Bất đáo Trường Thành phi hảo hán là gì

Phóng to
Một góc Vạn Lý Trường Thành
TTO - Có lẽ không ai không biết đến Vạn Lý Trường Thành hùng vĩ. Tôi là một người hạnh phúc và may mắn, học kỳ vừa qua, trường tổ chức cho lưu học sinh tham quan đoạn Trường Thành Mộ Điền Dụ.

Vạn Lý Trường Thành trước kia là chỉ những “đoạn” thành bao lấy các nước nhỏ. Chỉ sau khi thống nhất đất nước Trung Hoa [Trung Quốc], Tần Thuỷ Hoàng mới cho nối các đoạn này lại tạo nên một Vạn Lý Trường Thành dài một vạn dặm từ Tây sang Đông nhằm ngăn cản bước tiến của quân xâm lược [1 dặm tương đương 500 mét]. Mộ

Điền Dụ là một trong những nơi Trường Thành đi ngang.

Xe đến nơi, bọn lưu học sinh chúng tôi hăm hở như những đứa trẻ sắp được khám phá cái gì đó rất thú vị. Những tưởng đến là có thể đặt chân ngay lên Trường Thành rồi nhưng ai ngờ đâu…bọn tôi phải leo đúng 1000 bậc thang mới lên tới nơi. Mới 200 bậc có bạn đã thở phì phò. 500 bậc có người bỏ cuộc. Những bạn thanh niên trai tráng trẻ khoẻ nhất cũng muốn đứt hơi khi lên tới nơi. Người bạn Hàn Quốc mà tôi mới kịp quen ban sáng vừa thở dốc vừa nói: “Giờ tớ mới thấm thía cái câu: Bất đáo Trường Thành phi hảo hán”.

Lên đến nơi chúng tôi phải ngồi nghỉ cả 10 phút mới lấy lại sức để đi tiếp. Và chúng tôi được trả công xứng đáng. Lang thang suốt 3,4 tiếng đồng hồ trên dãy Trường Thành bọn tôi được chiêm ngưỡng hết cảnh núi hùng vĩ bao quanh, được “ngửi” mùi

Phóng to
Những đoạn Trường Thành chưa được tu sửa
gió lộng và quan trọng hơn biết được thế nào là Vạn LýTrường Thành. Nếu bạn có tinh thần mạo hiểm, “chịu khó” leo lên các đỉnh “tháp” [các lô-cốt to lớn] bấm máy thì chắc rằng bạn sẽ có được những pô ảnh tuyệt vời.

Đến đoạn Trường Thành mà tôi thích nhất, nó chưa được tu sửa nhiều nên còn “tự nhiên”, lên hình đẹp hơn. Đi được một đoạn thì chúng tôi thấy tấm biển ngăn cấm “Xin dừng bước tại đây, phía sau là khu vực chưa được tu sửa, rất NGUY HIỂM”.

Thế nhưng bọn tôi rủ nhau “vượt rào” để chụp những tấm ảnh tự nhiên hơn, “lịch sử” hơn. Ai nấy đều cẩn thận từng bước và TUYỆT, chỉ được đứng ngay trên những bậc thang gần như nguyên vẹn dấu ấn thời gian thôi nhưng ai cũng có cảm giác là làm được gì đó to tát lắm. Chụp vội vài pô ảnh bọn tôi kéo nhau về vì sợ…bị la. Quả là một chuyến đi thú vị.

