Bài tập khó về dòng điện không đổi

- Dòng điện trong kim loại là dòng dịch chuyển có hướng của các êlectron tự do [bị cực âm đẩy, cực dương hút].

- Chiều của dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các thiết bị điện tới cực âm của nguồn điện.

- Chiều quy ước của dòng điện chạy qua dây dẫn kim loại cùng chiều với chiều dịch chuyển của các điện tích dương.

- Các tác dụng của dòng điện: dòng điện có tác dụng nhiệt, tác dụng hoá học, tác dụng từ, tác dụng cơ và tác dụng sinh lí, trong đó tác dụng từ là tác dụng đặc trưng của dòng điện.

- Trị số của đại lượng cường độ dòng điện cho biết mức độ mạnh hay yếu của dòng điện. Đại lượng này được đo bằng ampe kế và có đơn vị là ampe [A].

Cường độ dòng điện. Dòng điện không đổi

1. Cường độ dòng điện

Cường độ dòng điện là đại lượng đặc trưng cho tác dụng mạnh, yếu của dòng điện. Nó được xác định bằng thương số giữa điện lượng Dq dịch chuyển qua tiết diện thẳng của vật dẫn trong khoảng thời gian Dt và khoảng thời gian đó:

I=ΔqΔt

Cường độ dòng điện có thể thay đổi theo thời gian, nếu ∆t càng nhỏ thì công thức trên cho giá trị càng chính xác của cường độ dòng điện tại một thời điểm [cường độ dòng điện tức thời].

2. Dòng điện không đổi

Dòng điện không đổi là dòng điện có chiều và cường độ không thay đổi theo thời gian.

I=qt

Lưu ý: dòng điện không đổi là dòng điện một chiều, nhưng có những trường hợp dòng một chiều lại có cường độ thay đổi theo thời gian.

3. Đơn vị của cường độ dòng điện và của điện lượng

Đơn vị cường độ dòng điện: ampe [A].

1A=1C1s=1C/s

Đơn vị của điện lượng: culông [C].

1C = 1A.s

Culông là điện lượng dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong thời gian 1 giây khi có dòng điện không đổi cường độ 1 ampe chạy qua dây dẫn này.

Nguồn điện

1. Điều kiện để có dòng điện

Điều kiện để có dòng điện là phải có một hiệu điện thế đặt vào hai đầu vật dẫn điện.

2. Nguồn điện

Nguồn điện duy trì hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện.

Khi đó có một cực thừa electron gọi là cực âm, một cực còn lại thiếu hoặc ít electron được gọi là cực dương. Việc tách đó do các lực bản chất khác với lực điện gọi là lực lạ.

  • Kí hiệu nguồn điện:

Suất điện động của nguồn điện

1. Công của nguồn điện

Nguồn điện là một nguồn năng lượng, vì nó có khả năng thực hiện công khi dịch chuyển các điện tích dương bên trong nguồn điện ngược chiều điện trường, hoặc dịch chuyển các điện tích âm bên trong nguồn điện cùng chiều điện trường.

Công của nguồn điện là công của các lực lạ thực hiện làm dịch chuyển các điện tích qua nguồn.

2. Suất điện động của nguồn điện

- Suất điện động E của một nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công của nguồn điện và được đo bằng công A của lực lạ khi làm dịch chuyển một đơn vị điện tích dương q ngược chiều điện trường bên trong nguồn điện và độ lớn của điện tích q đó:

E =Aq

- Đơn vị: vôn [V]

1V=1J/C [ 1 vôn =1 jun1 culong]

- Số vôn ghi trên mỗi nguồn điện cho biết trị số của suất điện động của nguồn điện đó.

- Mỗi nguồn điện được đặc trưng bằng suất điện động E và điện trở trong r của nó.

Pin và acquy

1. Pin điện hóa

- Cấu tạo chung của các pin điện hóa là gồm hai cực có bản chất hóa học khác nhau, được ngâm trong chất điện phân [dung dịch axit, bazo hoặc muối ...]

- Do tác dụng hóa học, các cực của pin điện hóa được tích điện khác nhau và giữa chúng có một hiệu điện thế bằng giá trị của suất điện động của pin. Khi đó năng lượng hóa học chuyển thành điện năng dự trữ trong nguồn điện.

