Bài thơ một đời người một rừng cây

Trong cuộc đời con người ai cũng phải trải qua những cay đắng ngọt bùi, những gian khổ vất vả. Nhưng chính những điều tưởng như vô cùng gian khó đó chính là bước đệm để cho chúng ta hướng đến những điều tốt đẹp. Thế nên hãy mỉm cười mà đón nhận nó bằng một tư thế hiên ngang và dũng cảm nhất. Như trong lời bài hát một đời người một rừng cây nhạc sĩ Trần Long Ẩn đã từng viết:

“ Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ dành phần aiAi cũng một thời trẻ trai, cũng từng nghĩ về đời mìnhPhải đâu may nhờ rủi chịu, phải đâu trong đục cũng đành.

Phải không em?... Phải không em?

Chắc hẳn trong số chúng ta dù là lớn bé hay già trẻ ai cũng từng một lần nghe đến những lời ca đó. Nó không chỉ mang đến một giai điệu mượt mà mà còn ẩn sâu trong đó là những ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Nhạc sĩ Trần Long Ẩn muốn nhắn nhủ đến tất cả chúng ta hãy sống lao động hết sức mình để tận hưởng những thành quả ngọt ngào nhất.

Ai sinh ra cũng mong muốn cuộc sống của mình nhàn hạ và thảnh thơi. Chẳng ai muốn mình phải vất vả để làm những điều gian khổ cả. Thế nhưng không phải vì thế mà chúng ta có quyền ỉ lại vào người khác, dồn đẩy những điều khó khăn để người khác gánh. Ai cũng có một tuổi trẻ để cống hiến để làm những điều lớn lao vậy thì hà cớ làm sao chúng ta lại phải đùn đẩy trách nhiệm cho người khác?

Để chạm tay vào được chiến thắng chẳng dễ dàng gì nó đòi hỏi con người phải trải qua rất nhiều những gian nan thử thách những vất vả, khó khăn. Và nếu như không vượt qua được thì chúng ta sẽ chẳng bao giờ biết cảm nhận dư vị của chiến thắng cả. Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng thì ai sẽ là người làm những việc khó khăn? Tuổi trẻ của chúng ta có để làm gì? Há chẳng phải nó qua đi một cách vô nghĩa hay sao?

Con người phải chấp nhận thất bại nhưng không bao giờ được hài lòng với nó. Chấp nhận để chúng ta có thời gian nhìn lại tất cả, để biết mình sai ở đâu và sẽ đứng lên từ đó chứ không phải là chấp nhận rồi mãn nguyện với nó. Đừng bao giờ nói rằng cuộc đời mình là do may rủi bởi chúng ta có quyền thay đổi số phận chứ không phải số phận thay đổi ta. Sướng hay khổ là ở do mình. Cũng giống như Phật dạy “Sướng khổ là do ta”, nếu bạn biết chấp nhận thử thách khó khăn và sẵn sàng vượt qua nó thì sớm muộn thành công cũng đến với bạn. Còn nếu bạn không đủ can đảm vượt qua nó thì bạn mãi mãi là kẻ thất bại và chịu sự sắp đặt của số phận.

Nhạc sĩ Trần Long Ẩn chọn một cách nhắc nhở vô cùng nhẹ nhàng mà sâu lắng. Chúng ta ai cũng có một thời tuổi trẻ, có một thời nông nổi nhưng đầy nhiệt huyết. Và nếu như chúng ta không biết tranh thủ để làm những điều mình muốn, những điều có ích cho cuộc đời thì sẽ đến một ngày chúng ta nhìn lại và hối hận vì nó. Không có một ai có thể đoạt quyền tạo hóa cũng chẳng có ai có thể kéo dài tuổi trẻ cả. Nó đến rồi đi theo một định lí vô cùng hiển nhiên và nếu con người không biết tận dụng để làm điều mình muốn thì quả thực sẽ là một nỗi tiếc nuối cả đời.

