Ban ngày trẻ sơ sinh ngủ có nên de đèn

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Quốc Ánh - Bác sĩ Nhi khoa - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Trẻ mới sinh cho đến một tháng tuổi gần như ngủ suốt ngày đêm và chỉ thức dậy để bú ( 2 - 3 giờ/ lần). Vì chưa phân biệt được ngày đêm nên bé có thể ngủ suốt vào ban ngày và thức giấc nhiều hơn vào ban đêm (8 - 9 giờ vào ban ngày và khoảng 8 giờ vào ban đêm).

Một số trẻ sơ sinh có thói quen thức đêm ngay từ trong bụng mẹ. Người mẹ hoàn toàn có thể nhận biết điều này khi nhận thấy bé quẫy đạp trong bụng nhiều hơn vào ban đêm. Trong vài ngày đầu sau sinh, bà mẹ chưa thể thay đổi thói quen này của bé ngay được mà chỉ có thể bắt đầu dạy khi bé đã được hai tuần tuổi.

Cha mẹ có thể áp dụng những hướng dẫn dưới đây để giúp bé tạo thói quen sinh hoạt giờ đi ngủ đúng.

Ban ngày

  • Cho bé hoạt động, chơi đùa thỏa thích
  • Nói chuyện và hát cho con nghe khi cho bú
  • Đảm bảo phòng ngủ nhiều ánh sáng vào ban ngày
  • Cho con tiếp xúc vừa phải với âm thanh thông thường vào ban ngày như tiếng tivi, radio, máy giặt...
  • Nếu đang bú mà con ngủ thì nhẹ nhàng đánh thức dậy

Ban ngày trẻ sơ sinh ngủ có nên de đèn

Ban ngày hãy cho bé hoạt động, chơi đùa thỏa thích

Ban đêm

  • Giữ yên lặng và nói khẽ khi cho bú cữ đêm, cho con ăn đêm ngay tại phòng của bé giúp rút ngắn thời gian bữa ăn và khiến con nhận ra bữa đêm sẽ khác bữa ăn ban ngày
  • Giữ phòng tối (có thể để đèn ngủ ánh sáng dịu) và yên tĩnh, không trò chuyện với bé. Ban ngày, việc chơi đùa và trò chuyện với sau khi ăn có thể rất tốt song buổi đêm nên áp dụng cách vỗ về nhẹ nhàng cho bé. Cố gắng để dành việc chơi đùa vào ban ngày
  • Dạy con nhận biết ban đêm là lúc ngủ ngay từ khi bé được 2 tuần tuổi, không nên để quá muộn, trẻ sẽ khó đi vào nếp
  • Đáp ứng yêu cầu của bé nhanh chóng mỗi khi bé khóc, vỗ về và cho bé ăn ngay khi có thể
  • Đặt bé xuống giường khi buồn ngủ nhưng vẫn thức

Giai đoạn 3 - 4 tháng đầu là thời điểm thích hợp để giúp bé hình thành nếp ngủ ngoan, đây cũng là thời điểm bé có thể tự ngủ mà không cần sự giúp đỡ của người lớn và mẹ sẽ không gặp khó khăn trong việc dỗ con ngủ lại hoặc đánh thức con dậy.

Áp dụng thói quen đặt bé xuống giường khi buồn ngủ nhưng vẫn thức trong 3 - 4 tháng đầu đời. Việc làm này giúp bé hình thành thói quen không chờ mẹ ru ngủ vào ban đêm.

Ban ngày trẻ sơ sinh ngủ có nên de đèn

Áp dụng thói quen đặt bé xuống giường khi buồn ngủ nhưng vẫn thức trong 3-4 tháng đầu đời

Ru bé ngủ bằng cách đung đưa hoặc cho bé bú không sai, tuy nhiên hành động này sẽ hình thành thói quen bé chỉ chịu ngủ khi được bố mẹ bế đung đưa hoặc được mẹ cho bú. Hoặc nếu bé ngủ gật trong phòng sau đó bất chợt tỉnh dậy trong cũi lúc nửa đêm, bé sẽ khóc vì không hiểu chuyện gì đang xảy ra.

Đồng hồ sinh học giấc ngủ ở trẻ sơ sinh được lập trình để bé thức giấc ban đêm. Điều này nhằm đảm bảo rằng bé nạp đầy đủ dinh dưỡng trong thời kỳ cần tăng trưởng và phát triển. Vì thế trong suốt 3-4 tháng đầu đời, con cần được mẹ cho ăn và ru ngủ vào ban đêm. Tuy nhiên, trong thời kỳ này, thói quen ngủ và nhịp điệu của bé trưởng thành nhanh chóng. Cha mẹ có thể tranh thủ tiếp cận khoảng thời gian thay đổi này để tạo cho trẻ thói quen ngủ ngon sâu giấc.

