Báo cáo thực tập phần cứng máy tính

Download miễn phí Báo cáo thực tập Nâng cấp và bảo trì PC - - - MỤC LỤC - - -  Lời mở đầuPhần một : Cơ quan tiếp nhận thực tập.1. Tổ chức cơ quan.2. Đơn vị bố trí thực tập.3. Sơ đồ tổ chức cơ quan.4. Nhận xét chung.5. Cơ sở vật chất.6. Hướng phát triển của Công ty.Phần hai : Nội dung thực tập.1. Công việc được giao.2. Tự đánh giá công việc hiệu quả , bản thân3. Thu hoạch. Phần ba : Đề tài thực tập (bảo trì).I. Giới thiệu đôi nét về máy tính.1. Cấu trúc chung của máy tính2. Cấu trúc bên trong của máy tínhII. Quy trình lắp giáp và kiểm tra máy tính.1. Công tác chuẩn bị.2. Lắp ráp phần cứng.3. Phần mềm.I. BẢO TRÌI. Những điều cần lưu ý khi tiến hành bảo trì hệ thống thiết bị điện tử tin học.II. Bảo trì và nâng cấp PC.III. Một số hỏng hóc thông thường của máy tính.1. Một số hỏng hóc thông thường của máy tính.2. Một số hỏng hóc cụ thể và cách sửa ổ đĩa.3. Một số điểm cần lưu ý trong việc sửa chữa máy tính.IV. Thu hoạch thực tập.V. Nguyên tắc khi sửa chữa máy vi tính Kết luận. Trang 

http://s1.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2014-01-05-bao_cao_thuc_tap_nang_cap_va_bao_tri_pc.Z2Fbu8GBL1.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-53785/


Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:

Nhận download tài liệu miễn phí

chặt chẽ cho các hoạt động nhằm làm tăng tốc độ và hiệu suất tổng thể của máy tính. Ngoài CPU và CHIP SET một số bo mạch chủ thế hệ cũ còn chứa một chíp dùng để hỗ trợ và năng cao chức năng của một số CPU thế hệ cũ. Nhiều ứng dụng sử dụng chip này được gọi là bộ đồng xử lý để tăng hiệu suất cho số chức năng toán học của CPU. * Các thiết bị lưu trữ Ngoài thiết bị lưu trữ tạm thời là RAM đã kể trên còn có các thiết bị lưu trữ dữ liệu lâu dài. Các dữ liệu và các chỉ thị được lưu dữ lâu dài trên các thiết bị này. Bốn thiết bị lưu trữ thứ cấp thông dụng nhất bao gồm các ổ đĩa cứng, ổ đĩa mềm, các ổ đĩa zíp và các ổ đĩa CD - ROM. Ổ đĩa cứng chứa các đĩa từ có thể quay với tốc độ cao. Khi đĩa này quay, một thanh ngang được gắn vào một đầu đọc đĩa đưa thanh ngang qua các đĩa, vừa thực hiện việc viết dữ liệu lên chúng vừa thực hiện việc đọc các dữ liệu có sẵn từ chúng. Một thiết bị lưu trữ thứ cấp khác là một ổ đĩa mềm. Các dạng đĩa mềm có hai dạng phổ biến : 3.5 inch và 5.25 inch. Các đĩa 3.5 inch mới hơn sử dụng công nghệ tiên tiến và thực sự lưu giữ được nhiều dữ liệu hơn các đĩa 5,25 inch. * Các thiết bị xuất / nhập Các thiết bị này giao tiếp với những thứ nằm trong vỏ máy tính thông qua các dây dẫn được nối kết với máy tính tại một điểm nối kết gọi là cổng . Các thiết bị này gửi các dữ liệu hay các chỉ thị tới máy tính và tiếp nhận chúng từ máy tính. Các thiết bị nhập thông dụngh nhất là bàn phím và chuột, các thiết bị xuất thông dụng nhất là monitor và máy in. Các thiết bị nhập : Bàn phím là thiết bị chủ yếu của máy tính bao gồm 102 phím, một số bàn phím được trang bị thêm một cổng dành cho chuột Chuột là một thiết bị trỏ cho phép người di chuyển một con trỏ trên màn hình và lựa chọn các hạng mục trên màn hình. Phần đáy chuột chứa một viên bi được dùng để giám sát sự dịch chuyển và kiểm soát vị trí của con trỏ. Các nút thứ nhất, thứ hai, thứ ba trên bề mặt của chuột phục vụ mục đích khác nhau . Các thiết bị xuất : Monitor là thiết bị nhìn dùng để hiển thị các thông tin quan trọng của máy tính. Trước kia tất cả các monitor đều thuộc loại đơn sắc nhưng ngày nay chúng có thể hiển thị các văn bản và các hình ảnh bằng rất nhiều màu sắc. Máy in là thiết bị xuất khá quan trọng. Nó sẽ in ra các dữ liệu trên giấy. Các máy in thông dụng nhất ngày nay gồm các máy in phun, máy in lazer và máy in ma trận điểm. II. QUY TRÌNH LẮP RÁP VÀ KIỂM TRA MÁY TÍNH 1. Công tác chuẩn bị a. Liên hệ với người viết đơn đặt hàng để biết: - Cấu hình của máy cần lắp . - Hệ điều hành, các phần mềm ứng dụng cần cài đặt cho máy. - Các lưu ý cần thiết khác ( thời gian giao máy…) b. Kiểm tra kỹ vật tư được giao để biết : - Vật tư đã cấu hình để lắp chưa ? - Vật tư đã được dán tem bảo hành chưa ? - Vật tư có dấu vết gì đặc biệt không? c. Khử điện áp tĩnh điện : - Chạm tay vào nơi có điện áp tĩnh điện bằng không so với đất (như sờ vào ống dẫn nước, khung cửa sắt …) bằng cách này sẽ tránh được những hỏng hóc do áp tĩnh điện lên các IC của các thiết bị khi chạm tay vào. - Sau khi hoàn thành ba công đoạn này thì tiến hành lắp ráp và cài đặt máy tính theo các bước sau: 2. Lắp ráp phần cứng : a. Kiểm tra nguồn case. - Cấp điện cho case, tắt và bật nguồn nhiều lần để biết nguồn có làm việc bình thường không. b. Lắp các ổ đĩa vào case : - Lắp ổ đĩa mềm vào case - Lắp ổ đĩa cứng vào case - Lắp ổ đĩa CD ROM vào case - Lắp ổ đĩa khác vào case Khi lắp các ổ đĩa chú ý chọn loại đúng kích cỡ, lắp cân đối, đảm bảo mỹ quan. c. Lắp Mainboard, RAM, CPU vào case: - Lắp RAM, CPU vào Mainboard. Khi lắp phải chú ý lựa cắm cho chuẩn, các lẫy khoá phải ăn khớp . - Lắp Mainboard, RAM, CPU vào case, khi lắp phải chú ý lắp các giá nhựa cho Mainboard, các cách điện bằng nhựa cho ốc vít khi vặn. d. Lắp các cáp nguồn và tín hiệu : - Lắp cáp tín hiệu từ Mainboard đến các ổ đĩa và đến các cổng (nếu có) khi cắm chú ý đến chiều của cáp . - Lắp cáp tín hiệu từ case đến Mainboard và các ổ đĩa, rất chú ý đến chiều nguồn của cáp . e. Kiểm tra : - Kiểm tra xem có bị chạm, chập vào case không ? - Kiểm tra xem các cáp tín hiệu và nguồn đã cắm đúng chiều chưa ? Nếu kiểm tra đã đạt yêu cầu thì bắt đầu bước tiếp theo . g. Bật tắt máy nhiều lần, mỗi lần kiểm tra cấu hình máy để chắc chắn rằng máy tính về phần cứng là đã làm việc bình thường. h. Bỏ các cáp tín hiệu, cáp nguồn cho gọn . - Chú ý tránh để cáp nguồn, cáp tín hiệu sa vào các cánh quạt toả nhiệt. - Bó cáp phải đẹp và công nghiệp . Nếu phần này đạt yêu cầu thì chuyển sang cài đặt phần mềm . 