Bài phát của đại biểu lê văn lai

Nghề nghiệp, chức vụ: Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy viên Ban thường vụ tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Quảng Nam, Ủy viên Uỷ ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội

[CAO] Đó là nhận định, cũng là tâm tư của đại biểu Lê Văn Lai – đoàn đại biểu tỉnh Quảng Nam trong phiên làm việc chiều 1-4 của kỳ họp 11- Quốc hội khóa 13. Theo ông, báo cáo tổng kết nhiệm kỳ quốc hội vừa qua đưa ra khẳng định “đã giữ vững chủ quyền quốc gia” là chưa chính xác.

Theo ông Lai, cứ đánh giá chung chung là “ta đã giữ vững chủ quyền quốc gia” trong khi thực tế đã xảy ra nhiều vụ xâm lấn chủ quyền nghiêm trọng trong nhiệm kỳ quốc hội vừa qua khiến người dân không khỏi bức xúc.

Ông Lai cho biết từ việc Trung Quốc chiếm trọn quần đảo Hoàng Sa, năm 1988 chiếm đá Gạc Ma và nay là hàng loạt động thái khiêu khích diễn ra trên Biển Đông như việc hạ đặt giàn khoan [2014], lâu lâu lại có một vụ xâm lấn chủ quyền Việt Nam trên vùng biển này thì không thể nói “chủ quyền quốc gia đã được giữ vững”.

Ông Lai đặt vấn đề: Chúng ta đưa ra các chính sách, quyết sách đối kháng có phù hợp ko? Chỉ có đánh giá đúng chúng ta mới đưa ra chủ trương, đối sách đúng.

Ông Lai nhấn mạnh: Việt Nam ghi nhận Trung Quốc đã giúp đỡ, viện trợ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Nghĩa tình đó người dân Việt Nam sẽ không quên. Tuy nhiên, thời bình Trung Quốc đã có những hành động xâm chiếm chủ quyền Việt Nam thì chính quyền cần kiên quyết phản đối, tỏ thái độ và lằn ranh rõ ràng.

Đại biểu Lê Văn Lai – đoàn đại biểu tỉnh Quảng Nam phát biểu trong phiên họp Quốc hội chiều 1-4 .

Chính sách nhất quán của chính quyền Việt Nam là không phát động chiến tranh, yêu chuộng hòa bình nhưng khi chủ quyền quốc gia bị xâm hại thì phải phản kháng. Gần đây, nhiều tiếng nói trong xã hội đã yêu cầu chính quyền cần xem lại các nội dung giảng dạy trong sách giáo khoa. Nhiều sự kiện lịch sử [như chiến tranh biên giới Việt- Trung 1979], nội dung dạy trong sách như hiện nay đã tương xứng với mức độ của sự kiện chưa? Đã thật sự giáo dục được giới trẻ đúng tinh thần của lịch sử chưa?

Ông Lai khẳng định “đánh giá đúng tình trạng chủ quyền quốc gia mới có thể đề ra chủ trương và kế sách đúng”.

Ông nhắn gửi với những vị đại biểu trong nhiệm kỳ quốc hội khóa sau: “Nhân dân chỉ yêu cầu Quốc hội [cũng như Chính phủ] hai điều, đó là chống cho được giặc nội xâm và giặc ngoại xâm. Giặc nội xâm chính là vấn nạn tham nhũng gây nhức nhối, bức xúc trong dư luận xã hội. Còn giặc ngoại xâm là việc chúng ta phải giữ vững chủ quyền quốc gia, nhất là theo sát tình hình Biển Đông đang diễn biến phức tạp. Chỉ cần chống tốt hai loại giặc này, nhân dân sẽ tôn vinh các đồng chí”.

Đánh giá của Chính phủ và các cơ quan về tình hình biển Đông đều cho rằng "đảm bảo được chủ quyền và lợi ích quốc gia", tuy nhiên đại biểu Lê Văn Lai lại chỉ ra hàng loạt diễn biến "không thể coi là bình thường".

Là người phát biểu gần cuối, tuổi đã cao và không tái cử nhiệm kỳ sau, đại biểu Lê Văn Lai xin "vài phút nói điều gì đó" cuối buổi thảo luận kinh tế xã hội ngày 1/4.

"Tôi ngạc nhiên khi tất cả báo cáo của Chính phủ và các cơ quan hữu quan đánh giá về biển Đông đều cho rằng đảm bảo chủ quyền, lợi ích quốc gia, trong khi người ta xây sân bay, kéo pháo hạm, đưa máy bay tiêm kích, o ép ngư dân, người ta sắp tuyên bố những điều xâm phạm chủ quyền như dùng các chuyến bay cắt ngang các chuyến bay truyền thống được quốc tế công nhận", đại biểu Lai mở đầu ý kiến của mình.

