Ban quản trị công ty là gì năm 2024

Quản trị công ty [QTCT] đóng vai trò rất quan trọng trong việc duy trì và phát triển công ty. QTCT tạo ra một cấu trúc, tổ chức doanh nghiệp một cách hợp lý phù hợp với đặc điểm, mục tiêu của công ty; nâng cao hiệu quả lao động của nhân viên công ty đồng thời kết hợp các nhân viên công ty. Đồng thời, có QTCT thì công ty mới duy trì, hoạt động liên tục mà không gián đoạn và phát triển. Vậy quản trị công ty là gì? Luật Phamlaw kính mời quý khách hàng theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi.

Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế hoạt động nhằm mục đích kinh doanh. Chúng là chủ thể của nền kinh tế, hoạt động sản xuất kinh doanh dưới những hình thức nhất định, có tư cách pháp nhân hoặc không có tư cách pháp nhân. Tương tự như ở các các quốc gia khác, ở Việt Nam, doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh [khoản 10 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020]. Và dù tồn tại dưới hình thức nào, CTCP, công ty TNHH, công ty hợp danh hay doanh nghiệp tư nhân, mỗi doanh nghiệp đều cần đến hoạt công động quản trị, điều hành. Sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp phụ thuộc vào yếu tố mang tính quyết định là quản trị. Quản trị tốt, doanh nghiệp sẽ thành công và quản trị không tốt thì doanh nghiệp thất bại. Nhận định này rất đúng cho rất nhiều doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam hiện nay. QTCT có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển đối với công ty QTCT tốt sẽ góp phần tạo niềm tin cho các nhà đầu tư, khách hàng, xây dựng được giá trị thương hiệu cho công ty. Một mô hình QTCT minh bạch và hiệu quả là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển của công ty, đặc biệt là khi chúng được tổ chức theo mô hình tách sở hữu khối quản lý. Thực tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt ở Việt Nam cho thấy sự thành công không đến từ nguồn vốn lớn mà đến từ hiệu quả của quản trị. Vốn nhiều mà không mang lại hiệu quả thì điều đó đồng nghĩa với sự thất thoát lớn Việt Nam hiện nay có hàng chục công ty được đầu tư rất lớn, trăm nghìn tỷ đồng song vẫn đắp chiếu. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp nhỏ nhưng được quản trị tốt vẫn phát triển tốt.

Hiện nay quản trị là khái niệm phổ biến được sử dụng thay thế cho khái niệm quản lý trong nhiều văn cảnh. Trong tiếng Anh, quản trị [governance] bao gồm các quá trình quản trị dù được thực hiện bởi Nhà nước, bởi thị trường hay một mạng lưới đối với hệ thống xã hội [gia đình, bộ tộc, các tổ chức chính thức hay phi chính thức, đối với một vùng hoặc toàn bộ các vùng] và thông qua pháp luật, các quy tắc, quyền lực của một xã hội có tổ chức. Quản trị cũng được coi là hệ thống các chính sách và giám sát việc thực hiện chúng bằng các thiết chế quản trị. Nó bao gồm các cơ chế cần thiết để cân bằng quyền lực giữa các thành viên và nhiệm vụ đầu tiên của những thành viên này là nâng cao sự thịnh vượng và sức sống của tổ chức. Quản trị là khái niệm được dùng phổ biến hiện nay với rất nhiều thành tố tương đương với quản lý. Quản trị được nghiên cứu và phát triển thành một trong những tiêu chí đánh giá năng lực quốc gia. Cũng tương tự như khái niệm quản lý, quản trị vẫn chưa được định nghĩa một cách chính thức mặc dù các yếu tố cấu thành nội hàm của nó thì có được sự thống nhất về cơ bản. Thực tế này tồn tại cả trong khoa học quản lý, luật học, kinh tế học ở Việt Nam cũng như ở các nước. Về nội dung, thuật ngữ quản trị có nhiều cách hiểu khác nhau theo Giáo trình quản trị học, Trường Đại học Kinh tế Tài chính, sau đây là một vài cách hiểu:

– Quản trị là một quá trình do một hay nhiều người thực hiện nhằm phổi hợp các hoạt động của những người khác để đạt được những kết quả mà một người hoạt động riêng rẽ không thể nào đạt được. Với cách hiệu này, hoạt động quản trị chi phát sinh khi con người kết hợp với nhau thành tổ chức,

– Quản trị là một quá trình, trong đó chủ thể quản trị là tác nhân tạo ra các tác động quản trị, đối tượng quản trị tiếp nhận các tác động của chủ thể quản trị tạo ra, mục tiêu của quản trị phải được đặt ra cho cả chủ thể quản trị và đối tượng quản trị, được xác định trước khi thực hiện sự tác động quản trị. Với cách hiệu này, quản trị là sự tác động của chủ thể quản trị đến đối tượng quản trị nhằm thực hiện các mục tiêu đã vạch ra một cách tối ưu trong điều kiện biến động của môi trường.