3. Phần mềm : a. Fdisk, format ổ đĩa cứng, copy các bộ cài đặt cần thiết vào một thư mục nhất định trên ổ đĩa cứng ( copy bộ cài đặt mẫu) Chú ý rằng đĩa chứa hệ điều hành để thực hiện các lệnh fdisk, format và copy bộ cài đặt đĩa sạch (đĩa sạch là đĩa không bị virus). b. Cài đặt hệ điều hành . - Cài đặt hệ điều hành như trong đơn đặt hàng - Cài driver cho các thiết bị trong hệ điều hành . - Kiểm tra hệ điều hành sau khi đã cài đặt xong. Việc kiểm tra hệ điều hành được thực hiện bằng việc kiểm tra các thiết bị có trong máy tính của hệ điều hành. Bằng giao diện có sẵn hay có sau khi cài driver của thiết bị trong hệ điều hành để điều khiển thiết bị và xem thiết bị có làm việc bình thường không ? Nếu tất cả các thiết bị được điều khiển bình thường thì hệ điều hành đã được cài đặt tốt. Kiểm tra điều khiển các thiết bị : Kiểm tra điều khiển cạc màn hình : - Đặt các chế độ màu, độ phân giải khác nhau chạy thử một đoạn phim xem có làm việc bình thường không ? Kiểm tra điều khiển card âm thanh : - Chạy một file nhạc MP3, điều khiển to, nhỏ, thanh, trầm, loa phải, loa trái xem điều khiển có tốt không, âm thanh có bình thường không ? - Kiểm tra lối vào Micro line in xem có khuếch đại được bình thường không ? Kiểm tra com1, com 2: - Lắp mouse vào com1, com2 xem có làm việc bình thường khôg ? Kiểm tra P/S2 mouse: - Lắp Mouse vào P/S2 mouse xem có việc làm bình thường không ? Kiểm tra cổng parallel: - Lắp máy in vào thử. Kiểm tra CD- ROM: - Chạy thử đĩa audio, đĩa phim, đĩa chương trình xem có chạy bình thường không ? - Kiểm tra điều khiển xa ( nếu có ) Kiểm tra điều khiển ở đĩa mềm . - Thử boot bằng đĩa mềm, ghi ,đọc trên đĩa mềm . Kiểm tra cổng USB( nếu có) Kiểm tra điều khiển các thiết bị khác ( nếu có) c. Cài đặt phần mềm ứng dụng . - Cài đặt phần mềm ứng dụng như đơn đặt hàng. - Sau khi cài một phần mềm ứng dụng phải kiểm tra các chức năng của phần mềm đó . - Sau mỗi lần cài mỗi phần mềm ứng dụng đều phải kiểm tra lại khả năng điều khiển của các thiết bị của hệ điều hành, tức là thực hiện lại từ các bước kiểm tra ở trên . - Sau khi cài đặt xong phần mềm thì kiểm tra lần cuối .

+ Bật máy chạy nhiều ứng dụng cùng một lúc. Tắt, bật máy theo đúng quy trình nhiều lần xem việc bật và tắt má...

Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.

Báo cáo thực tập phần cứng máy tính

Báo cáo thực tập phần cứng máy tính
35
Báo cáo thực tập phần cứng máy tính
3 MB
Báo cáo thực tập phần cứng máy tính
4
Báo cáo thực tập phần cứng máy tính
46

Báo cáo thực tập phần cứng máy tính

Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu

Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên

Báo cáo TTTN Tìm hiểu phần cứng BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HCM CƠ SỞ ĐÀO TẠO MIỀN TRUNG KHOA CÔNG NGHỆ TÌM HIỂU PHẦN CỨNG MÁY TÍNH Quảng Ngãi, tháng 4 năm 2014 Khoa Công nghệ thông tin – Trường ĐHCN Tp. Hồ Chí Minh 1 Báo cáo TTTN Tìm hiểu phần cứng BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HCM CƠ SỞ ĐÀO TẠO MIỀN TRUNG KHOA CÔNG NGHỆ TÌM HIỂU PHẦN CỨNG MÁY TÍN GVHD : SVTH : MSSV : Lớp : Khoá : 2011 – 2014 Quảng Ngãi, tháng 4 năm 2014 Khoa Công nghệ thông tin – Trường ĐHCN Tp. Hồ Chí Minh 2 Báo cáo TTTN Tìm hiểu phần cứng LỜI CẢM ƠN Đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn đến công ty AFC nơi đã tạo điều kiện cho em có cơ hội đựợc cọ xát và tiếp cận thực tế. Em xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến Anh Nguyễn Tấn Ninh - Giám đốc công ty, Anh Mến - trưởng phòng kĩ thuật, cùng các nhân viên trong công ty đã nhiệt tình hướng dẫn, tạo điều kiện cho em tìm hiểu về những hoạt động của công ty và giúp đỡ em hoàn thành tốt công việc của mình tại công ty. Em xin đựơc gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo trong tổ công nghệ thông tin, nhờ có sự dìu dắt và dạy dỗ của Thầy Cô nên em mới có được những kiến thức để hoàn thành tốt công việc được giao trong kỳ thực tập. Và em xin được đặc biệt cảm ơn thầy Nguyễn Trọng Tiến, người đã tận tình hướng dẫn từ những bước đầu tiên đến những bước cuối cùng cho em trong đợt thực tập vừa qua. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực tập Khoa Công nghệ thông tin – Trường ĐHCN Tp. Hồ Chí Minh 3 Báo cáo TTTN Tìm hiểu phần cứng NHẬN XÉT KẾT QUẢ THỰC TẬP (Dành cho đơn vị nhận sinh viên thực tập) Họ tên sinh viên thực tập: Ngày tháng năm sinh : 15/07/1993 Cán bộ hướng dẫn thực tập :…………………………………………………….. Bộ phận:…………………………………………………………………………… Sau thời gian sinh viên ………………………….. thực tập tại đơn vị, chúng tôi có những nhận xét như sau: 1. Về ý thức chấp hành nội quy, quy định của cơ quan: (3 điểm) ……………………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………….. 2. Về đạo đức, tác phong: (1 điểm) ……………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………………. 3. Về năng lực chuyên môn: (6 điểm) ……………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………. 4. Kết luận : Nhận xét:……………………………………………………………………………. Điểm: ………………………………………………………………………………. Xác nhận của đơn vị …………….., ngày tháng năm 2011 Cán bộ hướng dẫn Khoa Công nghệ thông tin – Trường ĐHCN Tp. Hồ Chí Minh 4 Báo cáo TTTN Tìm hiểu phần cứng NHẬN XÉT KẾT QUẢ THỰC TẬP (Dành cho Giảng viên hướng dẫn sinh viên thực tập) Họ tên sinh viên thực tập: Huỳnh Thị Út Ngày tháng năm sinh : 15/07/1993 Giảng viên hướng dẫn thực tập :………………………………………………… Bộ phận:…………………………………………………………………………… Sau thời gian hướng dẫn sinh viên ………………………….. thực tập, tôi có những nhận xét như sau: 1. Về thái độ, ý thức của sinh viên: (3 điểm) ……………………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………….. 