Benchmark la gì

Benchmark hay điểm định chuẩn, tiêu chuẩn, trong lĩnh vực tài chính Benchmark được hiểu là các tiêu chí chuẩn dùng để đo hiệu suất của các quỹ đầu tư, quỹ tương hỗ hoặc dùng để đo hiệu suất quản lý đầu tư hoặc một loại hình đầu tư nào đó.

Tại sao Benchmark lại quan trọng?

Từ định nghĩa trên có thể thấy Benchmar được dùng để đo lường, tính toán các con số đại diện bên trong tổng thị trường. Khi bạn muốn đánh giá bất cứ hiệu suất nào của thị trường thì bạn có thể sử dụng các con số đó rồi so với các Benchmark chuẩn.

Với thị trường tài chính điểm chuẩn Benchmark bao gồm rất nhiều loại chỉ số dùng để đại diện cho một số khía cạnh nào đó của thị trường như chỉ số S & P 500 và Dow Jones Industrial Average chẳng hạn.

Benchmark la gì

Với các dạng chứng khoán thu nhập cố định (fixed income) các điểm chuẩn Benchmark hàng đầu chính là Chỉ số trái phiếu tổng hợp, Chỉ số trái phiếu kho bạc thuộc Barclays Capital. Ngoài ra, các nhà đầu tư quỹ tương hỗ có thể sử dụng các chỉ số Lipper chứa 30 quỹ tương hỗ lớn nhất làm cơ sở để so sánh. Với các nhà đầu tư quốc tế có thể sử dụng Chỉ số MSCI. Wilshire 5000 cũng là một Benchmark chuẩn đại diện cho tất cả các cổ phiếu được giao dịch công khai ở Hoa Kỳ.

Xác định và thiết lập một Benchmark chuẩn là điều rất quan trọng trong đầu tư đặc biệt là với những nhà đầu tư cá nhân. Ngoài các điểm Benchmark  truyền thống như vốn hóa lớn (vốn trên 10 tỷ USD), vốn hóa trung bình (vốn trên 2 tỷ USD), vốn hóa nhỏ (vốn từ 300 triệu USD), mức độ tăng trưởng và giá trị. Các nhà đầu tư cũng phải quan tâm đến các chỉ số dựa trên các đặc điểm cơ bản, lĩnh vực, cổ tức, xu hướng thị trường …. Tất cả những điều này sẽ giúp nhà nhà đầu tư xác định các quỹ đầu tư phù hợp, cũng như có thể trao đổi các mục tiêu và kỳ vọng đầu tư này cho một cố vấn tài chính hay 1 quỹ nào đó mà họ muốn tham gia.

Ngoài ra, khi tìm hiểu điểm chuẩn Benchmark còn giúp xem xét mức độ phản ánh rủi ro mà nhà đầu tư có thể chấp nhận.

Benchmark la gì

Các đặc điểm chính của điểm chuẩn Benchmark

  • Điểm chuẩn Benchmark là thước đo tiêu chuẩn để đo lường hiệu suất.
  • Trong đầu tư, các chỉ số thị trường có thể được sử dụng làm chuẩn mực để đánh giá hiệu suất cho danh mục đầu tư.
  • Tùy thuộc vào chiến lược đầu tư cụ thể sẽ có các mức điểm chuẩn Benchmark khác nhau.
  • Chọn điểm chuẩn Benchmark phù hợp rất quan trọng, vì chỉ số sai có thể dẫn đến lỗi điểm chuẩn.

Điểm chuẩn Benchmark được sử dụng trong các lĩnh vực nào?

Quản lý quỹ đầu tư công nghiệp

Điểm chuẩn thường được sử dụng làm yếu tố trung tâm để quản lý danh mục đầu tư. Chiến lược quỹ đầu tư thụ động và chiến lược smart beta là hai chiến lược được bắt nguồn từ đầu tư theo điểm chuẩn Benchmark.

Chiến lược nhân rộng theo điểm chuẩn tùy chỉnh cũng dần trở nên phổ biến. Các nhà quản lý triển khai chiến lược bằng cách sử dụng các chỉ mục ở dạng truyền thống như các loại điểm chuẩn Benchmark mà họ muốn tìm cách đánh bại.

Các quỹ đầu tư thụ động

Quỹ đầu tư thụ động được tạo ra để cung cấp thông tin về điểm chuẩn Benchmark cho các nhà đầu tư cá nhân muốn đầu tư vào các chỉ số chứng khoán. Trong các quỹ thụ động, người quản lý đầu tư sử dụng chiến lược sao chép để phù hợp với tỷ lệ nắm giữ và lợi nhuận của chỉ số Benchmark cung cấp cùng mức chi phí khá thấp. Ví dụ như các quỹ đầu tư vàng SPDR S & P 500 ETF (SPY) với mức phí sao chép Chỉ số S & P 500 và phí quản lý 0,09%. Các nhà đầu tư có thể dễ dàng tìm thấy thông tin liên quan đến vốn hóa, tăng trưởng và giá trị quỹ tương hỗ hay các quỹ ETF.

Chiến lược Smart Beta

Chiến lược Beta thông minh được phát triển như một sự tăng cường cho các quỹ chỉ số thụ động. Họ tìm cách nâng cao lợi nhuận mà một nhà đầu tư có thể đạt được bằng cách chọn cổ phiếu dựa trên các biến số nhất định hoặc thực hiện lệnh mua và bán từ các quỹ đầu tư thụ động này.

Lỗi điểm chuẩn Benchmark là như thế nào?

Lỗi điểm chuẩn là tình huống trong đó điểm chuẩn được chọn trong mô hình tài chính bị sai lệch.

Để tránh lỗi điểm chuẩn, bạn phải sử dụng loại điểm chuẩn hoặc thị trường phù hợp nhất trong tính toán của bạn, khi tạo 1 danh mục thị trường theo mô hình định giá tài sản vốn (CAPM). Ví dụ, nếu bạn muốn tạo một danh mục đầu tư chứng khoán Mỹ bằng cách sử dụng CAPM, bạn không nên sử dụng Nikkei – chỉ số của Nhật Bản – làm điểm chuẩn. Thay vào đó, bạn nên sử dụng một điểm chuẩn Benchmark có chứa các cổ phiếu tương tự nhau. Ví dụ: nếu danh mục đầu tư của bạn thiên về công nghệ, bạn nên sử dụng Nasdaq làm điểm chuẩn, thay vì S & P 500.