Bb+ là gì trong fitch và moodys năm 2024

Kết quả xếp hạng của FiinRatings khác gì với kết quả xếp hạng của các đơn vị quốc tế như S&P, Moody’s và Fitch?

Kết quả xếp hạng của FiinRatings là xếp hạng dựa trên thang điểm mang tính quốc gia trong khi đó các tổ chức quốc tế sử dụng thang điểm quốc tế. Do đó, kết quả của FiinRatings có thể cụ thể và chính xác hơn các đơn vị quốc tế. Ý kiến xếp hạng của FiinRatings được đưa ra trên cơ sở xem xét nội tại doanh nghiệp và môi trường kinh doanh tại Việt Nam trong khi các quốc tế so sánh với các đơn trong cùng ngành ở các quốc gia khác và có xem xét cả mức trần xếp hạng tín nhiệm quốc gia. Do đó, kết quả xếp hạng của FiinRatings không bị hạn chế bởi mức trần xếp hạng quốc gia của Việt Nam [hiện tại là BB- vào năm 2020].

Hạng đầu tư:

  • Aaa : Năng lực đáp ứng nghĩa vụ tài chính Tốt nhất [Extremely Strong]
  • Aa+, Aa, Aa- : Năng lực đáp ứng nghĩa vụ tài chính Rất Tốt [Very Strong]
  • A+, A, A- : Năng lực đáp ứng nghĩa vụ tài chính Tốt [Strong] nhưng dễ bị ảnh hưởng bới điều kiện kinh tế bất lợi và thay đổi hoàn cảnh
  • Baa+, Baa, Baa- : Năng lực Trung Bình [Moderate] để đáp ứng các nghĩa vụ tài chính nhưng dễ bị ảnh hưởng hơn trước các diễn biến bất lợi của nền kinh tế

Hạng đầu cơ:

  • Ba+, Ba, Ba- : Khả năng đáp ứng các nghĩa vụ tài chính Thấp [Low] và có yếu tố đầu cơ
  • B+, B, B- : Năng lực đáp ứng nghĩa vụ tài chính Yếu [Weak]. Nhạy cảm với các điều kiện kinh doanh, tài chính và kinh tế. Rủi ro cao.
  • Caa+, Caa, Caa- : Khả năng đáp ứng nghĩa vụ Rất Yếu [Very Weak] hoặc khả năng vỡ nợ cao. Rất nhạy cảm với các điều kiện kinh doanh, tài chính và kinh tế. Rủi ro cao.

Hơn nữa, các các doanh nghiệp có chất lượng sức khỏe tài chính rất tốt chỉ có thể ở mức BB- như quốc gia thì với hệ thống xếp hạng của FiinRatings thì các đơn vị này có thể có kết quả cao hơn ví vụ AA hoặc thậm trí AAA. Điều này không có nghĩa là kết quả xếp hạng của FiinRatings có kết quả không chính xác so với đơn vị quốc tế mà nó chỉ có nghĩa là xếp hạng của FiinRatings cho phép chi tiết hơn phân hạng khi các doanh nghiệp Việt Nam có kết quả trên mức BB- của Fitch, Moody’s hay S&P.

Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp là một công cụ quan trọng để đánh giá khả năng thanh toán nợ và rủi ro đầu tư của một doanh nghiệp. Việc có mức xếp hạng tín dụng tốt có thể giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận nguồn vốn, đồng thời tạo niềm tin cho các nhà đầu tư về khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp. Cùng làm rõ vấn đề này trong bài viết dưới đây.

1. Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp là gì?

Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp [tên khác: xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp] là chỉ số đánh giá, dự báo về khả năng thanh toán nợ và rủi ro đầu tư của một doanh nghiệp. Chỉ số này thường được các nhà đầu tư xem xét kỹ lưỡng để đưa ra quyết định có nên đầu tư vào một doanh nghiệp hay không.

Việc xếp hạng tín dụng doanh nghiệp được thực hiện bởi các cơ quan/công ty chuyên đánh giá tín dụng doanh nghiệp.

2. Các công ty xếp hạng tín dụng doanh nghiệp

Hiện có 3 công ty xếp hạng tín dụng doanh nghiệp uy tín nhất trên thế giới là: Moody's, Standard & Poor's [S&P] và Fitch Ratings. Mỗi cơ quan này đều cung cấp một hệ thống xếp hạng giúp các nhà đầu tư xác định rủi ro liên quan đến việc đầu tư vào một công ty, chính phủ, cơ quan, công cụ đầu tư hoặc thị trường cụ thể.

