Bánh tráng bị mốc có ăn được không

Bài viết này sẽ giải thích nấm mốc là gì, tại sao nấm mốc lại có thể phát triển trên bánh mì và liệu lỡ ăn phải bánh mì mốc có sao không nhé!

Nấm mốc là gì?

Nấm mốc là một loại sinh vật đa bào, cùng họ với nấm. Có cấu tạo dạng sợi có phân nhánh và phát triển nhanh chóng trên thực phẩm tạo thành các đám sợi chằng chịt.

Nấm mốc tồn tại bằng cách phá vỡ và hấp thụ các chất dinh dưỡng từ thực phẩm mà chúng phát triển. Có thể nói, một khi nấm mốc phát triển trên thực phẩm chúng sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng của món ăn/thực phẩm đó.

Ngoài ra, nấm mốc còn có thể gây hư hại cho quần áo, vật dụng,.. hoặc thậm chí là gây bệnh cho động vật và các loại cây trồng. Tuy nhiên trong một số quá trình chế biến thực phẩm có sự liên quan tới nấm men thì đều cần tới vi sinh vật - bao gồm cả nấm mốc chẳng hạn như những loại phô mai cứng như parmesan, gorgonzola (nếu có nấm mốc chỉ cần cắt bỏ đi phần mốc và vẫn dùng được bình thường!).

Đọc thêm: Các loại nấm mốc gây ngộ độc thực phẩm không thể bỏ qua

Phần nấm mốc bạn nhìn thấy trên bánh mì là gì?

Các phần đốm mỏng của nấm mốc mà bạn nhìn thấy trên bánh mì là các khuẩn lạc bào tử - đây cũng chính là cách thức mà nấm sinh sản. Bào tử này có thể di chuyển trong không khí ở bên trong gói/túi đựng bánh mì và phát triển trên các phần khác của bánh.

Đây cũng là lý do mà bạn nhìn thấy phần mốc trên bánh mì có nhiều màu sắc như trắng, vàng, xanh lá cây hay xám, đen,... Màu sắc của nấm mốc sẽ tùy thuộc vào loại nấm đó là gì.

Tuy nhiên, bạn không thể xác định loại nấm mốc chỉ dựa vào màu sắc do màu sắc của các đốm này có thể thay đổi trong điều kiện môi trường phát triển khác nhau và có thể thay đổi trong vòng đời của nấm.

Các loại nấm mốc phát triển trên bánh mì bao gồm Aspergillus, Penicillium, Fusarium, Mucor và Rhizopus. Mỗi một họ này sẽ có nhiều chủng nhỏ khác nhau.

Lỡ ăn phải bánh mì bị mốc có sao không?

Một số loại nấm mốc có thể an toàn để tiêu thụ như vi sinh vật trong blue cheese (pho mát xanh). Tuy nhiên, các loại nấm mốc phát triển trên bánh mì sẽ làm cho bánh mì bị giảm hương vị và gây hại cho sức khỏe của bạn.

Bánh tráng bị mốc có ăn được không

Đặc biệt là bạn không thể biết được loại bánh mì nào đang có trên bánh mì của bạn chỉ bằng mắt thường cả nên tốt nhất, bạn cứ nghĩ rằng nó có hại và không nên ăn nó.

Ngoài ra, bạn cũng không nên ngửi bánh mì bị mốc vì bạn có thể sẽ hít phải các bào tử của nấm. Trong trường họp bạn bị dị ứng với nấm mốc thì khi hít phải có thể xảy ra các vấn đề về đường hô hấp, bao gồm cả hen suyễn. Đã có những trường hợp bị sốc phản vệ đe dọa tới tính mạng khi hít và ăn phải nấm mốc trong thực phẩm - mặc dù không phổ biến nhưng bạn vẫn cần hết sức cẩn thận.

Đừng cố ăn bánh mì bị mốc hay tìm cách loại bỏ phần bị mốc và ăn phần còn lại!

