Bạn sẽ rèn luyện kỹ năng này trong quá trình học tại trường như thế nào?

Bạn sẽ rèn luyện kỹ năng này trong quá trình học tại trường như thế nào?

Việc học không phải chỉ dừng lại ở ngưỡng cửa đại học và chấm dứt khi bạn đi làm, mà nó là cả một quá trình dài và chúng ta phải dành cả đời để học. Hiện nay nhiều người mặc dù đã đi làm cũng quyết định tiếp tục con đường học vấn để nâng cao trình độ và trau dồi thêm kiến thức chuyên môn. Với người đi làm kỹ năng tự học sẽ trở nên vô cùng hữu ích. Vậy kỹ năng tự học là gì? Nhân tố nào ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát triển kỹ năng này? Hãy cùng Hướng nghiệp GPO khám phá về kỹ năng này nhé!

Bạn sẽ rèn luyện kỹ năng này trong quá trình học tại trường như thế nào?

 

1.    Kỹ năng tự học là gì?

Kỹ năng tự học (Self-study skills) là quá trình tự trau dồi kiến thức không chỉ từ sách vở mà còn từ các trải nghiệm trong cuộc sống. Trí tò mò và óc ưa thích khám phá khiến bạn có thể học hỏi bất cứ điều gì từ công việc dù bạn tham gia ngành nghề nào như kế toán, kinh doanh, Marketing, lập trình,... để hoàn thiện bản thân. Là khả năng tư duy phân tích, phản biện và từ đó hình thành kiến thức mới. Đặc biệt, không chỉ có khả năng tự giải quyết vấn đề mà ta cũng cần kỹ năng tự đánh giá để biết rõ hạn chế cần khắc phục và rèn luyện cũng như tìm hiểu thông tin bổ sung.

2.    Tầm quan trọng của kỹ năng tự học là gì?

  • Nâng cao chuyên môn: Phát huy tinh thần tự học là cơ hội để bạn đào sâu hơn vào lĩnh vực bạn đang quan tâm. Một khi có nhiều kiến thức và thông tin chắc chắn chuyên môn của bạn sẽ ở một tầm cao mới. Kiến thức chuyên sâu là nền tảng vững chắc cho sự nghiệp của bạn về sau này. 
  • Tăng hiệu suất công việc: Kiến thức và chuyên môn khi đã được cải thiện thì không thể nào hiệu suất công việc lại không tăng. Mọi vấn đề sẽ được bạn nhìn nhận sâu sắc hơn, nhạy bén hơn. Khi đã có nhiều phương án giải quyết, bạn sẽ lựa chọn cách thực hiện tốt nhất. Chắc chắn điều này sẽ làm bạn nổi bật hơn những người chỉ chăm chăm làm theo một hướng giải quyết định sẵn.
  • Khám phá được năng lực bản thân: Khi nâng cao năng lực tự học, bạn sẽ bất ngờ với những giới hạn mà bản thân có thể chạm đến. Trước kia, bạn chỉ biết về công việc này ở một tầm rất thường; biết những điều mà ai cũng biết về nó. Nhưng khi ý thức tìm hiểu về nó một cách chủ động, bạn có thể sẽ có những sáng kiến vô cùng hay ho đấy.
  • Là điểm cộng cho profile cá nhân: Tự trau dồi các kỹ năng khác, hay tự học thêm một chuyên ngành song song để lấy chứng chỉ sẽ rất có lợi cho công việc của bạn. Mọi nỗ lực và cố gắng của bạn sẽ tạo được ấn tượng với nhà tuyển dụng thông qua CV cá nhân. Bên cạnh đó, những kiến thức bạn học được có thể sẽ hữu ích có thể sẽ hữu ích không chỉ với công việc mà còn cho chính cuộc sống hàng ngày của bạn.

3.    Cách rèn luyện kỹ năng tự học

Lập kế hoạch, xác định mục tiêu

Khi đã đi làm, thời gian của bạn sẽ hạn hẹp hơn. Sẽ không có nhiều thời gian để bạn học những thứ “chỉ để cho vui”. Nên xác định mục tiêu là việc tự học này sẽ giúp ích gì cho công việc của bạn không?. Từ đó, bạn sẽ biết mình phải làm những gì để đạt được mục tiêu. Tránh trường hợp học lan man, tốn thời gian và công sức, thậm chí tiền bạc. 

Chọn lọc thông tin, tài liệu thích hợp

Thông tin hiện nay cực kì nhiều đến mức “bão hoã”. Hãy chọn những nguồn tự học đáng tin cậy để đảm bảo tính chính xác. Không ai muốn học một nguồn tài liệu thiếu sót, sai thông tin. 

