Bệnh viện ung bướu tphcm thuộc tuyến nào năm 2024

Cũng trong sáng 2.2, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức cũng đã đến thăm Bệnh viện Ung bướu cơ sở 2.

Phòng mổ tại Bệnh viện Ung bướu cơ sở 2

BÁC SĨ NGUYỄN VĂN TIẾN

2.315 bệnh nhân đến khám/ngày, 16 phòng mổ hiện đại

Bệnh viện Ung bướu TP.HCM cơ sở 2 [đặt tại số 12, đường 400, KP3, P.Tân Phú, TP.Thủ Đức] được chính thức khởi công vào ngày 26.6.2016, quy mô 1.000 giường bệnh, vốn đầu tư 5.845 tỉ đồng. Tổng diện tích đất của bệnh viện là 55.594 m2, tổng diện tích sàn xây dựng 112.582 m2.

4 năm sau [12.10.2020], bệnh viện chính thức đưa khu Khám bệnh đi vào hoạt động nhằm giải áp tình trạng quá tải nặng nề tại cơ sở cũ của Bệnh viện Ung bướu cơ sở 1 [số 3 Nơ Trang Long. P.7, Q.Bình Thạnh].

Tháng 6.2021, khu hóa trị trong ngày tại cơ sở 2 tiếp tục đưa vào hoạt động.

Trong làn sóng dịch thứ 4, vào giữa tháng 7.2021, khu nội trú 1.000 giường tại cơ sở 2 này trở thành Trung tâm hồi sức Covid-19 lớn nhất nước, nhờ đó mà hàng nghìn người bệnh mắc Covid-19 nặng, nguy kịch trong tình trạng "thập tử nhất sinh" đã được cứu sống.

Ngày 27.1, toàn bộ cơ sở 2 Bệnh viện Ung bướu chính thức đi vào hoạt động với 16 phòng mổ hiện đại. Ngày 30.1 đã có 2.315 người bệnh đến khám bệnh tại cơ sở 2.

Bệnh nhân đi khám bệnh tại Bệnh viện Ung bướu cơ sở 2 sáng 2.2

D.T

"Với cơ sở 2, bên cạnh các tiện ích phục vụ người bệnh, chắc chắn rằng thời gian chờ mổ, chờ xạ trị… sẽ được rút ngắn dần so với trước đây. Tất cả sẽ góp phần nâng cao chất lượng phục vụ người bệnh ngày một tốt hơn và chất lượng điều trị ngày càng hiệu quả hơn, hướng đến việc đóng góp xây dựng TP.HCM trở thành Trung tâm y tế chuyên sâu của khu vực ASEAN", PGS-TS Tăng Chí Thượng tin tưởng.

Bệnh nhân, nhân viên y tế ở trung tâm đi xa

Tuy nhiên, theo lãnh đạo Sở Y tế, Bệnh viện Ung bướu đã vượt qua rất nhiều khó khăn khi thay đổi nơi làm việc mới, nhất là nhân viên bệnh viện phải di chuyển một chặng đường khá xa để đến cơ sở mới làm việc mỗi ngày. Ngành y tế TP.HCM tin rằng khi TP đưa hệ thống metro đi vào hoạt động thì nhân viên y tế sẽ thuận hơn khi phải đi làm tại cơ sở mới. Nhưng do trạm dừng của tuyến metro còn cách Bệnh viện Ung bướu cơ sở 2, Sở Y tế cũng kiến nghị TP sớm mở tuyến xe buýt kết nối trạm dừng metro đến bệnh viện phục vụ nhân viên y tế của bệnh viện và cả người bệnh.

TS-BS Phạm Xuân Dũng, Giám đốc Bệnh viện Ung bướu cũng cho biết, cơ sở 1 hiện xuống cấp và không thể có kinh phí để xây mới. Cơ sở 2 tuy bệnh nhân đi xa, nhưng rộng rãi và bệnh nhân rất thích. Với nhân viên y tế, tuy đường đến cơ sở 2 xa nhưng vì công việc, đồng thời nhận được sự quan tâm, động viên từ lãnh đạo bệnh viện, họ cũng đi, nhưng "có thể sẽ không còn sung sức như lúc trước".

Cơ sở 1 sẽ làm gì?

