Bạn H cho rằng: pháp luật chỉ là phương tiện để nhà nước quản lí xã hội nhân định này xuất phát từ

Câu 1: Pháp luật là hệ thống

A. qui định chung do quốc hội ban hành.

B. quy tắc ứng xử cơ bản do nhà nước ban hành.

C. các qui tắc xử sự chung do nhà nước ban hành.

D. chuẩn mực chung do nhà nước ban hành.

Câu 2: Pháp luật do nhà nước ta ban hành thể hiện ý chí, nhu cầu lợi ích của

A. giai cấp công nhân.

B. đa số nhân dân lao động.

C. giai cấp vô sản.

D. Đảng Cộng sản Việt Nam.

Câu 3: Không có pháp luật xã hội sẽ không có

A. dân chủ và hạnh phúc.

B. trật tự và ổn định.

C. hòa bình và dân chủ.

D. sức mạnh và quyền lực.

Câu 4: Các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành phù hợp với

A. ý chí của giai cấp cầm quyền.

B. nguyện vọng của nhân dân.

C. các quy phạm đạo đức.

D. mọi tầng lớp nhân dân.

Câu 5: Nội dung cơ bản của pháp luật bao gồm các quy định về

A. chuẩn mực đời sống tinh thầncủa con người.

B. những việc được pháp luật cho phép làm.

C. việc được làm, việc phải làm, việc không được làm.

D. nghĩa vụ mà pháp luật quy định phải làm.

Câu 6: Trong các văn bản quy phạm pháp luật sau, văn bản nào có hiệu lực pháp lí cao nhất?

A. Hiến pháp.

B. Nghị quyết.

C. Pháp lệnh.

D. Luật.

Câu 7: Một trong những đặc điểm để phân biệt pháp luật với quy phạm đạo đức là pháp luật có tính

A. quyền lực, bắt buộc chung.

B. quần chúng rộng rãi.

C. quy định phổ biến.

D. quy luật phổ biến.

Câu 8: Tổ chức duy nhất có quyền ban hành pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật là

A. Chính phủ.

B. Quốc hội.

C. Ủy ban nhân dân.

D. Nhà nước.

Câu 9: Pháp luật có vai trò như thế nào đối với công dân?

A. Bảo vệ quyền tự do tuyệt đối của công dân.

B. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

C. Bảo vệ mọi lợi ích của công dân.

D. Bảo vệ mọi nhu cầu của công dân.

Câu 10: Nội dung của pháp luật được quy định bởi quan hệ nào?

A. Quan hệ xã hội.

B. Quan hệ đạo đức.

C. Quan hệ kinh tế.

D. Quan hệ chính trị.

Câu 11: Luật Hôn nhân và gia đình 2014 nước ta khẳng định “cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con”. Theo đặc trưng tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức của pháp luật thì điều này phù hợp với

A. quy tắc xử sự trong đời sống xã hội.

B. chuẩn mực đời sống tình cảm của con người.

C. nguyện vọng của mọi công dân.

D. quy định của Hiến pháp 2013.

Câu 12: Pháp luật không điều chỉnh quan hệ xã hội nào dưới đây?

A. Quan hệ hôn nhân – gia đình.

B. Quan hệ kinh tế.

C. Quan hệ về tình yêu nam – nữ.    

D. Quan hệ lao động.

Câu 13: Phát biểu nào sau đây là đúng nhất khi nói về bản chất của pháp luật?

A. Pháp luật mang bản chất của giai cấp thống trị.

B. Pháp luật mang bản chất giai cấp và bản chất xã hội.

C. Pháp luật mang bản chất của giai cấp công nhân.

D. Pháp luật mang bản chất của giai cấp cầm quyền.

Câu 14: Các giá trị đạo đức khi trở thành nội dung của quy phạm pháp luật thì được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng

A. sức mạnh quyền lực nhà nước.    

B. các công cụ cưỡng chế, bạo lực.

C. biện pháp cưỡng chế thi hành.

D. niềm tin và ý thức tự giác của nhân dân.

Câu 15: Nhà nước chỉ phát huy được quyền lực của mình khi

A. thường xuyên kiểm tra, xử phạt nghiêm minh.

B. thành lập nhiều uỷ ban kiểm tra trung ương.

C. giao cho Bộ công an thực  thi pháp luật.

 D.ban hành và tổ chức thực hiện pháp luật.

Câu 16: Khi quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại, công dân cần dựa vào đâu để được bảo vệ?

