Bao nhiêu năn thực hiện di chúc bác hồ năm 2024

© Tạp chí của Ban Tuyên giáo Trung ương Địa chỉ: 49 Phan Đình Phùng, Ba Đình, Hà Nội Điện thoại: 080.44511 - Fax: 080.45416 Email: toasoan@tuyengiao.vn Thiết kế bởi Acomm

Chịu trách nhiệm nội dung: Phó Tổng Biên tập phụ trách: Nguyễn Thị Minh Huế Giấy phép số 286/GP-BC của Bộ Thông tin và Truyền thông Thiết kế bởi Acomm

Năm 1969, Chủ tịch Hồ Chính Minh đã ra đi về cõi vĩnh hằng trong niềm tiếc thương vô hạn của dân tộc Việt Nam và bạn bè quốc tế. Khi ra đi, Bác đã để lại bản Di chúc, một tài sản tinh thần vô giá cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta. Bản Di chúc là kết tinh trí tuệ, nhân cách và tấm lòng của một vị lãnh tụ kính yêu đã hiến dâng trọn cuộc đời vì nước, vì dân. Sau nửa thế kỷ, Di chúc của Bác không chỉ chứng tỏ giá trị lịch sử, mà còn thể hiện tư duy thời đại, tầm nhìn xa trông rộng của một vĩ nhân và mang tính thời sự sâu sắc. Bởi, những lời căn dặn của Bác trước lúc đi xa vẫn mãi là ngọn đuốc soi đường cho cách mạng Việt Nam. Một nội dung cốt lõi, trọng yếu trong Di chúc là phần viết về xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

Qua những năm tháng bôn ba nước ngoài tìm đường cứu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tìm thấy con đường giải phóng cho dân tộc Việt Nam - con đường cách mạng vô sản dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản. Là người sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đảng ta, cùng Đảng vượt qua bao khó khăn, thử thách để giành lại độc lập cho đất nước, tự do cho dân tộc nên có thể nói Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gắn bó máu thịt với Đảng. Trong Di chúc, Bác đã viết :"TRƯỚC HẾT NÓI VỀ ĐẢNG", điều đó chứng tỏ rằng cho đến những giờ phút cuối cùng của cuộc đời, Bác vẫn luôn dành sự quan tâm đặc biệt đối với Đảng và để lại cho thế hệ mai sau những bài học lớn về xây dựng, chỉnh đốn Đảng..jpg]

Bài học đầu tiên là về sự đoàn kết. Bác nhấn mạnh :"Nhờ đoàn kết chặt chẽ, một lòng một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, cho nên từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta đã đoàn kết, tổ chức và lãnh đạo nhân dân ta hǎng hái đấu tranh tiến từ thắng lợi này đến thắng lợi khác". Theo Bác, nguồn gốc mọi thắng lợi của Cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng là từ sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng. Đây cũng là điểm nhất quán trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong nhiều tác phẩm của mình, Bác đã chỉ rõ: sự đoàn kết, thống nhất làm nên sức mạnh và là khởi nguồn của mọi thành công; đoàn kết là sức mạnh vô địch giúp chúng ta khắc phục khó khăn, giành lấy thắng lợi: "Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; Thành công, thành công, đại thành công"[1]. Muốn cách mạng thành công, giành lấy thắng lợi cuối cùng, đánh bại các thế lực đế quốc, thực dân giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người, nếu chỉ có tinh thần yêu nước thôi thì chưa đủ, mà phải tập hợp tất cả các lực lượng xây dựng khối đoàn kết, thống nhất bền vững. Là đội tiên phong của giai cấp công nhân, hạt nhân lãnh đạo của khối đại đoàn kết dân tộc Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu Đảng ta trước hết phải đoàn kết, thống nhất về tư tưởng và hành động; đoàn kết thống nhất trong Đảng là cơ sở để xây dựng khối đoàn kết toàn dân, là nền tảng cho mọi thành công.

Cũng bởi tầm quan trọng, yêu cầu cấp thiết của sự đoàn kết nên Bác đã dặn dò :"Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của dân ta". Đoàn kết, thống nhất không chỉ là vấn đề cốt lõi của từng tổ chức Đảng các cấp, mà còn là sinh mệnh của toàn Đảng, là vấn đề sống còn của cách mạng. Truyền thống đoàn kết phải được xây dựng, gìn giữ, phát huy ở mọi cấp, mọi tổ chức đảng với tinh thần quý trọng và trách nhiệm cao nhất: "Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình". Nhìn lại bối cảnh lịch sử đương đại, chúng ta càng thấm thía với lời dạy của Bác năm xưa: hậu quả sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết và hệ thống XHCN ở Đông Âu trong những năm cuối của thế kỷ XX có một phần không nhỏ bắt nguồn từ sự mất đoàn kết trong nội bộ các đảng cộng sản.

Chủ tịch Hồ Chí Minh còn chỉ rõ nội dung, biện pháp, yêu cầu để thực hiện đoàn kết. Về nội dung: muốn tăng cường đoàn kết thì phải :"thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên"; về biện pháp thì :"nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng; tuy nhiên cần tuân thủ yêu cầu :"Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau".