Theo USDA Hoa Kì thì nếu như phát hiện trên ổ bánh mì của mình có sự xuất hiện của nấm mốc thì tốt nhất đừng tiếc của, hãy vứt bỏ chúng ngay lập tức.

Mặc dù bạn chỉ có thể nhìn thấy một vài đốm nấm nhỏ nhưng các rễ "siêu nhỏ" của chúng có thể đã phát triển thành từng chùm bên trong thông qua các khe bánh mì. Do vậy, đừng cố cạo sạch nấm mốc đi hay dùng phần còn lại không bị mốc của bánh mì để ăn.

Đọc thêm: Ăn bánh mì thường xuyên có tốt không? Điểm danh những tác hại của bánh mì đối với sức khỏe

Một số nấm mốc có thể tạo ra các chất độc và có hại gọi là độc tố. Chúng có thể thông qua bánh mì và gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn nếu ăn phải - nhất là khi nấm mốc phát triển nhiều.

Bánh tráng bị mốc có ăn được không

Việc ăn phải bánh mì có nấm mốc có thể khiến bạn bị rối loạn tiêu hóa hay các bệnh lý nguy hiểm khác do độc tố trong nấm mốc có thể thay đổi cấu trúc vi sinh vật trong đường ruột của bạn. Và, thậm chí là cả động vật nếu ăn phải cũng không tốt lành gì đâu nhé, bạn cũng đừng tiếc của mà cho thú cưng của mình ăn.

Ngoài ra thì theo các nghiên cứu công bố trên Pubmed Central thì nếu tiếp xúc trong thời gian dài với một số độc tố của nấm mốc bao gồm aflatoxin do chủng Aspergillus sản sinh ra có thể liên quan tới tăng nguy cơ gây ung thư!

Cách xác định sự phát triển của nấm mốc trên bánh mì

Với bánh mì không có chất bảo quản và được để ở nhiệt độ phòng thời gian sử dụng thông thường là từ 3 - 4 ngày.

Chất bảo quản hay các thành phần khác có thể được thêm vào để bảo quản được bánh mì lâu hơn và ngăn chặn nấm mốc - nhưng bạn nên cân nhắc xem chúng có đem lại rủi ro về mặt sức khỏe hay không.

Một thành phần được sử dụng để bảo quản bánh mì phổ biến và an toàn là vi khuẩn acid lactic trong các loại bánh cần phải ủ chua. Chúng tạo ra loại acid giúp ngăn chặn sự phát triển của nấm mốc một cách tự nhiên.

Giấm, quế hay đinh hương cũng có thể giúp bạn ngăn chặn nấm mốc phát triển. Tuy nhiên nếu dùng chúng hương vị bánh mì của bạn có thể bị thay đổi nên thường bị hạn chế.

Mẹo bảo quản bánh mì

- Để bánh ở nơi khô ráo

Nếu như bạn thấy trong túi đựng có xuất hiện các hạt nước thì cần dùng khăn giấy lau khô gói lại rồi mới đóng chặt túi. Độ ẩm cũng là một yếu tố thuận lợi cho nấm mốc phát triển

- Nếu bạn tự làm bánh, đừng đóng gói khi bánh mì chưa nguội hoàn toàn

- Bảo quản trong tủ lạnh

Mặc dù tủ lạnh có thể làm chậm sự hình thành và phát triển của nấm mốc nhưng hơi lạnh từ tủ cũng có thể khiến bánh mì bị khô. Bạn có thể để ở tủ đông và ngăn cách bằng các mảnh giấy sáp chuyên dụng cho bánh và rã đông để sử dụng.

Với bánh mì không chứa gluten thì sẽ dễ gặp phải tình trạng nấm mốc hơn do có độ ẩm cao hơn và hạn chế thêm các chất bảo quản hóa học. Chính vì thế mà bạn sẽ thường thấy chúng được bán ở dạng đông lạnh.