Cũng theo TS-BS Phạm Xuân Dũng, theo kế hoạch của Sở Y tế, Bệnh viện Ung bướu cơ sở 1 [số 3 Nơ Trang Long] sẽ hình thành khu tầm soát, chẩn đoán sớm, trở thành Trung tâm y tế chuyên sâu của khu vực ASEAN. Còn khu kỹ thuật cao [47 Nguyễn Huy Lượng, Q.Bình Thạnh] dành cho những bệnh nhân khu vực trung tâm TP.HCM không thể đi xa, với 36 giường bệnh, xạ trị ban ngày, 4 phòng mổ, 2 phòng tiểu phẫu.

Ngoài ra, bên cạnh bố trí đất để xây dựng cơ sở mới của bệnh viện, TP còn quan tâm dành 2,7 ha đất ngay cạnh bệnh viện để xây dựng khu nhà nghỉ cho thân nhân người bệnh cũng như khu nhà nghỉ cho các chuyên gia, học viên đến nghiên cứu, học tập tại bệnh viện. Sở Y tế kiến nghị UBND TP sớm bố trí ngân sách để triển khai xây dựng ngay sau khi cơ sở mới của bệnh viện chính thức đi vào hoạt động.

ướu là một trong ít đơn vị y tế công lập trong thành phố Hồ Chí Minh có thể chụp PET-CT. Trong thời gian tới, Bệnh viện sẽ triển khai xây dựng hệ thống lò Cyclotron nhằm đảm bảo đủ nguồn cung cấp đồng vị phóng xạ phục vụ nhu cầu chụp PET-CT của người bệnh.

Về kỹ thuật giải phẫu bệnh – hóa mô miễn dịch hiện đại, lĩnh vực đặc thù này đã được BV đưa vào áp dụng từ lâu. Bệnh viện đã triển khai kỹ thuật cắt lọc khảo sát bệnh phẩm tuyến vú và phụ khoa theo tiêu chuẩn CAP, nhằm đánh giá chính xác hơn đặc điểm mô học và giai đoạn bệnh ở hai loại ung thư này. Về hóa mô miễn dịch, BV Ung Bướu tự hào là một trong những đơn vị mạnh trong cả nước, với các hệ thống máy nhuộm tự động hiện đại [của Roche, Dako] với gần 150 danh mục kháng thể, qua đó hỗ trợ đắc lực cho việc chẩn đoán mô bệnh học ung thư.

Về sinh học phân tử, đây là lĩnh vực ứng dụng chuyên sâu được xác định là một mũi nhọn phát triển của BV Ung Bướu. Cùng với sự hiểu biết ngày càng sâu rộng về đặc tính sinh học và sự phát triển nhanh chóng của các liệu pháp điều trị nhắm đích cá thể hóa cho từng bệnh nhân với từng loại ung thư, các kỹ thuật sinh học phân tử hiện đại đã và đang được đưa vào áp dụng. Từ năm 2009, Đơn vị Bệnh học phân tử được thành lập và là đơn vị đi đầu trong việc thực hiện kỹ thuật FISH trong chẩn đoán khuếch đại gen HER2 trong ung thư vú. Tiếp sau đó, kỹ thuật Realtime PCR đã được triển khai nhằm phát hiện các đột biến trên các gen đích như EGFR, KRAS, RAF trong ung thư phổi và đại trực tràng. Vào năm 2022, Bệnh viện Ung Bướu đã đưa xét nghiệm giải trình tự gen thế hệ mới [NGS] vào chẩn đoán thường quy đột biến gen BRCA, trở thành đơn vị công lập đầu tiên của cả nước có thể làm chủ kỹ thuật này. Tiềm năng giải trình tự gen trong chẩn đoán ung thư là rất lớn, trong tương lai BV Ung Bướu sẽ tiếp tục mở rộng những xét nghiệm dựa trên kỹ thuật NGS như giải trình tự đa gen, giải trình tự trên DNA khối u lưu hành trong máu [ctDNA] nhằm cung cấp cho bác sĩ điều trị một bức tranh toàn cảnh về đặc tính phân tử của khối u, qua đó hỗ trợ việc lập kế hoạch điều trị hiệu quả cho bệnh nhân.

Về phẫu thuật ung thư, BV Ung Bướu là đơn vị đi đầu trong phẫu thuật vú, trong đó, các kỹ thuật như phẫu thuật bảo tồn, phẫu thuật tái tạo ung thư vú, được thực hiện bởi đội ngũ phẫu thuật viên giàu kinh nghiệm đã trở thành mô hình cho các đơn vị khác học tập. Bệnh viện đẩy mạnh triển khai những kỹ thuật mới trong phẫu thuật vi phẫu tạo hình vùng đầu cổ, phẫu thuật cắt tuyến giáp xâm lấn tối thiểu qua nội soi… qua đó giúp cải thiện về thẩm mỹ và nâng cao chất lượng sống của người bệnh. Với hệ thống 16 phòng mổ hiện đại được trang bị tại cơ sở 2, BV Ung Bướu đã lên kế hoạch phát triển những kỹ thuật ngoại khoa hiện đại như phẫu thuật robot, phẫu thuật thần kinh… qua đó đáp ứng nhu cầu chuyên môn cũng như mong muốn của người bệnh.