Bài& ảnh: LƯU ĐÌNH KHÁNH[SV học viện Hán ngữ, trường ĐH Ngôn Ngữ Bắc Kinh]

Chẳng hiểu vì sao tôi lại nhớ đến câu nói này của người Trung Quốc?! Có lẽ do hồi bé đọc lịch sử Trung Quốc nhiều quá, hoặc là xem Kim Dung nhiều quá, hoặc là xem phim kiếm hiệp nhiều quá,… Hoặc giả… Hoặc là… Tóm lại là một hôm nọ tình cờ phát hiện mình già, rồi sau việc kinh doanh thu hẹp, rồi tranh thủ tí thời gian “ngao du” để phục hồi lại công việc làm ăn,… tôi như nhớ lại những gì đã thuộc về xưa cũ của mình…

Hồi nhỏ, tôi rất thường hay bị Má la do quá ư ngỗ nghịch. Hết thảy những lần đó, dù đúng hay sai, mặt tôi cũng câng câng. Ba bảo tôi sao mà tính tình nóng nảy, làm gì cũng hấp tấp bộp chộp không phân biệt rõ đầu đuôi, cứ hễ thích là làm hệt như Trương Phi. Ba cũng nói tôi giống Lưu Bị ở bản tính yếu đuối, hay giả đò hờn giận rồi khóc lẫy mỗi khi có chuyện gì đó không đúng ý mình. Ba cũng rầy tôi già đầu vừa thôi, đừng đọc sách quá nhiều rồi “tài lanh” như Lưu Bá Ôn mà người ta không thích. Ba cũng hay chọc tôi những khi tôi buồn vì không được thưởng mỗi lần thi đậu học sinh giỏi, bảo tôi đừng có giống như Mao Diên Thọ tham lộc tham tài… Nghe thì biết, chứ tôi có hiểu được Ba nói gì đâu; lại thêm những cái tên lạ hoắc lạ huơ tận đẩu đâu bên Tàu!

Rồi Ba cắt nghĩa cho tôi An Lộc Sơn tại sao dấy loạn, kể tôi nghe tại sao Phạm Lãi hi sinh cả người yêu để giúp Việt Vương, dạy cho tôi hành xử giống Vân Trường thị phi minh bạch, chỉ cho tôi cái sai nào của Lữ Bố, Thái tử Đan,… Đó là vào những buổi chiều khi Ba xong mẻ cá, hai cha con đốt lá khô nhóm lửa pha trà. Ba tôi ngồi với Đông Chu Liệt quốc, với Thủy Hử, với Tư Mã Thiên,… và dạy tôi đâu đúng đâu sai giữa những tấm gương trung-nịnh thiện-tà qua từng trang liệt truyện. Nói thật, tôi cũng chả hiểu gì đâu; chỉ thích chàng Trương có cô vợ Thôi Oanh Oanh tuyệt đẹp, thích Lý Bình Nhi trước tai ách của Tây Môn, ghét Lữ Bố cướp Điêu Thuyền từ tay Đổng Trác, thương Tiêu Anh Phụng vì nợ nước thù nhà mà tan tác mười mươi…

Tôi lớn dần và cùng đọc truyện cổ với Ba. Này những A B C D của này G H E F. Này Cô Tô Đài lộng lẫy của Phù Sai họ Ngô, này Tam điện nguy nga xứ Ca Tì La Vệ,… và này đây Vạn Lý Thành hung vĩ của ác đế Tần Thủy Hoàng…

Ai cũng phải công nhận Vạn Lý Trường Thành là một kiệt tác kiến trúc của Trung Hoa, dù đã đến hay chưa một lần đến đó. Tôi may mắn hơn nhiều người được hơn một lần ngắm thành lũy đó từ nhiều góc độ khác nhau, nhiều vật cảnh khác nhau, nhiều thời khắc khác nhau. Ấy vậy mà… nói thật nhé, đừng cười; cho đến tận lúc này tôi vẫn phi hảo hán!