2. Về đạo đức, tác phong: (1 điểm) ……………………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………….. 3. Về năng lực chuyên môn: (6 điểm) ……………………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………….. 5. Kết luận : Nhận xét:……………………………………………………………………………. Điểm: ……………………………………………………………………………….. …………….., ngày tháng năm 2014 Giảng viên hướng dẫn Khoa Công nghệ thông tin – Trường ĐHCN Tp. Hồ Chí Minh 5 Báo cáo TTTN Tìm hiểu phần cứng MỤC LỤC Trang LỜI CẢM ƠN................................................................................................................ i NHẬN XÉT KẾT QUẢ THỰC TẬP...........................................................................ii NHẬN XÉT KẾT QUẢ THỰC TẬP..........................................................................iii MỤC LỤC................................................................................................................... iv MỞ ĐẦU...................................................................................................................... 1 PHẦN A: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY........................................................................2 I. TÊN CÔNG TY...................................................................................................2 II. CHỨC NĂNG CỦA CÔNG TY.........................................................................4 PHẦN B: NỘI DUNG THỰC TẬP..............................................................................5 CHƯƠNG 1: BỘ XỬ LÍ TRUNG TÂM CPU..............................................................5 1.1 Các thành phần cơ bản của CPU.......................................................................5 1.2 Các kiến trúc bộ vi xử lý...................................................................................5 1.3 Một số loại CPU hiện nay..................................................................................6 1.4 Lắp ráp CPU......................................................................................................7 CHƯƠNG 2: BẢNG MẠCH HỆ THỐNG (MAINBOARD) ......................................8 2.1 Sự cần thiết của bảng mạch hệ thống ................................................................8 2.2 Các thành phần cơ bản của mainboard..............................................................9 2.3 Nguyên lý hoạt động của Mainboard...............................................................10 CHƯƠNG 3: RAM.....................................................................................................11 3.1 RAM................................................................................................................ 11 3.2 Phân loại RAM................................................................................................11 3.2.1 RAM tĩnh....................................................................................................11 3.2.2 RAM động..................................................................................................11 3.3 Ý nghĩa của bộ nhớ RAM trong máy tính.......................................................13 3.4 Một số loại RAM và cách lắp ráp....................................................................13 CHƯƠNG 4: CABLE VÀ BỘ NGUỒN.....................................................................15 Khoa Công nghệ thông tin – Trường ĐHCN Tp. Hồ Chí Minh 6 Báo cáo TTTN Tìm hiểu phần cứng 4.1 Cable ổ cứng, ổ CD.........................................................................................15 4.1.1 Cable IDE chuẩn ATA...............................................................................15 4.1.2 Cable chuẩn SATA.....................................................................................15 4.1.3 Cable màn hình..........................................................................................16 4.2 Bộ nguồn.........................................................................................................17 CHƯƠNG 5: CÁC THIẾT BỊ LƯU TRỮ.................................................................20 5.1 Ổ cứng.............................................................................................................20 5.1.1 Cấu tạo .....................................................................................................20 5.1.2 Hoạt động của ổ đĩa cứng .........................................................................21 5.1.3 Cài đặt, phân chia và định dạng ...............................................................21 5.1.4 Phân biệt chuẩn của 2 ổ cứng....................................................................22 5.2 Ổ CD-DVD.....................................................................................................22 5.2.1 DVD-ROM ................................................................................................22 5.2.2 DVD-REWRITE ........................................................................................22 5.2.3 CD-ROM ...................................................................................................23 5.2.4 CD-REWRITE ...........................................................................................23 5.2.5 Lắp ráp ổ CD.............................................................................................23 CHƯƠNG 6: CÁC THIẾT BỊ NHẬP XUẤT.............................................................24 6.1 Màn hình.........................................................................................................24 6.1.1 Các thông số liên quan đến màn hình .......................................................24 6.1.2 Phân loại màn hình ...................................................................................24 6.2 Bàn phím.........................................................................................................24 6.3 Chuột............................................................................................................... 