Bảo hiểm y tế của học sinh cấp 1 bao nhiêu tiền?

Con của mình mới vào lớp 1 mà không biết mức đóng bảo hiểm y tế học sinh lớp 1 là bao nhiêu thế vậy? Lớp con mình mỗi cháu 1 mức đóng khác nhau vì nhà trường giải thích có cháu đóng 12 tháng có cháu lại đóng 13,14 hoặc 15 tháng. Mình không hiểu như thế nào cả các bạn giải đáp giùm mình với!

  • Mua BHYT cho trẻ 7 tuổi nhưng không đi học lớp 1
  • Mức đóng BHYT của học sinh và mức đóng BHYT tự nguyện
  • Dịch vụ giải quyết chế độ bảo hiểm trọn gói

Tư vấn bảo hiểm y tế

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Về mức đóng bảo hiểm y tế học sinh lớp 1, chúng tôi xin được tư vấn cho bạn như sau:

Về mức đóng bảo hiểm y tế học sinh

Căn cứ Điều 4, Điều 7 và Điều 8 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP, quy định:

Điều 4. Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng

3. Học sinh, sinh viên.

Điều 7. Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế

đ] Bằng 4,5% mức lương cơ sở đối với các đối tượng khác;

Điều 8. Mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước

c] Hỗ trợ tối thiểu 30% mức đóng bảo hiểm y tế đối với đối tượng quy định tại khoản 3 và 4 Điều 4 Nghị định này.”

Bên cạnh đó, tại Điều 13 Nghị định 146/2018/NĐ-CP có quy định:

“2. Đối với đối tượng quy định tại khoản 7 Điều 13 Nghị định này:

a] Trường hợp trẻ em sinh trước ngày 30 tháng 9: Thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng đến hết ngày 30 tháng 9 của năm trẻ đủ 72 tháng tuổi;

b] Trường hợp trẻ sinh sau ngày 30 tháng 9: Thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng đến hết ngày cuối của tháng trẻ đủ 72 tháng tuổi.

7. Đối với đối tượng quy định tại khoản 3 Điều 4 nghị định này:

a] Thẻ bảo hiểm y tế được cấp hằng năm cho học sinh của cơ sở giáo dục phổ thông, trong đó:

– Đối với học sinh lớp 1: Giá trị sử dụng bắt đầu từ ngày 01 tháng 10 năm đầu tiên của cấp tiểu học”

Tư vấn bảo hiểm y tế trực tuyến 24/7: 1900 6172

Theo quy định trên, khi học sinh đang học tại các trường học thì học sinh tham gia BHYT theo đối tượng được ngân sách hỗ trợ mức đóng hằng tháng bằng 4,5% mức lương cơ sở. Mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước là 30% mức đóng bảo hiểm.

Căn cứ theo quy định tại Nghị định 38/2019/NĐ-CP, mức lương cơ sở hiện nay là 1.490.000 đồng. Do đó, mức đóng BHYT của học sinh = [1.490.000 x 4.5%] x 70% x 12= 563.220 đồng/năm [cho 12 tháng sử dụng].

Thẻ bảo hiểm của trẻ em dưới 6 tuổi có hiệu lực từ ngày sinh đến ngày trẻ đủ 72 tháng tuổi. Điều này đồng nghĩa với việc khi thẻ BHYT của trẻ dưới 6 tuổi hết hạn thì thẻ BHYT theo đối tượng học sinh lớp 1 sẽ bắt đầu giá trị sử dụng.

Vì vậy, tùy thuộc vào thời điểm mà trẻ đủ 72 tháng tuổi thì mức đóng BHYT theo đối tượng của học sinh của mỗi bạn sẽ khác nhau là 13 tháng, 15 tháng hoặc 12 tháng [tháng 10, tháng 11 hoặc tháng 12/2019 cộng thêm 12 tháng của năm 2020].

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về mức đóng bảo hiểm y tế học sinh lớp 1. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết khác tại:

Trong lộ trình thực hiện BHYT toàn dân, nhóm đối tượng học sinh, sinh viên [HSSV] được đặc biệt quan tâm và tiếp tục được lựa chọn là nhóm đối tượng cần sớm được bao phủ BHYT.

Năm học này, mức đóng BHYT của HSSV không có sự thay đổi so với năm học trước

Theo thông từ BHXH Việt Nam, ngoài phần ngân sách nhà nước hỗ trợ 30% mức đóng BHYT HSSV theo quy định, năm học 2022-2023, nhiều tỉnh, thành phố còn có chính sách hỗ trợ thêm mức đóng cho HSSV trên địa bàn như: Hà Giang [hỗ trợ thêm 70%]; Hưng Yên [30%]; Điện Biên, Sơn La, Bà Rịa - Vũng Tàu [20%]; Kon Tum, Trà Vinh, Đồng Tháp [10%]; Đắk Lắk, Tiền Giang [5%]…

Bên cạnh đó, một số tỉnh có chính sách hỗ trợ khác như: An Giang hỗ trợ thêm 70% mức đóng BHYT cho HSSV dân tộc thiểu số [DTTS] trên địa bàn; Lâm Đồng 70% cho HSSV DTTS không sống ở vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn trên địa bàn; Gia Lai hỗ trợ 20% cho HSSV DTTS, HSSV thuộc gia đình đông con, gặp khó khăn về kinh tế; Kiên Giang: 10% cho HSSV có hộ khẩu tại địa phương.

