Bể aerotank xử lý bao nhiêu bod

·   Oxi hòa tan – DO:

Đây là thông số vô cùng quan trọng đối với hệ thống xử lý hiếu khí vì nếu thiếu oxi thì vi sinh vật hô hấp hiếu khí dễ bị chết và khi đó các vi sinh vật hô hấp tùy tiện như các vi sinh vật dạng sợi làm phồng bùn, khó lắng dẫn đến giảm hiệu quả của quá trình xử lý.

DO tối ưu thường từ 2 – 4 mg/l. Nhưng trên thực tế thì tốt nhất là > 4 mg/l.

Cấp khí một cách đầy đủ cho hệ thống xử lý thì ta phải quan tâm kĩ đến bản chất của nước thải cần xử lý chẳng hạn ta có hệ số oxi hóa của một số hợp chất cơ bản sau:

 

·   pH của môi trường:

Ngoài ra DO còn phụ thuộc vào nhiệt độ.

Mỗi vi sinh vật đều có một khoảng pH hoạt động tối ưu của nó. Do đó khi pH thay đổi không phù hợp thì cũng làm cho khả năng xúc tác phản ứng của vi sinh vật thay đổi và làm giảm hiệu quả xử lý. Trong trường hợp pH quá cao hoặc quá thấp có thể làm chết vi sinh vật.

Dải pH tối ưu cho xử lý hiếu khí nước thải là từ 6.5 – 8.

Để đảm bảo được pH trong khoảng trên trong thực tế trước khi cho nước thải vào bể xử lý vi sinh người ta thường đều hòa lưu lượng, đều hòa pH, đều hòa các chất dinh dưỡng ở bể đều hòa.

·   Nhiệt độ:

Mỗi sinh vật cũng có một khoảng nhiệt độ tối ưu, nếu tăng nhiệt độ quá ngưỡng sẽ ức chế hoạt động của vi sinh vật hoặc bị tiêu diệt hay tạo bào tử.

Nhiệt độ cũng ảnh hưởng đến DO:

1  Khi nhiệt độ tăng DO giảm và vận tốc phản ứng tăng lên.

2  Khi nhiệt độ giảm DO tăng nhưng ngược lại vân tốc phản ứng giảm.

Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với tốc độ phản ứng được biểu hiện qua phương trình:

                 rT = r20.θ[T -20]

Trong đó:

 rT:Tốc độ phản ứng ở ToC

 r20: Tốc độ phản ứng ở 20oC

 θ: Hệ số hoạt động của nhiệt độ

 T: Nhiệt độ của nước [oC].

Do đó ta phải lựa chọn nhiệt độ sao cho phù hợp với vận tốc phản ứng và DO.

Trong bể aeroten nhiệt độ tối ưu là 20 – 27 oC, nhưng cũng có thể chấp nhận khoảng nhiệt độ 17,5 – 35oC.                                                                      

·   Chất dinh dưỡng:

Chất dinh dưỡng trong thải chủ yếu là nguồn cacbon [Gọi là chất nền thể hiện bằng BOD], cùng với N và P là những nguyên tố đa lượng. Ngoài ra còn có các nguyên tố vi lượng như: Mg, Fe, Mn, Co…

Tỉ lệ các chất dinh dưỡng phù hợp là C:N:P = 100:5:1

Tỷ lê C/N = 20:1

Nước thải thiếu N, P thì vi khuẩn dạng sợi phát triển tạo hiện tượng phồng bùn, không tạo bông sinh học. Có thể điều chỉnh bằng cách bổ sung urê, muối amôn,…

Trong trường hợp thừa N, P thì vi sinh vật sử dụng không hết phải khử các thành phần này bằng các biện pháp đặc biệt.

·   F/M – Food/Microorganism [BOD/MLSS]:

Tỷ số F/M tối ưu thường nằm trong khoảng 0.5 – 0.75

F/M >1 môi trường giàu dinh dưỡng vi sinh vật tập trung phát triển do đó không tạo nha bào vì vậy bông sinh học nhỏ dẫn đến khó lắng. Đồng thời tạo ra lượng bùn lớn và phải tốn kém thêm chi phí cho xử lý bùn.

F/M

F/M

·   Các chất kiềm hãm:

Nồn độ muối vô cơ trong nước thải không vượt quá 10g/l, nếu là muối vô cơ thông thường thì có thể pha loãng nước thải. Còn nếu là các chất độc như kim loại nặng thì phải có các biện pháp khử thích hợp trước khi đưa vào xử lý bằng bể aeroten.

·   Hàm lượng sinh khối:

 Hàm lượng sinh khối ổn định trong bể aeroten thường từ 500 – 800mg/l và có thể 1000 – 1500 mg/l, tùy thuộc vào tính chất của nước thải và họat lực của vi sinh vật.

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ với công ty chúng tôi để được tư vấn các bạn nhé!

  HOTLINE: 0903 018135

 Email:  

Tư vấn miễn phí:

CÔNG TY TNHH MÔI TRƯỜNG XUYÊN VIỆT

Địa chỉ: 537/18/4 Nguyễn Oanh, Phường 17, Quận Gò Vấp, TP.HCM

[Địa chỉ cũ: B30 Khu Chung Cư An Lộc, Phường 17, Quận Gò Vấp, TPHCM]

Điện thoại: [+84] 028 3895 3166

Hotline: 0903.018.135 - 0918.280.905

Email: -

Fax: [+84] 028 3895 3188

Chúng tôi rất vui được giải đáp những thắc mắc của bạn. Trân trọng!

Chủ Đề