Bị đau nhức mỏi là thiếu chất gì

SKĐS - Đau kéo dài và tái phát ở xương, khớp kèm theo mệt mỏi, đôi khi cũng là dấu hiệu của thiếu vitamin D nghiêm trọng.

Phần lớn chúng ta bị đau các khớp hoặc đau lưng do chấn thương, tư thế không đúng hoặc các triệu chứng của viêm khớp. Tuy nhiên, đau kéo dài và tái phát ở xương, khớp kèm theo mệt mỏi, đôi khi cũng là dấu hiệu của thiếu vitamin D nghiêm trọng.

Vitamin D là một chất dinh dưỡng quan trọng giúp hấp thu canxi trong cơ thể và do vậy nó rất cần thiết cho xương chắc khỏe. Mặc dù cần với số lượng nhỏ nhưng ổn định trong cơ thể, vitamin D đóng vai trò hữu ích trong việc duy trì lượng canxi trong máu và điều tiết canxi và phospho cần cho sự phát triển xương, răng. Vitamin D cũng giúp bảo vệ hệ miễn dịch. Thiếu vitamin ó nghĩa canxi bạn ăn vào không hấp thu tốt bởi cơ thể, xương và răng, hậu quả là mềm xương, yếu cơ và thậm chí là sâu răng. Một số triệu chứng sớm gồm đau xương hoặc khớp, đau lưng tái phát, mệt mỏi, ốm yếu. Tình trạng này gây nguy hiểm cho xương vì nó có thể dẫn tới loãng xương sớm và gãy xương.

Thiếu vitamin D có thể gây ra tình trạng đau xương khớp

Ánh nắng mặt trời là nguồn vitamin D chính. Khi ánh nắng mặt trời tương tác với da, cơ thể tự động sản sinh vitamin D. Da người có thể tạo đủ số lượng vitamin D khi tiếp xúc diện rộng trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Quá trình tổng hợp này xảy ra giữa da và tia bức xạ cực tím. Nhưng da sẽ không tạo vitamin D nếu bạn ra ngoài trời với quần áo che kín cơ thể hoặc nếu bạn tiếp xúc với ánh nắng mặt trời qua cửa sổ. Để sản sinh vitamin D, bề mặt của da cần tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.

Việc sử dụng kem chống nắng cũng cản trở da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Chúng ta cần có sự cân bằng giữa bảo vệ da khỏi bức xạ có hại và đảm bảo sản xuất đủ vitamin D.

Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng phụ nữ bị thiếu vitamin D dễ bị viêm khớp dạng thấp hơn. Những người được kê đơn steroid đường uống cũng dễ bị thiếu vitamin D. Mất chất khoáng xương sớm dẫn tới khởi phát sớm loãng xương hoặc thoái hóa khớp. Bổ sung lượng khoáng chất và vitamin thích hợp là cần thiết để tăng cường sức khỏe xương. Những gì chúng ta ăn ảnh hưởng trực tiếp lên sức khỏe xương. Do vậy bạn cần hấp thu đầy đủ canxi, vitamin D và các vitamin, khoáng chất khác như phospho, magiê, vitamin K, vitamin B6 và vitamin B12.

Nếu trẻ 5 tuổi hay bị nhức mỏi chân, khó chịu vào ban đêm thì có thể đó là dấu hiệu của đau tăng trưởng. Đây là giai đoạn xương của trẻ phát triển nhanh chóng nên cha mẹ cần chú ý bổ sung thêm canxi, sắt, vitamin D,... vào chế độ dinh dưỡng để bé phát triển chiều cao.

1.1 Tình trạng đau tăng trưởng, thiếu canxi

Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất khiến trẻ em hay bị nhức mỏi chân, đặc biệt là vào ban đêm chính là đau tăng trưởng. Đây là tình trạng đau nhức cơ bắp mà một số trẻ gặp phải vào giai đoạn 3 - 6 tuổi và 8 - 12 tuổi. Cơn đau thường xảy ra vào cuối buổi chiều hoặc buổi tối, nhưng có thể khiến trẻ bị thức giấc vào giữa đêm. Tuy nhiên, cơn đau thường biến mất vào buổi sáng.

Đau tăng trưởng đơn giản là tình trạng đau nhức cơ do trẻ hoạt động tích cực trong cả ngày khiến cơ bị xé rách. Các hoạt động bao gồm: Chạy, nhảy, vui đùa, leo núi,... Cảm giác đau tăng trưởng xảy ra ở cả 2 chân, đặc biệt là phía trước đùi, bắp chân hoặc sau đầu gối.

Tình trạng đau tăng trưởng có thể khác nhau giữa các bé. Một số bé bị đau nhiều nhưng số khác thì không. Có khoảng 10 - 35% trẻ sẽ bị đau tăng trưởng ít nhất 1 lần trong đời. Cơn đau có thể kéo dài trong vài tháng tới vài năm.