Tại tỉnh Quảng Bình, học sinh tại các xã vừa ra khỏi vùng đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ được tỉnh hỗ trợ thêm 15% mức đóng BHYT…

Trong những năm qua, việc triển khai công tác BHYT HSSV đã có nhiều kết quả tích cực. Riêng trong năm học 2021-2022, cả nước có khoảng 18,8 triệu em tham gia BHYT, đạt tỷ lệ 96% tổng số HSSV.

Mức đóng BHYT học sinh, sinh viên ra sao?

Theo BHXH Việt Nam, năm học này, mức đóng BHYT của HSSV không có sự thay đổi so với năm học trước: Mức đóng BHYT hằng tháng bằng 4,5% mức lương cơ sở [trong đó ngân sách nhà nước hỗ trợ 30%, HSSV tự đóng 70%].

Cụ thể:

Mức đóng = 4,5% x 1.490.000 đồng x 12 tháng = 804.600 đồng/năm.

Trong đó, số tiền HSSV thực đóng là: 563.220 đồng/năm [do đã được ngân sách nhà nước hỗ trợ 30% mức đóng].

Đặc biệt, ngoài việc được ngân sách Nhà nước hỗ trợ 30% mức đóng BHYT HSSV, để đạt mục tiêu 100% HSSV tham gia BHYT trong năm học 2022-2023, một số tỉnh, thành phố tiếp tục hỗ trợ thêm mức đóng BHYT cho HSSV từ ngân sách địa phương, do đó số tiền thực đóng BHYT của mỗi HSSV tiếp tục được giảm.

Mức hưởng khi đi khám chữa bệnh [KCB]

Đối với trường hợp KCB BHYT đúng tuyến, HSSV được hưởng 100% chi phí KCB BHYT nếu: Tổng chi phí cho một lần KCB thấp hơn 15% mức lương cơ sở [tương đương 223.500 đồng]; KCB tại tuyến xã [Trạm Y tế xã, phường, thị trấn]; Có thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí KCB trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở [tương đương 8.940.000 đồng].

HSSV được hưởng 80% chi phí KCB trong phạm vi được hưởng BHYT, phần còn lại do người bệnh tự thanh toán với cơ sở KCB.Đối với trường hợp KCB BHYT không đúng tuyến: Tại bệnh viện tuyến Trung ương hưởng 40% chi phí điều trị nội trú; Tại bệnh viện tuyến tỉnh hưởng 100% chi phí điều trị nội trú và hưởng 100% chi phí KCB ngoại trú, nội trú tại bệnh viện tuyến huyện.

HSSV có thể sử dụng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng “VssID - Bảo hiểm xã hội số” hoặc thẻ căn cước công dân gắn chíp thay cho thẻ BHYT giấy để đi khám chữa bệnh BHYT.

Bảo hiểm y tế học sinh bao nhiêu một tháng?

Trong năm học 2023 - 2024, mức đóng BHYT của học sinh sẽ có sự thay đổi so với năm học 2022-2023 do mức lương cơ sở từ ngày 1/7/2023 tăng lên mức 1,8 triệu đồng/tháng. Khi đó mức đóng BHYT của học sinh như sau: Mức đóng = 4,5% x 1.800.000 đồng x 12 tháng = 972.000 đồng/năm.

Bảo hiểm học sinh cấp 1 giá bao nhiêu?

Mức lương cơ sở hiện nay được quy định tại Nghị định 38/2019/NĐ-CP là 1.490.000 đồng. Do đó, đối với học sinh, tiền bảo hiểm y tế một tháng của học sinh, sinh viên có mức đóng là: 1.490.000 đồng x 4,5% x 70% = 46.935 đồng.

Bảo hiểm y tế học sinh tiểu học bao nhiêu?

Mức đóng BHYT học sinh sinh viên năm học 2022-2023: bằng 4,5% mức lương cơ sở [x] số tháng tương ứng thời hạn sử dụng của thẻ BHYT [x] 70% [Mức lương cơ sở từ 1-7-2019 là 1.490.000 đồng]. Gia đình tôi đã tham gia bảo hiểm nhân thọ và không có nhu cầu đóng BHYT tại trường học cho con.

Bảo hiểm y tế có giá bao nhiêu?

Giá mua BHYT của từng thành viên trong gia đình theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP như sau: - Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở; - Người thứ 2, 3, 4 đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; - Từ người thứ 5 trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.

Chủ Đề