Vạn Lý Trường Thành [萬里長城] là bức tường thành nổi tiếng của Trung Quốc, liên tục được xây dựng bằng đất và đá từ thế kỷ V cho tới thế kỷ VI TCN, để bảo vệ Đế quốc Trung Quốc khỏi những cuộc tấn công của người Mông Cổ, người Turk và những bộ tộc du mục khác đến từ những vùng hiện thuộc Mông Cổ và Mãn Châu. Một số đoạn tường thành được xây dựng từ thế kỷ V TCN, trong đó nổi tiếng nhất là phần tường thành do Hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc là Tần Thủy Hoàng ra lệnh xây từ năm 220 và 200 TCN, nằm ở phía bắc xa hơn phần Vạn Lý Trường Thành hiện nay của Trung Quốc xây dưới thời nhà Minh, và hiện chỉ còn sót lại ít di tích.

Hiện nay, trong khi một số đoạn gần các trung tâm du lịch được giữ gìn và thậm chí được Chính phủ Trung Quốc xây dựng lại, thì tại hầu hết các vị trí bức tường đang bị Nhà nước bỏ mặc không được sửa chữa, được dùng làm chỗ vui chơi cho dân làng và là cũng nơi khai thác đá để làm đường hay làm nhà, thậm chí các bề mặt của tường thành còn bị sơn vẽ graffiti rất thô kệch và tục tĩu. Nhiều phần đã bị phá hủy vì bức thành nằm chắn đường tới các địa điểm xây dựng. Các phần không bị đụng chạm đến hay được sửa chữa là gần những điểm phát triển du lịch và thường bị những người bán hàng rong và khách du lịch làm giảm giá trị. Sa mạc Gobi cũng đang tiến sát tới bức tường thành ở một số địa điểm. Một số ước tính rằng chỉ 20% bức tường thành là đang ở tình trạng tốt. Năm 2005, các bức ảnh về một “bữa tiệc điên dại” trên Vạn Lý Trường Thành xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng Trung Quốc. Chúng đã gây nên sự phẫn nộ bởi vì trong những bức ảnh do người nước ngoài, và người Trung Quốc chụp, những thanh niên uống rượu bia, đi tiểu tiện, đại tiện và có những hành vi tình dục trên bức thành được chiếu ở khắp nước.

Người ta đo được bức thành trải dài 6,352km, từ Sơn Hải Quan trên bờ Biển Bột Hải ở phía đông, tại giới hạn giữa Trung Quốc bản thổ và Mãn Châu, tới Lop Nur ở phần phía đông nam Khu tự trị người Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương. Thành có năm đoạn chính, được xây dựng và trùng tu qua các giai đoạn khác nhau trong lịch sử Trung Hoa: 208 TCN [nhà Tần], thế kỷ thứ 1 TCN [nhà Hán], thế kỷ thứ 7 [nhà Tùy], 1138 – 1198 [Thời Nam Tống], 1368 – 1640 [từ vua Hồng Vũ đến vua Vạn Lịch của nhà Minh].

Các vật liệu được sử dụng là những thứ có sẵn gần nơi xây dựng. Gần Bắc Kinh, bức tường được làm bằng những khối đá vôi khai thác tại mỏ. Ở những nơi khác có thể là đá granite hay gạch nung. Nếu sử dụng những vật liệu đó, đầu tiên họ dựng hai bức tường sau đó nén đất và gạch đá vào giữa cùng một lớp phủ cuối cùng bên ngoài để tạo thành một khối duy nhất. Ở một số vùng các khối đó được gắn với nhau bằng một hỗn hợp nhớp dính của gạo và lòng trắng trứng. Ở các vị trí vùng cực tây sa mạc, nơi vật liệu tốt rất hiếm, bức tường được làm bằng vụn gỗ thô trộn với các loại sợi.

