Bảo hiểm bắt buộc đóng bao nhiêu năm thì dừng

Căn cứ quy định tại Điều 54, 55, 73 Luật BHXH 2014 [được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019] thì có thể thấy, để được hưởng lương hưu thì người tham gia BHXH [bao gồm BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện] cần phải đáp ứng đủ 2 điều kiện về tuổi nghỉ hưu và thời gian đã tham gia BHXH.

Trong đó, đối với điều kiện về thời gian tham gia bảo hiểm xã hội thì yêu cầu:

- Đối với người tham gia BHXH bắt buộc: Phải có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên, trừ trường hợp lao động nữ là người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn thì phải có đủ 15 năm đóng BHXH trở lên.

- Đối với người tham gia BHXH tự nguyện: Phải có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên.

Mức hưởng lương hưu được tính căn cứ vào tỷ lệ hưởng lương hưu theo mức lương đóng BHXH của người lao động, công thức như sau:

Lương hưu hàng tháng = Tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH

Trong đó:

[1] Tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng

- Tỷ lệ hưởng lương hưu đối với lao động nam: Tham gia BHXH đủ 20 năm thì được hưởng 45%, sau đó cứ thêm mỗi năm thì cộng thêm 2%, tối đa 75%.

Trường hợp người lao động có thời gian đóng BHXH cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% thì ngoài lương hưu, người lao động sẽ được hưởng trợ cấp một lần.

- Tỷ lệ hưởng lương hưu đối với lao động nữ: Thời gian đóng BHXH đủ 15 thì được hưởng 45%, sau đó cứ thêm mỗi năm thì cộng thêm 2%, tối đa 75%.

Theo quy định của Luật BHXH, lao động nam nghỉ hưu từ ngày 1-1-2022 trở đi, có mức lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH trong 20 năm đóng BHXH. Sau đó, cứ thêm mỗi năm đóng BHXH thì tính thêm 2% đối với nam, mức tối đa bằng 75%.

Lao động nam cần 35 năm đóng BHXH để hưởng lương hưu tối đa. Còn đối với lao động nữ nghỉ hưu từ ngày 1-1-2021 trở đi, thì mức lương hưu được tính tương ứng với số năm đóng BHXH. Lương hưu hằng tháng của lao động nữ được tính bằng 45% mức bình quân lương tháng đóng BHXH tương ứng với 15 năm đóng BHXH. Sau đó, cứ mỗi năm tính thêm 2%, tối đa bằng 75%.

Lao động nữ cần 30 năm đóng bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu tối đa. Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là mức lương, phụ cấp theo quy định, không bao gồm các chế độ phúc lợi [tiền thưởng sáng kiến, ăn giữa ca, hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại…]

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, chiều 2/11, Bộ trưởng Lao động-Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật Bảo hiểm xã hội [sửa đổi].

Góp phần giảm số người hưởng bảo hiểm xã hội một lần

Bộ trưởng cho biết, theo nguyên lý bảo hiểm xã hội và thông lệ quốc tế, người lao động để được hưởng lương hưu thì phải đáp ứng đồng thời hai điều kiện là đủ tuổi nghỉ hưu và đủ thời gian đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu.

Về thời gian đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu, Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành quy định phải đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội, gây khó khăn, giảm cơ hội được hưởng lương hưu của một số đối tượng do không đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm.

Do vậy, Điều 64 của dự thảo Luật đã sửa đổi theo hướng quy định người lao động khi đủ tuổi nghỉ hưu mà có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm trở lên thì được hưởng lương hưu hằng tháng.

Quy định này nhằm tạo cơ hội cho một số nhóm đối tượng bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội muộn [45-47 tuổi mới bắt đầu tham gia] hoặc tham gia không liên tục hoặc làm công việc đặc thù có thời gian làm nghề ngắn dẫn đến khi đến tuổi nghỉ hưu vẫn không tích lũy đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội cũng có cơ hội được hưởng lương hưu hằng tháng và được bảo đảm bảo hiểm y tế.

Đồng thời, quy định này cũng góp phần giảm số người hưởng bảo hiểm xã hội một lần do đủ điều kiện hưởng lương hưu. Đối với người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội dài hơn thì vẫn được hưởng lương hưu với tỷ lệ hưởng lương hưu cao hơn không thay đổi so với quy định hiện hành.

Hoãn xuất cảnh đối với người sử dụng lao động chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội

Dự thảo Luật bổ sung quy định trách nhiệm của các cơ quan trong xác định và quản lý đối tượng thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội; đồng thời, sửa đổi, bổ sung nhiều biện pháp xử lý, chế tài xử lý tình trạng chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội.