Dựa trên những tiêu chí riêng, Moody’s, S&P, Fitch Ratings sẽ đưa ra các thanh điểm xếp hạng tín dụng khác nhau, từ mức xếp hạng cao nhất Aaa đến mức xếp hạng thấp nhất, có rủi ro cao là C và D.

Ví dụ về xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của Vietcombank vào năm 2022. Theo đó, Vietcombank được Fitch xếp hạng có triển vọng khả quan. Trong khi đó, Moody’s và S&P xếp hạng Vietcombank ở mức ổn định.

Fitch Moody’s S&P Long term issuer rating BB Ba2 BB Stand-alone credit rating bb- ba3 bb- Outlook Positive Stable Stable Rating date 11/2022 09/2022 05/2022

Nguồn: Vietcombank

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến xếp hạng tín dụng doanh nghiệp

Các cơ quan xếp hạng tín dụng thường xem xét rất nhiều yếu tố để xếp hạng tín dụng cho một doanh nghiệp. Dưới đây là một số yếu tố chính thường được xem xét:

Lịch sử thanh toán của doanh nghiệp: Các công ty xếp hạng tín dụng sẽ xem xét việc thanh toán các khoản nợ trước đó của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp đã có lịch sử thanh toán ổn định và đáp ứng tốt đối với các khoản nợ, đây được xem là một yếu tố tích cực giúp tăng xếp hạng tín dụng của doanh nghiệp.

Các khoản nợ hiện tại của doanh nghiệp: Các khoản nợ này có thể là trái phiếu, vay vốn ngân hàng hoặc các khoản nợ khác. Nếu doanh nghiệp có một khoản nợ quá lớn so với khả năng của chi trả thì cũng có thể làm giảm xếp hạng tín dụng của doanh nghiệp.

Tình hình kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp: Hiệu suất kinh doanh của doanh nghiệp là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến xếp hạng tín dụng, bao gồm năng lực sản xuất, doanh thu, lợi nhuận và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Triển vọng kinh tế chung: Tình hình kinh tế chung trong một khu vực hoặc quốc gia cũng có ảnh hưởng đến xếp hạng tín dụng của doanh nghiệp. Kinh tế suy thoái hoặc khủng hoảng tài chính có thể làm giảm xếp hạng tín dụng của doanh nghiệp.

4. Ứng dụng của xếp hạng tín dụng doanh nghiệp

Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp là một dạng cơ sở dữ liệu để không chỉ bản thân doanh nghiệp có thể tận dụng, đưa ra các chiến lược tiếp cận nguồn vốn hiệu quả mà còn được tham khảo bởi các nhà đầu tư và công ty tài chính. Cụ thể như sau:

Với doanh nghiệp được xếp hạng tín dụng: - Tiếp cận nguồn vốn mới: Một doanh nghiệp có xếp hạng tín dụng tốt có thể dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn mới từ các nhà đầu tư hoặc các tổ chức tài chính. Điều này giúp doanh nghiệp có thể mở rộng hoạt động kinh doanh, đầu tư vào các dự án mới hoặc tăng cường vốn lưu động.

- Đánh giá tình trạng tài chính của doanh nghiệp: Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp cũng giúp bản thân doanh nghiệp tự đánh giá tình trạng tài chính của mình và đưa ra các biện pháp cải thiện. Điều này giúp doanh nghiệp có thể tăng cường khả năng thanh toán nợ và cải thiện tình hình tài chính để có được xếp hạng tín dụng tốt hơn trong tương lai.

Với nhà đầu tư và các công ty tài chính: - Hỗ trợ quyết định đầu tư: Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp là cơ sở giúp các nhà đầu tư đánh giá rủi ro và khả năng thanh toán nợ của một doanh nghiệp. Từ đó, nhà đầu tư có thể đưa ra quyết định đầu tư chính xác hơn về một doanh nghiệp cụ thể.