Đoạn tường thành chính đầu tiên được xây dựng dưới thời cai trị của Tần Thủy Hoàng, vị Hoàng đế đầu tiên của nhà Tần với thời gian tồn tại ngắn ngủi. Bức tường này không được xây dựng bởi nỗ lực của một nhóm mà là việc ghép nối nhiều đoạn tường thành của các vùng, từng được xây dựng ở thời Chiến Quốc, vào nhau. Bức tường được nối vào nhau ở thời gian đó làm bằng đất nện với những tháp canh được xây ở các khoảng cách đều nhau. Nó nằm xa hơn về phía bắc so với Vạn Lý Trường Thành hiện tại với điểm cực đông nằm ở Bắc Triều Tiên hiện nay. Chỉ còn ít phần của nó còn sót lại. Lúc đó, triều đình bắt người dân phải làm việc để đắp thành, và các công nhân luôn bị nguy hiểm vì có thể bị bọn cướp tấn công. Bởi vì có nhiều người đã chết khi xây dựng thành, nó được đặt cho cái tên khủng khiếp – “Nghĩa địa dài nhất Trái đất”. Có lẽ khoảng một triệu công nhân đã chết khi xây dựng bức tường thành.

Bức tường dài tiếp theo được nhà Hán, nhà Tùy, và giai đoạn Thập Quốc xây dựng tiếp với cùng kiểu thiết kế. Nó được làm bằng đất nện với những tháp canh nhiều tầng được xây cách nhau vài dặm. Các bức tường thành cũng đã bị hư hại nhiều và đã lẫn vào phong cảnh xung quanh, bị ăn mòn bởi gió và nước mưa.

Vạn Lý Trường Thành mà chúng ta thấy ngày nay thực tế được xây ở thời nhà Minh, bắt đầu khoảng năm 1368 và kết thúc khoảng năm 1640. Trong một đoạn trong Kinh Koran, các nhà địa lý Ả Rập cũng liên hệ Alexander Đại đế với việc xây dựng tường thành. Bức tường này được xây với tầm vóc to lớn bằng những vật liệu tốt [đá cứng được dùng ở các bề mặt và ở trên đỉnh thành] hơn so với trước đó. Mục đích đầu tiên của bức tường là để ngăn bước những giống người bán du mục phía bên ngoài [như người Mông Cổ dưới sự chỉ huy của Hãn Vương Altan và Oirats dưới sự chỉ huy của Esen Taiji] vào cướp bóc bên trong Trung Quốc, khi họ sử dụng ngựa để di chuyển; hay ngăn cản sự quay trở về của họ với những thứ cướp bóc được.

Vạn Lý Trường Thành thời nhà Minh bắt đầu từ điểm phía đông tại Sơn Hải Quan, gần Tần Hoàng Đảo, ở tỉnh Hà Bắc gần Vịnh Bột Hải. Kéo dài qua chín tỉnh và 100 huyện, 500km cuối cùng vẫn còn nhưng đã thành những đống gạch vụn, và hiện nay nó kết thúc ở điểm cuối phía tây di tích lịch sử Gia Dục Quan, nằm ở phía tây bắc tỉnh Cam Túc tại biên giới với Sa mạc Gobi và những ốc đảo của Con đường tơ lụa. Gia Dục Quan được xây để tiếp đón những nhà du hành dọc theo Con đường tơ lụa. Mặc dù Vạn Lý Trường Thành kết thúc ở Gia Dục Quan, tại đó có rất nhiều “phong hỏa đài” trải dài về phía Gia Dục Quan dọc theo Con đường tơ lụa. Những đài quan sát đó dùng dấu hiệu bằng khói để cảnh báo có xâm lược.

Năm 1644, người Mãn Kokes vượt qua bức tường thành bằng cách thuyết phục một vị tướng quan trọng là Ngô Tam Quế mở cửa những cánh cổng Sơn Hải Quan để cho người Mãn Châu vượt qua. Truyền thuyết kể rằng quân Mãn Châu mất ba ngày mới vượt hết qua đèo. Sau khi người Mãn Châu chinh phục Trung Quốc, bức tường thành không còn giá trị chiến lược nữa, đa phần bởi vì người Mãn Châu đã mở rộng quyền kiểm soát chính trị của họ ra xa phía bắc, còn xa hơn cả triều Trung Quốc trước đó.