– Quản trị là quá trình hoạch định, tổ chức, điều khiển và kiểm soát công việc và những nỗ lực của con người, đồng thời vận dụng một cách có hiệu quả mọi tài nguyên, để hoàn thành các mục tiêu đã định

Tuy có định nghĩa khác nhau, nhưng nhìn chung các định nghĩa trên đều thống nhất ở chỗ quản trị phải bao gồm ba yếu tố sau đây:

– Thứ nhất phải có chủ thể quản trị là tác nhân tạo ra tác động quản trị và một đối tượng quản trị tiếp nhận quản trị. Đối tượng bị quản trị phải tiếp nhận sự tác động đó. Tác động có thể chỉ một lần và cũng có thể nhiều lần.

– Thứ hai, phải có một mục tiêu đặt ra cho cả chủ thể và đối tượng Mục tiêu này là căn cứ để chủ thể tạo ra các tác động. Chủ thể quản trị, có thể hiểu chủ thể quản trị bao gồm một người hoặc nhiều người, còn đối tượng quản trị là một tổ chức, một tập thể con người, hoặc giới vô sinh [máy móc, thiết bị đất đai, thông tin.]. Sự tác động của chủ thể quản trị lên đối tượng quản trị được thực hiện trong một môi trường luôn luôn biến động

– Thứ ba, phải có một nguồn lực để chủ thể quản trị khai thác và vận dụng trong quá trình quản trị.

Nói tóm lại, “quản trị” có thể hiểu chung nhất là phương thức, cách dụng thức mà các chủ thể quản trị, bằng các thiết chế, luật lệ áp dụng lên các đối tượng quản trị nhằm đạt được mục tiêu đề ra.

Trong cuốn “Nguyên tắc QTCT [OECD Principle of Corporate Governance] xuất bản năm 2004, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế[OECD] đã đưa ra một định nghĩa chi tiết về QTCT trong cuốn Nguyên tắc quản trị công ty của tổ chức hợp tác phát triển kinh tế OECD 2004: QTCT là những biện pháp nội bộ để điều hành và kiểm soát công ty liên quan tới mối quan hệ giữa Ban giám đốc, HĐQT và các cổ đông của một công ty với các bên có quyền lợi liên quan. QTCT cũng tạo ra một cơ cấu để đề ra các mục tiêu của công ty, và xác định các phương tiện để đạt được những mục tiêu đó, cũng như để giám sát kết quả hoạt động của công ty. QTCT chi được coi là có hiệu quả khi khích lệ được Ban giám đốc và HĐQT theo đuổi các mục tiêu: vì lợi ích của công ty và của các cổ đông cũng như phải tạo điều kiện thuận lợi cho việc giám sát của các cổ đông cũng như phải tạo điều kiện thuận lợi cho việc giám sát hoạt động của công ty một cách hiệu quả từ đó khuyến khích công ty sử dụng các nguồn lực một cách tốt hơn”. Định nghĩa “QTCT của OECD được hầu hết các quốc gia cũng như các tổ chức kinh tế quốc tế áp dụng một cách phổ biến. Tuy nhiên, định nghĩa và các nội dung về QTCT của OECD chủ yếu là áp dụng cho mô hình CTCP. Vì vậy, các nguyên tắc, cơ chế QTCT của OECD có nhiều điểm có thể không phù hợp với những loại công ty khác như công ty hợp danh, công ty TNHH.

Thực tế có khá nhiều khái niệm về “quản trị doanh nghiệp” được đưa ra. Quản trị doanh nghiệp là một quá trình tác động liên tục, có tổ chức, có hướng đích của chủ doanh nghiệp tới tập thể những người lao động trong doanh nghiệp, sử dụng một cách tốt nhất những tiềm năng và cơ hội để tiến hành hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu đề ra theo đúng luật định và thông lệ xã hội [Giáo trình Quản trị học đại cương, Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh]. Nếu nhìn nhận dưới góc độ tổ chức và kỹ thuật của hoạt động quản trị thì quản trị doanh nghiệp là sự kết hợp các cá nhân con người cụ thể trong một doanh nghiệp để vừa đạt được mục tiêu chung của doanh nghiệp lại vừa đạt được mục tiêu riêng của mỗi con người cụ thể một cách hiệu quả nhất và phù hợp nhất. Đó chính là quá trình hợp tác và phối hợp giữa bộ máy quản trị với những người lao động trong quá trình làm việc và thông qua người lao động để thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp. Nói cách khác, quản trị doanh nghiệp thực chất là “quản trị con người trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Từ những phân tích trên đây, QTCT có thể được khái quát như sau: QTCT được xem là hệ thống các thiết chế, chính sách, luật lệ nhằm định hưởng, vận hành và kiểm soát công ty, bao hàm mối quan hệ giữa nhiều chủ thể bên trong công ty như các thành viên, Ban giám đốc, Hội đồng thành viên và những chủ thể bên ngoài công ty có lợi ích liên quan như cơ quan quản lý Nhà nước, các đối tác kinh doanh, các yếu tố tác động của môi trường kinh doanh.

Trên đây là bài viết về Quản trị công ty là gì? Nếu bạn còn vướng mắc hoặc muốn được hỗ trợ tư vấn, vui lòng kết nối đến tổng đài tư vấn của chúng tôi. Hỗ trợ dịch vụ qua các đầu số hotline 097 393 8866 hoặc 091 611 0508.

Chủ Đề