- Hỗ trợ quản lý rủi ro tín dụng: Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp giúp các tổ chức tài chính đánh giá rủi ro tín dụng và quản lý các khoản nợ của họ một cách hiệu quả hơn. Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp cũng sẽ giúp các tổ chức tài chính quyết định xem họ có nên cho một doanh nghiệp vay không và cho vay với lãi suất là bao nhiêu để phù hợp với khả năng chi trả của từng doanh nghiệp.

5. Các hạn chế của xếp hạng tín dụng doanh nghiệp

Mặc dù xếp hạng tín dụng doanh nghiệp là một công cụ hữu ích để đánh giá khả năng của một doanh nghiệp trong việc trả nợ, tuy nhiên nó vẫn tồn đọng một số hạn chế như:

Quá trình đánh giá phụ thuộc vào thông tin có sẵn: Các công ty xếp hạng tín dụng đánh giá xếp hạng dựa trên thông tin có sẵn từ doanh nghiệp và các nguồn thông tin khác. Do đó, nếu thông tin không đầy đủ hoặc chính xác, đánh giá xếp hạng có thể bị ảnh hưởng.

Thời gian đánh giá có thể không phù hợp: Xếp hạng tín dụng chỉ là một đánh giá tại thời điểm nhất định. Các yếu tố khác, chẳng hạn như thị trường tài chính, kinh tế và chính trị, có thể thay đổi nhanh chóng và ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp.

Không đánh giá được các yếu tố khác: Xếp hạng tín dụng tập trung chủ yếu vào khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Nó không đánh giá được các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp, chẳng hạn như khả năng tạo ra lợi nhuận, cạnh tranh và quản lý chung.

Có thể bị ảnh hưởng bởi mối quan hệ giữa công ty xếp hạng và doanh nghiệp: Nếu công ty xếp hạng có mối quan hệ thân thiết hoặc nhận lợi ích từ các doanh nghiệp, xếp hạng tín dụng có thể không được đánh giá một cách khách quan. Tiêu biểu như vụ việc vào thời kỳ khủng hoảng kinh tế năm 2008. Khi thị trường bất động sản tăng vọt vào năm 2006-2007, một lượng đáng kể các khoản nợ dưới chuẩn đã được 3 cơ quan lớn xếp hạng cao. Khi thị trường nhà đất bắt đầu sụp đổ vào năm 2007-2008, các cơ quan này đã đưa ra đánh giá chậm trễ một cách tai hại khi hạ cấp những xếp hạng hàng đầu đó. Điều này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị trường tài chính và giới đầu tư.

Như vậy, xếp hạng tín dụng doanh nghiệp là một trong số những cơ sở dữ liệu giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định đầu tư. Hy vọng bài viết đã cung cấp cái nhìn toàn diện nhất về chỉ số này.

Truy cập ngay ứng dụng Anfin để có được trải nghiệm đầu tư tài chính an toàn, nhanh chóng và tiện lợi nhất!

BB trong ngân hàng là gì?

Trên quy mô quốc gia, khi được đánh giá là BB/BB+/stable có nghĩa là nghĩa vụ trả nợ của Việt Nam khi phát hành trái phiếu bằng ngoại tệ được xếp là BB, còn trái phiếu nội tệ là BB+ và tương lai chưa có gì thay đổi [stable].

Tín nhiệm BB là gì?

BB: Khoản nợ đánh giá với mức BB ít có khả năng vỡ nợ hơn các khoản nợ mang tính đầu cơ khác. Tuy nhiên, khoản nợ này luôn phải đối mặt với các bất ổn liên tục hay bị ảnh hưởng trước các điều kiện kinh tế, tài chính, kinh doanh bất lợi khiến người đi vay không còn đủ khả năng để đáp ứng các cam kết nghĩa vụ tài chính.

Xếp hạng Fitch là gì?

Fitch Ratings Inc. là một trong cơ quan xếp hạng tín dụng, là một trong "Ba Ông Lớn xếp hạng tín dụng", hai đơn vị kia là Moody's và Standard & Poor's. Đây là một trong ba tổ chức xếp hạng thống kê được công nhận trên toàn quốc [NRSRO] được chỉ định bởi Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán Hoa Kỳ năm 1975.

Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp là gì?

Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp là gì? Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp [có thể được gọi bằng tên khác như: xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp] là chỉ số được dùng để đánh giá, dự báo khả năng của doanh nghiệp khi thanh toán nợ và các rủi ro trong đầu tư.

Chủ Đề