Bài tập trắc nghiệm về vi khuẩn

Haylamdo biên soạn và sưu tầm 10 bài tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 16: Virus và vi khuẩn có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ được biên soạn bám sát sách Khoa học tự nhiên 6 Cánh diều sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm để biết cách làm các dạng bài tập Khoa học tự nhiên 6.

Câu 1: Vật chất di truyền của một virus là?

A. ARN và ADN

B. ARN và gai glycoprotein

C. ADN hoặc gai glycoprotein

D. ADN hoặc ARN

Đáp án: D

Vật chất di truyền của virus có thể là ADN hoặc ARN nhưng không thể có mặt cả 2 loại.

Câu 2: Virus gây ra nhiều bệnh nguy hiểm cho con người, nhóm các bệnh nào dưới đây do virus gây ra?

A. Viêm gan B, AIDS, sởi

B. Tả, sởi, viêm gan A

C. Quai bị, lao phổi, viêm gan B

D. Viêm não Nhật Bản, thủy đậu, viêm da

Đáp án: A

- Bệnh tả là do vi khuẩn tả gây nên

- Bệnh lao phổi là do vi khuẩn lao gây nên

- Bệnh viêm da là do vi khuẩn tụ cầu vàng gây nên

Câu 3: Vi khuẩn là:

A. Nhóm sinh vật có cấu tạo nhân sơ, kích thước hiển vi.

B. Nhóm sinh vật có cấu tạo nhân thực, kích thước hiển vi.

C. Nhóm sinh vật chưa có cấu tạo tế bào, kích thước hiển vi.

D. Nhóm sinh vật chưa có cấu tạo tế bào, kích thước siêu hiển vi.

Đáp án: A

Vi khuẩn là những cơ thể cấu tạo đơn bào, nhân sơ và có kích thước hiển vi.

Câu 4: Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về vai trò của vi khuẩn.

A. Nhiều vi khuẩn có ích được sử dụng trong nông nghiệp và công nghiệp chế biến.

B. Vi khuẩn được sử dụng trong sản xuất vaccine và thuốc kháng sinh.

C. Mọi vi khuẩn đều có lợi cho tự nhiên và đời sống con người.

D. Vi khuẩn giúp phân hủy các chất hữu cơ thành các chất vô cơ để cây sử dụng.

Đáp án: C

Không phải vi khuẩn nào cũng có lợi cho đời sống của con người vì có những loài vi khuẩn có khả năng gây bệnh cho con người [vi khuẩn lao, vi khuẩn than…]

Câu 5: Nguyên tắc sử dụng thuốc kháng sinhh cho người nhiễm vi khuẩn:

[1] Chỉ sử dụng kháng sinh khi thật sự bị bệnh nhiễm khuẩn.

[2] Cần lựa chọn đúng loại kháng sinh và có sự hiểu biết về thể trạng người bệnh.

[3] Dùng kháng sinh đúng liều, đúng cách.

[4] Dùng kháng sinh đủ thời gian.

[5] Dùng kháng sinh cho mọi trường hợp nhiễm khuẩn.

Lựa chọn đáp án đầy đủ nhất:

A. [1], [2], [3], [4], [5] B. [1], [2], [5]

C. [2], [3], [4], [5] D. [1], [2], [3], [4]

Đáp án: D

Không thể dùng kháng sinh cho mọi trường hợp nhiễm khuẩn vì có thể gây ra trường hợp kháng kháng sinh.

Câu 6: Biện pháp nào hữu hiệu nhất để phòng bệnh do virus là?

A. Có chế độ dinh dưỡng tốt, bảo vệ môi trường sinh thái cân bằng và trong sạch.

B. Chăm sóc sức khỏe, nâng cao thể trạng, tập thể dục, sinh hoạt điều độ.

C. Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài.

D. Sử dụng vaccine vào thời điểm phù hợp.

Đáp án: D

Vaccine được tạo ra từ chính những mầm bệnh [vi khuẩn hoặc virus] đã chết hoặc làm suy yếu, có tác dụng phòng ngừa nhiều bệnh lây nhiễm bằng cách tạo ra kháng thể cho cơ thể từ những mầm bệnh đó nên tiêm vaccine là biện pháp hữu hiệu nhất để phòng bệnh do virus gây ra

Câu 7: Virus sống kí sinh nội bào bắt buộc vì chúng:

A. Có kích thước hiển vi

B. Có cấu tạo tế bào nhân sơ

C. Chưa có cấu tạo tế bào

D. Có hình dạng không cố định

Đáp án: C

Virus chưa có cấu tạo tế bào nên không thể tổng hợp các chất hữu cơ cần thiết và tiến hành sinh sản nên cần kí sinh nội bào bắt buộc.

Câu 8: Dụng cụ nào được sử dụng để quan sát vi khuẩn.

A. Kính lúp B. Kính hiển vi

C. Kính soi nổi D. Kính viễn vọng

Đáp án: B

Vì vi khuẩn là cơ thể đơn bào rất nhỏ bé nên cần phải sử dụng kỉnh hiển vi để quan sát chúng.

Câu 9: Bệnh nào sau đây không phải bệnh do vi khuẩn gây nên?

A. Bệnh kiết lị B. Bệnh tiêu chảy

C. Bệnh vàng da D. Bệnh đậu mùa

Đáp án: D

Bệnh đậu mùa là do virus gây nên.

Câu 10: Tại sao bác sĩ đề nghị mọi người nên tiêm vaccine ngừa cúm mỗi năm?

