Bài tập tính toán sinh 10 bài 25

Đọc kĩ đoạn thông tin sau và trả lời câu hỏi bên dưới.

Đoạn (1): “Thời gian gần đây, Khoa Hồi sức tích cực – Bệnh viện TƯQĐ 108 tiếp nhật một số trường hợp sốc phản vệ do dùng thuốc. Chúng tôi mô tả một ca lâm sàng điển hình: Bệnh nhân nữ, 15 tuổi bị đau bụng, người nhà tự mua thuốc chloramphenicol uống. Sau 30 phút, xuất hiện sưng nề vùng mặt, ban dị ứng toàn than, khó thở, tím tái, đau tức ngực, … Bệnh nhân được đưa vào Khoa cấp cứu – Bệnh viện TƯQĐ 108 trong tình trạng: lơ mơ, khó thở, thở nhanh và nông, nhịp tim nhanh 140 lần/phút, huyết áp: 50/30 mmHg, xử lí theo phác đồ sốc phản vệ, tiêm adrenalin, corticoid, thở oxygen. Sau đó chuyển lên Khoa Hồi sức tích cực. Tại Khoa Hồi sức tích cực: Ý thức tỉnh, khó thở, phổi nhiều ran rít, ran ngáy, mạch nhanh 135 lần/phút, huyết áp 90/60 mmHg, dị ứng toàn than, tức ngực. Tiếp tục điều trị bằng adrenalin truyền tĩnh mạch liều 0,05 mcg/kg/p. Sau 10 giờ, các triệu chứng giảm, bệnh nhân đỡ khó thở, hết ran ở phổi và cắt được thuốc vận mạch. Bệnh nhân ra viện sau 2 ngày điều trị”. (http://benhvien108.vn/soc-phan-ve.htm, đăng ngày 21/9/2015).

Đoạn (2): “Ngày 4/3/2020, Khoa Cấp cứu – Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí đã tiến hành cấp cứu thành công cho một người bệnh bị sốc phản vệ độ 3 do tự ý mua kháng sinh uống tại nhà. Người bệnh là Nguyễn Xuân Th. 49 tuổi, trú tại Đông Mai – Quảng Yên. Trước đó, người bệnh thấy đau họng, người mệt đã tự ra hiệu thuốc mua kháng sinh để uống tại nhà. Sau khi uống, thấy người mệt lả, nổi ban đỏ, phù mặt. Người bệnh nhanh chóng được gia đình chuyển đến cấp cứu tại Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí.

Theo Bs. Phạm Thanh Tùng cho biết, người bệnh nhập viện khi huyết áp tụt 80/50 mmHg, mạch nhanh, nhỏ, khó bắt và được chẩn đoán sốc phản vệ độ III. Xác định đây là trường hợp bệnh rất nặng, ngay lập tức các bác sĩ tiến hành cấp cứu sốc phản vệ theo phác đồ: người bệnh được tiêm adrenalin, truyền dịch, corticoid …

Qua đây, các bác sĩ Bệnh viện khuyến các người dân việc tự ý mua thuốc kháng sinh để điều trị tại nhà là rất nguy hiểm và có thể dẫn đến hàng loạt hệ luy. Nặng có thể dẫn tới tử vong, nhẹ hơn thì cũng gây ra các phản ứng phụ do dùng thuốc không hợp lí ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Vì vậy, người dân cần lưu ý chỉ sử dụng thuốc kháng sinh khi có hướng dẫn của bác sĩ để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra”. (http://vsh.org.vn/soc-phan-ve-do-3-do-tu-y-su-dung-khang-sinh-tai-nha.htm, đăng ngày 5/3/2020).

- Thông thường, sự sinh trưởng là tăng về kích thước cá thể, còn sinh sản là sự tăng về số lượng cá thể. Nhưng với vi sinh vật, khi nói đến sinh trưởng là ám chỉ sự tăng số lượng tế bào chứ không phải tăng kích thước tê bào. Nói sinh trưởng của vi sinh vật là nói đến sinh trưởng của quần thể vi sinh vật. Khi nghiên cứu sinh trưởng của vi sinh vật, người ta nghiên cứu sinh trưởng của một quần thể (tập hợp tế bào cùng nguồn gốc) chứ không phải của từng tế bào riêng lẻ.

2. Giải bài 2 trang 149 SBT Sinh học 10

Tại sao trong nuôi cấy không liên tục lại phải trải qua pha tiềm phát. Đặc điểm của pha này là gì?

Phương pháp giải

- Tế bào phải điều chỉnh để thích nghi với môi trường mới.

Hướng dẫn giải

- Khi bắt đầu nuôi cấy, tế bào không sinh trưởng ngay mà phải điều chỉnh để thích nghi với môi trường mới. Đây là giai đoạn tế bào đấy mạng tổng hợp Enzim để sử dụng cớ chất trong môi trường, chuẩn bị cho sự phân bào. Đặc điểm của pha này là số lượng tê bào không tăng.

3. Giải bài 3 trang 149 SBT Sinh học 10

Trong nuôi cấy không liên tục, khi nào pha tiềm phát bị kéo dài và khi nào được rút ngắn?

