bơ và nạo lấy phần thịt
  • Dùng nĩa để nghiền phần thịt bơ
  • Cho tất cả các thành phần khác vào và trộn lại
  • Có thể ăn ngay hoặc để vào tủ lạnh.

7Các câu hỏi thường gặp

Dưới đây là các câu hỏi thường gặp khi dùng bơ:

Ăn bơ bị đốm đen, nâu an toàn không?

Bơ chuyển sang màu đen hoặc nâu khi có thời gian dài tiếp xúc với nhiệt độ lạnh trước khi chín, sự đổi màu cũng xảy ra do bị dập. Quả bơ có thể ăn bình thường bằng cách dùng dao loại bỏ những đốm đen.

Hạt bơ có ăn được không?

Không nên ăn hạt bơ vì không có đủ nghiên cứu khuyên dùng. Tuy nhiên, có những nghiên cứu về lợi ích của chiết xuất từ ​​hạt bơ, chiết xuất này được biết là có đặc tính chống oxy hóa, chống ung thư và chống viêm.

Điều gì xảy ra nếu ăn quá nhiều bơ?

Ăn quá nhiều bơ có thể gây tăng cân. Nạp nhiều calo hơn so với mức cơ thể cần thiết, bất kể từ nguồn nào, đều có thể dẫn đến tăng cân.

Sốt bơ có tốt cho mẹ bầu không?

Sốt bơ chứa nhiều axit béo không bão hòa đơn, thường dùng để chấm hoặc phết lên khoai tây chiên, bánh quy giòn, bánh mì sandwich và bánh mì cuộn, mẹ bầu có thể dùng sốt trong các bữa ăn.

Xem thêm:

  • Lộ trình phát triển nhận thức cho con trong năm đầu đời
  • Uống sữa lạnh có thể tiềm ẩn những nguy cơ cho trẻ
  • Trẻ phát ban và nổi hạch có thể là dấu hiệu mắc bệnh đậu mùa khỉ

Bơ là nguồn cung cấp dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe của mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, để an toàn mẹ bầu chỉ nên tiêu thụ bơ với số lượng vừa phải trong thai kỳ. Ngoài ra, mẹ bầu hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nếu có bất kỳ lo lắng nào khi dùng quả bơ trong chế độ ăn hàng ngày.

Ngọc Hà tổng hợp từ Momjunction

Nguồn tham khảo:

1. Kevin B. Comerford et al.; (2016); The Role of Avocados in Maternal Diets during the Periconceptional Period, Pregnancy, and Lactation.https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4882725/

2. Folic Acid and Folate Values for Selected Foods.https://cchealth.org/folic-acid/list.php

3. Ways to boost blood iron levels while eating a vegan or vegetarian diet.

4. Avocados, raw, all commercial varieties; FDC ID: 171705.

5. An avocado a day may keep cholesterol at bay.https://www.health.harvard.edu/staying-healthy/an-avocado-a-day-may-keep-cholesterol-at-bay

Bầu ngày nào cũng ăn bơ có tốt không?

bầu ăn bơ có tốt không? Quả bơ được xem là một loại trái cây rất an toàn trong chế độ ăn của mẹ bầu. Chúng chứa một lượng khá cao chất dinh dưỡng quan trọng như chất béo tốt, vitamin và khoáng chất khác. Tất cả yếu tố này đều tốt cho quá trình mang thai.

Bà bầu nên ăn bơ vào tháng thứ mấy?

Thời điểm bà bầu ăn bơ tốt nhất 3 tháng giữa và cuối thai kỳ: Thì nên dùng sau bữa ăn từ 1-2 tiếng, vào buổi trưa hay chiều là thời điểm tốt nhất để hấp thụ Vitamin. Tuy nhiên, các mẹ bầu vẫn có thể ăn bơ bất cứ lúc nào trong ngày mà không lo ảnh hưởng đến sức khỏe. Và không nên ăn quá 500g / ngày.

Ăn bơ có tác dụng gì cho sinh sản?

Bơ là một loại thực phẩm tuyệt vời giúp tăng khả năng thụ thai cho phụ nữ. Nguyên nhân là vì quả bơ có chứa hàm lượng vitamin E và vitamin B6 dồi dào. Theo nghiên cứu, các loại vitamin này giúp cải thiện tình trạng của niêm mạc tử cung, làm tăng nồng độ progesterone trong cơ thể.

Ăn bơ khi nào là tốt nhất?

Thời điểm ăn bơ tốt nhất là buổi sáng, nên ăn trước mỗi bữa ăn từ 1 – 2 tiếng, nếu muốn tăng cân nên ăn bơ sau bữa ăn khoảng 1 – 2 tiếng. Dù ăn vào lúc nào, cũng không nên ăn quá nhiều để tránh gây hại sức khỏe.