26 6.3.1 Cấu tạo .....................................................................................................26 6.3.2 Giới thiệu một số loại chuột.......................................................................26 KẾT LUẬN................................................................................................................27 Khoa Công nghệ thông tin – Trường ĐHCN Tp. Hồ Chí Minh 7 Báo cáo TTTN Tìm hiểu phần cứng MỞ ĐẦU Hiện nay, ngành công nghệ thông tin là một trong những ngành có sức phát triển mạnh nhất. Sự đóng góp của ngành cho cuộc sống hiện tại của chúng ta là rất lớn, nhờ có công nghệ thông tin mà những công việc được cho là khô khan, cứng nhắc được thực hiện một cách dễ dàng và nhanh chóng hơn. Chính điều đó đã giúp giảm bớt gánh nặng trong công việc cho chúng ta. Là sinh viên ngành công nghệ thông tin hơn ai hết chúng em là người hiểu rõ được vấn đề này. Và đề tài mà em chọn trong thời gian thực tập là tìm hiểu về phần cứng của hệ thống máy tính. Đối với sự phát triển của phần cứng, kèm theo nó là sự đáp ứng của phần mềm sẽ giúp cho công việc ứng dụng công nghẹ thông tin vào thực tiển ngày càng thuận lợi hơn. Trong quá trình học tập tại trường chúng em đã được trang bị một lượng kiến thức khá đầy đủ để khi ra trường có thể vững bước trên con đường sự nghiệp. Thời gian thực tập lại là khoảng thời gian mà chúng em có thể áp dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn. Từ đó có thể tích lũy được nhiều kinh nghiệm thiết thực và hiệu quả hơn cho bản thân và ngành nghề trong tương lai. Tuy nhiên lượng kiến thức học được và việc áp dụng vào thực tế còn nhiều hạn chế nên không thể tránh khỏi những sai sót trong công việc công ty thực tập giao cho. Bài báo cáo này là những điều mà em đã học được và làm được trong quá trình áp dụng đề tài của mình tại công ty thực tập. Khoa Công nghệ thông tin – Trường ĐHCN Tp. Hồ Chí Minh 8 Báo cáo TTTN Tìm hiểu phần cứng PHẦN A: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY I- TÊN CÔNG TY CÔNG TY TNHH TIN HỌC & THƯƠNG MẠI AFC 1. Địa chỉ trụ sở : 307 Quang Trung - Quảng Ngãi - Điện thoại : (055) 829600 - Hand fone: 0913488929 - Fax : (055) 823134 - E-Mail : - TK: 10.20.10.000.406.037 - Ngân hàng Công thương Quảng Ngãi - MST: 4300293097 - GPĐKKD số: 3402000366 2. Nước và năm thành lập: Nước sở tại: Việt Nam Năm thành lập: ngày 21/3/2005 được kế thừa và phát triển từ TT tin học – thương mại AFC thành lập vào tháng 11 năm 1994. 3. Người đại diện: Ông: Nguyễn Tấn Ninh Chức vụ: Giám đốc. 4. Các ngành nghề kinh doanh: - Thiết bị ngành viến thông, công nghệ truyền hình. - Các thiết bị máy văn phòng. - Lập dự án, thiết kế, lắp đặt hệ thống mạng LAN, WAN... - Cung cấp, thiết kế, cài đặt các phần mềm: + Phần mềm dự toán xây dựng + Phần mềm kế toán doanh nghiệp + Phần mềm quản lý nhân sự 5. Phạm vị hoạt động: Trong toàn quốc. Khoa Công nghệ thông tin – Trường ĐHCN Tp. Hồ Chí Minh 9 Báo cáo TTTN Tìm hiểu phần cứng 6. Sơ đồ tổ chức Tư vấn Cộng tác viên Giám đốc Phòng kế toán tổng hợp Nhiệm vụ - Kế toán - Kế hoạch - Thủ quỷ - Thủ kho - Bán hàng - Giao dịch VP - Theo dõi công nợ - Báo cáo tổng hợp Phòng Kĩ thuật, dịch vụ Nhiệm vụ - Kĩ thuật điện tử - Kĩ thuật tin học(phần cứng, phần mềm) - Giao, bán hàng ngoài VP - Lắp đặt, zbảo hành, bảo trì thiết bị điện tử, tin học trong và ngoài VP - Các dịch vụ kĩ thuật khác - Giao dịch với khách hàng ngoài VP - Hình 1: Sơ đồ tổ chức Khoa Công nghệ thông tin – Trường ĐHCN Tp. Hồ Chí Minh 10 Báo cáo TTTN Tìm hiểu phần cứng II- CHỨC NĂNG CỦA CÔNG TY 1. Mục tiêu chung Mục tiêu của chúng tôi là cung cấp cho người sử dụng những giải pháp về công nghệ thông tin giúp họ nâng cao hiệu suất công việc, tăng khả năng cạnh tranh nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất. 2. Nhiệm vụ - Triển khai thực hiện các ứng dụng công nghệ thông tin vào mục đích quản lý, phát triển sản xuất kinh doanh của các cơ quan và doanh nghiệp trong Nước. - Hoạt động trong các lĩnh vực: tin học, điện tử, viễn thông, truyền hình số và các ngành công nghệ mới... nhằm nghiên cứu, triển khai ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ mới để đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của công tác quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh. + Lắp ráp, kinh doanh, nâng cấp các thiết bị chất lượng cao về tin học, điện tử, viễn thông điều khiển tự động, và các thiết bị ngoại vi. + Tư vấn, thiết kế các giải pháp về mạng Internet, Intranet, Telnet, LAN, WAN, WAP, Parapol, tổng đài điện thoại ... + Tư vấn, thiết kế và cung cấp các phần mềm và trợ giúp cho công tác quản lý, thiết kế, thi công trong và ngoài ngành XD và GTVT. + Lập trình ứng dụng theo yêu cầu và đơn đặt hàng của mọi cá nhân và tổ chức trong và ngoài nước, nhận gia công phần mềm cho các đối tác nước ngoài. + Nghiên cứu các công nghệ mũi nhọn, phát triển và sáng tạo các phần mềm mũi nhọn. + Thực hiện các dịch vụ: Bảo hành, bảo trì, sữa chửa nâng cấp thiết bị tin học, điện tử, viễn thông cho tất cả các hãng uy tín nhất. Khoa Công nghệ thông tin – Trường ĐHCN Tp. Hồ Chí Minh 11 Báo cáo TTTN Tìm hiểu phần cứng PHẦN B: NỘI DUNG THỰC TẬP CHƯƠNG 1: BỘ XỬ LÍ TRUNG TÂM CPU Bộ phận quan trọng nhất gắn trên bảng mạch chính là bộ vi xử lý của máy tính còn gọi là CPU. Là nơi tiến hành việc xử lý thông tin và phát ra tín hiệu điều khiển mọi hoạt động của máy tính, trong quá trình làm việc của đó, CPU có thể trao đổi dữ liệu với bộ nhớ chính hay các thiết bị qua hệ thống vào ra. 1.1 Các thành phần cơ bản của CPU - Đơn vị điều khiển (CU: control unit): Điều khiển hoạt động của hệ thống theo chương trình đã dịch sẵn - Đơn vị số học & Logic (ALU): Thực hiện phép toán số học và logic - Tập các thanh ghi (Registry): Dùng để chứa thông tin tạm thời phục vụ cho các hoạt động hiện tại của CPU. Gồm có các thanh ghi địa chỉ, thanh ghi dữ liệu, thanh ghi lệnh và các thanh ghi cờ trạng thái. Đơn vị số học và lôgic chỉ thực hiện các phép toán số học đơn giản như phép cộng, trừ, nhân, chia. Để CPU có thể xử lý dữ liệu với các số thực với độ chính xác cao và các phép toán phức tạp như sin, cos, tính tích phân…, các CPU thường được trang bị thêm bộ đồng xử lý toán học (FPU: Floatting Point Unit ) còn được gọi là bộ xử lý dấu chấm động. 1.2 Các kiến trúc bộ vi xử lý Theo nguyên tắc làm việc của máy tính thì để thực hiện chương trình, CPU lần lượt đọc các lệnh, giải mã lệnh và thực hiện lệnh. Vậy việc giải mã lệnh ở đây được hiểu như sau. Đối với một hệ máy tính, một lệnh được chia thành các mức độ khác nhau, mức thứ nhất đó là mức lệnh của người sử dụng. Đây là những câu lệnh dạng gần gũi với ngôn ngự tự nhiên của con người và máy tính không thể hiểu được. Để máy tính có thể hiểu được, lệnh của người sử dụng được HĐH hay trình dịch ngôn ngữ phiên dịnh thành lệnh ở dạng ngôn ngữ máy và CPU có thể đọc và hiểu được. Khoa Công nghệ thông tin – Trường ĐHCN Tp. Hồ Chí Minh 12 Báo cáo TTTN Tìm hiểu phần cứng Khi CPU đọc lệnh dạng mã máy, nó thực hiện việc phiên dịch lệnh này thành các vi lệnh để các thành phần của CPU có thể hiểu và thực hiện được. Quá trình này gọi là giải mã lệnh. Tập các vi lệnh của CPU cũng là một yếu tố đánh giá khả năng làm việc của CPU, khi trang bị một CPU vào hệ thống người ta thường quan tâm đến vấn đế kiến trúc của CPU, có hai loại kiến trúc CPU, đó là: - CPU với kiến trúc CISC: (Complex Instruction Set Computer) máy tính với tập lệnh đầy đủ. Trong kiến trúc CISC, máy tính cần sử dụng rất ít thanh ghi. - CPU với kiến trúc RISC: (Reduced Instruction Set Computer) máy tính với tập lệnh rút gọn. Trong kiến trúc RISC, máy tính cần sử dụng nhiều thanh ghi. Đây là kiến trúc được các bộ vi xử lý Intel ngày nay sử dụng. 1.3 Một số loại CPU hiện nay - Intel core i7 Thông tin: 2.66Ghz, 8MB L3 Cache, Bus speed 4.8GT/s, Socket 1366. Hình 1.1: CPU Intel CoreTM i7 - Intel core i5: 2.66 Ghz, 8Mb L3 cache, socket 1156, Bus 2.5GT/s. Hình 1.2: CPU Intel CoreTM i5 Khoa Công nghệ thông tin – Trường ĐHCN Tp. Hồ Chí Minh 13 Báo cáo TTTN Tìm hiểu phần cứng - Core 2 Quad Q8200: 2.33GHz, 4MB L2 Cache, FSB 1333MHz, Socket 775. - Intel core 2 dual E7500: 2.93GHz, 3Mb L2 Cache, FSB 1066MHz, Socket 775. - Intel dual core. E2200: 2.2GHz, 1Mb L2 Cache, FSB 800MHz, Socket 775. 1.4 Lắp ráp CPU Hình 1.3 : Lắp ráp CPU Khoa Công nghệ thông tin – Trường ĐHCN Tp. Hồ Chí Minh 14 Báo cáo TTTN Tìm hiểu phần cứng CHƯƠNG 2: BẢNG MẠCH HỆ THỐNG (MAINBOARD) 2.1 Sự cần thiết của bảng mạch hệ thống - Trong máy tính có nhiều thành phần phần cứng khác nhau, để máy tính có thể hoạt động được, mỗi thành phần cần phải có một nguồn cấp điện ổn định, kế đến là phải có các đường kết nối để vận chuyển thông tin. -Trong quá trình xử lý vào ra, CPU thực hiện lệnh bằng cách điều khiển thành phần phần cứng thích hợp. Như vậy CPU được dùng chung trong hệ thống, do đó các thành phần khác không thể gắn vào CPU một cách trực tiếp. - Câu hỏi đặt ra là cần phải thiết kế các đường cấp điện, các đường vận chuyển thông tin và các thành phần bổ trợ khác như thế nào? Các thành phần phần cứng được gắn kết với hệ thống để có thể làm việc với CPU như thế nào? - Để giải quyết vấn đề này, các nhà chế tạo đã tạo ra một bảng mạch bằng nhựa cứng (gọi là bảng mạch chính). Các đường cấp điện, các đường vận chuyển dữ liệu hay các thành phần phụ trợ khác… được hàn chết trên đó. Các thành phần khác có thể được hàn chết, hay thông qua các đế cắm, các khe cắm trên bảng mạch. Như vậy, bất cứ thành phần nào trong máy tính muốn hoạt động được đều phải được gắn vào bảng mạch này. Do tính chất quan trong như vậy, bảng mạch chính còn được gọi là bảng mạch mẹ (Mother board) hay bảng mạch hệ thống (System board). Khoa Công nghệ thông tin – Trường ĐHCN Tp. Hồ Chí Minh 15 Báo cáo TTTN Tìm hiểu phần cứng 2.2 Các thành phần cơ bản của mainboard Hình 2.1: Các thành phần cơ bản của mainboard - Đế cắm chíp (socket) hay khe cắm chíp (slot). - Chípset (Chípset cầu nam, Chípset cầu bắc ): kết nối các thành phần trên Mainboard và các thiết bị ngoại vi lại với nhau, điều khiển tốc độ Bus cho phù hợp giữa các thiết bị - Các khe cắm RAM. - Các khe cắm card mở rộng PCI - Chấu cắm nguồn để nuôi mainboard. - Bộ nhớ RAM và ROM BIOS - Cổng chuẩn SATA: dùng để cắm ổ cứng, ổ CD. Khoa Công nghệ thông tin – Trường ĐHCN Tp. Hồ Chí Minh 16 Báo cáo TTTN Tìm hiểu phần cứng - Một tập hợp các bus, dùng để kết nối bộ vi xử lý với bộ nhớ của nó và với các bộ điều hợp để cho phép liên kết với các thiết bị khác thông qua các cổng của chúng hoặc các khe cắm mở rộng. - Một tập hợp các bộ điều hợp (ADAPTER) cho thiết bị: một bộ điều hợp gồm có một chip điều khiển (Controller Chip), một đầu nối bus (Bus Connector), bộ đệm dữ liệu (ví dụ:Video RAM), ROM BIOS (trong Video Card, Net Card), bộ chuyển đổi tín hiệu từ số - tương tự DAC. - Các Card mở rộng: dùng để bổ xung thiết bị, mở rộng khả năng làm việc của máy tính: PCI card: dùng cho màn hình (VGA card), card âm thanh (Sound card), card Tivi (Tivi Tune), card mạng (Net Card, LAN card)… - Các cổng, là những chỗ giao tiếp phần cứng (các đầu nối vật lý được tạo bởi các bộ điều hợp để hỗ trợ cho việc kết nối với các thiết bị I/O. - Pin CMOS để nuôi chip nhớ RAM CMOS. - IDE : để cắm cable ổ cứng, ổ CD. - 6 pins Keyboard PS/2 Port: để cắm bàn phím. Có màu tím. - 6 pins Mouse PS/2 port: để cắm chuột. Có màu xanh. - 34 pins LPT port: dùng để cắm cab máy in. - USB port: dùng để cắm ổ đĩa USB, hay kết nối với thiết bị tương thích với USB như máy ghi hình kỹ thuật số, chụp ảnh kỹ thuật số. - 15 pins Monitor port: dùng để cắm cable màn hình, trong trường hợp card màn hình on board. 