Bài văn bè rau muống của băng sơn năm 2024

Bài đọc hiểu "Chiều ngoại ô" tiếng Việt lớp 4 giúp em biết trân trọng những kỉ niệm đẹp vui đùa bên lũ bạn. Cùng với đó là những kiến thức bổ ích của cuộc sống làng quê bình yên. Để học tốt tiếng Việt con tham gia các khóa học tại vuihoc.vn nhé.

1 | 1 Em đoán nhà văn Băng Sơn dùng từ nào trong ngoặc đơn khi viết bài văn miêu tả "Bè rau muống”. Hãy điền từ đó vào chỗ trống. Làng quê Việt Nam thường nhiều ao hồ. Trên mặt nước ao thường là [bập bềnh, trôi nổi], có cây tre hoặc DADO những bè rau muống, cây nửa buộc thành khung. Mỗ ...

Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải Tiếng Việt lớp 4 Viết: Viết đoạn mở bài cho bài văn miêu tả trang 23, 24 sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 4 Tập 2.

  • Đọc: Trong ánh bình minh trang 21, 22
  • Luyện từ và câu: Luyện tập về chủ ngữ trang 22, 23

Viết đoạn mở bài cho bài văn miêu tả trang 23, 24 lớp 4 - Chân trời sáng tạo

Câu 1 trang 23 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Xếp các đoạn mở bài dưới đây vào hai nhóm:

1. Có những cây mùa nào cũng đẹp như cây bàng.

Đoàn Giỏi

2. Phố nhà em ở có trồng rất nhiều cây xanh: phượng, lộc vừng, xà cừ,... Mỗi cây có một vẻ đẹp riêng. Nhưng em ấn tượng nhất với cây bàng già ở góc phố.

Minh Trung

3. Sầu riêng là loại trái quý của miền Nam.

Mai Văn Tạo

4. Làng quê Việt Nam thường nhiều ao hồ. Vươn ra trên ao là giàn mướp hoa vàng, giàn bí hoa trắng, giàn đỗ ván hoa tím. Còn trên mặt nước ao, hoặc con ngoài rìa làng thường là những bè rau muống bập bênh.

Băng Sơn

Trả lời:

Mở bài trực tiếp: 1, 3

Mở bài gián tiếp: 2, 4

Câu 2 trang 24 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Viết đoạn mở bài cho bài văn tả một cây bóng mát được trồng ở trường hoặc nơi em ở

  1. Mở bài trực tiếp

Tên cây, vị trí trồng,...

  1. Mở bài gián tiếp

Sự vật, hiện tượng có liên quan -> cây chọn tả.

Trả lời:

  1. Ở giữa sân trường em có trồng một cây bàng lúc nào cũng sum suê bóng mát.
  1. Tuổi học trò có lẽ là tuổi hồn nhiên, đẹp đẽ, trong sáng đơn thuần nhất trong cuộc đời mỗi con người. Cùng với âm thanh quen thuộc của tiếng ve, sắc đỏ rực rỡ của những chùm phượng vĩ thì cây bàng chính là hình ảnh quen thuộc, gắn liền sâu sắc với ký ức thời áo trắng thơ ngây.

* Vận dụng

Câu hỏi trang 24 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Nói 2 - 3 câu về cảnh bình minh, trong đó có sử dụng biện pháp nhân hóa

Trả lời: Buổi sớm bình minh thật đẹp biết bao. Ông mặt trời thức dậy, nở một nụ cười thật tươi chào vạn vật dưới mặt đất.

Ẩm thực Hà Nội bên cạnh hàng trăm món ăn tinh tế, cầu kỳ đi vào rất nhiều trang viết của các nhà thơ, nhà văn nổi tiếng, có một thứ thật dân dã, bình dị mà vẫn lặng thầm thể hiện đầy đủ những nét riêng biệt của hương vị và phong cách Hà Nội, đó chính là rau muống bè.

Đi qua mùa đông sang mùa hạ

Nó đặc biệt và khác với các loại rau muống của các vùng quê khác ngay từ cách trồng, hái. Để có được thứ rau đặc biệt ấy, người ta phải tuyển chọn dây rau già to khỏe làm sơ giống. Những ngày đông sương muối, lạnh buốt giá, rau bắt đầu lụi đi, người ta mang những sơ rau đã chọn, ủ thành đống và che đậy cẩn thận. Khi đống rau giống đã trút hết những lá vàng trở thành một đống dây màu nâu thẫm cằn cỗi, ấy cũng là lúc những ngày buốt rét, lạnh giá nhất đã qua. Người ta chuyển những dây rau cằn cỗi ấy xuống thuyền rồi rải đều nó trên mặt nước ở sông, đầm ao, hồ rồi dùng những cây tre nứa cắm sâu xuống và buộc chặt vào những cây thả nổi, chia mặt nước thành những ô vuông để định vị cho sơ rau không trôi dạt, không co cụm mà trải đều trên mặt nước. Chừng chục ngày sau, từ những dây sơ cằn cỗi ấy các mầm rau bắt đầu nảy chồi. Tháng tư - đầu hạ, khi mưa rào đầu mùa bắt đầu lộp độp rơi, như một phép màu, những bè rau đua nhau nảy mầm xanh. Và khi hoa phượng le lói đỏ trong tán lá thì những bè rau muống đã trổ lên xanh biếc.