Có lẽ trong chúng ta ai cũng có cho mình một ước mơ riêng, nhưng tuổi trẻ thì ai cũng giống ai. Vì thế ngay từ bây giờ chúng ta hãy cố gắng làm những điều mình muốn và thực hiện nó một cách vẹn toàn. Dù có thất bại hay thành công thì bạn cũng sẽ không bao giờ thấy hối tiếc.

Lời bài hát của nhạc sĩ Trần Long Ẩn vẫn còn văng vẳng đâu đây. Nó như một lời nhắc nhở chúng ta hãy đứng dậy chấp nhận thử thách để vươn lên thành những người có ích cho xã hội cho đất nước. Bởi tuổi trẻ sẽ chẳng bao giờ thắm lại lần hai.

Trang Chủ Diễn Đàn > E - CÁC CÂU LẠC BỘ > CLB Học Tập > Học Online >

Xúc cảm từ bài ca “Một đời người - Một rừng cây”

Cập nhật lúc 15:34, Thứ Tư, 12/09/2012 (GMT+7)

Chọn lẽ để sống     

Trong rất nhiều sự lựa chọn mà cuộc đời mỗi con người phải trải qua, có 5 lựa chọn quan trọng nhất sẽ quyết định cả cuộc đời: Chọn lẽ để sống, chọn thầy để học, chọn việc để làm, chọn người để lấy, chọn bạn để chơi. Trong đó, chọn lẽ để sống là  lựa chọn quan trọng bậc nhất, ảnh hưởng tới tất cả những lựa chọn còn lại. Đối với những người trẻ, điều này lại càng có ý nghĩa hơn, bởi họ có cả một tương lai dài đang chờ đợi phía trước. Bài ca Một đời người – Một rừng cây của nhạc sĩ Trần Long Ẩn đã chọn cho chúng ta một lẽ sống.

Tôi nghe bài hát Một đời người, một rừng cây rất nhiều lần, mới đầu chỉ vì yêu thích, nhưng mỗi lần nghe, từng ca từ như ngấm dần, gợi lên nhiều xúc cảm. Khi nghĩ về một đời người tôi thường nhớ về rừng cây/ Khi nghĩ về một rừng cây tôi chợt nhớ về nhiều người. Giai điệu nhẹ nhàng như mở đầu một điều thổ lộ tâm tình, đưa ta vào sự liên tưởng giữa “người” và “cây”, giữa cây và rừng, giữa rừng cây và nhiều người. Trẻ trung như cụm hoa hồng/ Hồn nhiên như ngàn ánh lửa/ Chiều hôm khi gió về. Vẫn là mạch cảm xúc mãnh liệt của con người được sống trong niềm kiêu hãnh của dân tộc độc lập, tự do như cây hồn nhiên được mọc lên giữa rừng, được đùa trong gió chiều. Sự liên tưởng sâu sắc bắt đầu gợi cho ta mối quan hệ giữa cuộc đời mỗi con người với cộng đồng, với dân tộc mình đang sống.

