Bà bầu uống nước đậu nành rang có tốt không

Sữa đậu nành là thức uống được nhiều người ưa thích nhờ hương thơm thanh mát, tự nhiên. Với nhiều bà bầu, uống sữa đậu nành là thói quen hàng ngày. Vậy bà bầu uống sữa đậu nành được không? Aplicaps sẽ giúp mẹ giải đáp thắc mắc này trong bài viết dưới đây! . 

Dinh dưỡng trong sữa đậu nành

Sữa đậu nành là thức uống bổ dưỡng có nguồn gốc thực vật, thường dùng để thay thế sữa bò. Trong 100g sữa đậu nành chứa các dưỡng chất như:

Thành phầnHàm lượngThành phầnHàm lượngProtein3,1gĐường7,8gCholesterol0mgProtein6,25gCalories28 kcalSắt1mgNatri97mgVitamin D2 + D3353 IUCarbohydrate12gCanxi296mgChất xơ0,8gOmega-30,6gVitamin B1100mcg

Có thể thấy, sữa đậu nành chứa nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu cho bà bầu như sắt, canxi, vitamin D, vitamin B12,… Đặc biệt, thức uống này không chứa cholesterol và chất béo nên sữa đậu nành là nguồn sinh dưỡng lành mạnh cho mẹ bầu. 

Bà bầu uống nước đậu nành rang có tốt không
Sữa đậu nành chứa nhiều dưỡng chất quan trọng với mẹ bầu

Bà bầu uống sữa đậu nành có tốt không?

Với thành phần dinh dưỡng thiết yếu, sữa đậu nành rất tốt cho sức khỏe người mẹ trong thời kỳ mang thai. Dưới đây là một số lợi ích điển hình:

Lợi ích của sữa đậu nành cho bà bầu

  • Cung cấp năng lượng cho cơ thể: Sữa đậu nành chứa nhiều năng lượng và protein. Nhờ đó, uống sữa đậu nành sẽ giúp mẹ bầu bổ sung thêm năng lượng cho các hoạt động thường ngày, hỗ trợ nuôi dưỡng thai nhi. Ngoài ra, với nguồn năng lượng từ thực vật này, cơ thể dễ dàng hấp thu hơn.
  • Xương khớp chắc khỏe: Với thành phần canxi và vitamin D, sữa đậu nành đáp ứng một lượng nhỏ nhu cầu dinh dưỡng của thai phụ. Nhờ đó, mẹ bầu giảm tình trạng đau nhức chân tay và hỗ trợ quá trình phát triển xương khớp của thai nhi. 
  • Cải thiện tình trạng táo bón thai kỳ: Do có nguồn gốc tự nhiên nên sữa đậu nành rất dễ tiêu hóa, không gây táo bón, đầy bụng, khó tiêu. Ngoài ra, nhờ hàm lượng chất xơ trong thành phần nên sữa đậu nành cải thiện đáng kể tình trạng táo bón. 
  • Hỗ trợ phát triển hệ thần kinh của thai nhi: Trong sữa đậu nành có chứa axit folic và vitamin B1. Đây là dưỡng chất tham gia vào quá trình phát triển tế bào thần kinh, ngăn ngừa nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi. 
  • Tốt cho tim mạch: Hàm lượng cholesterol bằng 0 cùng thành phần Omega-3 giúp mẹ bầu ổn định huyết áp, giảm thiểu nguy cơ xơ vữa mạch máu - nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tim mạch. Vì vậy, mẹ bầu có thể tránh các bệnh như đau tim, đột quỵ,...

Tác hại của sữa đậu nành đối với mẹ và thai nhi?

Bên cạnh những lợi ích mà sữa đậu nành mang lại, trong một số trường hợp, sữa đậu nành có thể gây một số tác dụng phụ cho mẹ bầu:

  • Dị ứng với các triệu chứng điển hình như nổi mẩn đỏ, khó thở, nôn, buồn nôn, chóng mặt, sốc phản vệ,...
  • Đau nửa đầu.
  • Cạnh tranh làm giảm tác dụng của estrogen. 

Hiện nay chưa có nghiên cứu chính thức liên quan đến những bất lợi của sữa đậu nành đối với bà bầu. Tuy nhiên, theo nhiều thống kê, một số mẹ bầu có xuất hiện tác dụng phụ khi sử dụng loại nước uống này. Vì vậy, để giảm thiểu tối đa những tác hại không mong muốn, mẹ bầu nên uống sữa đậu nành vừa đủ, tuân thủ theo khuyến cáo của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng. 

