Beé dưới 1 tuổi đi tiểu bao nhiêu lần năm 2024

Em bé dưới 1 tuổi sẽ đi tiểu khoảng 20 -24 lần mỗi ngày. Nếu bé bú nhiều thì có thể tiểu nhiều hơn. Nếu bé vẫn bú tốt, lên cân tốt, nước tiểu trong, đi tiểu dễ không khóc thì bạn có thể yên tâm. Lượng sữa của bé bú đủ. Khoảng cách giữa 2 cữ bú khoảng 3 tiếng là bình thường. Bé bú sữa bị đổ mồ hôi nhiều có thể do có bệnh tim nhưng cũng có thể chỉ do nóng nực [vì được bế], thời tiết nóng. Bé của bạn có hiện tượng lười bú, bạn nên đưa bé đi khám bệnh.

1 - Nhiễm trùng đường tiết niệu [UTI] Đây là căn bệnh do nhiễm virus hoặc vi khuẩn có ảnh hưởng đến đường tiết niệu [bao gồm thận, bể thận, niệu quản, bàng quang, và niệu đạo, tức là ống nối bàng quang đến bộ phận sinh dục để loại bỏ chất lỏng]. Không có triệu chứng rõ ràng ngoài sốt, và các bé có thể cáu kỉnh, khó chịu. Mặc dù nhiễm trùng nước tiểu không thể phát hiện dễ dàng qua mùi nước tiểu nhưng bạn có thể nhận thấy sự bất thường từ mùi hăng trong nước tiểu của bé.

2 - Dịch Balanoposthitis Tình trạng viêm bao quy đầu của dương vật thường gây ra bởi vi khuẩn. Khi tình trạng viêm nặng hơn, có thể tiết ra mủ vàng. Đôi khi còn chảy máu làm nước tiểu có màu đỏ. Triệu chứng ban đầu bao gồm ngứa. Khi bé được 2 hoặc 3 tuổi, bạn có thể nhận thấy rằng bé thường quá quan tâm về dương vật của mình.

3 - Mất nước Đây là tình trạng khi mất quá nhiều chất lỏng trong cơ thể. Bé dễ bị mất nước khi cơn sốt kéo dài hoặc tiêu chảy [nên chú ý]. Các dấu hiệu và triệu chứng bao gồm giảm lượng nước tiểu, ít nước mắt khi khóc, màu da nhợt nhạt, hay buồn ngủ hoặc rất mệt mỏi. Hãy đến gặp bác sĩ hoặc trạm y tế ngay lập tức khi bạn thấy những triệu chứng đó ở bé.

4- Bệnh lồng ruột hay ruột lồng Lồng ruột xảy ra khi một phần ruột bé đã dính vào một phần ruột khác. Bệnh này phổ biến đối với các em bé từ 4 tháng đến 1 tuổi, đặc biệt là bé trai. Bệnh xuất hiện đột ngột và triệu chứng điển hình là bụng liên tục đau, co thắt nặng. Đôi khi, bé đang trong tình trạng ổn định nhưng vẫn khóc lớn tiếng. Tình trạng này tái diễn liên tục. Mặc dù không phát hiện máu trong phân bé nhưng bé có dấu hiệu chán ăn hoặc khóc thường xuyên. Hãy đưa bé đến bệnh viện để khám chữa bệnh ngay lập tức.

5 - Mật hẹp Đây là một bệnh nơi ống dẫn mật bị chặn hoặc bị tổn thương. Ống mật là một ống nơi mật chảy [một chất lỏng quan trọng sản được xuất bởi gan]. Vì ống mật bị tắc nghẽn, mật không thể chảy vào tá tràng ruột. Dấu hiệu đặc trưng là phân màu trắng. Không có các triệu chứng khác như tiêu chảy, táo bón hoặc đau bụng. Nếu phân bé càng ngày càng trắng, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức.