A. Quyền khiếu nại, tố cáo.

B. Pháp luật.

C. Các mối quen biết.

D. Các giá trị về đạo đức.

Câu 17: Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ

A. lợi ích kinh tế của mình.

B. quyền và nghĩa vụ của mình.

C. các quyền của mình.

D. quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Câu 18: Quản lí bằng pháp luật là phương pháp quản lí

A. hữu hiệu và phức tạp nhất.

B. dân chủ và hiệu quả nhất.

C. hiệu quả và khó khăn nhất.

D. dân chủ và cứng rắn nhất.

Câu 19: Điều nào sau đây không đúng khi nói về các đặc trưng của pháp luật?

A. Tính quy phạm phổ biến.

B. Tính thời sự, hiện đại và hiệu quả.

C. Tính quyền lực bắt buộc chung.

D. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

Câu 20: Phương tiện hữu hiệu nhất để Nhà nước quản lý xã hội là

A. kế hoạch.

B. pháp luật.  

C. tổ chức.

D. giáo dục.

Câu 21: Giá trị công bằng, bình đẳng của pháp luật được tạo nên bởi

A. tính kỉ luật, bắt buộc.

B. tính răn đe, giáo dục.

C. tính quy phạm phổ biến.

D. tính chặt chẽ về mặt hình thức.

Câu 22: Pháp luật bắt nguồn từ xã hội, do các thành viên trong xã hội thực hiện, vì sự phát triển của xã hội nên pháp luật mang bản chất

A. công dân.

B. giai cấp.

C. xã hội.  

D. tập thể.

Câu 23: Trong việc điều chỉnh hành vi con người, pháp luật khác đạo đức ở điểm nào dưới đây?

A. Do con người đặt ra.

B. Thay đổi hành vi.

C. Bắt buộc thực hiện.

D. Xuất phát từ đời sống.

Câu 24: Một trong những đặc trưng cơ bản của pháp luật là

A. tính văn hóa truyền thống dân tộc.

B. phương tiện để nhà nước quản lí xã hội.

B. tính đa dạng trong hình thức thể hiện.

D. tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

Câu 25: Pháp luật là phương tiên để nhà nước

A. quản lý xã hội.

B.  phục vụ lợi ích của mình.

C. phát huy quyền lực chính trị.

D. kiểm soát hoạt động của mỗi công dân.

Câu 26: Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ thể hiện mối quan hệ nào dưới đây?

A. Pháp luật với đạo đức.

B. Pháp luật với cộng đồng.

C. Pháp luật với xã hội.

D. Pháp luật với gia đình.

Câu 27: Người không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường vi phạm quy định về trật tự an toàn giao thông thì bị xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ là nói đến đặc trưng nào của pháp luật?

A. Tính quy phạm phổ biến.

B. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

C. Tính quyền lực bắt buộc chung.

D. Tính kỉ luật, trật tự, bắt buộc.

Câu 28: Trong các văn bản dưới đây văn bản nào là quy phạm pháp luật?

A. Nội quy trường THPT Nguyễn Văn Huyên.

B. Điều lệ Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.

C. Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

D. Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam.

Câu 29: Có nhiều quy định của pháp luật rất gần gũi với với cuộc sống đời thường, nhất là trong lĩnh vực hôn nhân, gia đình, giao thông đường bộ, bảo vệ môi trường…Quy định này nói về bản chất nào của pháp luật?

A. Bản chất giai cấp.

B. Bản chất xã hội.

C. Bản chất đời thường.

D. Bản chất cầm quyền.

Câu 30: Do thực trạng tai nạn giao thông ngày càng gia tăng, Nhà nước đã quy định xử phạt hành chính đối với những người không đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe đạp điện, xe máy điện. Điều này thể hiện bản chất nào dưới đây của pháp luật?

A. Giai cấp.

B. Xã hội.   

C. Chính trị.

D. Kinh tế.

Câu 31: Quy định nào dưới đây là quy phạm pháp luật?

A. Học sinh phải mặc đồng phục của nhà trường khi tới lớp.

B. Qui định của Hội liên hiệp phụ nữ.

C. Công dân phải trung thành với Tổ quốc.

D. Qui định của Đoàn thanh niên.

Câu 32: Theo quy định người ngồi trên xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, khi phát hiện bị phạt hành chính, điều này thể hiện

A. tính quy phạm phổ biến.

B. tính quyền lực bắt buộc chung.

C. tính xác định chặt chẽ về hình thức.

D. tính xác định chặt chẽ về nội dung.

Câu 33: Vì sao Nhà nước phải quản lí xã hội bằng  pháp luật?

