Bài tập kế toán ngân hàng giấy tờ có giá

Nghiệp vụ huy động vốn trong ngân hàng đem lại nguồn vốn chủ yếu và chiếm tỷ trọng lớn nhất cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Đồng thời cung cấp cho khách hàng một nơi an toàn để cất trữ và tích lũy vốn tạm thời nhàn rỗi, làm cho tiền sinh lợi và gia tăng tiêu dùng.

Giấy tờ có giá là các loại giấy có giá trị như tiền bao gồm các giấy chứng nhận của tổ chức phát hành để huy động vốn trong đó xác nhận nghĩa vụ trả nợ một khoản tiền trong một thời gian nhất định, điều kiện trả lãi, và các điều khoản cam kết giữa tổ chức tín dụng và người mua.

Bài tập kế toán ngân hàng giấy tờ có giá

Giống như nghiệp vụ tiền gửi trong ngân hàng. Việc huy động vốn bằng hình thức phát hành các giấy tờ có giá là một nghiệp vụ nợ của ngân hàng và đây là một khoản phải trả trong tương lai.

Các chứng từ gốc được sử dụng là: Giấy nộp tiền, Ủy nhiệm thu( chi), Séc và các loại kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi.

2. Tài khoản sử dụng

– Tài khoản cấp I: TK 43 – TCTD phát hành các giấy tờ có giá( GTCG)

– Tài khoản cấp II:

+ TK 431- Mệnh giá GTCG bằng VND

+ TK 432 – Chiết khấu GTCG bằng VND

+ TK 433 – Phụ trội GTCG bằng VND

+ TK 434 – Mệnh giá GTCG bằng ngoại tệ và vàng

+ TK 435 – Chiết khấu GTCG bằng ngoại tệ và vàng

+ TK 436 – Phụ trội GTCG bằng ngoại tệ và vàng

+ TK 492 – Lãi phải trả về phát hành GTCG.

– TK cấp III:

+ TK 4921: Lãi phả i trả cho GTCG bằng VND

+ TK 4921: Lãi phải tra cho GTCG bằng ngoại tệ

3. Kết cấu tài khoản

– Các tài khoản này có kết cấu giống với tài khoản Loại 3 bên kế toán doanh nghiệp. Tức là Tăng ghi bên có – Giảm ghi bên nợ – Số dư bên có.

– Cụ thể TK 431, 432, 434, 435

Bên nợ: Số tiền chi trả cho các giấy tờ có giá đã đến kỳ thanh toán

Bên có: Số tiền thu về từ phát hành giấy tờ có giá

Số dư có: Số tiền của GTCG đã phát hành nhưng chưa đến kỳ thành toán cho người mua.

– Kết cấu TK 433, 436

Bên nợ: Phân bổ phụ trội GTCG phát sinh trong kỳ

Bên có: Phụ trội GTCG phát sinh trong kỳ

Số dư có: Phản ánh phụ trội GTCG chưa phân bổ cuối kỳ.

4. Quy trình hạch toán

Trước khi đi vào hạch toán các trường hợp cụ thể các bạn tham khảo bài Kế toán nghiệp vụ huy động vốn trong ngân hàng để hiểu rõ hơn về các hình thức phát hành giấy tờ có giá.

4.1. Phát hành GTCG theo mệnh giá( Trả lãi sau)

  1. Khi NH phát hàng GTCG

Nợ TK 1011, 1031: Mệnh giá

Có TK 431, 434: Mệnh giá

  1. Hàng tháng NH dự tính lãi phải trả cho khách hàng

Nợ TK 803: Trả lãi phát hàng GTCG

Có TK 492: Lãi phải tra về Phát hành GTCG

  1. NH thanh toán tiền lãi và gốc cho khách hàng khi đến hạn

Nợ TK 431, 434: Mệnh giá

Nợ TK 492: Lãi phải trả

Có TK 1011, 1031: Mệnh giá cùng lãi suất

4.2. Khi NH phát hành GTCG theo chiết khấu( Trả lãi trước)

  1. Khi ngân hàng phát hành GTCG

Nợ TK 1011, 1031: Mệnh giá – Lãi suất

Nợ TK 492: Lãi suất

Có TK 432, 435: Mệnh giá

  1. Hàng tháng NH tính lãi phải trả cho khách hàng vào chi phí

Nợ TK 803: Lãi suất

Có TK 492: Lãi suất

  1. Ngân hàng thanh toán GTCG cho khách hàng khi đến hạn

Nợ TK 432, 435: Mệnh giá

Có TK 1011, 1031: Mệnh giá

Ví dụ:

Ngày 01/02/2015 khách hàng A đã mua một giấy tờ có giá do ngân hàng Y phát hành theo mệnh giá 500.000.000đ kỳ hạn 1 năm. Lãi suất cố định là 9%/năm. Ngày 01/2/2016 ngân hàng đã thanh toán cả gốc lẫn lãi cho khách hàng A.