Ngày trước, cả vùng Định Công, Thanh Trì, Khương Thượng, Láng, Hào Nam…và cả con sông Tô Lịch khi còn xanh trong, chưa thành cống nước thải như bây giờ cũng mướt mải một màu xanh của rau muống. Vào những đêm mưa đầu mùa dai dẳng, khi trời bắt đầu tang tảng, những người hái rau muống bắt đầu đẩy chiếc thuyền nan nhỏ xuống nước. Chiếc thuyền nan nhỏ xíu, họ ngồi lệch về một đầu, còn đầu kia để xếp rau. Họ bám vào bè rau muống, thoăn thoắt hái bằng cả hai tay. Những ngọn rau muống xanh non, giòn sật. Những mớ rau muống cứ chất đầy dần, con thuyền nhỏ lệch hẳn về một phía.

avatar.aspx.jpg]

Lứa rau đầu tiên được gọi là rau sơ mới. Đây là loại rau ngon nhất, ngọn rau mỏng, non búng, mỡ màng, thân mềm, khi ngắt phát ra tiếng kêu tanh tách. Thường sau khi hái lứa sơ mới khoảng chừng 5 - 6 ngày là đến lứa sơ hai. Rau sơ hai ngọn nhỏ hơn và cũng đã kém mỡ màng hơn so với rau sơ mới, nhưng xào ăn lại rất ngon. Người làm rau muống bè tuy chẳng phải lo việc bón phân, tưới nước cho rau nhưng lại vất vả ở khâu ủ và rải sơ. Rau sơ không giống như rau ruộng, có thể trồng một lần rồi hái được nhiều lứa hoặc cả vụ. Sơ rau khi hái hết lứa thứ hai, cùng lắm đến lứa thứ ba là phải bỏ đi để thay lứa sơ khác. Rau muống bè bao giờ cũng đắt hàng, đứng đầu trong sự lựa chọn của những người nội chợ đảm đang và giá của nó thường đắt gấp 2 - 3 lần rau muống trồng ở ruộng hay trên cạn.

Dân dã nhưng thể hiện sự tinh tế

Rau muống dù chỉ là món ăn dân dã, bình dị nhưng trong cách nấu nướng cũng đã thể hiện được hết cái tài khéo, tinh tế của người Hà Nội. Từ cách rửa rau đến cách chế biến thành nhiều món ăn khác nhau đều thể hiện những nét riêng và sự tinh tế ấy. Rau muống bè vì ngọn rau rất ngon, rất mềm nên khi rửa không được quấy mạnh làm nát hết rau, chỉ cho chừng vài ngọn rau một, khỏa qua, khỏa lại, như thế rau mới sạch bèo mà không bị nát. Cái đặc biệt của rau muống bè là rất mau chín, khi rau sôi chỉ lật qua lật lại là tới độ chín, quá lửa rau sẽ nồng, ăn mất ngon. Xoong, nồi để luộc rau, thậm chí cả đôi đũa để trở rau cũng phải sạch sẽ và tuyệt đối không được dính mỡ. Lửa phải để to, khi nước sôi, bỏ một chút muối rồi mới thả rau vào luộc, có như thế rau mới xanh, nước luộc rau mới trong vắt một màu vàng nhạt, trông thật mát mắt. Rau vớt ra được tãi đều ra rổ rồi mới xếp gọn vào đĩa, như vậy khi ăn rau mới không bị soắn xuýt, rối bời.

Rau muống luộc có thể chấm với tương Bần nhưng người Hà Nội ưa chấm rau muống với nước mắm ngon pha tỏi ớt và vắt thêm chanh. Vào những ngày hè, mâm cơm dọn lên có đĩa rau muống luộc xanh mướt, bát nước mắm vàng au, nổi màu trắng nõn của tép tỏi, màu đỏ tươi của lát ớt, thơm mát mùi chanh cùng bát nước rau trong vắt dầm vài quả sấu non chua dịu, ánh lên một màu vàng nhạt đã thấy dịu đi cái oi nồng, nóng nực. Thêm vào đó, một bát cà pháo muối trắng phau, đĩa tép rang đỏ au, đã nghe vị giác trào lên sự thèm muốn.

Luộc là cách ăn chủ yếu, nhưng rau muống còn được chế biến thành nhiều món khác nữa như: Xào với tỏi, làm nộm chua ngọt rắc chút vừng lạc, thêm ít lá kinh giới là đã được một món ăn rất dễ chịu cho mùa hè, cũng có thể nấu canh cua khoai sọ, thêm chút rau rút cho dậy mùi hoặc chẻ nhỏ ăn sống cùng bún riêu cua, riêu ốc… Đó đều là món ăn rất được người Hà Nội ưa chuộng.

Những bè rau muống xanh đan kín lòng sông, mặt hồ, chắt chiu nhuần nhị cho hương vị đậm đà hơn, những bữa ăn ngon miệng hơn. Và rau muống bè cũng đã trở thành một thứ đặc sản đọng trong nỗi nhớ của những người từng đến, từng sống ở Hà Nội. Để rồi, có lúc nào đó, khi xa lại khắc khoải nhớ về: “Anh đi anh nhớ quê nhà/ Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương”.

Chủ Đề