Bài 167 vở bài tập toán lớp 5 năm 2024

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 5: tại đây

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Đề Kiểm Tra Toán Lớp 5
  • Giải Toán Lớp 5
  • Sách giáo khoa toán lớp 5
  • Sách Giáo Viên Toán Lớp 5
  • Vở Bài Tập Toán Lớp 5 Tập 1
  • Vở Bài Tập Toán Lớp 5 Tập 2

Bài 1 trang 116 VBT Toán 5 Tập 2: Một nền nhà hình chữ nhật có chiều dài 9m, chiều rộng bằng chiều dài. Người ta lát nền nhà bằng các viên gạch hình vuông cạnh 3dm. Mỗi viên gạch giá 12000 đồng. Tính số tiền mua gạch để lát cả nền nhà đó. [Diện tích phần mạch vữa không đáng kể].

Lời giải:

3dm = 30cm

Chiều rộng nền nhà là :

9 : 3 ⨯ 2 = 6 [m]

Diện tích nền nhà là :

9 ⨯ 6 = 54 [m2]

54m2 = 540000cm2

Diện tích một viên gạch hoa :

30 ⨯ 30 = 900 [cm2]

Số viên gạch hoa dùng để lát nền nhà :

540000 : 900 = 600 [viên]

Số tiền mua gạch hoa là :

12000 ⨯ 600 = 7200000 [đồng]

Đáp số : 7 200 000 đồng

Bài 2 trang 117 VBT Toán 5 Tập 2: Một thửa ruộng hình thang có tổng độ dài hai đáy là 90m. Diện tích thửa ruộng đó bằng diện tích một khu đất hình vuông có chu vi 180m.

  1. Tính chiều cao của thửa ruộng hình thang.
  1. Biết hiệu độ dài hai đáy là 12m, tính độ dài mỗi cạnh đáy của thửa ruộng hình thang.

Lời giải:

Cạnh của khu đất hình vuông :

180 : 4 = 45 [m]

Diện tích khu đất hình vuông cũng chính là diện tích của thửa ruộng hình thang :

45 ⨯ 45 = 2025 [m2]

  1. Chiều cao của thửa ruộng hình thang :

2025 ⨯ 2 : 90 = 45 [m]

  1. Độ dài đáy lớn của thửa ruộng là :

\=51 [m]

Độ dài đáy nhỏ của thửa ruộng là :

90 – 51 = 39 [m]

Đáp số : a] 45m ; b] 51m, 39m

Bài 3 trang 118 VBT Toán 5 Tập 2: Cho hình dưới đây, với kích thước như trên hình vẽ.

  1. Tính chu vi hình chữ nhật ABCD
  1. Tính diện tích hình thang EBCD
  1. Tính diện tích hình tam giác EDM [biết MB = MC]

Lời giải:

  1. Chu vi hình chữ nhật ABCD là :

[45 + 15] ⨯ 2 = 120 [cm]

  1. Chiều dài cạnh EB là :

EB = DC – AE = 45 – 15 = 30 [cm]

Diện tích hình thang EBCD là :

\= 562,5 [cm2]

  1. Độ dài cạnh BM hoặc MC :

15 : 2 = 7,5 [cm]

Diện tích tam giác EBM là :

\= 112,5 [cm2]

Diện tích tam giác DMC là :

\= 168,75 [cm2]

Tổng diện tích tam giác EBM và DMC là :

112,5 + 168,75 = 281,25 [cm2]

Diện tích tam giác EDM là :

562,5 – 281,25 = 281,25 [cm2]

Đáp số : a] 120cm ; b] 562,5cm2

  1. 281,25cm2

Giải bài tập 1, 2, 3 trang 115 VBT toán 5 bài 166 : Luyện tập với lời giải chi tiết và cách giải nhanh, ngắn nhất

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Bài 1

Viết số đo thích hợp vào ô trống :

Phương pháp giải:

Áp dụng các công thức :

\[v = s : t\] ; \[s = v × t\] ; \[t = s : v\],

trong đó \[s\] là quãng đường, \[v\] là vận tốc và \[t\] là thời gian.