2.3 Nguyên lý hoạt động của Mainboard - Mainboard có 2 IC quan trọng là Chipset cầu bắc và Chipset cầu nam, chúng có nhiệm vụ là cầu nối giữa các thành phần cắm vào Mainboard như nối giữa CPU với RAM, giữa RAM với các khe mở rộng PCI v v... - Giữa các thiết bị này thông thường có tốc độ truyền qua lại rất khác nhau còn gọi là tốc độ Bus. Khoa Công nghệ thông tin – Trường ĐHCN Tp. Hồ Chí Minh 17 Báo cáo TTTN Tìm hiểu phần cứng CHƯƠNG 3: RAM 3.1 RAM - RAM (viết tắt từ Random Access Memory trong tiếng Anh) là một loại bộ nhớ chính của máy tính. RAM được gọi là bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên vì nó có đặc tính: thời gian thực hiện thao tác đọc hoặc ghi đối với mỗi ô nhớ là như nhau, cho dù đang ở bất kỳ vị trí nào trong bộ nhớ. Mỗi ô nhớ của RAM đều có một địa chỉ. Thông thường, mỗi ô nhớ là một byte (8 bit); tuy nhiên hệ thống lại có thể đọc ra hay ghi vào nhiều byte(2,4,8 byte). - RAM khác biệt với các thiết bị bộ nhớ tuần tự (sequential memory device) chẳng hạn như các băng từ, đĩa; mà các loại thiết bị này bắt buộc máy tính phải di chuyển cơ học một cách tuần tụ để truy cập dữ liệu. - Bởi vì các chip RAM có thể đọc hay ghi dữ liệu nên thuật ngữ RAM cũng được hiểu như là một bộ nhớ đọc-ghi, trái ngược với bộ nhớ chỉ đọc ROM (read-only memory). - Thông tin lưu trên RAM chỉ là tạm thời, chúng sẽ mất đi khi mất nguồn điện cung cấp. 3.2 Phân loại RAM Tùy theo công nghệ chế tạo, người ta phân biệt thành 2 loại: - SRAM ( Static RAM ): RAM tĩnh.(đã quá cũ) - DRAM (Dynamic RAM): RAM động. 3.2.1 RAM tĩnh(đã quá cũ) RAM tĩnh được chế tạo theo công nghệ ECL (dùng trong CMOS và BiCMOS). Mỗi bit nhớ gồm có các cổng logic với 6 transistor MOS. SRAM là bộ nhớ nhanh, việc đọc không làm hủy nội dung của ô nhớ và thời gian thâm nhập bằng chu kỳ của bộ nhớ. 3.2.2 RAM động - RAM động dùng kỹ thuật MOS. Mỗi bit nhớ gồm một transistor và một tụ điện. Việc ghi nhớ dữ liệu dựa vào việc duy trì điện tích nạp vào tụ điện và như vậy việc đọc Khoa Công nghệ thông tin – Trường ĐHCN Tp. Hồ Chí Minh 18 Báo cáo TTTN Tìm hiểu phần cứng một bit nhớ làm nội dung bit này bị hủy. Do vậy sau mỗi lần đọc một ô nhớ, bộ phận điều khiển bộ nhớ phải viết lại nội dung ô nhớ đó. Chu kỳ bộ nhớ cũng theo đó mà ít nhất là gấp đôi thời gian thâm nhập ô nhớ. - Các loại DRAM + SDRAM (Viết tắt từ Synchronous Dynamic RAM) được gọi là DRAM đồng bộ. SDRAM gồm 3 phân loại: SDR, DDR, và DDR2.  SDR SDRAM (Single Data Rate SDRAM), thường được giới chuyên môn gọi tắt là "SDR". Có 168 chân. Được dùng trong các máy vi tính cũ, bus speed chạy cùng vận tốc với clock speed của memory chip, nay đã lỗi thời.  DDR SDRAM (Double Data Rate SDRAM), thường được giới chuyên môn gọi tắt là "DDR". Có 184 chân. DDR SDRAM là cải tiến của bộ nhớ SDR với tốc độ truyền tải gấp đôi SDR nhờ vào việc truyền tải hai lần trong một chu kỳ bộ nhớ. Đã được thay thế bởi DDR2.  DDR2 SDRAM (Double Data Rate 2 SDRAM), Thường được giới chuyên môn gọi tắt là "DDR2". Là thế hệ thứ hai của DDR với 240 chân, lợi thế lớn nhất của nó so với DDR là có bus speed cao gấp đôi clock speed. + RDRAM (Viết tắt từ Rambus Dynamic RAM), thường được giới chuyên môn gọi tắt là "Rambus". Đây là một loại DRAM được thiết kế kỹ thuật hoàn toàn mới so với kỹ thuật SDRAM. RDRAM hoạt động đồng bộ theo một hệ thống lặp và truyền dữ liệu theo một hướng. Một kênh bộ nhớ RDRAM có thể hỗ trợ đến 32 chip DRAM. Mỗi chip được ghép nối tuần tự trên một module gọi là RIMM (Rambus Inline Memory Module) nhưng việc truyền dữ liệu được thực hiện giữa các mạch điều khiển và từng chip riêng biệt chứ không truyền giữa các chip với nhau. Bus bộ nhớ RDRAM là đường dẫn liên tục đi qua các chip và module trên bus, mỗi module có các chân vào và ra trên các đầu đối diện. Do đó, nếu các khe cắm không chứa RIMM sẽ phải gắn một module liên tục để đảm bảo đường truyền được nối liền. Tốc độ Rambus đạt từ 400-800MHz. Rambus tuy không nhanh hơn SDRAM là bao nhưng lại đắt hơn rất nhiều nên có rất ít người dùng. Khoa Công nghệ thông tin – Trường ĐHCN Tp. Hồ Chí Minh 19 Báo cáo TTTN Tìm hiểu phần cứng RDRAM phải cắm thành cặp và ở những khe trống phải cắm những thanh RAM giả (còn gọi là C-RIMM) cho đủ. 3.3 Ý nghĩa của bộ nhớ RAM trong máy tính - Bộ nhớ RAM là bộ nhớ không thể thiếu trong bất kỳ hệ thống máy tính nào, CPU chỉ có thể làm việc được với dữ liệu trên RAM vì chúng có tốc độ truy cập nhanh, toàn bộ dữ liệu hiển thị trên màn hình cũng được truy xuất từ RAM . - Khi ta khởi động máy tính để bắt đầu một phiên làm việc mới, hệ điều hành cùng với các trình điều khiển phần cứng được nạp lên bộ nhớ RAM . - Khi ta chạy một chương trình ứng dụng: Thí dụ Photo Shop thì công cụ của chương trình này cũng được nạp lên bộ nhớ RAM Vậy khi ta chạy bất kể một chương trình nào, thì công cụ của chương trình đó đều được nạp lên RAM trước khi có thể sử dụng được chúng. - Với một hệ thống để chạy đúng tốc độ thì khoảng trống của RAM phải còn khoảng 30% trở lên, nếu ta sử dụng hết khoảng trống của Ram thì máy sẽ chạy chậm hoặc bị treo. 3.4 Một số loại RAM và cách lắp ráp - RAM DDR2 Thông số: dung lượng 2GB, tốc độ 1066 Mhz Hình 3.1: RAM DDR2 - Lắp ráp Khoa Công nghệ thông tin – Trường ĐHCN Tp. Hồ Chí Minh 20 Báo cáo TTTN Tìm hiểu phần cứng Hình 3.2: Lắp ráp RAM Khoa Công nghệ thông