Một số loại bánh mì có thể được hút chân không, nhưng sau khi mở gói chúng vẫn có thể bị nhiễm khuẩn nấm mốc và phát triển.

Tóm lại, điều quan trọng chính là bạn KHÔNG nên ăn bánh mì bị mốc hay ăn phần còn lại không bị mốc do chúng có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của bạn. Do đó đừng nghĩ rằng lãng phí, sức khỏe của bạn vẫn là điều quan trọng hơn cả nhé!

Theo: Healthline, Pubmed Central

Thực phẩm bị hư hỏng thường do nấm mốc. Thực phẩm bị mốc có mùi vị và kết cấu đã bị thay đổi, có thể xuất hiện các đốm mờ màu xanh lá cây hoặc trắng. Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng thực phẩm bị mốc không thể ăn nhưng cũng có những người cho rằng chỉ cần cắt bỏ phần mốc đi vẫn có thể ăn được. Sự thật thế nào?

Chuyên gia tư vấn về an toàn thực phẩm Jill Taylor nói với The Sun: “Một số nấm mốc chẳng hạn như nấm mốc được sử dụng trong sản xuất pho mát và thịt, tạo thêm hương vị và đặc tính cho thực phẩm nhưng có những loại nấm mốc khác lại độc hại.

Những loại thực phẩm bị mốc vẫn có thể ăn 

1. Trái cây và rau củ cứng, có độ ẩm thấp

Bánh tráng bị mốc có ăn được không

Các loại rau củ như cà rốt và củ cải, và các loại rau cải cứng như bắp cải, có độ ẩm thấp và nồng độ axit cao, khiến nấm mốc khó xâm nhập hơn. Miễn là rau không bị nhũn, phần nào không đẹp mắt có thể cắt bỏ, những phần còn lại có thể ăn được.

Điều này cũng đúng với hầu hết các loại trái cây. Vì vậy, nếu một quả táo, lê hoặc đào có một số vết mốc bên ngoài, bạn chỉ cần cắt bỏ phần hỏng, còn lại ăn được. 

Chuyên gia Jill cho biết: “Phần lớn các loại nấm mốc phát triển trên rau quả tươi thường không gây hại cho bạn. Khi táo hoặc lê bị mềm hoặc bị thâm, nấm mốc dễ mọc lên. Nhưng bạn có thể cắt đôi chúng và ăn nửa còn lại, với điều kiện nó không có sâu hay giòi. 

Lưu ý: Nên cẩn thận với khoai tây có màu xanh vì màu xanh trên vỏ là chất độc solanin, có thể gây nguy hiểm sức khỏe nếu ăn phải.

2. Phô mai cứng

Bánh tráng bị mốc có ăn được không

Khi các loại phô mai cứng như Cheddar và Parmesan bị mốc, nó không thấm vào dưới bề mặt. Để an toàn, bạn nên cắt bỏ ít nhất 2,5cm xung quanh phần mốc, đồng thời đảm bảo con dao mình đang dùng không tiếp xúc với chỗ mốc.

Một số loại phô mai được làm từ nấm mốc chẳng hạn như Gorgonzola, vẫn có thể ăn được, ngay cả khi bạn nhận thấy có nấm mốc. Nấm mốc cũng được sử dụng trong phô mai Brie hoặc Camembert, đó thực chất là một loại penicillin được phun lên nó để tạo thành lớp vỏ nấm mốc.

Nếu bạn để chung phô mai cứng với các loại phô mai làm từ nấm mốc trên thì khả năng bị lây lan nấm mốc rất dễ xảy ra. Nhưng điều đó hoàn toàn bình thường, miễn là nó không bị nhầy nhụa, chỉ cần cắt bỏ phần mốc đi sẽ ổn. Nếu phô mai trông nhũn nát thì vứt đi vì có thể vi khuẩn và độc tố đang phát triển ở đó.