Pin volta

Pin Lơ – clan – sê

2. Acquy

Acquy là nguồn điện hóa học hoạt động dựa trên phản ứng hóa học thuận nghịch: nó tích trữ năng lượng lúc nạp điện và giải phóng năng lượng này khi phát điện.

Acquy chì

Acquy kiềm

Các dạng bài tập về Dòng điện không đổi. Nguồn điện

Phương pháp giải

+ Cường độ dòng điện: I = ∆q∆t

+ Cường độ dòng điện không đổi: I = qt

+ Suất điện động của nguồn điện: ζ = Aq

Bài tập tự luyện có hướng dẫn

Bài 1: : Đặc điểm chung của nguồn điện là gì?

  1. Có cùng hình dạng, kích thước.
  1. Có hai cực là dương và âm.
  1. Có cùng cấu tạo .
  1. Cả A, B, C đều đúng.

Lời giải:

Đặc điểm chung của nguồn điện là có hai cực: dương và âm ⇒ Đáp án B

Bài 2: : Dòng điện là:

  1. Dòng các điện tích dương chuyển động hỗn loạn.
  1. Dòng các điện tích âm chuyển động hỗn loạn.
  1. Dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.
  1. Dòng các nguyên tử chuyển động có hướng.

Lời giải:

Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng ⇒ Đáp án C

Bài 3: Phát biểu nào sau đây về nguồn điện là không đúng?

  1. Nguồn điện tạo ra giữa hai cực của nó một hiệu điện thế.
  1. Nguồn điện tạo ra hai cực có điện tích cùng loại giống nhau.
  1. Nguồn điện tạo ra và duy trì dòng điện chạy trong mạch kín.
  1. Nguồn điện tạo ra hai cực có điện tích khác loại.

Lời giải:

Nguồn điện tạo ra hai cực có điện tích khác loại ⇒ Đáp án B

Bài 4: Thiết bị nào sau đây là nguồn điện?

  1. Quạt máy B. Acquy C. Bếp lửa D. Đèn pin

Lời giải:

Trong các thiết bị trên thì acquy là nguồn điện ⇒ Đáp án B

Bài 5: Phát biểu nào dưới đây sai:

  1. Mạch điện kín là mạch gồm các thiết bị điện nối kín hai đầu với nhau.
  1. Mạch điện kín là mạch nối liền các thiết bị điện với hai cực của nguồn điện.
  1. Muốn mắc một mạch điện kín thì phải có nguồn điện và các thiết bị dùng điện cùng dây nối.
  1. Mỗi nguồn điện đều có hai cực, dòng điện chạy trong mạch kín nối liền các thiết bị điện với hai cực nguồn điện.

Lời giải:

Mạch gồm các thiết bị điện nối kín hai đầu với nhau nếu chưa có nguồn điện thì chưa trở thành mạch điện ⇒ Đáp án A

Bài 6: Loại hạt nào dưới đây khi chuyển động có hướng thì không thành dòng điện?

  1. Các hạt mang điện tích dương.
  1. Các hạt nhân của nguyên tử.
  1. Các nguyên tử.
  1. Các hạt mang điện tích âm.

Lời giải:

Các nguyên tử, phân tử chuyển động hỗn độn không ngừng và không tạo thành dòng điện ⇒ Đáp án C

Bài 7: Tại sao có thể thắp sáng bóng đèn được lắp ở nhiều xe đạp mà chỉ dùng có một dây điện nối giữa đinamô và bóng đèn?

  1. vì đinamô là một nguồn điện loại đặc biệt nên chỉ cần dùng một dây điện.
  1. vì bóng đèn lắp cho xe đạp là loại đặc biệt nên chỉ cần dùng một dây điện.
  1. vì còn có một dây điện ngầm bên trong khung xe đạp nối giữa đinamô và bóng đèn.
  1. vì chính khung xe đạp có tác dụng như một dây điện nữa nối giữa đinamô và bóng đèn.

Lời giải:

Có thể thắp sáng bóng đèn được lắp ở nhiều xe đạp mà chỉ dùng có một dây điện nối giữa đinamô và bóng đèn vì chính khung xe đạp có tác dụng như một dây điện nữa nối giữa đinamô và bóng đèn nên có thể thắp sáng bóng đèn được lắp ở nhiều xe đạp ⇒ Đáp án D

Chủ Đề