A. Để quản lí một cách phù hợp nhất.

B. Để quản lí dân chủ và hiệu quả nhất.

B. Để đất nước ngày càng tự do.

D. Để đất nước ngày càng giàu mạnh.

Câu 34: Quá trình xây dựng pháp luật, Nhà nước luôn đưa những quy phạm đạo đức có tính phổ biến phù hợp với sự phát triển và tiến bộ của xã hội vào quy phạm pháp luật. Đặc trưng này thể hiện mối quan hệ giữa pháp luật với yếu tố nào?

A. Kinh tế.

B. Chính trị.

C. Đạo đức.    

D. Xã hội.

Câu 35: Trong thời gian nghỉ thai sản, chị M bị công ty N ra quyết định nghỉ việc. Chị M đã làm đơn khiếu nại quyết định trên. Trong trường hợp này pháp luật đã

A. giúp chị M bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.

B. thể hiện bản chất giai cấp.

C. gây ra rắc rối cho công ty N.

D. bảo vệ hoạt động cho công ty N.

Câu 36: “…Bao nhiêu lợi ích đều vì dân, bao nhiêu quyền hạn đều của dân…Chính quyền từ xã đến chính phủ trung ương đều do dân cử ra…” [Hồ Chí Minh toàn tập, nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t.5,tr.698] đã thể hiện bản chất gì của pháp luật?

A. Giai cấp.

C. Chính trị.

B. Xã hội.

D. Văn hóa.

Câu 37: Cảnh sát giao thông xử phạt hành chính người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm. Quy định này thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

A. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.

B. Tính quy phạm phổ biến.

C. Tính xác định chặt chẽ về nội dung.

D. Tính quyền lực, bắt buộc chung.

Câu 38: Trên cơ sở quy định pháp luật về trật tự đô thị, đội trật tự đô thị của phường X đã yêu cầu mọi người không được bán hàng trên vỉa hè để đảm bảo văn minh đô thị. Trong trường hợp này, pháp luật đã thể hiện vai trò là

A. hình thức cưỡng chế người vi phạm.

B. công cụ quản lí đô thị hiệu quả.

C. phương tiện để nhà nước quản lí xã hội.

D. phương tiện để đảm bảo trật tự đường phố.

Câu 39: Pháp luật quy định không được làm nhà trên đất vườn, thể hiện đặc trưng nào?

A. Tính quy phạm phổ biến.

B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.

C. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.

D. Tính giai cấp và xã hội.

Câu 40: Tất cả mọi cá nhân, tổ chức phải xử sự theo khuân mẫu được pháp luật quy định. Điều đó thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

A. Tính quy phạm phổ biến.

B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.

C. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.

D. Tính giai cấp và xã hội.

Câu 41: K điều khiển xe mô tô đi vào đường cấm nên đã bị cảnh sát giao thông lập biên bản xử phạt. Việc xử phạt của cảnh sát giao thông thể hiện vai trò nào dưới đây của pháp luật?

A. Giáo dục chung.

B. Răn đe người khác.

C. Tổ chức xã hội.

D. Quản lí xã hội.

Câu 42: Luật Hôn nhân và gia đình quy định. Nữ từ đủ 18t trở lên, nam từ đủ 20t trở lên mới được kết hôn. Quy định này thể hiện đặc trưng nào của pháp luật?

A. Tính quy phạm phổ biến.

B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.

C. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.

D. Tính thực tiễn xã hội.

Câu 43: Anh H bị đình chỉ công tác vì đã kí và đã cấp giấy chứng nhận kết hôn cho B khi biết rõ B chưa đủ tuổi đăng kí kết hôn. Việc anh H bị đình chỉ công tác thể hiện tính

A. quy phạm phổ biến của pháp luật.

B. quyền lực bắt buộc chung của pháp luật.

C. tính xác định chặt chẽ về hình thức của pháp luật.

D. chính xác của pháp luật.

Câu 44: Bạn H cho rằng “Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lý xã hội”, nhận định này xuất phát từ

A. bản chất của pháp luật.

B. đặc trưng của pháp luật.

C. vai trò của pháp luật.

D. chức năng cuả pháp luật.

Câu 45: Cơ sở sản xuất giấy X bị cán bộ môi trường lập biên bản đình chỉ hoạt động vì không áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường theo đúng qui định. Trong trường hợp này, cán bộ môi trường đã sử vai trò nào của pháp luật?