tin – Trường ĐHCN Tp. Hồ Chí Minh 21 Báo cáo TTTN Tìm hiểu phần cứng CHƯƠNG 4: CABLE VÀ BỘ NGUỒN 4.1 Cable ổ cứng, ổ CD 4.1.1 Cable IDE chuẩn ATA Dùng để nối ổ cứng hoặc CD với Main board (dùng cho những ổ cứng, ổ CD, Main board có cùng chuẩn ATA) Hình 4.1 : Cable IDE chuẩn ATA 4.1.2 Cable chuẩn SATA - Dùng để nối ổ cứng hoặc CD với Main board (dùng cho những ổ cứng, ổ CD, Main board có cùng chuẩn SATA) Hình 4.2: Cable chuẩn SATA Khoa Công nghệ thông tin – Trường ĐHCN Tp. Hồ Chí Minh 22 Báo cáo TTTN Tìm hiểu phần cứng - Lắp ráp: Hình 4.3: Cắm cáp ơ cứng 4.1.3 Cable màn hình - Dùng để nối màn hình máy tính với Main board - Lắp ráp Hình 4.4: Lắp cáp màn hình. Khoa Công nghệ thông tin – Trường ĐHCN Tp. Hồ Chí Minh 23 Báo cáo TTTN Tìm hiểu phần cứng 4.2 Bộ nguồn - Dùng để chuyển đổi dòng điện xoay chiều thành các mức điện áp thích hợp để cung cấp cho mainboard và các thiết bị. - Một số đặc điểm kỹ thuật: + Công suất với nguồn ATX: 250/300/350/450 W + Mỗi bộ nguồn thường có nhiều chấu cắm nguồn phục vụ cho mainboard và các thiết bị. Mỗi chấu cắm có nhiều đầu dây điện với các mức điện áp khác nhau: đỏ (Red:+5V), vàng (Yellow: +12V), xanh (Blue:-12V), trắng (White:-5V), đen (Black:0V – GND nối đất). - Cách cấm các dây nguồn + Nguồn cho main boar Hình 4.5: Nối nguồn cho CPU Khoa Công nghệ thông tin – Trường ĐHCN Tp. Hồ Chí Minh 24 Báo cáo TTTN Tìm hiểu phần cứng + Nguồn cho CPU Hình 4.6: Cắm nguồn cho CPU + Nguồn cho quạt Hình 4.7: Cắm nguồn cho quạt làm mát Khoa Công nghệ thông tin – Trường ĐHCN Tp. Hồ Chí Minh 25 Báo cáo TTTN Tìm hiểu phần cứng + Nguồn cho ổ cứng Hình 4.8: Dây nguồn cho ổ cứng + Nguồn cho ổ CD Hình 4.9 : Nối nguồn cho CD Khoa Công nghệ thông tin – Trường ĐHCN Tp. Hồ Chí Minh 26 Báo cáo TTTN Tìm hiểu phần cứng CHƯƠNG 5: CÁC THIẾT BỊ LƯU TRỮ 5.1 Ổ cứng Nhu cầu của người sử dụng ngày càng đa dạng, đặc biệt cùng với sự phát triển của các hệ điều hành với giao diện đồ hoạ khiến phần mềm phát triển vượt bậc về số lượng cũng như về chất lượng. Việc truy cập từ ổ đĩa mềm chậm chạp, khó bảo quản dữ liệu cùng với dung lượng nhỏ là một trở ngại trong việc sử dụng máy tính. Ổ đĩa cứng với dung lượng lớn, tốc độ truy cập dữ liệu nhanh đáp ứng được các yêu cầu nêu trên. 5.1.1 Cấu tạo - Bộ khung: Cũng như đối với ổ đĩa mềm, khung ổ cúng được chế tạo bằng nhôm đúc ở áp lực cao. Đối với các ổ cứng loại nhỏ cúa máy tính xách tay thì dùng vỏ plastic cứng. - Đĩa từ: đĩa từ thường làm bằng nhôm, thuỷ tinh hoặc gốm được phủ vật liệu từ và lớp bảo vệ ở cả hai mặt. Một ổ cứng gồm nhiều đĩa từ được xếp chồng và cùng gắn cố định trên một trục mô tơ quay. - Đầu đọc/ghi: mỗi mặt đĩa dùng riêng một đầu đọc/ghi nên ổ đĩa cứng có 2 đĩa phải có 4 đầu từ. - Mô tơ dịch chuyển đầu từ: không giống như mô tơ của đĩa mềm dịch chuyển đầu từ theo từng bước, ổ cứng “lắc” các đầu từ của mình qua lại theo một cung tròn để dịch chuyển từ mép đến tâm đĩa. Vị trí đầu từ được kiểm tra hiệu chỉnh để tránh sai lệch vị trí đọc/ghi dữ liệu. - Mô tơ trục quay: làm các đĩa quay với tốc độ nhanh và không đổi trong phiên làm việc của máy tính. - Các mạch điển tử của ổ cứng: ổ cứng được điều khiển bởi các mạch điện tử tương đối phức tạp được gắn trên một board dưới khung. Các mạch này có chức năng: truyền tải tín hiệu điều khiển và dữ liệu, điều khiển sự dịch chuyển của đầu từ, thực hiện các thao tác đọc/ghi, ổn định tốc độ quay. 5.1.2 Hoạt động của ổ đĩa cứng Khoa Công nghệ thông tin – Trường ĐHCN Tp. Hồ Chí Minh 27 Báo cáo TTTN Tìm hiểu phần cứng - Máy tính thường xuyên truy cập dữ liệu từ ổ đĩa cứng. Vì vậy tại phiên làm việc của máy tính, đĩa cứng luôn quay với một tốc độ không đổi (3600 rpm, 4600 rpm, 5400 rpm hoặc 7200 rpm) để đảm bảo tốc độ truy cập dữ liệu cao. - Với tốc độ quay nhanh như vậy, các đầu từ không tiếp xúc trực tiếp với bề mặt đĩa mà “bay lướt” trên một lớp đệm không khí cách bề mặt đĩa một khoảng rất nhỏ (10 μm). 5.1.3 Cài đặt, phân chia và định dạng Khi chúng ta bổ xung một ổ cứng mới vào máy tính, thường phải tiến hành các công việc là cài đặt (detect), phân chia (chia thành các phân vùng: parition) và đinh dạng (format) - Cài đặt + Đối với một số main board cũ trước đây, để cài đặt đĩa cứng chúng ta sử dụng lệnh detect ổ cứng trong BIOS SETUP, việc detect ổ cứng sẽ nhận dạng các tham số cấu hình của ổ cứng như: loại ổ cứng, giao tiếp ổ cứng, dung lượng, số head, số cylinder, số sector/track… + Đối với một số main board mới, việc nhận dạng là autodetect, có nghĩa là tự động nhận dạng cấu hình ổ cứng. - Phân chia và định dạng (format) ổ cứng + Phân chia ổ cứng nhằm mục đích từ một ổ đĩa vật lý duy nhất có thể tạo ra nhiều ổ đĩa logic khác nhau phục vụ cho các mục đích khác nhau về lưu trữ dữ liệu. + Định dạng ổ đĩa cứng có hai mức:  Định dạng cấp thấp (còn gọi là định dàng vật lý), khi ổ cứng mới được sản xuất. Nhà sản xuất đã tiến hành format cấp thấp ổ đĩa cứng. Đây là việc đánh số mặt đĩa, trên mỗi mặt đĩa tạo ra từ trụ Cylinder hay các từ đạo track và đánh số vị trí các track. Trên mỗi track chia thành các cung Sector. Cô lập những vùng từ tính bị hỏng (không tính vào dung lượng đĩa). Thường thì nếu đĩa cứng có lỗi nghiêm trọng người sử dụng mới tiến hành format Khoa Công nghệ thông tin – Trường ĐHCN Tp. Hồ Chí Minh 28 Báo cáo TTTN Tìm hiểu phần cứng cấp thấp, chương trình format cấp thấp có thể được download từ website của hãng sản xuất.  