Cụ thể, quy định nộp số tiền bằng 0,03%/ngày tính trên số tiền chậm đóng, trốn đóng [như lĩnh vực thuế]; quyết định ngừng sử dụng hóa đơn đối với người sử dụng lao động chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội từ 6 tháng trở lên, đã áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm hành chính mà vẫn không đóng hoặc đóng không đủ số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc phải đóng.

Một chế tài xử lý khác là quyết định hoãn xuất cảnh đối với người sử dụng lao động chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội từ 12 tháng trở lên, đã áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm hành chính mà vẫn không đóng hoặc đóng không đủ số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc phải đóng.

Đồng thời, cơ quan bảo hiểm xã hội có quyền khởi kiện và kiến nghị khởi tố đối với trường hợp có dấu hiệu phạm tội trốn đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của Bộ luật Hình sự.

Ngoài ra, để bảo đảm quyền lợi của người lao động, dự thảo Luật đã bổ sung trách nhiệm của người sử dụng lao động phải bồi thường cho người lao động nếu không tham gia hoặc tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc không đầy đủ, kịp thời mà gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động.

Các đại biểu Quốc hội dự phiên họp. [Ảnh: THỦY NGUYÊN]

Bổ sung một số nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

Nghị quyết số 28-NQ/TW đặt ra yêu cầu: “Mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc sang các nhóm đối tượng khác”; “Rà soát, mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc đối với các nhóm chủ hộ kinh doanh, người quản lý doanh nghiệp, người quản lý, điều hành hợp tác xã không hưởng tiền lương, người lao động làm việc theo chế độ linh hoạt”.

Về mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sang các nhóm đối tượng khác, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, kinh nghiệm quốc tế cả Tổ chức Lao động quốc tế [ILO] và Ngân hàng Thế giới [WB] đều thống nhất giải pháp để gia tăng số người tham gia bảo hiểm xã hội là phải kết hợp hài hòa cả 2 biện pháp.

Đó là quy định mở rộng đối tượng tham gia bắt buộc và ngân sách nhà nước hỗ trợ người dân tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. Bài học của Trung Quốc khi đạt tỷ lệ bao phủ 75% thì trong đó 35% đến từ quy định bảo hiểm xã hội bắt buộc và 40% đến từ quy định bảo hiểm xã hội tự nguyện với sự hỗ trợ từ ngân sách nhà nước.

Dự thảo Luật bổ sung 5 nhóm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc gồm: chủ hộ kinh doanh [có đăng ký kinh doanh]; người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố tương tự như đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp tại công ty và công ty mẹ, người quản lý điều hành hợp tác xã không hưởng tiền lương; người lao động làm việc không trọn thời gian [người lao động làm việc theo chế độ linh hoạt].

Trường hợp không giao kết hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên phù hợp với Bộ luật Lao động năm 2019. Dự kiến, tổng số người được mở rộng có cơ hội tham gia khoảng 3 triệu người.

Đóng bảo hiểm 15 năm được bao nhiêu phần trăm?

Nếu lao động nam có 15 năm tham gia BHXH, lương hưu được nhận tương đương 33,7% tiền lương tháng tính đóng. Sau đó, mỗi năm đóng cộng thêm 2,25% cho tới năm thứ 20 [đạt 45% tiền lương tính đóng]; từ năm đóng thứ 21 trở đi, mỗi năm người lao động tham gia BHXH đóng được cộng thêm 2% vào lương hưu.

Đóng bảo hiểm xã hội 30 năm được bao nhiêu tiền?

Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu sớm [tối đa 5 tuổi thấp hơn so với tuổi nghỉ hưu] theo quy định và có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 30 năm đối với nữ và 32 năm đối với nam sẽ được về hưu ngay và hưởng hưu tối đa là 75%.

Lao động nữ đóng bảo hiểm bao nhiêu năm thì được hưởng lương hưu?

Như vậy, quy hiện hành thì để đủ điều kiện hưởng lương hưu, công dân phải có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và đủ tuổi nghỉ hưu theo các quy định nêu trên.

Rút bảo hiểm xã hội 1 lần năm 2023 được bao nhiêu?

Rút BHXH 1 lần năm 2023 được bao nhiêu? Mức hưởng BHXH một lần đối được tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm được tính như sau: - 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng trước năm 2014; - 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi.

Chủ Đề