Basch hóa xanh mua đắt bán rẻ tại sao năm 2024

Giá các loại thực phẩm thiết yếu như rau củ, thịt, cá... ở một số siêu thị TP.HCM có sự chênh lệch 10.000-20.000 đồng/kg giữa cùng mặt hàng.

Cụ thể, khảo sát tại các chuỗi siêu thị Bách Hóa Xanh, Co.op mart, SatraFoods, một số mặt hàng rau, củ có giá chênh lệch.

Khổ qua tại Bách Hóa Xanh có giá cao nhất trong 3 siêu thị là 45.000 đồng/kg, trong khi đó Co.opmart có giá 30.500 đồng/kg và Satrafoods có giá 26.500 đồng/kg.

Tương tự, rau cải thìa tại Satrafoods có giá 41.500 đồng/kg, trong khi đó Bách Hóa Xanh và Co.opmart có giá tương đương nhau là 34.300 đồng/kg.

Mức giá này vẫn thấp hơn tại các chợ, điểm bán tự phát ở TP.HCM thời điểm này.

Giá thịt heo ở siêu thị vẫn cao hơn ở chợ

Tuy nhiên, giá thịt heo tại các siêu thị vẫn cao hơn chợ và các điểm bán tự phát, online. Chẳng hạn, giá sườn non heo ở Bách Hóa Xanh dẫn đầu với 293.200 đồng/kg, trong khi đó ở Satrafoods là 270.000 đồng/kg.

Thịt ba rọi tại Bách Hóa Xanh 192.000 đồng/kg, Satrafoods 200.000 đồng/kg, tại Co.opMart 200.000 đồng/kg. Nạc vai ở Satrafoods 170.000 đồng/kg, Bách Hóa Xanh 150.000 đồng/kg, còn Co.opmart giá bình ổn 145.000 đồng/kg…

Trong khi đó, một số điểm bán online tại TP.HCM, sườn non có giá chỉ khoảng 160.000-200.000 đồng/kg, ba rọi heo 160.000-180.000 đồng/kg, nạc vai 125.000 đồng/kg.

Bà Mai [quận Bình Thạnh] cho biết trong đợt dịch này khi chợ đều đóng cửa, bà thường ra siêu thị Co.op mart vì ở đây có nhiều thực phẩm, hàng hóa đa dạng, giá cũng bình dân hơn, phù hợp cho người có thu nhập trung bình.

"Tuy nhiên, thịt heo trong siêu thị giá vẫn rất cao, tôi vào chủ yếu mua rau, củ và ít thịt gà", bà nói.

Hiện, nhiều người tiêu dùng phản ánh tại một số hệ thống siêu thị, cửa hàng tại TP.HCM có hiện tượng tăng giá bán thực phẩm tươi sống so với bình thường, trong đó có chuỗi siêu thị Bách Hóa Xanh.

Chị Thoa [huyện Hóc Môn, TP.HCM] cho biết trước đây bầu sao chỉ 20.000-25.000 đồng/kg nhưng nay trong Bách Hóa Xanh chị vừa mua lên đến 43.000 đồng/kg.

Đại diện siêu thị Bách Hóa Xanh khẳng định không có chủ trương tăng giá bán lẻ để kiếm lời trong giai đoạn dịch bệnh. Tuy nhiên, không thể bảo đảm 100% việc giữ giá bán như trước đợt dịch đối với một số mặt hàng tươi sống.

Chính sách giá bán lẻ áp dụng với một số mặt hàng thiết yếu tại TP.HCM đã được điều chỉnh theo sự biến thiên của giá nhập đầu vào tại những thời điểm nhất định.

Tăng giá bán do nhiều chi phí phát sinh

Theo đại diện chuỗi siêu thị này, việc giá một số mặt hàng tươi sống tăng do thời gian vận chuyển từ vùng trồng về các cửa hàng tăng đáng kể khi qua các chốt kiểm soát liên tỉnh và tình trạng ùn ứ kéo dài trên các quốc lộ dẫn đến chi phí vận chuyển tăng [cộng thêm giá xăng tăng] và tỷ lệ hư hao hàng tươi sống tăng cao.

Rất nhiều khâu phát sinh chi phí, buộc Bách Hóa Xanh phải tăng giá bán một số mặt hàng tươi sống. Ảnh: Quỳnh Danh.

Hiện, Bách Hóa Xanh đã thực hiện giải pháp bán hạn chế số lượng cho mỗi khách hàng đối với một số mặt hàng ở một số cửa hàng để chống lại hiện tượng mua gom hàng về bán giá gấp 2 - 3 lần của một số người.

"Chúng tôi cũng đã đồng hành cùng TP.HCM triển khai các điểm bán hàng lưu động để phục vụ nhu yếu phẩm cho người dân vùng phong tỏa", đại diện này nói.

Bên cạnh đó, hệ thống siêu thị GO!, Big C, Tops Market, Co.opmart, Co.opXtra, Co.op Food cũng phát đi thông báo cam kết giữ vững bình ổn giá, hỗ trợ người tiêu dùng cùng vượt qua đại dịch.

Trong bối cảnh sức mua tăng cao, giá cả tại các chợ truyền thống biến động lớn, các siêu thị cho biết hàng hóa vẫn được giữ mức giá ổn định bất kể những chi phí phát sinh về vận chuyển, xét nghiệm hay khó khăn về nhân sự.