6 - Bệnh tiêu chảy do vi rút Rota Bệnh tiêu chảy do vi rút Rota hoặc Caliciviridae. Nó là một bệnh truyền nhiễm thường lây lan trong mùa đông ở các nước ôn đới. Ở vùng nhiệt đới như Việt Nam, nó có thể xảy ra trong suốt cả năm. Các dấu hiệu và triệu chứng thường bắt đầu như: nôn mửa đột ngột, tiếp theo là tiêu chảy nặng. Phân có màu trắng và cuối cùng chuyển sang dạng chảy nước, giống như nước gạo. Triệu chứng kèm theo là sốt. hãy đến ngay bác sĩ hoặc trạm y tế để tránh bị mất nước.

7 - Đường tiêu hóa chảy máu Khi chảy máu xảy ra trong ruột hay tá tràng ruột, phân đen xuất viện. Nếu phân bé bình thường màu nâu hoặc màu vàng nâu, nhưng chuyển biến bất thường sang màu đen, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức.

1. Bé nhà em đc 11tháng, cân nạng 9kg, cao 71cm. Mấy hôm trở lại đây bé rất ít đi tiểu vào ban ngày, khoảng 2,3 lần/ ngày, ban đêm thì bé mac tả nên không kiểm soát đc. Bé bú mẹ 4lần/ngày, an hai bữa cháo trưa, chiều, uống sữa ngoài 2lần/ngày/90ml, uống nước đun sôi 30ml/ngày.

2. Bé ra mồ hôi nhiều khi bú mẹ. Vậy có thiểu chất gì ko ạ? Nếu cần đưa bé đi khám thì khám bệnh gì? Ở đâu? Cảm ơn các Bsĩ!

Trả lời

Chào em,

Dựa vào chiều xcao, cân nặng hiện tại thì con em nằm trong khung phát triển bình thường. Bé đi tiểu ít có thể là do khí hậu nóng, nếu trẻ không cung cấp đủ nước thì nước tiểu sẽ ít và sậm màu hơn. Khi trẻ bú mẹ, trẻ phải lao động dùng các cơ mút ở miệng, khi hoạt động thì cơ thể giải phóng năng lượng và đổ mồ hôi là bình thường. Với lượng ăn như trên, tính năng lượng theo nhu cầu, theo tuổi thì nên tăng thêm 1 cử bú nữa và 1 cử cháo.

Nếu có nhu cầu cần tư vấn, em đến phòng khám và tư vấn dinh dưỡng tại tầng trệt khu M. [Liên hệ đặt lịch hẹn qua số điện thoại: 08.540.28.29 – nội bộ 228 hoặc 606].

Tiểu tiện là hoạt động sinh lý giúp cơ thể đào thải các chất cặn bã ra môi trường bên ngoài. Việc trẻ đi tiểu nhiều lần trong ngày có thể gây ảnh hưởng đối với sinh hoạt hàng ngày của trẻ và cũng là một vấn đề khiến bố mẹ bận tâm. Mời bạn đọc cùng MEDLATEC tìm hiểu nguyên nhân gây ra và một số biện pháp giúp đối phó với tình trạng này.

1. Trẻ đi tiểu nhiều lần trong ngày nguyên nhân do đâu?

Số lần đi tiểu của trẻ em trong một ngày sẽ tuỳ từng lứa tuổi. Cụ thể, ở trẻ sơ sinh, khi bàng quang còn chưa hoàn thiện và phát triển đầy đủ, tần suất có thể từ 20 đến 25 lần mỗi ngày là hoàn toàn bình thường. Con số này sẽ giảm dần sau 1 tuổi và sẽ ở mức dưới 10 lần một ngày khi ở vào 3 đến 4 tuổi. Trẻ đi tiểu nhiều lần trong ngày là khi hoạt động tiểu tiện của trẻ có tần suất hơn 10 lần mỗi ngày.

Trong đó, một số nguyên nhân sau có thể gây nên tình trạng này:

Do sinh lý

Trẻ đi tiểu nhiều lần trong ngày có thể là bởi nguyên do sinh lý gây ra nếu không có sự xuất hiện của các biểu hiện nóng rát, bị đau khi tiểu tiện kèm theo lúc đi tiểu. Khi trẻ có thói quen ăn uống như uống nhiều nước, trà, cà phê, sữa hay ăn thức ăn có nhiều muối thì sẽ làm kích thích bàng quang, dẫn tới đi tiểu nhiều lần.

Đi kèm với đó, sự biến đổi đến từ thời tiết, khí hậu cũng có thể gây ra tình trạng này.

Do tâm lý

Vấn đề tâm lý cũng tác động và ảnh hưởng đến hoạt động tiểu tiện của trẻ. Theo đó, việc trẻ thường xuyên đi tiểu với tần suất nhiều hơn 10 lần mỗi ngày có thể là bởi tình trạng căng thẳng, lo lắng, sợ hãi, tâm lý bị kích thích mà trẻ đang phải đối diện gây ra. Vấn đề liên quan đến tâm lý này có thể không gây nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe thể chất của trẻ, nhưng việc tìm hiểu nguyên nhân khiến tâm lý trẻ gặp bất ổn là điều các bậc phụ huynh nên làm để giúp trẻ vượt qua và bình thường trở lại. Từ đó, cũng khắc phục tình trạng đi tiểu nhiều lần của trẻ.

Tâm lý căng thẳng có thể khiến trẻ tiểu tiện nhiều lần trong ngày

Do bệnh lý

Không chỉ vậy, đây cũng là tình trạng báo hiệu cho một số vấn đề sức khỏe mà có thể trẻ đang phải đối diện. Đó là các bệnh lý như nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm đường tiết niệu, viêm bàng quang, sỏi thận, hẹp bao quy đầu, đái tháo đường, rối loạn bàng quang, táo bón, đái tháo nhạt,...

Trẻ tiểu tiện nhiều lần trong ngày có thể là do bị nhiễm trùng đường tiết niệu

2. Trẻ đi tiểu nhiều lần trong ngày phải làm sao?

Như vậy, nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ đi tiểu nhiều lần trong ngày có thể là bởi các vấn đề về sinh lý, tâm lý và bệnh lý trẻ đang gặp phải. Và trong mỗi trường hợp bố mẹ sẽ có thể có những biện pháp khác nhau để giúp trẻ đối phó với tình trạng này. Cụ thể như sau:

Trường hợp do nguyên nhân bệnh lý

Nếu nhận thấy trẻ bị tiểu tiện nhiều lần cùng những biểu hiện bất thường thì có thể trẻ đang gặp vấn đề sức khỏe. Trong trường hợp này, bố mẹ không nên tự điều trị tại nhà vì khó có thể đem lại hiệu quả và tác động xấu tới sức khỏe của trẻ. Thay vào đó, điều cần làm là đưa trẻ đi gặp bác sĩ để tiến hành thăm khám càng sớm càng tốt.

Để chẩn đoán tình trạng bệnh của trẻ, bác sĩ có thể thực hiện thăm khám lâm sàng, hỏi bố mẹ một số thông tin như về các triệu chứng trẻ gặp phải, thói quen sinh hoạt của trẻ như thế nào, tiền sử bệnh lý của các thành viên trong gia đình,... Bên cạnh đó, xét nghiệm máu, xét nghiệm phân tích nước tiểu hay chẩn đoán hình ảnh có thể được thực hiện trong một số trường hợp. Thông qua đó, bác sĩ sẽ đưa ra được chẩn đoán chính xác nguyên nhân khiến trẻ đi tiểu nhiều lần và có phác đồ điều trị phù hợp cho trường hợp của trẻ. Và để đảm bảo quá trình điều trị đạt được hiệu quả như mong muốn, phụ huynh nên tuân thủ theo đúng chỉ định từ bác sĩ.

Khi trẻ tiểu tiện nhiều lần trong ngày do bệnh lý thì bố mẹ cần đưa con đi thăm khám sớm

Trường hợp do nguyên nhân sinh lý và tâm lý

Đối với những trẻ bị đi tiểu nhiều lần gây ra bởi nguyên nhân sinh lý và tâm lý, bố mẹ có thể tham khảo một số biện pháp sau đây để cải thiện tình trạng của trẻ:

- Đảm bảo trẻ uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày: Bố mẹ hãy cho trẻ uống đủ nước, tránh trường hợp phải khát quá mới uống. Đồng thời, cũng không nên cho trẻ tiêu thụ một số loại đồ uống như nước uống có gas, trà, cà phê,... nhằm hạn chế việc kích thích lên bàng quang dẫn đến tình trạng tiểu tiện nhiều lần.