Để thực hành dân chủ, Bác đặc biệt coi trọng và nhấn mạnh vai trò của tự phê bình, phê bình, xem đây là giải pháp, là một việc làm cần thiết, thường xuyên như cơm ăn, nước uống và không khí thở hàng ngày không được lơ là chểnh mảng. Tự phê bình là để nhìn nhận bản thân mình, phê bình là nhìn nhận, đánh giá đồng chí mình, để thấy rõ ưu, khuyết điểm, tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục. Đây là giải pháp quan trọng để nâng cao trí tuệ, phát hiện và giải quyết những mâu thuẫn trong Đảng. Tự phê bình, phê bình phải có tinh thần cầu thị, nhìn nhận khuyết điểm, yếu kém một cách đúng đắn, khách quan thì mới có thể khắc phục triệt để được. Phê bình thì phải phải rõ ràng, thiết thực, ngay thẳng không nể nang, không thêm bớt; bị phê bình, thì phải vui lòng nhận thấy để sửa cho đúng, không vì bị phê bình mà nản chí hoặc oán ghét. Mục tiêu của tự phê bình, phê bình là để cho mỗi đảng viên tốt lên, tổ chức Đảng tốt lên. Phê bình trên tinh thần đồng chí, đồng đội, đồng nghiệp và Bác đã nhắc nhở :"Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau". Tự phê bình và phê bình đòi hỏi phải có tính Đảng, tính nguyên tắc cao. Vì vậy phải ngặn chặn các biểu hiện lợi dụng dân chủ, lợi dụng tự phê bình, phê bình để nói xấu đồng chí, gây chia rẽ, mất đoàn kết nội bộ.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định mục tiêu, tiêu, lý tưởng của Đảng ta là :"một lòng một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc". Nhờ mục tiêu cao cả đó và tinh thần đoàn kết chặt chẽ mà Đảng đã :"tổ chức và lãnh đạo nhân dân ta hǎng hái đấu tranh tiến từ thắng lợi này đến thắng lợi khác", nên khi đã giành được độc lập cho đất nước, nắm chính quyền, mỗi đảng viên càng cần phải quán triệt sâu sắc mục tiêu, lý tưởng của Đảng. Bởi vì, :"Đảng ta là Đảng cầm quyền", nhiều đảng viên giữ các trọng trách trong bộ máy nhà nước, nắm quyền lực trong tay nên rất dễ bị sa ngã, suy thoái về đạo đức, xa rời mục tiêu, lý tưởng của Đảng. Với tầm nhìn xa, trong rộng, Bác đã sớm cảnh báo về những “mặt trái”, những căn bệnh trong thực tiễn lãnh đạo của một Đảng cầm quyền :"Có chức quyền, cán bộ, đảng viên rất dễ sa vào quan liêu, tham nhũng, xa hoa, muốn sao được vậy".[2]

Nhìn nhận được nguy cơ đó, Bác đã dặn dò đội ngũ cán bộ, đảng viên :"Mỗi đảng viên và cán bộ phải thực sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư". Đảng ta là tập hợp của các cán bộ, đảng viên, tổ chức của Đảng và Đảng chỉ có thể trong sạch, vững mạnh, giữ vững vai trò lãnh đạo khi mỗi đảng viên nêu cao tinh thần trách nhiệm, tính tiền phong gương mẫu. Trong đó, việc thường xuyên rèn luyện, tu dưỡng đạo đức cách mạng là quan trọng nhất. Mỗi cán bộ, đảng viên không chỉ là người lãnh đạo mà còn là người :"là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân". Chỉ khi đó Đảng Cộng sản Việt Nam mới giữ được niềm tin với nhân dân, mới giữ vững được vai trò lãnh đạo trọng sự nghiệp cách mạng Việt Nam.

Nội dung về xây dựng và chỉnh đốn Đảng trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ có 208 chữ, nhưng mỗi chữ, mỗi câu là một bài học vô giá và cho đến nay vẫn còn mang tính thời sự. Những nội dung thể hiện trong Di chúc có tầm chiến lược, là kim chỉ nam của Đảng trong hoạch định đường lối, phương hướng, xác định nhiệm vụ, chính sách cho toàn Đảng, toàn dân nhằm đưa đất nước phát triển bền vững, nhất là trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế hiện nay.

Thực hiện lời dạy của Bác, Đảng ta luôn coi trọng nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng trên cơ sở nhận định khách quan tình hình thực tế :" Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí chưa bị đẩy lùi. Một số mặt công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị chuyển biến chậm."[3] đã xác định một trong 6 nhiệm vụ trọng tâm của nhiệm kỳ 2016-2020 là :“Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”[4]. Đồng thời xác định đây không chỉ là nhiệm vụ trọng yếu ở Trung ương, là công việc của đội ngũ cán bộ, đảng viên lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu mà đó là trách nhiệm của tất cả các cấp ủy Đảng, cả hệ thống chính trị và của toàn thể nhân dân.

50 năm đã trôi qua, đọc và suy ngẫm Di chúc, mỗi cán bộ, đảng viên cần nỗ lực với trách nhiệm cao nhất cùng với toàn Đảng để những trăn trở, tâm nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh được thực hiện sinh động trong thực tiễn nhằm đưa đất nước ta phát triển nhanh, bền vững, để cuộc sống nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.

[1] Chủ tịch Hồ Chí Minh: Bài nói chuyện tại Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ II, năm 1961

Chủ Đề