Bà bầu uống nước đậu nành rang có tốt không
Sữa đậu nành có thể gây một số tác dụng phụ cho bà bầu

Lưu ý khi bà bầu uống sữa đậu nành

Nhằm đảm bảo cơ thể hấp thu tối đa và hạn chế tác dụng phụ của sữa đậu nành, mẹ bầu được khuyên nên:

  • Chỉ nên uống khoảng 250 -500ml sữa đậu nành mỗi ngày. Bởi khi sử dụng thức uống này quá nhiều, mẹ bầu dễ bị đầy bụng, khó tiêu và giảm hấp thu các chất dinh dưỡng khác. 
  • Không uống sữa đậu nành cùng thuốc vì có thể làm giảm tác dụng của thuốc, thậm chí gây nhiều tác hại cho cơ thể. 
  • Mẹ bầu đang bị viêm dạ dày không nên dùng sữa đậu nành. Bởi thành phần oxalat của loại sữa này khiến tình trạng viêm nặng hơn. 
  • Sữa đậu nành được bảo quản trong tủ lạnh nhưng nếu để trong thời gian dài vẫn có thể bị hỏng, biến chất và dễ gây bệnh cho mẹ bầu.
  • Không dùng chung sữa đậu nành cùng một số loại thực phẩm như trứng, đường nâu, cam quýt vì dễ gây tình trạng đầy bụng, khó tiêu.
  • Mẹ bầu có thể dùng chung sữa đậu nành cùng thực phẩm giàu tinh bột như cơm, bánh mì, khoai tây,… giúp dễ tiêu hóa hơn.  

Dù là thức uống giàu dinh dưỡng, có nguồn gốc thực vật nhưng sữa đậu nành vẫn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thai phụ nếu không được dùng đúng cách.  

Giải đáp thắc mắc cho bà bầu về sữa đậu nành

Trong quá trình mang thai, nhiều mẹ bầu rất cẩn thận khi sử dụng bất kỳ loại thực phẩm nào, bao gồm cả sữa đậu nành. Dưới đây là một số câu hỏi được nhiều mẹ bầu quan tâm nhất. 

Bà bầu uống sữa đậu nành có ảnh hưởng tới giới tính thai nhi không?

“Bà bầu uống sữa đậu nành sẽ ảnh hưởng đến giới tính của thai nhi” là một quan niệm được dân gian truyền miệng nhau trong nhiều năm gần đây. Theo đó, nhiều người tin rằng, uống nhiều sữa đậu nành sẽ gây nữ hóa hoặc thay đổi giới tính của thai nhi nam. Nguyên nhân bắt nguồn chính từ thành phần isoflavone. Bởi chất này có hoạt tính giống như estrogen.

Tuy nhiên, hiện nay không có bất kỳ nghiên cứu nào cho thấy sữa đậu nành có thể làm thay đổi giới tính thai nhi. Đồng thời, do lượng estrogen trong thức uống này rất thấp nên hoàn toàn không có khả năng ảnh hưởng đến giới tính của thai nhi. Vì vậy, mẹ bầu có thể yên tâm uống sữa đậu nành trong thai kỳ để nâng cao sức khỏe của bản thân. 

Bà bầu 3 tháng đầu uống sữa đậu nành được không?

Bà bầu 3 tháng đầu hoàn toàn có thể uống sữa đậu nành. Với lượng vitamin và khoáng chất dồi dào, sữa đậu nành không chỉ cung cấp dưỡng chất cần thiết như canxi, protein, chất xơ,... mà còn giúp ổn định thai kỳ, ngăn ngừa loãng xương, thiếu máu, táo bón. Đây cũng là thức uống được các chuyên gia khuyên dùng trong những tháng đầu mang thai. 

Bà bầu uống nước đậu nành rang có tốt không
Một số chất dinh dưỡng cần thiết cho bà bầu

Bầu 32 tuần uống sữa đậu nành được không?

Bà bầu uống sữa đậu nành 3 tháng cuối mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. Trong thời gian này, thai phụ phải chịu nhiều cơn đau nhức xương khớp. Thế nhưng, hàm lượng canxi và vitamin D trong sữa đậu nành sẽ giúp mẹ cải thiện tình trạng đau mỏi này. 

Ngoài ra, khung xương và não bộ của thai nhi phát triển mạnh mẽ ở những tháng cuối thai kỳ. Lúc này, người mẹ cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể, bao gồm: Omega, sắt, canxi, acid folic,... để trẻ phát triển toàn diện, khỏe mạnh. Đồng thười giảm nguy cơ sinh non, trẻ gầy còi, kém phát triển. 

Bà bầu nên uống sữa đậu nành khi nào?

Sữa đậu nành lành tính nên mẹ có thể uống vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Tuy nhiên, để tối ưu khả năng hấp thu dưỡng chất trong sữa đậu nành, mẹ nên:

  • Uống sữa đậu nành cùng thời điểm ăn bữa sáng.
  • Uống trước khi đi ngủ 1 -2 giờ.

Đây là những thời điểm cơ thể hấp thu isoflavone trong sữa đậu nành tốt hơn. Theo nhiều nghiên cứu, uống một cốc sữa ấm trước khi đi ngủ có thể giúp mẹ bầu thư giãn, giảm lo lắng và đi vào giấc ngủ sâu hơn. 

Bà bầu uống nước đậu nành rang có tốt không
Mẹ bầu nên uống sữa đậu nành cùng bữa sáng

Như vậy, qua bài viết có thể thấy,  bà bầu uống sữa đậu nành đúng cách mang lại rất nhiều lợi ích cho thai kỳ. Vì vậy, mẹ hãy tham khảo những lời khuyên của chuyên gia trong bài viết để góp phần có một thai kỳ khỏe mạnh. Nếu mẹ muốn được tư vấn thêm về sức khỏe thai kỳ, vui lòng truy cập TẠI ĐÂY hoặc hotline 1900 636 985.