Cây vẫn mọc từ thuở nào trên đồi núi thật cằn khô/ Cây có hiểu vì sao chim thường kéo về làm tổ/ Và em như cụm lan mọc tựa giữa cành cổ thụ già kia. Cây ngàn đời vẫn cắm rễ sâu vào lòng đất cằn khô, miệt mài hút chất dinh dưỡng, cặm cụi hiến mình để dâng cho đời màu xanh của lá, sắc rực rỡ của hoa, làm điểm tựa cho những cụm lan, che chở cho bầy chim về quần tụ, xây tổ. Rồi sinh sôi nảy nở, nương tựa lẫn nhau kết lại thành rừng, làm nên một quần thể sinh thái tràn đầy sức sống, chống chọi với bão giông. Và tôi vẫn nhớ hoài một loài cây sống gần nhau thân mới thẳng/ Có một cây là có rừng và rừng sẽ lên xanh/ Rừng giữ đất quê hương. Lịch sử dựng nước và giữ nước của cha ông ta, của dân tộc ta từ ngàn đời cũng vậy: đoàn kết, thương yêu, đùm bọc lẫn nhau vượt qua gian nan thử thách, anh dũng đối mặt với giặc ngoại xâm, làm nên chiến thắng, bảo vệ giống nòi. Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng gian khổ biết dành phần ai/ Ai cũng một thời trẻ trai, cũng từng nghĩ về đời mình/ Phải đâu may nhờ rủi chịu, phải đâu trong đục cũng đành -  Nếu ai cũng bo bo cho mình thì trách nhiệm cộng đồng sẽ đùn đẩy cho ai. Một câu hỏi rất giản dị như một lời tự vấn, độc thoại, mang triết lý, nhưng người nghe không có cảm giác bị giáo huấn, mà thấm thía cái ý nghĩa sâu sắc về ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân trước cộng đồng, để ai cũng tự nhìn lại chính mình, đối diện với bản thân mình, rồi tự hỏi: Mình là ai? Mình sống để làm gì? Cuộc đời mình sẽ đi về đâu? Mình sẽ dùng cuộc đời mình vào việc gì? Mình đã làm được gì cho những người xung quanh, cho cộng đồng, cho dân tộc. Nhạc sĩ hỏi là để hỏi, nhưng ngay trong chính câu hỏi đã khẳng định câu trả lời, đã chọn ra lẽ sống đẹp đẽ, sống vì mọi người. Ai cũng một thời tuổi trẻ, không đành phận, không sống uổng, sống hèn, sống phí, phải dùng sức trẻ để sống cho ra sống, sống hiến mình và xả thân vì cộng đồng, vì dân tộc. Chân lý thuộc về mọi người, không chịu sống đời nhỏ nhoi/ Xin hát về bạn bè tôi, những người sống vì mọi người/ Ngày đêm canh giữ đất trời, rạng rỡ như rừng mai nở chiều xuân”. Cái “nhỏ nhoi” đó chính là lối sống vị kỷ, là chủ nghĩa cá nhân. Thế hệ đi trước đã không chịu sống đời nhỏ nhoi, sẵn sàng hy sinh xương máu, canh giữ đất trời để non sông toàn vẹn, để chúng ta hôm nay xin hát mãi bài ca này về họ…

Bài hát ra đời đã lâu, nhưng đến nay vẫn còn nguyên giá trị, nhất là trong lúc chủ nghĩa cá nhân, lối sống vị kỷ đang có xu hướng trỗi dậy. Ý thức của con người về trách nhiệm của cá nhân trước cộng đồng xã hội như một nền tảng đang sụp lở. Con người đang tìm mọi cách để thu vén cho lợi ích cá nhân mình mà quên đi lợi ích của cộng đồng. Hơn thế nữa, nhiều cá nhân còn làm tổn hại đến lợi ích cộng đồng. Bài ca càng có ý nghĩa lớn lao khi một bộ phận thanh niên đang “lạc điệu” bởi thiếu định hướng nghề nghiệp, sống không có lý tưởng, thiếu ý chí vượt khó vươn lên, thất học, chạy theo lối sống không lành mạnh, coi trọng giá trị vật chất, coi thường kỷ cương pháp luật và các giá trị đạo lý, nhân văn, sống buông thả, sa vào tệ nạn xã hội… Để cho lẽ sống đẹp đẽ trong bài ca được lan tỏa, nhiều phong trào của tuổi trẻ không chỉ là khẩu hiệu, mà phải biến khẩu hiệu thành hành động cụ thể: “tình nguyện vì cộng đồng”, “chung tay xây dựng nông thôn mới”, “thi đua học tập, sáng tạo, lập thân, lập nghiệp”, “xung kích bảo vệ Tổ quốc”. Hình thành nên một thế hệ trẻ “không chịu sống đời nhỏ nhoi” nối bước cha anh “sống vì mọi người”, mang trong mình khát vọng lớn lao đưa đất nước mau chóng thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu; biết cống hiến và hy sinh, làm chủ vận mệnh dân tộc, đưa đất nước tiến nhanh trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập và phát triển.

