Biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ Mẹ và quả

Biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ Mẹ và quả

Đề đọc hiểu Ngữ Văn 12 có đáp án do VnDoc biên soạn bám sát thể loại Đọc hiểu văn bản trong chương trình Ngữ Văn 12 sẽ giúp các em học sinh có thêm tài liệu ôn thi học kì cũng như củng cố kỹ năng đọc hiểu văn bản.

 

Mẹ và quả Đọc hiểu

 

 

  • Đọc hiểu Mẹ và quả
  • Đáp án Đọc hiểu văn bản: Mẹ và quả

 

Đề đọc hiểu văn bản bao gồm phần đề bài bám vào cấu trúc đề thi THPT Quốc Gia để các em luyện tập và đạt điểm cao trong bài thi cũng như phần gợi ý đáp án giúp các em có thể so sánh với đáp án của mình và biết lỗi để sửa sai.

 

Để tham khảo thêm nhiều đề thi và tài liệu học tập hay khác, trao đổi với thầy cô và giáo viên, mời các bạn tham gia nhóm: Tài liệu học tập lớp 12.

 

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc.com
Nghiêm cấm sao chép nhằm mục đích thương mại

 

Đọc hiểu Mẹ và quả

Đọc văn bản sau và trả lời những câu hỏi:

Mẹ và Quả

Những mùa quả mẹ tôi hái được
Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng
Những mùa quả lặn rồi lại mọc
Như mặt trời, khi như mặt trăng.

Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
Còn những bí và bầu thì lớn xuống
Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn
Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.

Và chúng tôi, một thứ quả trên đời
Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái
Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi
Mình vẫn còn một thứ quả non xanh?

[Nguyễn Khoa Điềm]

Câu 1 [0,5đ]: Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì?

Câu 2 [0,75đ]: Bài thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Nêu tác dụng.

Câu 3 [0,75đ]: Hình ảnh “Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi/ Mình vẫn còn một thứ quả non xanh?” gợi cho em suy nghĩ gì?

Câu 4 [1đ]: Nêu suy nghĩ của em về bài thơ trên.

Đáp án Đọc hiểu văn bản: Mẹ và quả

Câu 1 [0,5đ]: Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là biểu cảm.

Câu 2 [0,75đ]:

Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích:

 

Ẩn dụ: “những mùa quả mẹ trồng”: ẩn dụ cho việc mẹ sinh ra, nuôi nấng, chăm sóc những đứa con thơ gian nan, vất vả nhưng mẹ luôn cố gắng đầy tâm huyết.

So sánh: “Những mùa quả lặn rồi lại mọc/ Như mặt trời, khi như mặt trăng.” Cứ hết mùa quả này mẹ lại trồng mùa quả khác cũng giống như vòng tuần hoàn lặp đi lặp lại của mặt trời và mặt trăng; liên tưởng này giúp bạn đọc dễ dàng hình dung ra những công lao to lớn của mẹ.

Câu 3 [0,75đ]:

Hình ảnh “Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi/ Mình vẫn còn một thứ quả non xanh?” gợi suy nghĩ: Sẽ là một nỗi sợ nếu phải rời xa vòng tay mẹ khi chưa đủ trưởng thành để đối diện với phong ba bão táp ngoài kia; sẽ không còn bến đỗ bình yên chúng ta có thể quay về sau những mệt mỏi.

Câu 4 [1đ]:

Bài thơ “Mẹ và quả” đã gợi cho em nhiều ấn tượng sâu sắc: những đứa con giống như những loại quả mẹ vun trồng, một lòng chăm sóc chờ ngày đơm hoa kết trái nhận quả ngọt. Mẹ đã bỏ bao công sức, tâm huyết, tình yêu thương chỉ mong các con nên người. Bài thơ không chỉ nói về công lao to lớn của mẹ mà còn thể hiện sự biết ơn, tình yêu thương, trân trọng mà người con dành cho mẹ.

---------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các em Mẹ và quả. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các em học sinh tài liệu Để học tốt Địa lý 12, Giải Toán 12 nâng cao, Tiếng Anh lớp 12 mới, Môn Vật lý 12 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

 

Chúc các em học tập thật tốt.

 

 

Đọc hiểu Đề số 26: Trả lời các câu hỏi và đọc bài thơ Mẹ và quả – Nguyễn Khoa Điềm. Từ “quả” trong những câu thơ nào được dùng với ý nghĩa tả thực? Từ “quả” trong những câu thơ nào được dùng với ý nghĩa tượng trưng? Tìm và chỉ ra ý nghĩa của các biện pháp tu từ được dùng trong hai câu thơ sau:…

Đọc bài thơ và trả lời các câu hỏi:

Mẹ và quả

Những mùa quả mẹ tôi hái được

Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng

Những mùa quả lặn rồi lại mọc

Như mặt trời, khi như mặt trăng.

Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên

Còn những bí và bầu thì lớn xuống

Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn

Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.

Và chúng tôi một thứ quả trên đời

Bảy mươi tuổi mẹ mong chờ được hái

Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi

Mình vẫn còn một thứ quả non xanh.

