Bách diệp là gì

Nếu bạn là dân chơi cây cảnh hay chỉ là một người bình thường muốn tìm cho mình một chậu cây để trồng trang trí cho ngôi nhà của bạn thì bạn không thể bỏ qua cây tùng bách diệp – một loài cây mang lại may mắn cũng như công dụng của nó. Cùng mình tìm hiểu nhé.

Cây Tùng bách diệp là gì?

Cây Tùng bách diệp hay còn gọi là trắc bá, trắc bách diệp, trắc bá diệp, bá tử nhân, bách tử nhân, bách thật, bá thực, trắc bá tử nhân,… Tên khoa học là Platycladus orientalis – một loài thực vật hạt trần trong họ Cupressaceae. 

Loài này được L. Franco mô tả khoa học đầu tiên vào những năm 1949. Lá và nhân của loài cây này được dùng trong Đông y và gọi là trắc bá/bách diệp và bá tử nhân.

Nguồn gốc

Cây có nguồn gốc từ Tây Bắc Trung Quốc, Cây Tùng bách diệp phân bố chủ yếu ở Mãn Châu, Viễn Đông Nga [ Amur và Khabarovsk ], và bây giờ cây được nhập tịch ở Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Florida và Iran. Cây Tùng bách diệp cũng được trồng ở nhiều nơi trên thế giới như trong công viên, vườn nhà, nghĩa trang và hàng rào.

Hình ảnh cây tùng bách diệp được trồng trong công viên

Đặc điểm

Là cây hạt trần, cây bụi hoặc cây gỗ thường có màu xanh, cao  khoảng 1,2 tới 1,8m rộng khoảng 0,9 đến 1,5m. Cây Tùng bách diệp có dạng hình nón, chiều cao có thể đạt đến 25m. Cũng phát triển như một cây bụi lớn. Thực vật có xu hướng mở ra theo tuổi. Những chiếc lá màu xanh lục hơi vàng, dạng vảy dẹt khi còn trẻ, trở nên xanh đậm hơn theo tuổi. 

Xem thêm: //sendakimcuong.com/hoa-tu-dang/

Với các nhánh con được tổ chức theo chiều dọc và sắp xếp gần như song song. Vỏ mỏng, màu nâu đỏ, tách thành vảy nhỏ như giấy. Các lá hình vảy, màu xanh lục tươi sáng nhưng có thể chuyển sang màu nâu vào mùa đông, gần giống nhau ở cả hai mặt, các lá trên trục chính có hình tuyến, kết thúc bằng một điểm lan rộng tự do.

Hình ảnh cây Tùng Bách Diệp hay còn gọi là Trắc Bách Diệp

Tác dụng của cây Tùng bách diệp khi làm cảnh

Cây trắc bách diệp là loại cây kiểng lá cho dáng và lá rất đẹp nên thường được trồng trong chậu để ở bàn hoặc dùng để trồng làm cây công trình tạo lối đi 2 bên đường, trồng làm hàng rào hoặc trồng để trang trí sân vườn.

Tìm hiểu thêm: //sendakimcuong.com/cay-lan-y/

Tác dụng của cây Tùng bách diệp khi làm thuốc

Theo đông y, trắc bách diệp là loại cây có vị đắng, chát và tính hàn, có rất nhiều công dụng trong việc cầm máu, chữa thổ huyết, ho ra máu, chảy máu cam, viêm xung huyết dạ dày, tử cung xuất huyết, xích bạch đới, chữa ho, sốt và lợi tiểu. Hạt cây trắc bá diệp [gọi là bá tử nhân] có tính bình, vị ngọt có tác dụng  chữa hồi hộp, mất ngủ, hay quên, người yếu, ra mồ hôi hay táo bón.