Học đi đôi với hành

Với một người đi làm, kết quả học tập không chỉ được đánh giá qua điểm số. Thay vào đó, tính ứng dụng của kiến thức được đề cao hơn. Vì thế nên rèn luyện những gì mình học được bất cứ khi nào có thể. Tỷ lệ thời gian giữa luyện tập và nghiên cứu được khuyến khích là ⅔ (“Rule of Two-thirds”, Dylan Coyle). Có nghĩa là bạn chỉ nên dành khoảng ⅓ thời gian học để nghiên cứu về nó, còn lại là thực hành. 

Tìm kiếm các đánh giá, phản hồi

Quá trình tự học sẽ rất hạn chế trong việc có được đánh giá từ người khác. Tuy nhiên bạn vẫn có thể nhờ bạn bè, gia đình, đồng nghiệp hoặc các nguồn khác bạn có. Đơn giản là để biết được sai lầm của bản thân và có chiến lược cải thiện phù hợp hơn về sau. 

Lời kết

Hướng nghiệp GPO hy vọng bài viết đã đem lại cho các bạn những thông tin hữu ích. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn Hướng nghiệp, vui lòng đăng ký thông tin tại đây hoặc để lại bình luận ở dưới bài viết này nhé!

Phan Ngọc

Xem thêm bài viết tại:

Kỹ năng giao tiếp là gì? Làm thế nào để có kỹ năng giao tiếp tốt?

Kỹ năng học tập là gì? Làm thế nào để có kỹ năng học tập tốt?

Kỹ năng đặt mục tiêu là gì? Làm thế nào để có kỹ năng đặt mục tiêu tốt?

Kỹ năng đặt câu hỏi là gì? Làm thế nào để có kỹ năng đặt câu hỏi tốt?

Kỹ năng sử dụng thiết bị văn phòng là gì? Làm thế nào để có kỹ năng sử dụng thiết bị văn phòng tốt?

Kỹ năng làm việc nhóm là gì? Làm thế nào để có kỹ năng làm việc nhóm tốt?

Kỹ năng Đào tạo và huấn luyện là gì? Làm thế nào để có kỹ năng Đào tạo và huấn luyện tốt?

Kỹ năng Công nghệ là gì? Làm thế nào để có Kỹ năng Công nghệ tốt?

Kỹ năng chuyên môn là gì? Làm thế nào để có Kỹ năng chuyên môn tốt?

Kỹ năng cân bằng cuộc sống là gì? Làm thế nào để có Kỹ năng cân bằng cuộc sống tốt?

Bạn sẽ rèn luyện kỹ năng này trong quá trình học tại trường như thế nào?

Học là quá trình lâu dài và không ngừng nghỉ, dù bạn có thông minh tới đâu nhưng nếu không học, không trau dồi kiến thức liên tục thì thông minh cũng chỉ giống như vật trang trí mà thôi. Tuy nhiên, bạn cần phải hiểu rằng không phải mỗi ngày cắp sách tới trường, chăm chú nghe thầy cô giảng bài, hay cứ ra đời rồi mình sẽ tự có kiến thức. Đó là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm. Để có được kiến thức bạn cần phải có kỹ năng học và tự học, những kỹ năng đó sẽ không ai dạy bạn mà chính bản than bạn phải ý thức được sự quan trọng của kiến thức mà rèn luyện cho bản thân. Vậy những kỹ năng đó là gì, bạn có thể rèn luyện cho mình những kỹ năng đó hay không?

Kế hoạch và mục tiêu

Làm bất kỳ việc gì dù lớn hay nhỏ bạn cũng cần phải có kế hoạch và mục tiêu rõ rang. Với việc học cũng vậy, bạn phải lên cho mình một kế hoạch học tập thật khoa học, xác định được khối kiến thức mà bạn cần phải trau dồi, phân bổ thời gian cho từng loại kiến thức cụ thể nếu bạn không muốn lãng phí thời gian cho một mớ kiến thức hỗn độn trong đầu.

Có kế hoạch thì phải có mục tiêu, mục tiêu sẽ là động lực học tập của bạn. Bởi bạn biết mình cần phải học vì cái gì, những loại kiến thức bạn học sẽ phục vụ vào công việc gì. Khi đó bạn sẽ chủ động học và tự học để có đủ kiến thức thực hiện mục tiêu mà bản thân đã đề ra.

Phương pháp và nhẫn nại

Bạn không thể cứ ngồi vào bàn ghi ghi, chép chép, hay cầm quyển sách lên đọc, lên mạng tìm kiếm tài liệu nghĩa là bạn sẽ có được lượng kiến thức như mình mong muốn. Việc học không đơn giản như vậy, để có được những kiến thức hay, bổ ích bạn phải có phương pháp học khoa học, tuy nhiên phương pháp học của mỗi người mỗi khác, đừng cố áp dụng phương pháp của người khác vào mình rồi ép bản than phải làm được như vậy. Hãy tìm ra phương pháp phù hợp với bản thân để việc học không gây khó khăn và chán nản cho bạn.