Nguyễn Khoa Điềm

Câu a. Từ “quả” trong những câu thơ nào được dùng với ý nghĩa tả thực? Từ “quả” trong những câu thơ nào được dùng với ý nghĩa tượng trưng?

Câu b. Tìm và chỉ ra ý nghĩa của các biện pháp tu từ được dùng trong hai câu thơ sau:

“Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏiMình vẫn còn một thứ quả non xanh”

Câu c. Ở khổ thơ thứ 2, hình ảnh mẹ hiện lên như thế nào? Qua đó, anh/chị hiểu gì về tình cảm của nhà thơ đối với mẹ?

Câu a: – Từ “quả” có ý nghĩa tả thực trong các câu thơ 1, 3.

– Từ “quả” có ý nghĩa tượng trưng trong các câu thơ 9 và 12, chỉ những đứa con lớn lên bằng tình yêu và sự săn sóc ân cần của mẹ.

Câu b: – Các biện pháp tu từ trong 2 câu thơ là:

+ Hoán dụ “bàn tay mẹ mỏi”, lấy bộ phận chỉ toàn thể, nói bàn tay mỏi để nói đến sự già yếu của mẹ.

+ Ẩn dụ so sánh “một thứ quả non xanh” – chỉ người con, ý nói vẫn chưa trưởng thành.

– Tác dụng:

+ Tăng sức gợi hình và biểu cảm cho câu thơ

+ Bộc lộ tâm tư sâu kín: Tác giả tự kiểm điểm chính mình chậm trưởng thành mà lo sợ ngày mẹ mẹ già yếu đi vẫn chưa thể nở một nụ cười mãn nguyện với “vườn người” mẹ đã vun trông suốt cả cuộc đời, lòng mẹ sẽ buồn đau. Tác giả sợ mình chưa thể báo đáp công ơn to lớn của mẹ cho trọn đạo hiếu. Qua đó, ta thấy ở nhà thơ tấm lòng yêu thương và biết ơn mẹ chân thành và vô cùng sâu sắc. Hai câu thơ cũng là nỗi lòng của biết bao kẻ làm con nên giàu sức ám ảnh, khiến người đọc không khỏi trăn trở, tự nhìn lại chính mình!

Câu c:– Khổ thơ thứ hai, với các hình ảnh “giọt mồ hôi mặn” “lòng thầm lặng mẹ tôi”, tác giả đã khắc họa hình ảnh một người mẹ tảo tần, lam lũ, nhọc nhằn nhưng giàu đức hi sinh. Mẹ vẫn âm thầm chăm sóc, vun trồng cho những bầu, những bí như chăm sóc chính những đứa con của mẹ, dẫu gian truân không một chút phàn nàn. Nhà thơ đã có một hình ảnh so sánh độc đáo – dáng hình của bầu bí như dáng giọt mồ hôi, hay giọt mồ hôi mẹ cứ dài theo năm tháng, như những bí những bầu. Qua đó, hình ảnh mẹ hiện lên bình dị mà đẹp đẽ biết bao!

– Nhà thơ đã thấu hiểu những vất vả, sự hi sinh thầm lặng của mẹ đều vì con. Câu thơ “Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên” giọng ngậm ngùi chất chứa biết bao thương cảm, thành kính, biết ơn.

 

 

 

 

- Biện pháp tu từ trong bài thơ Mẹ và quả của nguyễn khoa điềm:

 + Nghệ thuật hoán dụ: Bàn tay mẹ mỏi: chỉ sự già nua và sự ra đi của mẹ.

+ Nghệ thuật ẩn dụ quả xanh non, chỉ sự dại dột hay chưa trưởng thành của người con, câu hỏi tu từ: Mình vẫn còn một thứ quả non xanh?

- Cảm nhận:

VD: Có thể nói đây là những câu thơ tài hoa nhất trong bài, khắc sâu sự hy sinh thầm lặng của mẹ và lòng biết ơn vô bờ của người con về công dưỡng dục sinh thành của mẹ hiền. Hình ảnh “chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn” là kiểu hình ảnh so sánh, ví von dáng bầu bí như giọt mồ hôi mặn của mẹ. Đó là hình tượng giọt mồ hôi nhọc nhằn, kết tụ những vất vả hi sinh của mẹ. Câu thơ “Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi” gợi lên dáng vẻ âm thầm trong vất vả nhọc nhằn của mẹ để vun xới những mùa quả tốt tươi.

- PTBĐ: biểu cảm

- thể thơ: tự do

- Biện pháp tu từ:

Những biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong câu hai câu thơ: Nhân hóa [ bí và bầu cũng “lớn”], đối lập [ Lớn lên , lớn xuống]; hoán dụ [tay mẹ] .

->  Tác dụng: Tăng sức gợi hình gợi tả cho đoạn thơ đồng thời cho thấy  sự hi sinh thầm lặng và công lao trời bể của mẹ cũng như lòng biết ơn sâu sắc của nhà thơ đối với mẹ

- Nội dung chính: công lao trời bể của mẹ và sự biết ơn chân thành của người con đối với mẹ.

 

 

 

Chủ Đề