Lời giải chi tiết:

+] Đổi : 2 giờ 30 phút = 2,5 giờ

Vận tốc cần điền vào ô trống thứ nhất là :

100 : 2,5 = 40 [km/giờ]

+] Đổi : 30 phút = 0,5 giờ

Quãng đường cần điền vào ô trống thứ hai là :

15 ⨯ 0,5 = 7,5 [km]

+] Thời gian cần vào ô trống thứ ba là :

12 : 5 = 2,4 giờ = 2 giờ 24 phút

Ta có bảng kêt quả như sau :

Quảng cáo

Bài 2

Hai ô tô xuất phát cùng một lúc từ tỉnh A đến tỉnh B. Quãng đường AB dài 120km. Thời gian ô tô thứ nhất đi từ A đến B là 2,5 giờ, vận tốc ô tô thứ nhất gấp 2 lần vận tốc ô tô thứ hai. Hỏi ô tô thứ nhất đến B trước ô tô thứ hai bao lâu ?

Phương pháp giải:

- Tìm vận tốc ô tô thứ nhất = quãng đường : thời gian ô tô thứ nhất đi.

- Tìm vận tốc ô tô thứ hai = vận tốc ô tô thứ nhất : 2.

- Tìm thời gian ô tô thứ hai đi = quãng đường : vận tốc ô tô thứ hai.

- Tìm thời gian ô tô thứ nhất đến B trước ô tô thứ hai = thời gian ô tô thứ hai đi – thời gian ô tô thứ nhất đi.

Lời giải chi tiết:

Vận tốc ô tô thứ nhất đi từ A đến B là :

120 : 2,5 = 48 [km/giờ]

Vận tốc ô tô thứ hai đi từ A đến B là :

48 : 2 = 24 [km/giờ]

Thời gian ô tô thứ hai đi hết quãng đường AB là :

120 : 24 = 5 [giờ]

Thời gian ô tô thứ nhất đến B trước ô tô thứ hai là :

5 – 2,5 = 2,5 [giờ]

Đáp số : 2,5 giờ.

Bài 3

Hai ô tô xuất phát từ A và B cùng một lúc và đi ngược chiều nhau. Sau 2 giờ chúng gặp nhau. Quãng đường AB dài 162km.

  1. Tìm vận tốc của mỗi ô tô, biết vận tốc của ô tô đi từ A bằng \[\displaystyle {4 \over 5}\] vận tốc của ô tô đi từ B.
  1. Điểm gặp nhau ở cách A bao nhiêu ki-lô-mét ?

Phương pháp giải:

- Hai xe xuất phát cùng 1 lúc và chuyển động ngược chiều nhau nên ta tìm tổng vận tốc theo công thức:

Tổng vận tốc = quãng đường AB : thời gian đi để gặp nhau.

- Tìm vận tốc mỗi xe theo dạng toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số.

- Khoảng cách từ điểm gặp nhau đến A = quãng đường ô tô đi từ A đến điểm gặp nhau = vận tốc ô tô đi từ A ⨯ thời gian đi đến lúc gặp nhau.

Lời giải chi tiết:

  1. Tổng vận tốc của hai ô tô là :

162 : 2 = 81 [km/giờ]

Ta có sơ đồ :

Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là :

4 + 5 = 9 [phần]

Vận tốc ô tô đi từ A là :

81 : 9 ⨯ 4 = 36 [km/giờ]

Vận tốc ô tô đi từ B là :

81 – 36 = 45 [km/giờ]

  1. Điểm gặp nhau cách A số ki-lô-mét là :

36 ⨯ 2 = 72 [km]

Đáp số: a] Vận tốc ô tô đi từ A : 36km/giờ;

Vận tốc ô tô đi từ B: 45km/giờ.

  1. 72km.

Loigiaihay.com

  • Bài 167 : Luyện tập Giải bài tập 1, 2, 3 trang 116, 117 VBT toán 5 bài 167 : Luyện tập với lời giải chi tiết và cách giải nhanh, ngắn nhất
  • Bài 168 : Ôn tập về biểu đồ Giải bài tập 1, 2, 3 trang 119, 120, 121 VBT toán 5 bài 168 : Ôn tập về biểu đồ với lời giải chi tiết và cách giải nhanh, ngắn nhất Bài 169 : Luyện tập chung

Giải bài tập 1, 2, 3, 4, 5 trang 126, 127 VBT toán 5 bài 171 : Luyện tập chung với lời giải chi tiết và cách giải nhanh, ngắn nhất

Chủ Đề