Trong bài trước, kế toán Hà Nội đã giới thiệu một số mẫu bài tập định khoản kế toán ngân hàng, bài này chúng tôi tiếp tục giới thiệu các bạn thêm một số mẫu bài tập kế toán ngân hàng khác để các bạn có thể tham khảo. >> Xem lại phần 1

Bài tập 4

Ngân hàng X có chính sách tín dụng như sau:

Cho vay 12 tháng, lãi suất 1%/tháng, trả lãi mỗi tháng , lãi suất phạt chậm thanh toán là 150% lãi suất thông thường.

Khách hàng A (không có tài khoản tiền gửi tại NH X) đến vay 500 triệu đồng với điều khoản tín dụng như NH đưa ra, thời gian từ 1/10/2013 đến 1/10/2014. Trong 9 kỳ lãi đầu, khách hàng đến thanh toán lãi đúng hạn bằng tiền mặt.Nhưng đến 20/9/2014 khách hàng mới đến thanh toán lãi kỳ 10 và 11. Ngày 1/10/2014, khách hàng đến trả tiền lãi kỳ cuối và nợ gốc. Xử lý kế toán trong những trường hợp trên.

Lời giải:

Ngày 1/10/2013:

Nợ 2111.KH A : 500 triệu đồng

Có 1011 : 500 triệu đồng

Ngày 1/11/2013:

Lãi phải thu: 500 * 1% = 5 triệu đồng.

Khách hàng đến trả lãi bằng tiền mặt:

Nợ 1011 : 5 triệu đồng

Có 702 : 5 triệu đồng

Hạch toán tương tự cho 8 kỳ tiếp theo.

Ngày 1/8/2014, khách hàng không đến thanh toán lãi theo thời hạn. Ngân hàng theo dõi ngoại bảng

Nhập 941 : 5 triệu đồng

Ngày 1/9/2014, tiếp tục theo dõi ngoại bảng

Nhập 941 : 5 triệu đồng

Đến ngày này, ngân hàng xét thấy khách hàng suy giảm khả năng trả nợ nên chuyển nợ cần chú ý.

Nợ 2112.KH A : 500 triệu đồng

Có 2111.KH A : 500 triệu đồng

Đến ngày 20/9/2014, khách hàng đến thanh toán lãi.

Mức phạt do chậm thanh toán lãi: 500*1.5*1%*(50+19)/30 = 17.25 triệu đồng.

Nợ 1011 : 17.25 triệu đồng

Có 702 : 17.25 triệu đồng

Đồng thời Xuất 941: 10 triệu đồng

Ngày 1/10/2014, khách hàng đến thanh toán nợ gốc và lãi kỳ cuối.

Nợ 1011 : 505 triệu đồng

Có 2112.KH A : 500 triệu đồng

Có 702 : 5 triệu đồng

Bài tập 5

Một khách hàng A gởi TK 20 triệu, thời hạn 3 tháng, trả lãi cuối kì. Nếu khách hàng gởi TK có dự thưởng thì LS: 0,61%/tháng. Nếu khách hàng gởi TK không có dự thưởng thì LS: 0,71%/tháng.

  • Thời hạn từ 10/03/2014 đến 10/06/2014.
  • KH đồng ý dự thưởng.
  • Ngày mở thưởng là ngày 10/04/2014.
  • Giả sử vào ngày 20/05/2014 Khách hàng rút tiết kiệm trước hạn
  • Lãi không kỳ hạn là 0.25%/th

Lời giải:

– Khi khách hàng gởi TK:

Nợ 1011 :20triệu

Có 4232 (3tháng, KHA) :20triệu

– Dự trả lãi hàng tháng:

Nợ 801 : 0.122triệu = 20*0.61%

Có 4913 : 0.122triệu

– Khi khách hàng kết toán trước hạn :

+ Trả nợ gốc

Nợ 4232 (3tháng.KHA) :20triệu

Có 1011 :20triệu

+ Trả lãi trước hạn: (10/03 đến20/05 là 71ngày)

Nợ 4913 :20*(0.25% /30)*71= 0.118333 tr

Có 1011 : 0.118333 tr

+ Hạch toán chênh lệch:

Nợ 4913:(0.122*3)-0.118333 = 0.247667 tr

Có 801: 0.247667 tr

+ Doanh thu từ dịch vụ khác (do KH không tiếp tục dự thưởng) (Chịu chi phí trả thưởng (0.71-0.61)*thời hạn*số tiền)

Nợ 1011: ((0.71%-0.61%)/30)*71*20 = 0.047333 tr

Có 79 0.047333 tr

Bài tập 6

Ngày 07/05/2014. Một khách hàng B vay NH 180tr thời hạn 3 năm theo phương thức vay trả góp ,vốn trả đều mỗi tháng là 3triệu, lãi tính trên số dư thực tế, LS cho vay 1.2%/th(cố định).LS quá hạn =150%LS cho vay. Tài sản thế chấp trị giá 500 trđ. Quá trình trả nợ gốc và lãi như sau :

  • 08/06/2014:trả gốc và lãi
  • 08/07/2014:trả lãi
  • 20/08/2014:trả lãi và gốc
  • 08/09/2014:KH bán tài sản trị giá 400tr và đem trả hết nợ cho NH.

Lời giải

Ngày 7/5/2014: khi NH giải ngân

Nợ 2121.3 năm.KH B :180tr

Có 1011 : 180tr

Đồng thời tiến hành nhập ngoại bảng tài sản đảm bảo khoản vay

Nhập 9940 : 500 tr (tài sản thế chấp)

Ngày 8/6/2014: khi KH trả Nợ gốc và lãi hàng tháng

Nợ 1011 : 5,16tr

Có 2111 : 3tr

Có 702 : 2,16tr

Ngày 8/7/14: KH chỉ trả lãi

Nợ 1011: 2,124tr (177 x 1,2%)

Có 702: 2,124tr

Chuyển Nợ gốc T7 sang Nợ cần chú ý

Nợ 2122 : 3tr

Có 2121: 3tr

Cuối ngày 8/8/14: Nhập TK 941: 2,124tr

Chuyển Nợ gốc T8 sang Nợ cần chú ý Nợ 2112 : 3tr

Có 2111: 3tr

Ngày 20/8/14: Trả lãi T8 và nợ gốc của T7

– Xuất TK 941: 2.124 tr

– Lãi phải trả vào Ngày 8/8 + phạt chậm trả lãi (tính trên tiền lãi phải trả)+ lãi quá hạn (tính trên vốn gốc phải trả)

\= 2,124tr + 2,124*0,05%*12 + 177×1,2%/30 x43(từ Ngày 8/7 đến ngày 19/8) x150% = 2.5934044 trđ

Nợ 1011 : 5.593404 tr

Có 702 : 2.124 tr

Có 2112: 3 tr

Có 709 : 0.469404 tr = 0.012744 + 0.45666

Ngày 8/9: Trả hết số nợ còn thiếu

– Lãi phạt quá hạn của Nợ gốc T8: 174*150%*1.2%/30*31 (từ Ngày 8/8 đến Ngày 7/9) = 0.32364

Trả hết nợ còn lại:

Nợ 1011 : 176.41164 tr

Có 2111 : 171 tr

Có 2112(T8): 3

Có 702 : 2.088 tr =174*1.2%

Có 709 : 0.32364 tr

Trả lại TSĐB

Xuất TK 9940 : 500 tr

Bài tập 7

Công ty cổ phần xi măng Hà Tiên bán chịu cho Tổng công ty Xây dựng số 1 trị giá hợp đồng: 1 tỷ đồng trong thời hạn 3 tháng. Do nhu cầu vốn lưu động, ngày 6/11/2014 công ty CP xi măng Hà tiên ký hợp đồng bao thanh toán truy đòi với NHTMCP SCB thời hạn 3 tháng

– Lãi suất bao thanh toán: 0.95 %/tháng

– Lãi bao thanh toán quá hạn bằng 1.5 lần lãi suất bao thanh toán

– Phí bao thanh toán: 0.2% giá trị khoản phải thu được bao thanh toán

– VAT 10%

Ngày 6/2/2015 Tổng công ty xây dựng số 1 không trả nợ

Ngày 17/2/2015, Tổng công ty xây dựng số vẫn không thanh toán, SCB gợi thông báo dòi nợ có truy đòi đến Công ty cổ phần xi măng Hà Tiên

Ngày 20/2/2015, Công ty cổ phần xi măng Hà Tiên trả nợ

Lời giải:

Ngày 6/11/2014

Số tiền bao thanh toán = Giá trị khoản phải thu được bao thanh toán – lãi bao thanh toán – phí bao thanh toán – VAT phí bao thanh toán