Đoạn tường cuối cùng thời nhà Minh thực sự là một công sự quân sự về một số mặt. Tuy nhiên, các nhà sử học quân sự thường gạt bỏ giá trị thực của bức tường thành vĩ đại này. Người ta tốn cực kỳ nhiều tiền của và công sức để xây dựng, duy trì và đóng giữ. Số tiền nhà Minh chi phí vào bức tường này đáng ra có thể để chi vào cải thiện khả năng quân sự khác như mua pháo kiểu châu Âu hay súng trường. Sự thực là bức tường thành không hề có giá trị trong việc giúp ngăn chặn sự sụp đổ của nhà Minh, mặc dù thành có các cửa quan chiến lược và các tháp canh độc đáo. 1. Các cửa quan: – Sơn Hải Quan: cửa ải đầu tiên của Trường Thành, nằm ở nơi giáp ranh giữa hai tỉnh Hà Bắc và Liêu Ninh, khởi điểm của Trường Thành, phía nam của dãy núi Yên Sơn, phía bắc của Biển Bột Hải, do tướng Từ Đạt nhà Minh xây dựng. Tên Sơn Hải quan cũng là do đứng ở nơi đây có thể ngắm được, quan sát được toàn cảnh núi non và biển cả hùng vỹ, với non xanh nước biếc, đồi núi và biển cả soi bóng. Cửa ải này có 4 cửa, cửa phía Đông có một bức hoành phi với dòng chữ “Thiên hạ đệ nhất quan” dài 5,9 m, rộng 1,6 m. Chiều cao của chữ là 1,45 m, rộng 1,09 m do Tiêu Hiển, tiến sĩ, nhà thư pháp nổi tiếng của Nhà Minh viết. – Gia Dụ Quan: còn gọi là Hòa Bình Quan, là cửa quan nằm ở khởi điểm phía tây của Trường Thành, trên địa bàn thành phố Gia Dụ Quan, tỉnh Cam Túc, xây dựng vào năm thứ 5 Hồng Vũ 1372. – Nương Tử Quan: còn gọi là Vi Trạch Quan, thuộc địa bàn huyện Bình Định, tỉnh Sơn Tây. Địa thế hiểm trở, núi non trùng điệp, dễ phòng khó công nên được mệnh danh là “Tam tấn môn hộ”. Hồi đầu nhà Đường, công chúa Bình Dương, con gái thứ 3 của Lý Uyên từng dẫn vài vạn tướng sĩ canh giữ tại đây. Công chúa Bình Dương võ nghệ cao cường, đạo quân của công chúa được gọi là “nương tử quân”. Bởi vậy mọi người đổi tên cửa ải này thành Nương Tử Quan. Đến nay trên cánh cửa đông môn thành trì Nương Tử Quan còn có 5 chữ “Trực thuộc Nương tử Quan”. – Ngọc Môn Quan: ở Tiểu Phương Bàn Thành phía tây Huyện Đôn Hoàng, tỉnh Cam Túc. Tên Ngọc Môn Quan là do tất cả đá ngọc sản xuất ở Hòa Điền, Tân Cương thời cổ đều phải đi qua cửa ải này. – Biển Đầu Quan: cửa ải thuộc huyện Biển Đầu, tỉnh Sơn Tây, một vùng đất không bằng phẳng, phía đông cao, phía tây thấp, nên mọi người mới gọi là Biển Đầu Quan. – Nhạn Môn Quan: nằm trên một thung lũng ở huyện Đại, tỉnh Sơn Tây, có khí thế hoành tráng, hai bên là vách núi dựng đứng, chỉ những con nhạn, con én mới bay qua được mà chỉ bay dọc theo thung lũng qua phía trước cửa ải, bởi vậy mọi người mới gọi là Nhạn Môn Quan.

– Cư Dung Quan: ở núi Tử Kinh, huyện Dị, tỉnh Hà Bắc.

Video liên quan

Chủ Đề