Đại biểu Lê Văn Lai tha thiết đề nghị có đánh giá đúng về tình hình biển Đông để có những quyết sách phù hợp. Ảnh: Giang Huy.

Ông cho hay đã cố "ép suy nghĩ" của mình để đồng thuận với đánh giá của Chính phủ là "đảm bảo chủ quyền quốc gia". "Nhưng nói thật là tôi ép không nổi", đại biểu Lai bộc bạch.

Theo ông, không thể coi những hành vi ông liệt kê ở trên là bình thường được mà phải gọi đó là xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền quốc gia.

"Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của chúng ta tần suất 20 năm một lần. Năm 1956 chiếm Đông Hoàng Sa. Năm 1974 lấy tây Hoàng Sa. Năm 1988 lấy đảo Gạc Ma. Năm 2014 kéo giàn khoan vào biển Đông và sau đó tần suất dài hơn, dày hơn để xâm lấn chủ quyền. Trong khi đó chúng ta ngồi đây và yên bình đánh giá là đảm bảo chủ quyền quốc gia. Liệu điều đó có công bằng. Đánh giá như thế thì chúng ta đưa ra quyết sách, sự phản đối, đối kháng đã đủ chưa, phù hợp không", ông nêu vấn đề.

Gửi gắm tâm tư tới những người sẽ được bầu vào các vị trí lãnh đạo, ông Lai nói: "Chống giặc nội xâm là làm sao chống được tham nhũng, chống giặc ngoại xâm là bảo vệ được chủ quyền quốc gia. Chỉ cần làm được hai điều đó thì nhân dân sẽ không bao giờ quên và tôn vinh các đồng chí, còn lại mọi thứ khác đều là thứ yếu".

Trước đó, tại phiên thảo luận sáng, đại biểu Vũ Công Tiến cho rằng tình hình biển Đông đang diễn biến phức tạp, gay gắt và khó lường. "Chúng ta đã có bài học nhãn tiền qua hàng nghìn năm, năm 1974 mất Hoàng Sa. Có nhiều lý do, tôi cho trong đó có lý do tin bạn mất bò", đại biểu Tiến nói. Từ thực tế trên, ông Tiến bày tỏ hy vọng Đảng, Nhà nước sẽ có giải pháp đúng đắn để giữ vững chủ quyền biển đảo, để ngư dân được tự do đánh bắt cá an toàn trên vùng biển của mình.

Cùng quan điểm, đại biểu Trương Trọng Nghĩa đúc kết hàng nghìn năm qua ông cha ta giữ vững được độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ chính nhờ bài học xuyên suốt là dựa vào dân, dựa vào khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Mượn ý thơ Tố Hữu "nỏ thần chớ để sa tay giặc - mất cả đất liền cả biển sâu", ông Nghĩa lý giải, nỏ thần của chúng ta chính là lòng yêu nước của hơn 90 triệu đồng bào hợp thành, nhờ nó mà đất nước và dân tộc này đã tồn tại hơn 4.000 năm. Đất nước sẽ gia nhập đội ngũ các quốc gia phát triển trong nửa đầu thế kỷ này, người dân Việt Nam sẽ tự hào không chỉ vì là một dân tộc anh hùng mà còn là một dân tộc biết cách trở thành văn minh và thịnh vượng.

Trong những ngày tới, bên cạnh việc thảo luận và thông qua một số luật, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, Quốc hội dành nhiều thời gian cho việc bầu và phê chuẩn Chủ tịch nước, Thủ tướng, kiện toàn cơ cấu nhân sự Thường vụ Quốc hội, Nhà nước, Chính phủ. Kỳ họp cuối cùng của Quốc hội khóa 13 bế mạc vào 12/4.

Báo cáo đánh giá bổ sung kinh tế, xã hội 5 năm [2011-2015] của Chính phủ có đoạn: "Quốc phòng, an ninh được tăng cường, chủ quyền quốc gia được giữ vững; kiên quyết, kiên trì đấu tranh bằng các giải pháp phù hợp để bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia, giữ vững môi trường hoà bình, ổn định. Thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân được củng cố và gắn kết chặt chẽ hơn. Sức mạnh tổng hợp và khả năng sẵn sàng chiến đấu của Quân đội nhân dân và Công an nhân dân được nâng lên".

Chủ Đề