Phương pháp giải

- Dựa vào điều kiện giống, thành phần và điều kiện nhiệt độ, độ thông khí.

Hướng dẫn giải

- Nếu cấy giống già (lấy từ pha cân bằng hoặc pha suy vong) hoặc cấy vào môi trường có thành phần và điều kiện (pH, nhiệt độ, độ thông khí) khác so với lần cấy trước, thì pha tiềm phát sẽ bị kéo dài.

- Ngược lại, nếu cấy giống trẻ, khoẻ, có năng lực sinh trưởng mạnh (lấy từ pha luỹ thừa) hoặc cấy vào môi trường có thành phần và điều kiện như lần nuôi cấy trước thì pha tiềm phát sẽ được rút ngắn.

4. Giải bài 4 trang 150 SBT Sinh học 10

Tại sao trong sản xuất người ta phải chuẩn bị giống cấp 1, cấp 2, cấp 3...

Phương pháp giải

- Dựa vào quy mô sản xuất giống.

Hướng dẫn giải

- Tuỳ thuộc vào quy mô sản xuất mà người ta chuẩn bị giống nhiều hay ít. Giống luôn phải trẻ, khoẻ lấy từ pha log. Thường lượng giống cấy vào môi trường lên men 2 - 10%. Do đó nếu sản xuất ở quy mô lớn thì phải chuẩn bị giống nhiều cấp.

5. Giải bài 5 trang 150 SBT Sinh học 10

Chất trao đổi bậc I (sơ cấp) và bậc II (thứ cấp) được tạo ra ở pha nào?

Phương pháp giải

- Chất trao đổi bậc I tổng hợp ở pha lũy thừa.

- Chất trao đổi bậc II tổng hợp ở pha cân bằng.

Hướng dẫn giải

- Chất trao đổi bậc I gồm đường, axit amin, enzim... được tổng hợp ở pha luỹ thừa, nên đây là thời điểm thu nhận chúng.

- Chất trao đổi bậc II gồm độc tố nấm (ví dụ aflatoxin), chất kháng sinh... được tổng hợp ở pha cân bằng. Do đó đây là thời điểm thu nhận chúng.

6. Giải bài 6 trang 150 SBT Sinh học 10

Tại sao trong nuôi cấy liên tục không có pha tiềm phát?

Phương pháp giải

- Thức ăn cung cấp đầy đủ, chất thải ra môi trường thuận lợi luôn được tạo ra.

Hướng dẫn giải

- Trong nuôi cấy liên tục, môi trường tương đối ổn định, vi sinh vật liên tục sinh trưởng, các Enzim cảm ứng liên tục tạo thành, do đó không có pha tiềm phát.

7. Giải bài 7 trang 150 SBT Sinh học 10

Có phải ở pha suy vong vẫn còn các tế bào sống tiến hành trao đổi chất và phân chia không?

Phương pháp giải

- Ở đầu pha suy vong vẫn còn các tế bào sống tiến hành trao đổi chất và phân chia.

Hướng dẫn giải

- Ở đầu pha suy vong vẫn còn có các tế bào sống liên tục trao đổi chất và phân chia, song số tế bào chết vượt trội các tế bào mới sinh ra. Trong một số trường hợp, cuối cùng tất cả các tế bào đều chết, nhưng trong một số trường hợp khác chúng chuyển sang dạng nghỉ, tạo thành bào tử để tiếp tục tồn tại.

8. Giải bài 9 trang 151 SBT Sinh học 10

Tại sao số lượng tế bào trên trục tung của đường cong sinh trưởng của quần thể vi sinh vật lại được biểu diễn dưới dạng lôgarit?

Phương pháp giải

- Đường biểu diễn sinh trưởng sẽ là đường thẳng liên tục, rất thuận lợi cho việc tính toán.

Hướng dẫn giải

- Nếu biểu diễn sự sinh trưởng của tế bào theo số mũ thì rất khó hoặc không thể biểu diễn được trong những giây phút đầu tiên, còn nếu thay tỉ lệ số hoá trên trục tung bằng tỉ lệ Lôgarit, theo đó mỗi lần phân chia lớn gấp 10 lần số lần trước, thì sẽ phù hợp với con số rất nhỏ ở phía dưới đồ thị (lúc bắt đầu) và con số rất lớn ở phía trên đồ thị (cuối pha luỹ thừa).

- Đường biểu diễn sinh trưởng sẽ là đường thẳng liên tục, rất thuận lợi cho việc tính toán.

9. Giải bài 1 trang 159 SBT Sinh học 10

Đường cong sinh trưởng của E. coli được thể hiện ở 4 pha (tiềm phát, luỹ thừa, cân bằng và suy vong) ở pha nào không xác định được sự sinh trưởng của E. coli?

  1. Pha tiềm phát.
  1. Pha luỹ thừa.
  1. Pha cân bằng.
  1. Pha suy vong.

Phương pháp giải

- Pha tiềm phát không xác định được sự sinh trưởng của E. coli.

Hướng dẫn giải

  • Chọn A.