A. Tổ chức đời sông.

B. Quản lí xã hội.

C. Quản lí đời sống.

D. Tổ chức xã hội.

Câu 46: Bức tường nhà chị H bị hỏng nặng do anh Đ [hàng xóm] xây nhà mới. Sau khi được trao đổi quy định của pháp luật về trách nhiệm của người xây dựng công trình, anh Đ đã cho xây mới lại bức tường nhà chị H. Trong trường hợp này pháp luật thể hiện vai trò nào dưới đây?

A. Là phương tiện để nhà nước quản lý xã hội.

B. Là phương tiện để nhà nước phát huy quyền lực.

C. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

D. Bảo vệ các quyền tự do cơ bản của công dân.

Câu 47: Bạn M hỏi bạn A, tại sao tất cả các quy định trong Luật Hôn nhân và gia đình đều phù hợp với quy định “mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật” trong Hiến Pháp? Em sẽ sử dụng đặc trưng nào của pháp luật dưới đây để giải thích cho bạn M?

A. Tính quy phạm phổ biến.

B. Tính quyền lực.

C. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.

D. Tính bắt buộc chung.

Câu 48: Ông A đã đưa hối lộ cho anh B [cán bộ hải quan] để hàng hóa của mình nhập khẩu nhanh mà không cần làm thủ tục hải quan mất nhiều thời gian. Phát hiện hành vi đưa hối lộ và nhận hối lộ của A và B, K đã yêu cầu A phải đưa cho mình một khoản tiền nếu không sẽ đi tố cáo A và B. A đã đưa một khoản tiền cho K để mọi chuyện được yên. Y bạn của K biết chuyện K nhận tiền của A đã đi kể lại với vợ của K. Trong tình huống này những ai có hành vi vi phạm pháp luật và đạo đức?

A. A và B.

B. K và A

C. K, A, và B.  

D. B và K.

Câu 49: H hỏi các bạn của mình; giả sử các bạn có anh trai đang đi làm mà bị xa thải không đúng pháp luật các bạn sẽ làm gì? M nói mình sẽ làm đơn khiếu nại lên giám đốc công ty. Y nghe thế liền hỏi bạn dựa vào đâu mà đòi đi khiếu lại? theo tớ pháp luật cho phép công dân tự do lựa chọn, tìm kiếm việc làm nên anh bạn H đi tìm việc khác là xong. M chưa kịp trả lời Y thì K đứng cạnh lên tiếng rằng dựa vào pháp luật. Trong tình huống này những bạn nào đã dựa trên vai trò của pháp luật để bảo vệ quyền của công dân?

A. M và Y.

B. Y và H.

C. M và K.  

D. K và Y.

Câu 50: A mượn xe máy của bạn về quê chơi, em của A là Q đã lấy xe của A mượn trở bạn gái đi chơi và gây tai nạn cho người đi đường. Q cùng bạn gái ngay sau khi gây tai nạn đã bỏ trốn. T đi qua thấy người bị tai nạn nằm dưới vệ đường đã lấy điện thoại quay sau đó bỏ đi không giúp người bị tai nạn. Người bị tai nạn đã chết vì không được đưa đi cứu chữa kịp thời vì bị mất máu nhiều. Những ai có hành vi vi phạm pháp luật và vi phạm đạo đức?

A. Q và bạn gái Q.

B. A, Q và T.

C. A và T.

D. Q, bạn gái Q và T.

Câu 51: Tại trường THPT H, thấy bạn K đang hút thuốc trong khuân viên trường học, G là bạn của K đã xin K cho mình hút cùng, K không cho nên G đã có thái độ không tốt với K,  L và T là bạn của K thấy vậy đã đánh G. Trong trường hợp này những ai đã vi phạm pháp luật?

A. G, K, L.

B. K, L, T.      

C. G, K, T.

D. K, L.

Câu 52: Trên đường mang thực phẩm bẩn đi tiêu thụ A đã bị quản lý thị trường giữ lại, lập biên bản xử lí. Thấy vậy X nói quản lý thị trường lập biên bản xử lý A là thể hiện tính quy phạm phổ biến, B đứng cạnh X cho rằng quản lý thị trường lập biên bản xử lý A là thể hiện tính quyền lực bắt buộc chung của pháp luật, Y nghe được liền nói đó là tính quyền lực bắt buộc chung và tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức của pháp luật. Trong tình huống này quan điểm của ai đúng?