Để làm được như vậy bạn cần phải kiên trì, nhẫn nại. Đừng vội chán nản, lo lắng khi đã bỏ ra quá nhiều thời gian nhưng kết quả thu lại không được bao nhiêu. Hãy thay đổi phương pháp học nếu phương pháp bạn đang áp dụng không mang lại hiệu quả, bởi học không phải là ngày một ngày hai mà là “học nữa, học mãi”.

Kỷ luật khi học

Hãy luyện cho mình tính kỷ luật khi học trên lớp cũng như lúc tự học. Bạn không thể vừa học, vừa nói chuyện, vừa học vừa chơi game hay làm một việc khác. Khi học bạn hãy dành toàn bộ tâm trí, tập trung cao độ, không xao nhãng. Đừng tập cho mình những thói quen xấu khi học, nếu không những thói quen này sẽ theo bạn ở bất kỳ hoàn cảnh nào trong đời sống cũng như công việc. Hãy kỹ luật khi học, đó cũng là cách tốt nhất để bạn rèn luyện tính kỹ luật cho bản thân mình sau này.

Tìm kiếm tài liệu

Bạn không chỉ nên tiếp thu kiến thức từ một nguồn như giáo viên cung cấp, sách vở, xã hội… mà cần tìm kiếm tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau. Bạn đã nghe giáo viên giảng về vấn đề nào đó mà bạn quan tâm thì hãy tìm kiếm tài liệu về vấn đề đó từ sách, báo, các trang mạng, bạn bè để hiểu sâu hơn về nó. Tuy nhiên không phải ai cũng có kỹ năng tìm kiếm tài liệu nhanh và chính xác, vì thế bạn cũng cần rèn luyện cho mình kỹ năng này nhé. Việc này chỉ khó khi bạn mới bắt đầu, khi đã quen bạn sẽ dễ dàng tìm được các thông tin cần thiết để bổ sung thêm vào kho kiến thức của mình.

Tự kiểm tra kiến thức

Không phải kiến thức của bạn lúc nào cũng được người khác kiểm tra, vì vậy để việc học đạt hiệu quả cao bạn phải biết cách tự kiểm tra kiến thức của mình bằng cách như: Tự làm bài kiểm tra ngắn, liệt kê những nội dung chính, vẽ biểu đồ, bản đồ tư duy… Việc kiểm tra lại kiến thức cũng là cách bạn một lần nữa cũng cố lại những gì đã học được, những gì còn mơ hồ cần phải học thêm.

Học cách ghi nhớ

Bạn cần phải biết được thói quen học của mình như thế nào để có cách ghi nhớ hiệu quả nhất. Mỗi người sẽ có cách ghi nhớ khác nhau, có người sẽ viết lại nhiều lần ra giấy, liệt kê những nội dung chính, có người sẽ đọc thật to, có người chỉ đọc thầm… miễn sao có thể nhớ được kiến thức đó. Hãy thử tất cả những cách trên xem cách nào giúp bạn ghi nhớ nhanh nhất và hiệu quả nhất. Nếu không có cách nào phù hợp bạn hãy tìm cho mình cách ghi nhớ khác nhé.

Chọn lọc thông tin, kiến thức

Mỗi ngày bạn sẽ tiếp nhận rất nhiều thông tin, kiến thức khác nhau từ thầy cô, sách vở, các loại tài liệu tham khảo… Nếu không có kỹ năng chọn lọc thông tin, kiến thức sẽ khiến cho bạn bị nhấn chìm trong một mớ bong bong của quá nhiều kiến thức khác nhau. Hãy biết cách chọn lọc những thông tin, kiến thức quan trọng, cần thiết và ghi nhớ lại chúng. Đừng cố nhớ quá nhiều thứ hỗn độn trong đầu, điều đó sẽ khiến cho bạn cảm thấy việc học thật sự rất đáng sợ và tồi tệ.

Hiểu sâu và thường xuyên ôn lại

Đây là hai kỹ năng bạn cần rèn luyện để việc học và tự học của bạn đạt hiệu quả cao nhất. Việc hiểu sâu những kiến thức sẽ giúp bạn luôn nhớ và biết cách áp dụng chúng vào từng hoàn cảnh như thế nào cho phù hợp. Ngoài ra bạn cũng cần thường xuyên ôn lại những gì đã học, nếu không những gì bạn đã học được sẽ dần bị lãng quên theo thời gian. Đừng chủ quan nghĩ rằng bạn vẫn nhớ như in những gì đã học được, nếu không bạn sẽ phải ân hận đấy.

Học và tự học là cách duy nhất để mỗi chúng ta trau dồi kiến thức cho bản thân. Dù còn ngồi trên ghế nhà trường hay đã đi làm, bạn cũng đừng quên việc học nhé. Hãy luôn rèn luyện cho mình kỹ năng học và tự học mọi lúc, mọi nơi để có thật nhiều kiến thức phục vụ cho cuộc song cũng như công việc của chính mình và trở thành người có ích cho xã hội.

Thúy Lộc