A. Virus nhân lên nhanh chóng theo thời gian

B. Virus cúm có nhiều chủng thay đổi theo các năm

C. Vaccine được cơ thể hấp thụ sau một năm

D. Vaccine càng ngày càng mạnh hơn theo thời gian

Đáp án: B

Virus cúm có nhiều loại và luôn thay đổi theo các năm [ví dụ: có nhiều chủng virus cúm: A, B, C, D… trong mỗi chúng virus cúm lại có nhiều loại virus cúm khác nhau. Cúm A sẽ có cúm A [H1N1], cúm A [H3N2], cúm A [H5N1],…]

Haylamdo biên soạn bộ 10 bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Trắc nghiệm Bài 25: Vi khuẩn và các thể cơ bản của chất. Tính chất của chất có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ bám sát sgk Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo giúp học sinh ôn luyện để biết cách làm các dạng bài tập Khoa học tự nhiên 6.

Câu 1: Vi khuẩn là gì?

A. Là nhóm sinh vật chưa có cấu tạo tế bào, kích thước hiển vi

B. Là nhóm sinh vật có cấu tạo nhân sơ, kích thước hiển vi

C. Là nhóm sinh vật có cấu tạo nhân thực, kích thước hiển vi

D. Là nhóm sinh vật chưa có cấu tạo tế bào, kích thước siêu hiển vi

Đáp án: B

Vi khuẩn là nhóm sinh vật có cấu tạo nhân sơ, kích thước hiển vi.

Câu 2: Vi khuẩn không có hình dạng cấu tạo nào sau đây?

A. Hình que          B. Hình cầu          C. Hình xoắn        D. Hình khối

Đáp án: D

Vi khuẩn có các dạng chính là hình que, hình cầu, hình xoắn và hình dấu phẩy. Dạng hình khối là dạng đặc trưng của virus.

Câu 3: Thành phần nào dưới đây không phải là thành phần cấu tạo của vi khuẩn?

A. Thành tế bào              C. Chân giả

B.  Màng tế bào              D. Roi bơi

Đáp án: C

Vi khuẩn có cấu tạo gồm các thành phần chính là: màng tế bào, thành tế bào, chất tế bào và vùng nhân. Ngoài ra, một số vi khuẩn có thể có lông bơi hoặc roi bơi để hỗ trợ di chuyển.

Câu 4: Bệnh nào dưới đây không phải là do vi khuẩn gây nên?

A. Bệnh lao                    C. Bệnh thủy đậu

B. Bệnh kiết lị                 D. Bệnh than

Đáp án: C

Bệnh thủy đậu là do virus thủy đậu có tên Varicella virus gây ra. 

Câu 5: Sản phẩm nào dưới đây không phải là sản phẩm của vi khuẩn?

A. Rượu nho                   B. Dưa muối         C. Sữa chua          D. Kim chi

Đáp án: A

Rượu nho được lên men nhờ nấm men, không phải nhờ vi khuẩn. 

Câu 7: Vi khuẩn mang lại lợi ích gì đối với tự nhiên?

A. Lên men các loại thực phẩm, tạo vị chua cho các món ăn

B. Phân hủy xác và chất thải của sinh vật

C. Gây hư hỏng thực phẩm

D. Gây bệnh cho động, thực vật

Đáp án: B

Trong tự nhiên, vi khuẩn giúp phân hủy xác và chất thải của sinh vật, cung cấp chất khoáng cho đất.

Câu 8: Cho các ý sau:

[1] Sử dụng đúng liều lượng kháng sinh đã được kê đơn

[2] Sử dụng kháng sinh đúng cách và đủ thời gian

[3] Dùng kháng sinh cho tất cả các trường hợp nhiễm khuẩn

[4] Có thể ngừng sử dụng kháng sinh khi đã hết triệu chứng của bệnh kể cả khi chưa hết liều thuốc được chỉ định

[5] Thường xuyên sử dụng các loại kháng sinh phổ rộng

[6] Sử dụng đúng loại kháng sinh và có hiểu biết về tình trạng người bệnh

Ý nào phù hợp với nguyên tắc sử dụng kháng sinh cho người nhiễm khuẩn?

A. [1], [3], [5]                 C. [1], [2], [6]

B. [2], [4], [6]                 D. [3], [4], [5]

Đáp án: C

Các nguyên tắc sử dụng thuốc kháng sinh đúng là:

- Sử dụng đúng loại kháng sinh và có hiểu biết về tình trạng người bệnh

- Sử dụng đúng liều lượng kháng sinh đã được kê đơn

- Sử dụng kháng sinh đúng cách và đủ thời gian

Câu 9: Biểu hiện nào dưới đây không phải là biểu hiện của bệnh tiêu chảy?

A. Tức ngực          B. Buồn nôn          C. Đau đầu           D. Sốt

Đáp án: A

Các biểu hiện thường thấy của bệnh tiêu chảy là: buồn nôn, nôn, đau đầu, sốt.

Câu 10: Hành động nào dưới đây không giúp phòng ngừa bệnh do vi khuẩn gây ra?

A. Vệ sinh môi trường sống                         C. Không rửa tay trước khi ăn

B. Bào quản thực phẩm đúng cách               D. Đeo khẩu trang khi ra ngoài

Đáp án: C

Tay là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với nhiều bề mặt khác nhau nên sẽ bị lây dính nhiều tác nhân gây bệnh [vd: vi khuẩn, nấm, trứng giun sán,…]. Nếu không rửa tay bằng xà phòng thường xuyên sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh khác xâm nhập vào cơ thể.

Video liên quan

Chủ Đề