Đảm bảo cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày

- Tạo cho trẻ thói quen đi vệ sinh đúng vào khung giờ nhất định để tạo phản xạ tự nhiên, giảm tình trạng tiểu lắt nhắt, cũng như dạy trẻ không nên nhịn đi tiểu. Đi kèm với đó, việc vệ sinh sau khi tiểu cũng cần chú ý đến để tránh làm nhiễm trùng đường tiểu. Và cũng cần đảm bảo sạch sẽ môi trường sống của con để không tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

- Xây dựng cho trẻ một chế độ ăn uống lành mạnh, đừng quên bổ sung thêm nhiều chất xơ trong khẩu phần ăn của trẻ để tránh trẻ bị táo bón.

- Chia sẻ và tâm sự với trẻ: Đây là điều mà bố mẹ không nên bỏ qua để giúp con cải thiện tình trạng tiểu tiện nhiều lần do vấn đề tâm lý. Theo đó, bố mẹ hãy quan tâm và lắng nghe tâm sự của trẻ, kiên trì, nhẫn nại, tránh tạo áp lực cho trẻ để có thể biết được chính xác vấn đề tâm lý khiến trẻ lo lắng, sợ hãi. Từ đó, tìm cách giúp trẻ vượt qua và kiểm soát được việc đi tiểu tốt hơn.

Thông qua bài viết trên đây, các bậc cha mẹ đã được giải đáp cho hai câu hỏi liên quan đến nguyên nhân khiến trẻ đi tiểu nhiều lần trong ngày cũng như nên làm thế nào khi con gặp phải. Nếu còn thắc mắc cần được giải đáp, hoặc có nhu cầu đặt lịch khám cho trẻ, bạn có thể gọi đến tổng đài chăm sóc khách hàng của MEDLATEC: 1900 56 56 56 để được tư vấn, hỗ trợ.

Trẻ dưới 1 tháng tuổi đi ngoài bao nhiêu lần?

Phân của trẻ trong giai đoạn này thường không mùi, có kết cấu ẩm ướt và màu xanh đậm. Như vậy, đối với câu hỏi trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi đi ị bao nhiêu lần 1 ngày và bé 1 tháng tuổi đi ngoài ngày mấy lần, câu trả lời sẽ là 2 - 5 lần/ ngày.

Trẻ 3 tháng bao lâu đi tiểu 1 lần?

Mặc dù tã có thể không ướt như bình thường, do cứ cách 3 - 4 tiếng bé mới tiểu tiện một lần cũng không cần quá lo lắng. Nếu bé vẫn đang trong giai đoạn cho bú nhưng không đi tiểu trong hơn nửa ngày, đó là một dấu hiệu đáng lo ngại.

Bé tiểu nhiều bệnh gì?

Đi tiểu nhiều lần trong ngày có thể do nhiều nguyên nhân như trẻ uống nhiều nước, lúc thời tiết lạnh, hoặc cũng có thể là biểu hiện của các bệnh lý nhiễm trùng đường tiểu, đái tháo nhạt, tiểu đường...Vì vậy mẹ bé cần xem con nếu có thực sự tiểu nhiều thì cần cho bé đến khám bác sĩ để được tư vấn nhé.

Tiểu ít ở trẻ em là bao nhiêu?

Thông thường là ít hơn 3 lần/ ngày gọi là tiểu ít, trẻ buồn tiểu mà không đi được, khó tiểu, tiểu không hết, trẻ có lượng nước tiểu mỗi lần ít hơn ngày thường. Những biểu hiện khi trẻ đi tiểu ít: Khi trẻ đi tiểu ít, cơ thể trẻ có thể sẽ bứt rứt trong người gây khó ngủ, khó chịu và quấy khóc, chán ăn.

Chủ Đề