Chia sẻ với Zing, đại diện Satra khẳng định đến nay vẫn đảm bảo hàng hóa cung ứng cho người tiêu dùng với giá cả ổn định nhờ vào việc liên tục đàm phán với các nhà cung cấp, tìm kiếm thêm nhà cung cấp mới, thương thảo các hợp đồng gối đầu và giải quyết nhanh công tác vận chuyển.

"Tuy nhiên, hiện nay việc giao hàng của nhà cung cấp phải qua rất nhiều chốt, đặc biệt là các nhà cung cấp ở các tỉnh, nên thời gian giao hàng đến các địa điểm của hệ thống cũng có sự ảnh hưởng", vị này cho biết.

Theo Zing

Xem link gốc Ẩn link gốc //zingnews.vn/gia-rau-thit-o-cac-sieu-thi-tai-tphcm-chenh-nhau-the-nao-post1238545.html

Theo số liệu của Bách hóa Xanh, trái cây nhập khẩu tại hệ thống tăng trưởng tới 300%, nhiều sản phẩm dẫn đầu thị trường về sản lượng bán ra như: ổi 300 tấn/tháng, dưa hấu các loại 700 tấn/tháng, chuối các loại 500 tấn/tháng, cam 200 tấn/tháng…

Có được kết quả ấn tượng này là nhờ những chiến lược “không giống ai” của chuỗi này.

Mua tận nguồn

Hàng hóa mua tận gốc sẽ giảm được các khâu trung gian, tiết kiệm chi phí và điều quan trọng hơn nữa là thời gian lưu trữ, vận chuyển được rút ngắn giúp đảm bảo độ tươi ngon. Chẳng hạn, việc mua cá biển từ tận cảng đã giúp cho thời gian di chuyển của cá tới siêu thị rút ngắn xuống còn chưa tới 2 ngày, thay vì phải mất 4-5 ngày như thông thường. Nhờ mua tận gốc mà tháng 4 vừa qua, ngành hàng Cá lần đầu tiên có lợi nhuận, góp phần vào tăng trưởng chung của nhóm hàng Thịt-Cá của Bách hóa Xanh.

Nhờ mua tận gốc mà tháng 4 vừa qua, ngành hàng Cá lần đầu tiên có lợi nhuận.

Trái cây nhập rẻ bậc nhất thị trường

Một số trái cây nhập khẩu tại Bách hóa Xanh được định giá ở mức thấp nhất nhì thị trường, đây chính là điểm làm nên khác biệt của chuỗi. Chẳng hạn, táo Mỹ chỉ có giá 49.000/kg, lê Nam Phi 65.000/kg. Nhờ điểm đặc trưng giá rẻ và đa dạng [táo, lê, cam, quýt, nho, me…] nên các sản phẩm này thường xuyên “cháy hàng”. Sản lượng nhóm này đã tăng tới 300% tháng 4 so với tháng 3 và tất nhiên là chưa dừng lại do thời điểm này thường xuyên không đủ cung cấp cho nhu cầu của siêu thị.

Trong tháng 4, sản lượng trái cây nhập tại Bách hóa Xanh đã tăng tới 300% so với tháng 3.

Mua hàng đầu vào theo “kiểu” của Bách hóa Xanh

Mặc dù được đánh giá là “tay ngang” khi chuyển từ bán điện thoại, điện máy sang bán thực phẩm thế nhưng đội ngũ Bách hóa Xanh đã cho thấy sự nhạy bén khi nhanh chóng nắm bắt được những “bí quyết” trong lĩnh vực này. Thay vì cố định mức giá mua từ nhà cung cấp trong nước như nhiều siêu thị khác, Bách hóa Xanh sẵn sàng nhập hàng với giá thay đổi theo ngày, đồng thời áp dụng các biện pháp làm tăng khả năng nhập hàng, giảm chi phí của nhà cung cấp xuống… Chính những điều này đã khiến cho nhiều nhà cung cấp lớn tìm đến hợp tác với Bách hóa Xanh và kết quả là giá đầu vào rất tốt và sản lượng ổn định. Nhờ vậy, lợi nhuận nhóm hàng này theo đó cũng tăng đáng kể so với tháng 3/2019.

Tại sao ngoài Bắc không có bạch hoa xanh?

Ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Đầu tư Thế giới Di động [mã cổ phiếu MWG] cho biết hiện chưa có ý định mở rộng chuỗi Bách Hoá Xanh ra thị trường miền Bắc mặc dù đối thủ chính là WinMart+ đang đẩy mạnh mở rộng từ miền Bắc vào miền Trung và miền Nam.

Bạch hoa xanh khi nào mở cửa lại 2024?

Nhằm phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân trong dịp Tết Nhâm Dần 2024, Bách hóa XANH sẽ khai trương mở cửa siêu thị vào mùng 5 Tết [tức ngày 14/02/2024].

Ai mua bạch hoa xanh?

Công ty của ông Nguyễn Đức Tài vừa thông báo đã hoàn tất thương vụ bán 5% cổ phần Bách Hóa Xanh cho đối tác đến từ Trung Quốc, thay vì mức 20% như kế hoạch ban đầu. Công ty cổ phần đầu tư Thế Giới Di Động [MWG] vừa thông báo đã hoàn tất giao dịch chào bán cổ phần riêng lẻ Bách Hóa Xanh cho nhà đầu tư trong tháng 4 này.

BHX của ai?

MWG vẫn là cổ đông lớn nhất kiểm soát Bách Hóa Xanh, tiếp đến là CDH và ban lãnh đạo. CDH Investments là một trong những công ty quản lý tài sản thay thế có trụ sở tại Trung Quốc.

Chủ Đề