Là lĩnh vực trọng điểm của hệ thống Y tế Vinmec, Khoa Nhi luôn mang lại sự hài lòng cho Quý khách hàng và được các chuyên gia trong ngành đánh giá cao với:

  • Quy tụ đội ngũ y bác sĩ hàng đầu về Nhi khoa: gồm các chuyên gia đầu ngành, có trình độ chuyên môn cao (giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ), giàu kinh nghiệm, từng công tác tại các bệnh viện lớn như Bạch Mai, 108.. Các bác sĩ đều được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, có tâm - tầm, am hiểu tâm lý trẻ. Bên cạnh các bác sĩ chuyên khoa Nhi trong nước, khoa Nhi còn có sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài (Nhật Bản, Singapore, Úc, Mỹ) luôn tiên phong áp dụng những phác đồ điều trị mới nhất và hiệu quả nhất.
  • Dịch vụ toàn diện: Trong lĩnh vực Nhi khoa, Vinmec cung cấp chuỗi các dịch vụ khám - chữa bệnh liên hoàn từ Sơ sinh đến Nhi và Vaccine,... theo tiêu chuẩn Quốc tế để cùng bố mẹ chăm sóc sức khỏe bé từ khi lọt lòng đến tuổi trưởng thành
  • Kỹ thuật chuyên sâu: Vinmec đã triển khai thành công nhiều kỹ thuật chuyên sâu giúp việc điều trị các căn bệnh khó trong Nhi khoa hiệu quả hơn: phẫu thuật thần kinh - sọ, ghép tế bào gốc tạo máu trong điều trị ung thư.
  • Chăm sóc chuyên nghiệp: Ngoài việc thấu hiểu tâm lý trẻ, Vinmec còn đặc biệt quan tâm đến không gian vui chơi của các bé, giúp các bé vui chơi thoải mái và làm quen với môi trường của bệnh viện, hợp tác điều trị, nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh.

Thạc sĩ. Bác sĩ Vũ Quốc Ánh đã có kinh nghiệm gần 10 năm là bác sĩ nội trú và bác sĩ điều trị tại Bệnh viện Trung ương Huế và Bệnh viện Phụ sản Nhi Đà nẵng. Hiện tại, đang là Bác sĩ Nhi khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 20% phí khám khi đặt hẹn khám lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec (áp dụng từ 1/8 - 31/12/2022). Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Hướng dẫn cách mặc áo cho trẻ sơ sinh - Cùng mẹ chăm sóc bé đúng cách

XEM THÊM:

Chăm trẻ sơ sinh cần rất nhiều những vật dụng nhỏ và lặt vặt. Đó cũng là lý do khi màn đêm buông xuống, các bà mẹ thường có thói quen bật đèn để dễ dàng thấy và lấy đồ hỗ trợ cho con. Mặt khác, nhiều bà mẹ cũng cho rằng trẻ nhỏ khi ngủ nên để đèn sáng để an toàn. Tuy nhiên, thói quen nhỏ đó hóa ra lại có hại cho sức khỏe của em bé

Bật đèn khi ngủ ảnh hưởng đến phát triển thị giác của trẻ

Một giấc ngủ dài dưới điều kiện vẫn có ánh sáng sẽ bất lợi cho sự phát triển thị giác của trẻ.  Khi trẻ ngủ, cơ mi sẽ khép lại và đôi mắt bên trong hoàn toàn thư giãn. Vậy nhưng nếu ngủ dưới ánh sáng của đèn ngủ, vẫn có kích thích ánh sáng, đôi mắt bé vẫn sẽ tiếp tục hoạt động và cơ mi cũng không được nghỉ ngơi đầy đủ. Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, khi mắt vẫn chưa thựa sự ổn định, điều này có thể dễ dàng gây thiệt hại cho võng mạc, ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của tầm nhìn. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng đèn ngủ càng sáng sẽ làm càng tăng khả năng cận thị của trẻ theo cấp số nhân.

Đèn ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của trẻ

Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng bất kỳ ánh sáng nhân tạo nào cũng sẽ tạo ra một áp lực. Sự tồn tại lâu dài của áp lực ánh sáng như vậy sẽ làm cho mọi người, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ trở nên khó chịu, tâm trạng bồn chồn, khó ngủ. Đồng thời, để cho bé ngủ sẽ ảnh hưởng đến khả năng tự đánh thức của cơ thể trẻ, khiến bé ngủ không sâu, dễ thức giấc.

Ban ngày trẻ sơ sinh ngủ có nên de đèn

Bật đèn khi ngủ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ (ảnh minh họa)

Đèn ngủ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của trẻ

Sự phát triển của trẻ nhỏ vẫn đang tiếp diễn trong khi ngủ, chính vì vậy giấc ngủ của trẻ sơ sinh vô cùng quan trọng. Một giấc ngủ ngon có thể thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của trẻ, đồng thời cũng tăng sức đề kháng cho bé. Bật đèn ngủ không chỉ khiến giấc ngủ của trẻ không sâu mà còn cản trở sự tiết hormone tăng trưởng trong khi ngủ. Mức độ hormone tăng trưởng giảm sẽ làm chậm tốc độ tăng trưởng, ảnh hướng đến quá trình trao đổi chất bình thường.

Vậy làm thế nào để vừa tắt đèn ngủ mà vẫn tiện cho con, an toàn cho trẻ? Xin mách mẹ vài mẹo:

1. Với trẻ sợ bóng tối:

Yêu cầu gia đình không được dùng không khí tối đen của ban đêm để khủng bố đe dọa trẻ. Đối với những bé đã sợ bóng tối, giải pháp là hãy cùng đi dạo buổi tối với con, nói với bé rằng buổi đêm rất đẹp và thanh bình. Khi trẻ ngủ nên cho bé ôm những đồ vật, gấu bông yêu thích. Đòng thời gạt bỏ hết những vật có thể biến thành hình thù kỳ lạ, đáng sợ khi tắt đèn.

2. Nếu cha mẹ và con ngủ cùng một phòng:

Hạn chế đừng để ánh sáng chiếu thẳng vào mắt con. Cố gắng chỉ sử dụng một chiếc đèn bàn nhỏ và có khu vực sáng chỉ xung quanh chỗ bố mẹ cần nhìn.

3. Sau khi con chào đời mẹ phải ngay lập tức thiết lập thói quen ngủ trong bóng tối. 

Ban đêm, ngoài việc cho ăn, thay tã cần phải bật đèn thì khi con khóc tuyệt đối không nên bật đèn. Nếu bé khóc trong đêm, hay sợ bóng tối, mẹ có thể bế con, dùng vòng tay ôm ấp để trấn an chứ không nên dùng đèn để trấn an con. 

Theo C.Bon/ Theo CN (khampha.vn)

Nhiều gia đình có thói quen cho trẻ sơ sinh ngủ dưới ánh đèn quá sáng để giúp dễ dàng quan sát khi con quấy khóc. Tuy nhiên điều này lại vô tình ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của bé.

Các chuyên gia khuyên bố mẹ nên từ bỏ thói quen cho trẻ sơ sinh ngủ dưới ánh đèn quá sáng và tập cho bé ngủ trong bóng tối hoàn toàn. Như vậy bé sẽ có một môi trường phát triển toàn diện và lý tưởng nhất đồng thời có thể tránh khỏi những tác hại khôn lường.

Việc liên tục tiếp xúc với ánh sáng nhân tạo trong đêm sẽ làm thay đổi nhịp sinh học của cơ thể do bị ức chế sản xuất melatonin, một loại hormone sản sinh ra từ tuyến tùng của não bộ.

Melatonin gây ra cảm giác buồn ngủ và được sinh ra khi trời tối, với mức độ đạt đỉnh vào lúc khoảng 2 giờ sáng. Trong ngày, khi ánh sáng tự nhiên kích thích, cơ thể có sự hình thành một “con đường thần kinh” từ võng mạc (khu vực nhạy sáng ở mặt sau của mắt) tới một khu vực trong não gọi là vùng dưới đồi.

Ban ngày trẻ sơ sinh ngủ có nên de đèn
Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy tác hại của ánh sáng ban đêm tới giấc ngủ con người

Đây là trung tâm điều khiển các đồng hồ cơ thể, từ đó giúp kiểm soát việc sản sinh hormone, nhiệt độ cơ thể và các chức năng khác giúp con người cảm thấy buồn ngủ hay tỉnh táo. Khi khu vực này nhận được tín hiệu từ mắt rằng “Ngày đang tới!”, cơ thể tạm dừng việc sản sinh melatonin. Khi mặt trời lặn và bóng đêm bao trùm, nó lại “báo” cho tuyến tùng để bắt đầu sản xuất nội tiết tố này.

Ngoài chức năng gây buồn ngủ, melatonin còn có vai trò quan trọng khác là giữ ổn định huyết áp và lượng đường trong máu. Giáo sư Jim Horne, cựu trưởng nhóm nghiên cứu giấc ngủ tại Đại học Loughborough cho biết: “Ánh sáng mạnh trước khi đi ngủ ngăn chặn sự sản xuất melatonin nên trì hoãn giấc ngủ và ảnh hưởng đến đồng hồ cơ thể con người. Một số người nhạy cảm với điều này hơn những người khác”.