3. Mứt 

Bánh tráng bị mốc có ăn được không

Theo chuyên gia Jill, bạn hoàn toàn có thể ăn mứt khi chúng đã bị mốc với điều kiện đó không phải là mứt dành cho người tiểu đường hoặc mứt ít đường. Bởi mứt vốn có lượng đường rất cao, thường giống như trái cây. Sự khô ráo và và lượng đường cao sẽ ngăn vi khuẩn và nấm mốc phát triển.

"Vì không có nước, nếu trên mứt có nấm mốc thì thường do ai đó thọc ngón tay vào hoặc dùng dao chọc vào đó mà có vụn hoặc bơ dính trên đó - đó thực sự là nguyên nhân mà nấm mốc đang phát triển", Jill nói.

Những thực phẩm bị mốc cấm kị ăn

1. Lạc, bơ lạc và các loại hạt

Bánh tráng bị mốc có ăn được không

Aspergillus - một loại nấm mốc thường thấy trên đậu phộng và các sản phẩm từ đậu phộng, tạo ra độc tố có thể gây ung thư gan hoặc các bệnh khác mà không bị giết chết khi nấu chín.

Chuyên gia Jill cho biết: “Aspergillus là một loại nấm mốc hình thành độc tố, phát triển trên đậu phộng và các loại hạt cũng như trên một số loại ngũ cốc, nếu nó không được bảo quản đúng cách trước khi xay, sấy hoặc xử lý".

2. Bánh mì

Bánh tráng bị mốc có ăn được không

Nấm mốc rất dễ phát triển và làm ô nhiễm các loại thực phẩm mềm và xốp như bánh mì, bánh nướng. Một loại nấm mốc phổ biến phát triển trên bánh mì là Rhizopus stolonifer, còn được gọi là nấm mốc bánh mì đen, có thể gây nhiễm trùng chết người. Thay vì mạo hiểm ăn bánh mì mốc, tốt nhất bạn nên vứt nó đi để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

3. Trái cây và rau quả mềm như dưa chuột, mận và cà chua 

Bánh tráng bị mốc có ăn được không

Trái cây và rau quả có độ ẩm cao dễ bị nấm mốc bên dưới bề mặt làm ô nhiễm và chỉ nên vứt vào thùng rác. Đừng vì tiếc của mà cố ăn nếu bạn không muốn gây nguy hiểm cho chính bản thân. 

4. Phô mai mềm và phô mai vụn

Bánh tráng bị mốc có ăn được không

Phô mai mềm bao gồm phô mai tươi, phô mai kem nên được vứt bỏ nếu bạn phát hiện có nấm mốc vì độ ẩm cao khiến phô mai dễ bị nhiễm bẩn bên dưới bề mặt và có khả năng vi khuẩn phát triển.

Bạn cũng nên vứt bỏ phô mai bị vụn hoặc cắt lát và có nấm mốc vì có thể chúng đã bị nhiễm khuẩn từ dụng cụ cắt.

5. Thực phẩm có độ ẩm cao

Bánh tráng bị mốc có ăn được không

Nấm mốc rất dễ phát triển bên dưới bề mặt của thực phẩm nhiều nước. Những loại thực phẩm này cũng dễ bị vi khuẩn xâm nhập khiến việc ăn phải càng nguy hiểm.

Bộ nông nghiệp Mỹ khuyến cáo, nên vứt các thực phẩm giàu độ ẩm khi nó xuất hiện nấm mốc: thịt xông khói, xúc xích, thức ăn nấu chín còn thừa, thịt và gia cầm, mì ống nấu chín, sữa chua và kem chua.

Nguồn: http://thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/tai-sao-banh-my-bi-moc-thi-tuyet-doi-khong-an-con-...Nguồn: http://thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/tai-sao-banh-my-bi-moc-thi-tuyet-doi-khong-an-con-ca-rot-bap-cai-moc-van-dung-tot-d288728.html

Theo Hoàng Dương (Dịch từ The Sun, Insider) (thoidaiplus.suckhoedoisong.vn)