  • Tùng bách diệp trị rụng tóc: Theo các chuyên gia phân tích, cây có khả năng phục hồi và kích thích thời gian mọc tóc rất tốt. Để điều trị chứng rụng tóc và phục hồi tóc hư tổn.
  • Khả năng cầm máu: Lá Tùng bách diệp có khả năng giúp cầm máu, chữa trị chảy máu cam và  ho ra máu, thổ huyết cực kỳ tốt.
  • Tùng bách diệp giúp an thần và nhuận tràng: Theo nhiều nghiên cứu y học hiện đại, trong trắc bách diệp có chứa tinh dầu pinen, cariophylen và chất nhựa. Đây là những hợp chất giúp cải thiện tốt giấc ngủ và hệ tiêu hóa từ đó hỗ trợ phòng chống được nhiều chứng bệnh nguy hại đến sức khỏe con người.
  • Chữa các bệnh về tim mạch: Cây có tác dụng bồi bổ khí huyết, an thần, chữa chứng hay bồn chồn lo âu, mất ngủ, điều hòa huyết áp, giảm nhịp tim đập nhanh rất tốt cho hệ tim mạch.
  • Tinh dầu Tùng bách diệp giúp làm đẹp, chống lão hóa: Ngoài tác dụng chữa bệnh hiệu quả, tinh dầu trắc bách diệp Cypress  còn được xem là một trong những loại tinh dầu có tác dụng cực tốt cho việc dưỡng da, chăm sóc da và làm đẹp được nhiều chị em phụ nữ sử dụng

Hình ảnh lá cây tùng bách diệp

Ý nghĩa của cây Tùng Bách Diệp

Trong dân gian, cây được trồng ở trước nhà với những công dụng hữu ích mà nó mang lại. Cây còn có tác dụng trừ tà, xua đuổi những điều không may mắn, mang lại bình an cho gia chủ. Chính vì lẽ đó, mà có lẽ cây được ưa chuộng qua thời gian.

Tuổi thọ cây khá cao, vì vậy, cây mang hàm ý trường thọ. Trồng cây này trong nhà với mong muốn cha mẹ sẽ sống lâu bên con cái. Đặc biệt, cây trắc bách diệp rất hợp với người tuổi Thân. Tuổi Thân xếp thứ 9 trong 12 con giáp. 

Được xem là một trong những tuổi có bản chính thông minh, nhanh nhẹn, được nhiều người quý mến. Những người tuổi Thân tuy trẻ tuổi vất vả nhưng về hậu vận sẽ rất tốt và thành công trong sự nghiệp. Để những người tuổi Thân đi tới đích thành công, đôi khi trong cuộc sống cũng cần tin đến yếu tố phong thủy này

Phần kết

Tóm lại cây Tùng bách diệp hay còn gọi là cây Trắc bách diệp vừa có công dụng làm cảnh vừa là liều thuốc đông y trị bách bệnh. Mang trong mình ý nghĩa trường tồn, đem lại may mắn cho người trồng. Vậy còn chần chừ gì mà không rước một “em” về bạn nhỉ?

Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm bài viết: //sendakimcuong.com/cay-nhat-mat-huong/

Từ điển trích dẫn

1. Hoa lá cành trùng điệp. Hình dung cây cỏ mọc nhiều và tươi tốt. ◇Hàn Dũ 韓愈: “Bách diệp song đào vãn cánh hồng, Khuy song ánh trúc kiến linh lung” 百葉雙桃晚更紅, 窺窗映竹見玲瓏 [Đề bách diệp đào hoa 題百葉桃花]. 2. Nhiều tầng lớp chồng chất. ◎Như: “bách diệp song” 百葉窗. 3. Dạ dày bò, cừu... gọi là “bách diệp” 百葉. § Dạ dày bò, cừu... có nhiều lớp và mỏng như lá nên gọi tên như thế. 4. Tục gọi đậu hủ là “bách diệp” 百葉. 5. Sách lịch. ◇Tống sử 宋史: “Trần Thị nữ tương tiến ngự, sĩ lương văn chi, cự kiến Nhân Tông. Nhân Tông phi bách diệp trạch nhật” 陳氏女將進御, 士良聞之, 遽見仁宗. 仁宗披百葉擇日 [Hoạn giả truyện tam 宦者傳三, Diêm Văn Ứng truyện 閻文應傳].