Về nguyên nhân, sở dĩ trẻ thường đau mỏi vào ban đêm vì đây là thời điểm xương phát triển nhanh nhất nhưng các cơ đôi khi không theo kịp tốc độ phát triển, khiến cơ bị co giãn, gây cảm giác đau. Trong khi đó, các chất cần thiết cho sự phát triển của xương như sắt, canxi lại không được cung cấp kịp thời. Nếu do nguyên nhân này thì chỉ cần bổ sung thêm canxi cho trẻ dưới dạng thuốc, sữa và thức ăn có nhiều canxi là được.

1.2 Vấn đề sức khỏe khác

Tình trạng đau mỏi chân tay ở trẻ nếu do đau tăng trưởng thì sẽ gặp ở cả 2 chân, cơn đau biến mất vào buổi sáng. Còn nếu trẻ chỉ bị đau 1 bên chân, còn đau vào buổi sáng hoặc có các triệu chứng khác thì có thể là do các bệnh lý khác, cụ thể như sau:

  • Đau do vận động nhiều, va chạm với vật cứng;
  • Đau nhức chân bất chợt, tái đi tái lại kèm theo vết bầm trên cơ thể, chảy máu chân răng, sốt cao kéo dài, chảy máu mũi, sưng đau khớp gối,... có thể là dấu hiệu sớm của ung thư máu;
  • Nhức mỏi chân đi kèm triệu chứng sụp mi mắt có thể là bệnh nhược cơ;
  • Nếu đau mỏi chân và vùng thắt lưng, vùng xương chậu, xương cụt, đau khi ngồi lâu,... thì có thể là do viêm khớp cùng chậu.

Với mọi nghi vấn về tình trạng bất thường của trẻ mà không giải thích chính xác được nguyên nhân thì cha mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác về tình trạng sức khỏe và can thiệp điều trị khi cần thiết.

Trẻ 5 tuổi hay bị nhức mỏi chân cần được phát hiện và thăm khám kịp thời

Nếu trẻ 5 tuổi hay bị nhức mỏi chân, cha mẹ có thể áp dụng các biện pháp dưới đây để giúp bé giảm bớt cảm giác khó chịu:

  • Giảm các hoạt động mạnh vào ban ngày: Khi trẻ có dấu hiệu đau tăng trưởng, cha mẹ nên khuyên trẻ giảm bớt các hoạt động vận động mạnh vào ban ngày. Đó là nên tạm ngừng các hoạt động chạy nhảy, đá bóng để không bị căng cơ về đêm;
  • Giúp trẻ thư giãn khi đau: Nếu trẻ bị đau chân không ngủ được, cha mẹ nên ở bên con, massage chân nhẹ nhàng hoặc chườm ấm lên chân bé để con quên đi cảm giác đau. Hoặc cha mẹ cũng có thể nói chuyện với trẻ hoặc cùng bé chơi một trò chơi nhỏ để phân tán sự chú ý của bé về cơn đau. Sau đó, phụ huynh có thể kể những câu chuyện thú vị để bé an tâm, dễ ngủ hơn;
  • Cân bằng dinh dưỡng cho bé: Trong giai đoạn trẻ bị đau mỏi chân do đau tăng trưởng, cha mẹ nên chú ý tới chế độ dinh dưỡng của bé. Tránh tự ý bổ sung canxi hoặc thuốc giảm đau nếu chưa có sự chỉ định của bác sĩ. Ở giai đoạn này, bé cần được bổ sung các chất dinh dưỡng [chất đạm, vitamin D, vitamin C, canxi,...] từ thực phẩm. Vì vậy, các bậc phụ huynh nên tích cực cho trẻ ăn thêm rau xanh, hoa quả, sữa, các loại hạt,... để bé phát triển khỏe mạnh.

Trường hợp cơn đau không được cải thiện, phụ huynh có thể hỏi ý kiến bác sĩ về việc cho trẻ sử dụng các thuốc giảm đau không kê đơn như Ibuprofen hoặc Acetaminophen với liều lượng phù hợp. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ cần chú ý tuyệt đối không cho trẻ sử dụng Aspirin để tránh nguy cơ mắc hội chứng Reye cũng như gặp các vấn đề khác về sức khỏe.

Nếu áp dụng các biện pháp nêu trên nhưng ít có hiệu quả, hoặc trẻ 5 tuổi hay bị nhức mỏi chân có thêm triệu chứng đi khập khiễng, sốt,... thì cha mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ vì có thể bé đang gặp một vấn đề khác về sức khỏe [không phải do đau tăng trưởng], tránh để các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số hoặc đặt lịch trực tiếp . Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chủ Đề