Định dạng cấp cao: do người sử dụng chạy chương trình format cấp cao. Có mục đích cung cấp cho hệ điều hành một cách thức tổ chức và quản lý được các vùng lưu trữ dữ liệu trên đĩa. 5.1.4 Phân biệt chuẩn của 2 ổ cứng. Hình 5.1: Phân biệt chuẩn của 2 ổ cứng 5.2 Ổ CD-DVD 5.2.1 DVD-ROM - Đọc dữ liệu của đĩa CD - Đọc dữ liệu của đĩa DVD - Cổng kết nối: IDE hay USB 5.2.2 DVD-REWRITE - Đọc dữ liệu của đĩa CD - Ghi dữ liệu của đĩa CD - Đọc dữ liệu của đĩa DVD - Ghi dữ liệu của đĩa DVD - Cổng kết nối: IDE hay USB Khoa Công nghệ thông tin – Trường ĐHCN Tp. Hồ Chí Minh 29 Báo cáo TTTN Tìm hiểu phần cứng 5.2.3 CD-ROM - Đọc dữ liệu CD - Cổng kết nối: IDE hay USB 5.2.4 CD-REWRITE - Đọc dữ liệu của đĩa CD - Ghi dữ liệu của đĩa CD - Cổng kết nối: IDE hay USB 5.2.5 Lắp ráp ổ CD Hình 5.2: Lắp láp ổ CD chuẩn ATA Khoa Công nghệ thông tin – Trường ĐHCN Tp. Hồ Chí Minh 30 Báo cáo TTTN Tìm hiểu phần cứng CHƯƠNG 6: CÁC THIẾT BỊ NHẬP XUẤT 6.1 Màn hình - Màn hình cung cấp sự liên kết giữa người sử dụng và máy tính. Mặc dù có thể không cần máy in, các ổ đĩa và các card mở rộng, nhưng không thể thiếu được màn hình. Vai trò của màn hình là tạo ra một môi trường giao tiếp giữa người sử dụng và máy tính. - Các máy tính đầu tiên được sản xuất không có màn hình. Thay vào đó, người sử dụng quan sát thông tin qua trạng thái của các dãy đèn LED. Khi công nghệ CRT (cathode ray tube: ống phóng tia âm cực) ra đời, thì máy tính với màn hình hiển thị hình ảnh trở nên hấp dẫn với người dùng. - Hệ thống hiển thị (Video) của một PC gồm có hai bộ phận chính: + Monitor (hay màn hình hiện thị video). + Video adapter (còn gọi là card video hay card đồ hoạ, VGA card). 6.1.1 Các thông số liên quan đến màn hình - Độ phân giải: số điểm ảnh Pixel được hiện thị trên màn hình, được tính bằng số điểm ảnh theo chiều ngang X số điểm ảnh theo chiểu dọc. Đối với màn hình màu mỗi điểm ảnh được hình thành do ba điểm phát sáng của ba màu cơ bản (Red, Green, Blue) hợp lại nên số lượng điểm phát sáng thực sự trên màn hình bằng độ phân giải nhân 3. - Khoảng cách giữa các điểm ảnh: Dot Pitch, Dot pitch càng nhỏ thì hình ảnh càng sắc nét. Màn hình VGA thường có Dot Pitch là 0.28 mm. - Tần số quét (refresh): đơn vị là Hz, là số lần màn hình tiến hành vẽ lại hình ảnh trên một giây. Các màn hình hiện nay thường hỗ trợ nhiều tần số quét, có thể chỉnh tần số quét cho màn hình nhưng tốt nhất là nên để màn hình hoạt động ở tần số quét mặc định (thường là 72-75 MHz). 6.1.2 Phân loại màn hình - Theo sự điều chỉnh: loại chỉnh tương tự (chỉnh các thông số kỹ thuật của màn hình dạng núm xoay) đã lạc hậu và loại chỉnh số (dạng nút nhấn) là loại phổ biến ngày nay. Khoa Công nghệ thông tin – Trường ĐHCN Tp. Hồ Chí Minh 31 Báo cáo TTTN Tìm hiểu phần cứng - Theo kích thước: được đo bằng đơn vị inches theo đường chéo. Hiện có các loại màn hình 14 inches, 15 inches. Những người dùng thiết kế đồ hoạ chuyên nghiệp thì nên chọn các loại màn hình có kích thước 17 inches, 21 inches. - Màu sắc: gồm có các loại màn hình MonoColor (đơn sắc: đen trắng). Các màn hình màu theo các chuẩn phổ biến ngày nay: VGA (Video Graphics Array) có độ phân giải 640x480, SVGA (Supper VGA) có độ phân giải 800x600, XGA (eXtended Graphics Array) có độ phân giải 1024x768. - Theo công nghệ: + Màn hình ống phóng tia âm cực: CRT (cathode ray tube), đã quá cũ, ít người sử dụng. +Màn hình tinh thể lỏng LCD (Liquid crystal display) + Màn hình Plasma + Màn hình cảm biến + Theo bề mặt màn hình: có các loại màn hình cong, màn hình phẳng (FLAT Monitor). 6.2 Bàn phím -Bàn phím (Keyboard): Là thiết bị nhập chuẩn, nhập dữ liệu vào máy tính dạng kí tự (character), kí hiệu (Symbol), các phím chức năng (Function Key), các phím điều khiển (Control Key). - Cổng nối dây bàn phím: + PS/2 Hinh 6.1: Cổng bàn phím + USB Khoa Công nghệ thông tin – Trường ĐHCN Tp. Hồ Chí Minh 32 Báo cáo TTTN Tìm hiểu phần cứng 6.3 Chuột Hầu hết các phần mềm ngày nay đều thiết kế dựa trên giao diện đồ hoạ (Graphics User Interface), hỗ trợ các thao tác ngắn gọn để ra lệnh cho máy tính. Do đó cần một thiết bị nhập liệu có thể trỏ (point) và nhấp (click) đã được xuất hiện và con chuột của máy tính là một trong những thiết bị trỏ rất phổ biến. 6.3.1 Cấu tạo - Các nhà sản xuất chuột lớn nhất là Microsoft và Logitech. Mặc dù chuột có nhiều hình dạng khác nhau, nhưng về cơ bản vẫn có các thành phần như nhau. Chuột chuẩn có các bộ phận sau: + Một vỏ bọc để người sử dụng nắm giữ trong bàn tay của mình và di chuyển quanh trên mặt bàn. + Một đèn LED dùng để phát quang. + Các nút (trái, phải) để thực hiện các thao tác chọn. + Một Cable để nối chuột với hệ thống. + Một bộ nối giao diện để gắn chuột với hệ thống. Gồm có giao tiếp nối tiếp qua cổng chuyên biệt PS/2, hay giao tiếp bus cable USB. - Cổng cắm chuột + PS/2 Hình 6.2: Cổng cắm chuột + USB 6.3.2 Giới thiệu một số loại chuột - Chuột quang. - Chuột không dây Khoa Công nghệ thông tin – Trường ĐHCN Tp. Hồ Chí Minh 33 Báo cáo TTTN Tìm hiểu phần cứng KẾT LUẬN Qua thời gian thực tập, bằng việc tiếp xúc với thực tế cùng với sự giúp đỡ của thầy Bùi Văn Đồng và đặc biệt là sự tận tình chỉ dẫn của các anh chị trong Công ty, cộng với nỗ lực phấn đấu học hỏi của bản thân, em đã thu được rất nhiều kiến thức thực tế. Do còn hạn chế về kinh nghiệm cũng như về thời gian nên báo cáo này không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo của các thầy cô giáo để em có thể hoàn thiện tốt hơn. Theo em, để trở thành một người cán bộ tốt, ngoài việc nắm vững về chuyên môn còn biết quan tâm đến đời sống của nhân viên, động viên họ hăng hái trong công việc. Thu họach từ quá trình thực tập: - Có cơ hội tiếp cận với công việc thực tế - Nắm bắt được các công việc mang tính chất nghiệp vụ - Rèn luyện tác phong công sở, ý thức đối với công việc - Định hướng được công việc sau này Một lần nữa em xin cảm ơn anh, chị trong Công ty đã nhiệt tình giúp đỡ và hướng dẫn chúng em hoàn thành tốt trong quá trình thực tập. Khoa Công nghệ thông tin – Trường ĐHCN Tp. Hồ Chí Minh 34

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.