Nhiều lần bị trì hoãn hoặc giấc ngủ bị phá vỡ sẽ tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim lên đến 50% và nguy cơ đột quỵ lên 15%.

Không chỉ ảnh hưởng đến người lớn mà đối với trẻ nhỏ, ánh sáng ban đêm quá mạnh cũng gây tác hại to lớn.

Trẻ bị suy giảm hệ miễn dịch

Ít nhiều người cũng biết hệ miễn dịch quan trọng đối với sức khỏe của trẻ nhỏ như thế nào. Con trẻ có thể sẽ đối mặt với nguy cơ gầy còm, ốm yếu, thậm chí thường hay mắc phải các căn bệnh vặt khi cơ thể thiếu đi hệ miễn dịch.

Một khi hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh suy yếu sẽ không thể giúp trẻ tống đẩy các loại vi khuẩn, virus ra bên ngoài cơ thể được.

Ban ngày trẻ sơ sinh ngủ có nên de đèn
Bé ngủ dưới ánh đèn sáng có thể bị suy giảm hệ miễn dịch

Các nghiên cứu cho thấy khi trẻ nhỏ ngủ thường xuyên dưới ánh đèn điện quá sáng, cơ thể bé sẽ không thể sản sinh ra các loại kháng thể chống virus dẫn tới suy giảm hệ miễn dịch.

Cũng với nghiên cứu này, các chuyên gia cho rằng nếu trẻ thường xuyên được ngủ trong bóng đêm điều này rất tốt giúp bé sản sinh ra kháng thể chống virus, giúp cơ thể luôn khỏe mạnh.

Thị lực kém

Ánh sáng đèn ngủ quá sáng không chỉ khiến trẻ khó ngủ, hệ miễn dịch kém mà còn khiến thị lực của trẻ kém đi rất nhiều. Bởi vì, nếu ngủ trong môi trường bóng tối, cơ mi của trẻ sẽ khép lại và được thư giãn.

Còn trong môi trường ánh sáng nhiều, cơ mi vẫn hoạt động và không được nghỉ ngơi đầy đủ theo đúng nhu cầu. Lâu dần chúng sẽ hình thành thói quen, cơ mi của trẻ sẽ hoạt động liên tục và làm mờ thị giác.

Cho trẻ sơ sinh ngủ dưới ánh đèn quá sáng cũng là lý do vì sao ngày nay có rất nhiều trẻ em đã phải mang kính từ sớm.

Ban ngày trẻ sơ sinh ngủ có nên de đèn
Một số trẻ sẽ bị ảnh hưởng thị lực vì ngủ dưới đèn sáng

Giấc ngủ bị ảnh hưởng

Trẻ sơ sinh rất khó có thể nhận biết được đâu là ngày và đâu là đêm. Rất nhiều bố mẹ cũng khó lòng giúp con phân biệt được điều này sớm để tập cho con có thể phân biệt và dễ dàng hình thành thói quen có một nếp ngủ tốt.

Nếu như bạn cứ để cho trẻ ngủ nhiều dưới ánh đèn, điều này chỉ càng khiến cho bé không nhận biết được ngày hay đêm. Đó cũng chính là nguyên do bạn cứ hay bị con đánh thức lúc nửa đêm.

Vì vậy, khi cho con ngủ, tốt nhất hãy tắt hết đèn. Nếu cần thiết chỉ nên để một đèn mờ nhưng đừng quá chói mắt bé. Ban ngày, bạn nên cho con tiếp xúc nhiều hơn với ánh sáng. Chỉ có như vậy mới có thể tập cho con có một thời gian ngủ hợp lý. Con khỏe mạnh, mẹ cũng nhàn hơn trong chuyện chăm sóc con.

Trẻ bị béo phì

Ngủ dưới ánh sáng đèn cũng là nguyên nhân gây béo phì ở trẻ em mà không phải mẹ nào cũng biết. Một nghiên cứu ở đại học Ohio Mỹ, ánh đèn ảnh hưởng tới cân nặng và gây ra mức chênh lệch về lượng đường trong cơ thể. Đây là nguyên nhân gây béo phì ở trẻ.

Những năm đầu đời, việc chăm con thực sự là rất khó khăn. Nếu buổi tối khó quan sát, bố mẹ có thể bố trí đèn ngủ, ánh sáng nhẹ để tiện chăm sóc bé. Đừng cho trẻ sơ sinh ngủ dưới ánh đèn quá sáng để tránh những tác hại như trên nhé!

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.