6. Bách thế, bách đại, thời gian lâu dài. ◇Tam quốc chí 三國志: “Tự vị bổn chi bách diệp, vĩnh thùy hồng huy, khởi ngụ nhị thế nhi diệt, xã tắc băng bĩ tai?” 自謂本枝百葉, 永垂洪暉, 豈寤二世而滅, 社稷崩圮哉? [Cao Đường Long truyện 高堂隆傳].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái dạ dày của loài nhai lại, như trâu, bò v.v.

Một số bài thơ có sử dụng

• Văn thuyết - 閒說 [Vương Kiến]

© 2001-2022

Màu giao diện

Luôn sáng Luôn tối Tự động: theo trình duyệt Tự động: theo thời gian ngày/đêm

Còn có tên là bá tử nhân.

Tên khoa học Thuja orientalis L. [Biota orientalis Endl].

Thuộc họ Trắc bách Cupressaceae.

Trước đây có tác giả đã xác định huyết dụ Dracaena angustifolia Roxb., nay được xấc định lại là Cordyline terminalis Kunth.

Ta dùng cành và lá phơi hay sấy khô [Polium et Ramulus Biotae] của cây trắc bách diệp. Cây này còn cho vị thuốc bá tử nhân [Semen Thujae orientalis] là nhân phơi hay sấy khô của trác bách diệp.

Mô tả cây

Cây trắc bách diệp

Trắc bách diệp là một cây có thể cao tới 6- 8m. Thân phân nhánh nhiều trong những mặt thẳng đứng làm cho cây có dáng đặc biệt. Lá mọc đối, dẹp hình vẩy. Nón hình trứng 6-8 vẩy dày. Hạt hình trứng, không có cạnh, màu nâu sẫm, có một sẹo rộng màu nhạt hơn ở phía dưới. Mùa hoa tháng 4. Mùa quả tháng 9-10.

Phân bố, thu hái và chế biến

Cây được trồng ở khắp nơi để làm cảnh và làm thuốc. Còn mọc ở Trung Quốc, Liên Xô cũ [vùng Capcazơ]. Lá có thể hái quanh năm, nhưng tốt nhất vào tháng 9-11, hái cả cành, cắt bỏ cành to, phơi khô trong mát.

Hạt trắc bách diệp: Hái vào mùa thu, đông, phơi khô, xát bỏ vẩy ngoài, lấy nhân phơi khô.

Thành phần hóa học

Trong lá và cành có tinh dầu và chất nhựa. Trong tinh dầu có pinen, cariophylen. Có tài liệu nói có vitamìn C. Theo sự phân tích của Phòng hóa học thực vật Viện nghiên cứu khoa học y học Trung Quốc [Bắc Kinh], trắc bách diệp có phản ứng của glucozit chữa tim. Trong lá trắc bạch diệp có những chất sau đãy:

Tinh dầu với thành phần chủ yếu gồm fenchon, campho.

Các hợp chất flavon: quexetin, myrixetin [Phytochemistry 1970, 9, 575], hinokiflavon, amentoílavon [Pelter và cộng sự-Phytochemistry 1970, 9, 1897].

Phần sáp sau khi xà phòng hóa sẽ được 81 % axit hữu cơ trong đó chủ yếu gồm những axit juniperic axit sabinic và 17% hexadecane-1, 16-diol. Các axit hữu cơ ở dạng estolide.

Trong hạt trắc bách diệp có chất béo và 0,64% saponozit [Viện y học Bắc Kinh 1958].

Tác dụng dược lý

Năm 1962 Bộ môn dược lý Trường đại học y dược Hà Nội có nghiên cứu tác dụng dược lý của trắc bách diệp trên súc vật. Kết quả như sau:

Thí nghiệm tác dụng trên thành mạch máu cô lập [phương pháp Kravkov]. Tiến hành 18 thí nghiệm trên thỏ chừng 2kg. Dùng dung dịch 100% trắc bách diệp sao vàng đen, pha loãng với nước Ringer để cho chảy qua tai thỏ. Nồng độ 0,2%; 0,5%; 0,8%; 1% đều có tác dụng co mạch. Nổng độ 5% - 10% thấy có tác dụng dãn mạch.

