Bài tập vật lý lớp 10 trang 22

Một ô tô chuyển động thẳng nhanh dần đều đi qua điểm A rồi qua điểm B cách A 20 m trong thời gian t = 2 s. Vận tốc của ô tô khi đi qua điểm B là vB= 12 m/s.

Một ô tô chuyển động thẳng nhanh dần đều đi qua điểm A rồi qua điểm B cách A 20 m trong thời gian t = 2 s. Vận tốc của ô tô khi đi qua điểm B là vB= 12 m/s.

  1. Tính gia tốc của ô tô và vận tốc của nó khi đi qua điểm A.
  1. Tính quãng đường ô tô đã đi được từ điểm khởi hành đến điểm A.

Hướng dẫn trả lời:

Chọn thời điểm ô tô đi qua điểm A làm mốc thời gian. Vì ô tô chuyển động thẳng nhanh dần đều nên gia tốc của ô tô được tính theo công thức : \[a = {{{v_B} - {v_A}} \over t}\] [1]

Mặt khác gia tốc a lại liên hệ với quãng đường đi được s và các vận tốc vA và vB theo công thức : \[v_B^2 - v_A^2 = 2as\]

  1. Ta suy ra 2s = [vB + vA]t

hay \[{v_A} = {{2s} \over t} - {v_B} = {{2.20} \over 2} - 12 = 8[m/s]\]

Thay số vào [1] ta tính được gia tốc của ô tô : \[a = {{12 - 8} \over 2} = 2[m/{s^2}]\]

  1. Vì vận tốc đầu v0 = 0, nên quãng đường đi được của ô tô kể từ điểm khởi hành cho đến điểm A tính bằng : \[{s_A} = {{at_A^2} \over 2}\]

Vì vA = a.tA nên suy ra:

\[{s_A} = {{at_A^2} \over 2} = {a \over 2}{\left[ {{{{v_A}} \over a}} \right]^2} = {{v_A^2} \over {2a}} = {{{8^2}} \over {2.2}} = 16[m]\]

Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải Vận dụng trang 22 Vật Lí 10 trong Bài 3: Đơn vị và sai số trong vật lí, lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh biết cách làm bài tập Vật Lí 10.

Vận dụng trang 22 Vật Lí 10: Bảng 3.4 thể hiện kết quả đo khối lượng của một túi trái cây bằng cân đồng hồ. Em hãy xác định sai số tuyệt đối ứng với từng lần đo, sai số tuyệt đối và sai số tương đối của phép đo. Biết sai số dụng cụ là 0,1 kg.

Với lời giải SBT Vật Lí 10 trang 22 chi tiết trong Chủ đề 2: Lực và chuyển động sách Cánh diều giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Vật Lí 10. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Vật Lí lớp 10 Chủ đề 2: Lực và chuyển động

Bài 2.17 trang 22 SBT Vật lí 10: Một vật được treo vào đầu một sợi dây như hình 2.2.

  1. Nêu cách làm để chứng tỏ có lực khác cân bằng với trọng lực đã tác dụng lên vật khi vật được treo đứng yên.
  1. Sợi dây treo quá mảnh, dây đứt. Vật sẽ chuyển động như thế nào? Nhận xét về các lực tác dụng lên vật ngay trước khi biến đổi chuyển động do dây đứt.
  1. Sợi dây treo là dây cao su co giãn tốt. Dùng tay kéo vật mạnh xuống dưới cho dây giãn ra và thả tay. Vật sẽ chuyển động như thế nào? Nhận xét về các lực tác dụng lên vật ngay trước khi thả tay.

Lời giải

  1. Dây cân bằng do có trọng lực tác dụng lên vật cân bằng với lực căng dây. Để chứng tỏ có lực khác cân bằng với trọng lực ta sẽ làm cho dây ngừng tác dụng lên vật [cắt, bỏ dây treo] thì vật chỉ chịu tác dụng của trọng lực nên sẽ rơi xuống.
  1. Dây đứt, vật sẽ rơi xuống. Các lực tác dụng lên vật không cân bằng nên gây ra gia tốc khiến vật đang đứng yên thì chuyển động rơi xuống.
  1. Thả tay, vật sẽ bật lên. Các lực tác dụng lên vật không cân bằng nên gây ra gia tốc khiến vật đang đứng yên thì chuyển động lên trên.

Bài 2.18 trang 22 SBT Vật lí 10: Nêu và giải thích một tình huống trong đó trọng lượng của một vật thay đổi trong khi khối lượng của nó không đổi.

Lời giải

Cùng một vật [khối lượng không đổi], khi ở chân núi có trọng lượng khác với khi ở đỉnh núi do gia tốc rơi tự do thay đổi theo độ cao.

Bài 2.19 trang 22 SBT Vật lí 10: Ước lượng khối lượng và ước tính trọng lượng của mỗi vật sau đây trên bề mặt Trái Đất, lấy g = 10 m/s2:

  1. Một lít nước.
  1. Một quyển vở 120 trang.
  1. Một học sinh lớp 10.
  1. Xe tải loại 20 tấn.

Lời giải

  1. Khối lượng khoảng 1kg, trọng lượng khoảng 10 N.
  1. Khối lượng khoảng 150 g, trọng lượng khoảng 1,5 N.
  1. Khối lượng khoảng 45 kg, trọng lượng khoảng 450 N.
  1. Khối lượng khoảng 20 tấn, trọng lượng khoảng 200 000 N.

Bài 2.20 trang 22 SBT Vật lí 10: Dùng mũi tên biểu diễn các lực sau:

  1. Lực đẩy của nước lên cột mốc phao trên mặt biển.
  1. Lực cản trở chuyển động của khúc gỗ đang được kéo trên mặt đường.
  1. Lực của sợi dây cáp nối giữa xe cứu hộ và ô tô gặp sự cố.
  1. Lực gây khó khăn nếu cầm ô khi đi xe máy.

Lời giải

  1. Lực đẩy Archimedes tác dụng lên cột mốc phao, phương thẳng đứng, hướng lên.

  1. Lực ma sát tác dụng lên khúc gỗ, phương dọc theo mặt đường, ngược chiều chuyển động của khúc gỗ.

  1. Lực căng dây tác dụng lên ô tô được kéo và cả lên xe cứu hộ, phương dọc theo sợi dây, chiều chống lại xu hướng bị kéo giãn của sợi dây.

  1. Lực cản của không khí tác dụng lên cái ô có phương ngang, ngược chiều chuyển động.

Bài 2.21 trang 22 SBT Vật lí 10: Ném một quả bóng tennis lên theo phương thẳng đứng. Biểu diễn các lực tác dụng lên quả bóng khi:

  1. Quả bóng di chuyển lên trên.
  1. Quả bóng rơi ngược trở lại.

Lời giải

Khi quả bóng tennis đang chuyển động, nó chịu tác dụng của hai lực:

- Trọng lực có phương thẳng đứng, luôn hướng xuống cả khi bóng bay lên hay rơi xuống.

- Lực cản của không khí: phương thẳng đứng, ngược chiều chuyển động của quả bóng nên sẽ hướng xuống khi quả bóng bay lên và sẽ hướng lên khi quả bóng rơi xuống.

Chủ Đề