Về xạ trị, đây là một lĩnh vực ứng dụng đặc trưng trong điều trị ung thư. Các kỹ thuật xạ trị hiện đại như IMRT, VMAT,… đã được áp dụng một cách thành thạo tại cả hai cơ sở của bệnh viện. Với 6 hệ thống máy xạ hiện đại được trang bị tại cơ sở 2, trong tương lai không xa, BV sẽ tiếp tục triển khai những kỹ thuật mới như xạ trị hạt nặng. Ngoài ra, BV tiếp tục nghiên cứu để sớm đưa ứng dụng trí tuệ nhân tạo [AI] trong việc lập kế hoạch xạ trị cho bệnh nhân.

Về điều trị cá thể hóa, dựa trên đặc tính sinh học của mỗi người bệnh để chọn phương pháp điều trị thích hợp là một bước tiến ngoạn mục trong việc điều trị ung thư, là kết tinh của những thành tựu y khoa trên thế giới. Tại Bệnh viện Ung Bướu, các thuốc điều trị nhắm trúng đích cho các loại ung thư như vú, phổi, đại trực tràng, tuyến giáp, phụ khoa, hệ tạo huyết… đã được sử dụng trên 10 năm. Với sự hỗ trợ đắc lực của các xét nghiệm giải phẫu bệnh – sinh học phân tử, các liệu pháp điều trị miễn dịch, điều trị dựa trên hồ sơ gen đã và đang từng bước được áp dụng trên bệnh nhân, qua đó cải thiện một cách ngoạn mục thời gian sống không bệnh [PFS] cũng như thời gian sống toàn bộ [OS] của bệnh nhân ung thư, cũng như nâng cao chất lượng sống và sự hài lòng của người bệnh.

Về chuyển đổi số, BV Ung Bướu đã hoàn thiện cơ bản hệ thống hồ sơ bệnh án điện tử, liên kết các kết các kết quả xét nghiệm và hình ảnh học của bệnh nhân, tạo thuận lợi cho các bác sĩ trong việc truy cập và tra cứu thông tin bệnh nhân, ra y lệnh, theo dõi điều trị, qua đó giúp tiết kiệm thời gian và cơ sở vật chất. Mặt khác, BV đang hợp với các cơ sở nghiên cứu nhằm xây dựng các phầm mềm hỗ trợ việc xác định vị trí khối u trên hình ảnh học. Ngoài ra, các phần mềm hỗ trợ phân tích kết quả giải phẫu bệnh, lập kế hoạch điều trị cũng đang được triển khai. Ngoài ra, các buổi hội chẩn liên chuyên khoa nội viện và ngoại viện đang được BV tổ chức hàng tuần, với sự tham gia của các chuyên gia ung thư đầu ngành trong và ngoài nước, nhằm đưa ra chẩn đoán và lập kế hoạch điều trị cụ thể hơn cho bệnh nhân. Bênh viện cũng hợp tác với các trung tâm ung thư lớn trên thế giới [Hoa Kỳ, Pháp, Nhật Bản…] trong các dự án nghiên cứu, thử nghiệm lâm sàng, đào tạo, ghi nhận ung thư… nhằm trở thành một mắt xích quan trọng mạng lưới chuyên môn điều trị ung thư trên thế giới.

Ngành Y tế Thành phố ghi nhận và đánh giá cao những nỗ lực trong phát triển và ứng dụng các kỹ thuật chuyên sâu thuộc chuyên ngành ung thư của các y, bác sĩ và nhân viên y tế đang công tác tại BV Ung Bướu TPHCM. Để cùng với các bệnh viện tuyến trung ương đóng trên địa bàn Thành phố và các bệnh viện chuyên khoa, đa khoa đầu ngành của Thành phố thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 31-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, cụ thể là sớm đưa Thành phố phải trở thành trung tâm chăm sóc sức khoẻ của khu vực ASEAN, lãnh đạo BV Ung Bướu cần xác định rõ những khoảng cách còn lại về chuyên môn kỹ thuật so với các nước trong khu vực để sớm có giải pháp rút ngắn.

Chủ Đề