Thí nghiệm tác dụng trên thành mạch máu cô lập còn lại dây thần kinh [phương pháp Nicolaev, tiến hành 4 thí nghiệm đều thấy tác dụng co mạch với liều 0,25/kg và 0,50/kg].

Thí nghiệm trên các yếu tố hữu hình và hóa học của máu

Đo thời gian Quick. Thí nghiệm trên 9 chó, 15 thỏ, cho uống cumarin với liều 6mg/kg chia làm 3 lô: Một lô đối chiếu, một lô cho uống nước trắc bách diệp 100% với liều 3g/kg, một lô cho uống vitamin K với liều 0,1g/kg cho chó và 0,025g/kg cho thỏ.

Kết quả nhận thấy nước sắc trắc bách diệp có tác dụng giống như vitamin K: Làm giảm thời gian Quick tức là làm tăng tỷ lệ prothrombin trong máu sau khi đã dùng thuốc chống đông máu.Nghiên cứu sức chịu dựng heparìn ở ống nghiệm trên 3 con chó, đều thấy nước sắc trác bách diệp làm tăng khả năng đông máu.

Thí nghiệm tác dụng trên tử cung

Trên tử cung cô lập của thỏ thấy nhịp độ co bóp của tử cung mau hơn, biên độ rất cao so với mức bình thường. Tác dụng rõ rệt nhất với nồng độ 1%. Với nồng độ 5% trương lực cơ co bóp rõ rệt.

Trên tử cung thỏ tại chỗ với liều 0,2g/kg, 0,4g/ kg và 0,5g/kg thấy tử cung co bóp mạnh hơn mức bình thường.

Liều độc: Đã thí nghiệm nước sắc trắc bách diệp sao vàng đen trên thỏ, khỉ và chuột lang, thấy: Với thỏ liều 100g/kg một lần thỏ không chết, sau 4 ngày theo dõi. Với khỉ liều 30g/kg không làm chết, sau nửa tháng theo dõi [dung dịch 200%]. Với chuột lang liều 64g/kg [dung dịch 400%] không thấy chết.

Công dụng và liều dùng

Theo tài liệu cổ: Trắc bách diệp vị đắng, chát, hơi hàn, vào 3 kinh phế, can, đại tràng. Có tác dụng lương huyết, cầm máu, thanh huyết phận thấp nhiệt. Chữa thổ huyết, máu cam, lỵ ra máu, không thấp nhiệt cấm dùng.

Bá tử nhân: Vị ngọt, tính bình, vào hai kinh tâm và tỳ, có tác dung bổ tâm, tỳ định thán, chỉ hãn nhuận táo, thông tiện. Dùng chữa hồi hộp mất ngủ, hay quên, người yếu ra nhiều mổ hôi, táo bón. Người ỉa lỏng, nhiều đờm cấm dùng.

Thường chỉ mới dùng trong y học nhân dân. Nhân dân dùng trắc bách diệp với liều 6-12g làm:

Thuốc cầm máu trong các trường hợp thổ huyết, chảy máu cam, ho ra máu, tiểu tiện ra máu, tử cung xuất huyết, xích bạch đới.

Lợi tiểu tiện, chữa ho, sốt.

Chất đắng giúp sự tiêu hóa.

Bá tử nhân: Được dùng làm thuốc bổ tâm tỳ, định thần, nhuận táo, thông tiện dưới dạng thuốc viên với liều 4-12g.

Đơn thuốc có trắc bách diệp

Thuốc cầm máu dùng trong bệnh ho ra máu, thổ huyết: Trắc bách diệp [sao cháy đen] 15g, ngải diệp 15g, can khương sao 6g, nước 600rnl. Sắc còn 200ml. Chia 3 lẩn uống trong ngày.

Video liên quan

Chủ Đề