10. Giải bài 2 trang 159 SBT Sinh học 10

Trường hợp nào pha tiềm phát bị kéo dài?

  1. Môi trường nôi cấy mới có thành phần khác với môi trường nuôi cấy cũ.
  1. Các điều kiộn nuôi (pH, nhiệt độ, độ thông khí) bị thay đổi so với cũ.
  1. Giống cấy là giống đã già được lấy từ pha cân bằng.
  1. Cả A, B và C.

Phương pháp giải

- Cả A, B và C, pha tiềm phát đều bị kéo dài

Hướng dẫn giải

  • Chọn D.

11. Giải bài 3 trang 160 SBT Sinh học 10

Trường hợp nào pha tiềm phát được rút ngắn?

  1. Môi trường mới có thành phần dinh dưỡng như môi trường cũ.
  1. Các điều kiện nuôi cấy (pH, nhiệt độ, độ thông khí) không thay đổi.
  1. Giống cấy trẻ, có năng lực sinh trưởng mạnh.
  1. Cả A, B và C.

Phương pháp giải

- Cả A, B và C, pha tiềm phát đều được rút ngắn.

Hướng dẫn giải

  • Chọn D.

12. Giải bài 4 trang 160 SBT Sinh học 10

Khi cho pênixilin là chất ức chế tổng hợp thành tế bào vào môi trường nuôi cấy thì sẽ không ảnh hưởng đến pha nào?

  1. Pha tiềm phát.
  1. Pha luỹ thừa.
  1. Pha cân bằng.
  1. Pha suy vong.

Phương pháp giải

- Khi cho pênixilin là chất ức chế tổng hợp thành tế bào vào môi trường nuôi cấy thì sẽ không ảnh hưởng đến pha tiềm phát.

Hướng dẫn giải

  • Chọn A.

13. Giải bài 5 trang 160 SBT Sinh học 10

Khi cho Pênixilin vào môi trường nuôi cấy thì sẽ ảnh hưởng chủ yếu (mạnh nhất) đến pha nào?

  1. Pha tiềm phát.
  1. Pha luỹ thừa.
  1. Pha cân bằng.
  1. Pha suy vong.

Phương pháp giải

- Khi cho Pênixilin vào môi trường nuôi cấy thì sẽ ảnh hưởng chủ yếu (mạnh nhất) đến pha luỹ thừa.

Hướng dẫn giải

  • Chọn B.

14. Giải bài 6 trang 160 SBT Sinh học 10

Khi nuôi cấy liên tục, không có pha nào dưới đây?

  1. Pha tiềm phát.
  1. Pha luỹ thừa.
  1. Pha cân bằng.
  1. Pha suy vong.

Phương pháp giải

- Khi nuôi cấy liên tục, không có pha tiềm phát.

Hướng dẫn giải

  • Chọn A.

15. Giải bài 7 trang 160 SBT Sinh học 10

Trong nuôi cấy không liên tục, ở pha nào thu được nhiều sinh khối nhất?

  1. Pha tiềm phát.
  1. Pha luỹ thừa.
  1. Pha cân bằng.
  1. Pha suy vong.

Phương pháp giải

- Trong nuôi cấy không liên tục, ở pha luỹ thừa thu được nhiều sinh khối nhất.

Hướng dẫn giải

  • Chọn B.

16. Giải bài 8 trang 161 SBT Sinh học 10

Khi nuôi cấy không liên tục, chất trao đổi bậc I tích luỹ chủ yếu ở pha nào?

  1. Pha tiềm phát.
  1. Pha luỹ thừa.
  1. Pha cân bằng.
  1. Pha suy vong.

Phương pháp giải

- Khi nuôi cấy không liên tục, chất trao đổi bậc I tích luỹ chủ yếu ở pha luỹ thừa.

Hướng dẫn giải

  • Chọn B.

17. Giải bài 9 trang 161 SBT Sinh học 10

Khi nuôi cấy không liên tục, chất trao đổi bậc II (kháng sinh, độc tố nấm tích luỹ chủ yếu ở pha nào?

  1. Pha tiềm phát.
  1. Pha luỹ thừa.
  1. Pha cân bằng.
  1. Pha suy vong.

Phương pháp giải

- Khi nuôi cấy không liên tục, chất trao đổi bậc II (kháng sinh, độc tố nấm tích luỹ chủ yếu ở pha cân bằng.

Hướng dẫn giải

  • Chọn C.

18. Giải bài 16 trang 162 SBT Sinh học 10

Khi cho chất kháng sinh ức chế tổng hợp prôtêin vào bình đang nuôi vi khuẩn mẫn cảm chất kháng sinh sẽ có tác động chủ yếu vào pha nào trong các pha sau đây?

  1. Pha tiềm phát.
  1. Pha luỹ thừa.
  1. Pha cân bằng.
  1. Pha suy vong.

Phương pháp giải

- Khi cho chất kháng sinh ức chế tổng hợp prôtêin vào bình đang nuôi vi khuẩn mẫn cảm chất kháng sinh sẽ có tác động chủ yếu vào pha luỹ thừa.