QUỲNH UYỂN

,

Chào các bạn,

Bài thơ một đời người một rừng cây

Trần Long Ẩn còn có bút danh là Đoàn Công Nhân. Ông tốt nghiệp Đại học Văn khoa Sài Gòn.

Trước năm 1975, trong lúc đời sống tại các đô thị miền Nam bị xáo trộn vì cuộc Chiến tranh Việt Nam, nhiều phong trào ca nhạc của sinh viên học sinh Sài Gòn đã phát khởi như “Phong trào Du ca Việt Nam”, “Phong trào Hát cho đồng bào tôi nghe”, như một cách nói lên tiếng nói của thanh niên lúc đó kháo khát tìm về cội nguồn và ước mơ hòa bình.

Trần Long Ẩn nổi lên như là một nhạc sĩ của phong trào “Hát cho đồng bào tôi nghe” với bài Người mẹ Bàn cờ (thơ Nguyễn Kim Ngân) và một số ca khúc khác. Ông kể lại: “Cuối năm 1970 khi tôi viết một số bài hát Người mẹ Bàn Cờ, Người cha bến tàu, Đi về mới có hoa lục bình, Chim gọi đàn chim tung cánh trắng… đã được các nữ sinh viên Đại học Văn khoa Sài Gòn hát rất hay”. Sau đó, ông ra Bắc và tu nghiệp sáng tác tại Nhạc viện Hà Nội.

Ông đã tự giới thiệu rất thành công những ca khúc của riêng ông trên sân khấu cho sinh viên và cho các thính giả trẻ. Một số tác phẩm tiêu biểu: Trên mảnh đất tình người, Đi qua vùng cỏ non, Một đời người một rừng cây, Đàn sáo Hậu Giang, Đêm thành phố đầy sao, Xin làm người hát rong, Tiếng hát từ ánh lửa mặt trời,…
( Theo Wikipedia)

Một đời người, một rừng cây là một trong số những bài hát mình vô cùng yêu thích, đặc biệt là câu chữ và ý nghĩa của bài. Khi còn nhỏ, mình vẫn thường hay lắng nghe bài hát này nhưng chưa hiểu được hết ý tứ sâu sắc mà tác giả muốn gửi gắm, đôi lúc lời bài hát khiến mình cảm thấy như một sự trách móc nhẹ nhàng “Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ dành phần ai?” nhưng có đôi lúc mình lại nhận thấy ẩn chứa sự khuyến khích cho những hi sinh, can đảm để lao vào cuộc đời đầy gian khó, để sống một cách đầy ý nghĩa.

Hình như trong cuộc đời, chẳng bao giờ ta thiếu những giây phút mà ở đó ta nhìn thấy mình bị kiệt sức trên một chặng đường dài, hay thậm chí là mất phương hướng chưa biết đi về đâu. Những lúc như vậy, bạn nhớ nhé là “Chân lí thuộc về mọi người không chịu sống đời nhỏ nhoi”.

Và dù cuộc đời có ra sao hay như thế nào thì bạn hãy tin rằng sau những ngày giông bão bạn sẽ có những ngày “rạng rỡ như rừng mai nở”.

Chúc các bạn một ngày nhiều ý chí.

7/11/2013

Đỗ Hồng Thuận

    Một đời người một rừng cây

    Sáng tác: Trần Long Ẩn

    Khi nghĩ về một đời người, tôi thường nhớ về rừng cây Khi nghĩ về một rừng cây, tôi thường nhớ về nhiều người Trẻ trung như cụm hoa hồng

    Hồn nhiên như là ánh lửa chiều hôm khi gió về