A. B và Y.

B. Chỉ B đúng.     

C. X và B

D. X và Y.

Câu 53: Bạn M hỏi các bạn trong lớp, tại sao tất cả các quy định trong Luật Hôn nhân và gia đình đều phù hợp với quy định “mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật” trong Hiến Pháp? A nói là do tính quy phạm phổ biến quy định; C, D cho rằng đó là tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức; N, L bảo là do tính quyền lực bắt buộc chung. Những ai đã trả lời đúng câu hỏi của M?

A. Bạn A, C, D.

B. Bạn N, L.

C. Bạn C, D.   

D. Bạn M, A.

Câu 54: Hiến pháp quy định “Công dân có quyền và nghĩa vụ học tập”. Phù hợp với Hiến pháp, Luật Giáo dục khẳng định quy định chung: “Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, nam nữ, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập”. Sự phù hợp của Luật giáo dục với Hiến pháp thể hiện đặc trưng nào của pháp luật?

A. Quy phạm phổ biến.

B. Xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

C. Quyền lực, bắt buộc chung.

D. Quy phạm pháp luật.

Câu 55: Khi nói về bản chất của pháp luật, anh K khẳng định pháp luật luôn thể hiện ý chí của giai cấp cầm quyền mà Nhà nước là đại diện. Nhưng chị H và chị X đều phản đối vì cho rằng điều này chỉ đúng trong các nhà nước trước đây chứ ở nước ta thì không đúng. Chị N đồng ý với anh K nhưng anh Đ nói thêm, pháp luật bắt nguồn từ đời sống xã hội nên nó mang bản chất xã hội. Những ai dưới đây đã hiểu đúng về bản chất của pháp luật?

A. Anh K, anh Đ và chị N.

B. Chị H, chị X và anh Đ.

C. Anh K và chị N.

D. Chị H và chị X.

Câu 56: Trong giờ học Giáo dục công dân, cô giáo yêu cầu cả lớp 12A thảo luận về bản chất giai cấp của pháp luật. Mỗi bạn có một ý kiến khác nhau, H cho rằng: “Pháp luật chỉ phục vụ cho lợi ích của giai cấp cầm quyền”. V nói: “Pháp luật Việt Nam chỉ phục vụ cho lợi ích của giai cấp công nhân”. L lên tiếng: “Pháp luật của bất kì nhà nước nào cũng bảo vệ cho lợi ích của nhân dân lao động”. K cũng nêu ý kiến: “Bản chất giai cấp là biểu hiện chung của bất kì kiểu pháp luật nào, tuy nhiên, mỗi kiểu pháp luật lại có biểu hiện riêng của nó”. Những ai dưới đây đã hiểu không đúng về bản chất giai cấp của pháp luật?

A. H, V và K.

B. H và K.

C. H, V và L.      

D. L và K.

Câu 57: Công trình xây dựng K không tuân thủ các quy định về an toàn lao động nên đã để xảy ra vụ thanh sắt rơi, làm một người phụ nữ đang đi đường tử vong. Cơ quan Cảnh sát điều tra quận X, nơi xảy ra vụ tai nạn trên đã khởi tố hình sự đối với chủ đầu tư công trình K. Việc làm này của Cảnh sát quận X đã thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

A. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.

B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.

C. Tính giáo dục của pháp luật.

D. Tính quy phạm phổ biến.

Câu 58: Hiện nay, tại các thành phố lớn, không ít người đi bộ bất chấp quy tắc giao thông, ngang nhiên đi lên đường cao tốc, băng qua đường, đi xuống lòng đường, gây ra nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng. Từ thực tế trên, pháp luật có quy định tăng mức xử phạt đối với người đi bộ nếu vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ. Quy định này thể hiện bản chất nào dưới đây của pháp luật?

A. Bản chất chính trị.

B. Bản chất xã hội.

C. Bản chất giai cấp.

D. Bản chất văn hóa.

Câu 59: Để xử lí người có hành vi xâm phạm đến lợi ích của giai cấp cầm quyền, nhà nước sử dụng quyền lực có tính cưỡng chế để buộc người vi phạm phải chấm dứt việc làm trái pháp luật thể hiện nội dung nào dưới đây của pháp luật?

A. Vai trò của pháp luật.

B. Chức năng của pháp luật.

C. Đặc trưng của pháp luật.

D. Bản chất của pháp luật.

Câu 60: Pháp luật và đạo đức đều tập trung vào việc điều chỉnh để hướng tới các giá trị xã hội

A. giống nhau.

B. bằng nhau.

C. khác nhau.

D. ngang nhau.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề