Bệnh sợ lỗ là gì

Hội chứng sợ lỗ nghe có vẻ xa lạ với một số người. Tuy nhiên, triệu chứng này không hiếm gặp. Vậy bạn có biết nguyên nhân do đâu dẫn đến và làm thế nào để kiềm nén nỗi sợ này chưa?

Hội chứng sợ lỗ là một dạng bệnh tâm lý nhưng chưa được thừa nhận. Người mắc chứng này sẽ có cảm giác ám ảnh, sợ hãi, buồn nôn hay chóng mặt khi tận mắt nhìn thấy những hình ảnh nhiều lỗ to tròn. Các vật có thể ảnh hưởng tới tâm lý như: tổ ong, lỗ trên thân cây, gương sen, sẹo mụn,... Vậy làm thế nào để khắc phục và có trị khỏi hẳn được không, bài viết dưới đây sẽ cho các bạn câu trả lời.

1. Hội chứng sợ lỗ là bệnh gì?

Theo Business insider, người mắc hội chứng sợ lỗ (hay còn gọi là trypophobia) khi nhìn vào hình ảnh các lỗ cạnh nhau sẽ có cảm giác khó chịu, mệt mỏi. Lúc đó nhịp đập của tim sẽ tăng dần và phần não xử lý thị giác cũng vậy, tăng lên một cách bất ngờ. Theo một thống kê có khoảng 15% số người trên toàn thế giới mắc chứng bệnh dạng tâm lý này và xảy ra với cả nam lẫn nữ.

Để đi tìm câu trả lời cho nguyên nhân gây ra hội chứng này, nhà tâm lý học tại Đại học Essex - Gepff Cole cùng đồng nghiệp đã phân tích một số hình ảnh của rắn hổ mang, bạch tuộc xanh vây, nhện,... Phản ứng tạo nên hội chứng sợ lỗ theo các nhà nghiên cứu có thể là kết quả của tác dụng phụ, một sự thích nghi tiến hóa để bảo vệ bản thân khỏi động vật độc hại. Trong những nghiên cứu của mình, ông đã có đáp án nỗi ám ảnh dựa trên phản ứng của vỏ não, điều này chứng tỏ liên quan đến khả năng sinh tồn tự vệ trước những thứ nguy hiểm. Cole đã nói rằng “Có một bản năng bẩm sinh tiến hóa giúp cảnh giác với những thứ có thể làm hại chúng ta”.

Tuy không được y học công nhận là một loại bệnh, nhưng rất nhiều người cho biết họ thật sự cảm thấy sợ hãi trước các vật có lỗ. Rất nhiều trường hợp có triệu chứng loạn nhịp tim, nổi da gà, nặng hơn là khó thở. Qua những cuộc nghiên cứu, các nhà khoa học đã tìm ra nguyên nhân khiến một số người mắc hội chứng sợ lỗ này là do não bộ quá tải. Rõ ràng và cụ thể hơn, theo giáo sư tâm lý học Paul Hibbard thuộc đại học Essex Anh, các hình ảnh lỗ thủng có kết cấu rất khó chịu khi nhìn bằng mắt. Vậy nên vô tình khiến cho khu vực nhận thông tin và phân tích xử lý thị giác hoạt động kém hiệu quả.

Kết luận rằng để xử lý thông tin, bộ não sẽ cần lượng oxy nhiều hơn. Những với một số trường hợp, việc cần nhiều oxy quá nhiều sẽ gây lại phản ứng ngược não bị quá tải, cơ thể phản ứng lại bằng cảm giác như buồn nôn, choáng,... để cơ thể buộc phải né tránh, nhìn chỗ khác.

Bệnh sợ lỗ là gì

Hội chứng sợ lỗ còn được gọi là Trypophobia

2. Những hình ảnh kích hoạt hội chứng sợ lỗ

Theo nghiên cứu của các nhà chuyên môn, hội chứng sợ lỗ còn tương đối ít, một số đối tượng hay hình ảnh đã được tìm thấy gồm: Tổ ong; mắt của quả dâu tây, socola; gương sen; trái lựu; bong bóng; vết sưng, sẹo, lỗ trên da; mắt các loại côn trùng; san hô biển; hạt trái cây; miếng bọt biển; các loại họa tiết, hoa văn nhân tạo, động vật có lông da đốm cũng tạo ra phản ứng sợ lỗ.

Bệnh sợ lỗ là gì

Hội chứng sợ lỗ khiến người bệnh sợ hãi

3. Triệu chứng và nguyên nhân hội chứng sợ lỗ

3.1. Triệu chứng

Sau khi thấy hình ảnh bị lỗ, các phản ứng có thể gặp phải là sợ hãi lo lắng, nổi da gà, tim đập nhanh, thở dốc, đổ mồ hôi, buồn nôn, chóng mặt, hoảng loạn, run, cảm xúc bất an rối loạn. Ngoài các triệu chứng này, những người mắc hội chứng sợ lỗ thường sẽ trải qua thay đổi hành vi, minh chứng rõ nhất chính là tránh né các đối tượng kích thích. Ví dụ như tránh ăn một số thực phẩm có lỗ như dâu tây, socola có bọt, hay tránh đến những nơi nhất định như một căn phòng trang trí giấy dán tường chấm bi,...

Bệnh sợ lỗ là gì

Người bệnh có thể sợ khi nhìn thấy hình ảnh quả dâu tây

3.2. Nguyên nhân

  • Nguyên nhân tiến hóa: Một trong số những lý thuyết phổ biến cho rằng hội chứng sợ lỗ là nỗi ám ảnh của vỏ não phản ứng tự vệ trước những hình ảnh phân tích nguy hiểm, như da bị bệnh, nhiễm trùng, ký sinh trùng khác mà đặc trưng là vết sưng hoặc các lỗ nhỏ. Điều đó chứng tỏ nỗi ám ảnh này có cơ sở, là kết quả tác dụng phụ của sự tiến hóa nhằm tránh các thứ liên quan đến bệnh tật, gây nguy hiểm. Nó cũng thích hợp với xu hướng những người bị bệnh sợ lỗ gặp phải hình ảnh ghê tởm hơn so với sợ hãi khi họ chứng kiến một đối tượng kích hoạt.
  • Ảnh hưởng từ động vật nguy hiểm: Ở một giả thuyết khác, các cụm lỗ có cùng chung một hình tượng giống như hoa văn da và lông trên các con động vật có độc. Và nỗi sợ này có thể là vô thức. Các nhà nghiên cứu tin rằng những bệnh nhân vô thức đa số sẽ tự tưởng tượng liên hệ hình ảnh này với các sinh vật nguy hiểm khác. Mặc dù không có ý thức về sự liên quan này nhưng điều đó có thể là một trong những nguyên nhân khiến họ thấy sợ hãi, ghê tởm.
  • Liên quan tới mầm bệnh truyền nhiễm: Năm 2017 có một nghiên cứu cho thấy, những người tham gia có xu hướng tự liên tưởng hình ảnh có lỗ với mầm bệnh lây truyền tới cá nhân khác. Đây là kết quả báo cáo về cảm giác gây ngứa da, kiến bò dưới da khi xem những mẫu tương tự. Nỗi lo lắng, đe dọa tiềm ẩn là các phản ứng tiến hóa thích nghi. Và nhiều khi lại giúp người bệnh an toàn khỏi sự nguy hiểm.
  • Liên quan tới thị giác: Qua nghiên cứu, sự khó chịu mà mọi người thấy có liên quan nhiều tới đặc điểm hình ảnh các mẫu vật. Khi họ cảm thấy khó chịu khi xem các vật mẫu, thì những cảm giác này do liên kết với động vật nguy hiểm. Vậy nên thị giác cũng là một nguyên nhân dẫn tới hội chứng sợ lỗ.
  • Liên quan tới những rối loạn khác: Theo các nhà nghiên cứu, những người mắc hội chứng này có thể gặp nhiều triệu chứng như lo âu, trầm cảm, bất an. Triệu chứng này kéo dài dẫn tới suy giảm chức năng trong cuộc sống thường ngày và tăng khả năng mắc các hiện tượng mới như rối loạn ám ảnh cưỡng chế.

Bệnh sợ lỗ là gì

Hội chứng sợ lỗ có nhiều nguyên nhân

4. Giải pháp điều trị hội chứng sợ lỗ

Nhiều biện pháp điều trị hiệu quả chứng bệnh này, chủ yếu trị liệu bằng phương pháp tâm lý với phương thuốc khác nhau.

  • Phương pháp điều trị bằng tiếp xúc: Người bệnh sẽ phải tăng dần độ tiếp xúc với yếu tố gây bệnh, giúp chủ động điều khiến nỗi sợ của mình bằng nhiều dụng cụ khác nhau. Việc làm này liên tục và lặp đi lặp lại sẽ giúp bệnh nhân giảm đi nỗi lo, làm chủ tình huống.
  • Nhận thức - hành vi: Liệu pháp này cũng tiếp xúc dần dần với yếu tố gây bệnh nhưng có thêm nhiều kỹ thuật khác, giúp bạn đa dạng giải quyết vấn đề hơn. Làm vậy sẽ thay đổi quan điểm về hội chứng sợ hãi cùng sự tác động trong cuộc sống.
  • Sử dụng thuốc: Điều trị theo hướng dẫn chỉ định của bác sĩ tâm lý. Các loại thuốc kê đơn như chống trầm cảm, thuốc an thần, thuốc ức chế beta. Nhưng phải chú ý việc điều trị bằng thuốc chỉ nên sử dụng khi chứng sợ hãi ngoài tầm kiểm soát và ảnh hướng tới sinh hoạt hằng ngày của bệnh nhân, không nên lạm dụng quá nhiều. Trong những trường hợp nhẹ hơn, cách tốt nhất là dùng liệu pháp tâm lý hay cách khác để hạn chế lo lắng, ám ảnh như tập thể dục, ngồi thiền, tập yoga.

Bệnh sợ lỗ là gì

Cần tập luyện nâng cao sức khỏe, tinh thần

Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên đã giúp mọi người phần nào hiểu hơn về hội chứng sợ lỗ. Để phòng cảm giác lo sợ này, tốt nhất mọi người cần có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học, tập luyện thể thao để có sức khỏe đề kháng cao. Website của sieuthitaigia.vn hiện đang có nhiều sản phẩm rèn luyện thể dục thể thao thích hợp dùng trong gia đình như máy chạy bộ, xe đạp tập, bạn có thể tham khảo.

Hiểu rõ về các căn bệnh cũng là điều cần thiết để phòng ngừa chúng. Tuy nhiên, như thế chưa đủ, bạn cần dành ra khoảng 60 phút mỗi ngày để tập luyện thể thao hằng ngày. Nhằm nâng cao sức đề kháng, giúp cơ thể phòng tránh các căn bệnh một cách hiệu quả. Đừng lo lắng nếu bạn không có đủ thời gian đến phòng tập hằng ngày, sử dụng máy chạy bộ Elipsport hoặc xe đạp tập để tập luyện hoặc thư giãn tinh thần với ghế massage của thương hiệu Elipsport được phân phối chính hãng tại Siêu Thị Tại Gia. Đây là phương pháp thích hợp nhất cho trường hợp này.

  • Sieuthitaigia.vn trung tâm mua sắm tại nhà với hệ thống siêu thị 63 tỉnh thành với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage, máy làm kem tươi, máy làm đá viên, máy hút chân không công nghiệp…được khách hàng tin dùng hàng đầu hiện nay.
  • Hệ thống cửa hàng có số lượng lớn nhất tại 63 tỉnh trên toàn quốc, giúp quý khách hàng trải nghiệm gần nhà tiện lợi để lựa chọn được cho gia đinh mình sản phẩm phù hợp nhất.

"Trypophobia không giống như những nỗi ám sợ khác", Arnold Wilkins, giáo sư danh dự khoa tâm lý học tại Đại học Essex (Anh), một trong những nhà nghiên cứu hàng đầu thế giới về căng thẳng thị giác, nhận xét trên Health. Trong khi ám sợ thường được đặc trưng bởi triệu chứng sợ hãi, trypophobia dường như chủ yếu xoay quanh triệu chứng đặc trưng là sự ghê tởm.

Theo một đánh giá năm 2018, phụ nữ dường như có nhiều khả năng bị trypophobia. Chẩn đoán bệnh đồng mắc phổ biến nhất của nó là rối loạn trầm cảm chính và rối loạn lo âu tổng quát. Giáo sư danh dự khoa tâm lý học tại Đại học Essex (Anh) Arnold Wilkins và đồng nghiệp của ông, tiến sĩ Geoff Cole, phát hiện ra rằng khoảng 16% những người tham gia nghiên cứu có các phản ứng bị ám sợ, theo Health.

Các triệu chứng khác có thể bao gồm:

- Bất lực, ghê tởm hoặc sợ hãi

- Nổi da gà, ngứa da hoặc cảm thấy da lâm râm

- Chóng mặt, run rẩy, khó thở

- Đổ mồ hôi, nhịp tim đập nhanh

- Nhức đầu

- Buồn nôn hoặc nôn mửa

Tại sao lại sợ những cái lỗ?

Vào năm 2013, Arnold Wilkins và Geoff Cole xuất bản một bài báo nêu quan điểm cho rằng ám sợ lỗ có thể là kết quả của một đặc điểm thị giác cụ thể được tìm thấy ở các động vật mang độc, kích hoạt một số phần tiến hóa của não, gây hoảng hốt.

Năm 2017, các nhà nghiên cứu tại Đại học Kent (Anh) đã đưa ra một lý thuyết khác để giải thích cảm giác khó chịu mà một số người gặp phải khi quan sát các mẫu lỗ. Họ cho rằng đó là một phản ứng tiến hóa đối với các kích thích báo hiệu sự hiện diện của ký sinh trùng và bệnh truyền nhiễm. Nói cách khác, ám sợ lỗ là ghê sợ ký sinh trùng và các bệnh tạo ra cụm hình dạng tròn chẳng hạn như sởi, rubella, ban đỏ, đậu mùa, ve và ghẻ.

Đây là phản ứng thích nghi thông thường nhưng những người mắc chứng trypophobia thì phải trải nghiệm "phiên bản phóng đại và quá mức" của nó, theo Health.

Điều trị trypophobia?

Không có cách điều trị cụ thể và tuyệt đối với ám sợ lỗ. Nhưng các chuyên gia và nhà trị liệu có nhiều cách để giúp những người mắc trypophobia giảm triệu chứng, theo Health:

- Liệu pháp phơi nhiễm (tiếp xúc): Cho người bệnh tiếp xúc dần dần với đối tượng họ sợ hãi với lộ trình nhất định. Theo thời gian, những triệu chứng sẽ giảm bớt.

- Liệu pháp hành vi nhận thức: Bệnh nhân làm việc với nhà trị liệu để "thay đổi" suy nghĩ và hành vi có thể gây ra chứng sợ hãi.

- Các kỹ thuật thư giãn như hít thở sâu có thể giúp làm giảm sự ghê tởm, sợ hãi hoặc lo lắng gây ra bởi chứng ám sợ.

- Thuốc điều trị trầm cảm hoặc lo lắng cũng có thể làm giảm các triệu chứng.